Đinh Khắc Thuân Hiện trạng bia và văn bia Phật giáo thời Lê sơ


Xây dựng công trình công cộng và cơ sở thờ tự Phật giáo



tải về 1.17 Mb.
Chế độ xem pdf
trang4/6
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2022
Kích1.17 Mb.
#53059
1   2   3   4   5   6
Bia Phat giao. Dinh Khac Thuan

Xây dựng công trình công cộng và cơ sở thờ tự Phật giáo
Xây dựng công trình công cộng dựa trên niềm tin Phật giáo là thuộc về thực hành 
hướng đích xã hội của người tu tập theo Phật giáo. 
Trong tư liệu bi ký thời Lê sơ hiện còn, có khá nhiều tư liệu văn bia đề cập đến vấn đề 
này, trong đó tiêu biểu là bia Tam Bảo - văn bia chùa làng Đông Tác, huyện Đông Sơn, tỉnh 


78
Bảo tàng Lịch sử Quốc gia
Thanh Hóa. Văn bia ghi rằng, tháng 9 năm Cảnh Thống thứ 3 (1500), ông Nguyễn Liệu hiệu 
Phát Tâm và vợ là Nguyễn Thị Lê người xã Đông Sơn, huyện Đông Sơn, phủ Thiệu Thiên 
vì phát tâm làm điều thiện do yêu thích Phật giáo, đã xây cầu đá, khơi nước đồng Cách thôn 
Đông Kiều. Đến ngày 13 tháng 6 năm Tân Dậu niên hiệu Cảnh Thống thứ 4 (1501), (gia 
đình ông bà) lại xây cầu, thông bến Bạch Hạc. Một văn bia khác, đó là bia Vạn Thọ được 
khắc vào năm Quang Thiệu thứ 7 (1522) ở thôn Thuần Thọ, xã Kim Xuyến, huyện Hoằng 
Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Văn bia ghi rằng: “Ông Lê Khắc Nhượng cùng toàn thể thái ông, lão 
bà xã Tây Phụ, huyện Hoằng Hóa, phủ Hà Trung tu tạo cầu đá”

河 中 府 弘 化 縣 西 
阜 凍 河 等 社 太翁老 婆 黎 克 讓 等 為 修 造 石 橋 事 (
Thác bản số 17324). 
Họ dựa trên niềm tin cho rằng Phật lấy cứu người làm công việc, người lấy bản thể của 
Phật làm tâm của mình: “Tháng 8 năm đó xuất hiện nhiều bệnh tật, mọi người phát tâm, 
khuyên nhủ người thân tu tạo cầu đá, tháng 10 năm đó hoàn thành truyền đến vạn năm sau, 
luôn đi theo con đường của Phật”.
Văn bia Hiển Thụy am bi ở am Hiển Thụy núi Sài Sơn (Quốc Oai, Hà Nội) cho biết 
Trinh Quốc công lúc làm lễ khẩn cầu ở am này, “có phiến đá bay lên rồi rơi trước mặt, Ngài 
ôm lấy rồi sai thợ tạc pho tượng Phật để phiến đá vào trong, lập một am khác để thờ” (間
忽 有 片 石 飛 落 其 前 公 懷 之 惟 謹 密 令 呈 工 雕 作 佛 像 納 石 于 衷 別
構 一 庵 奉 之 人 莫 之
).
Đây chính là biểu hiện chức năng xã hội của Phật giáo, đồng thời cũng là biểu hiện về 
niềm tin Phật giáo của những người tin theo Phật giáo. 
Đề cập tới việc xây dựng cơ sở thờ tự Phật giáo, trong số các bi ký thời Lê sơ, chúng 
tôi thấy văn bản khắc ở Bệ Phật (No.17773) của chùa xã Quảng Nạp, huyện Quảng Xương 
tỉnh Thanh Hóa là bi ký đề cập sớm nhất. Trong đó ghi rằng: “Ngày mồng 6 tháng 10 năm 
đó (1443), Vị Xa kỵ vệ Thiết đột hậu thánh dực quân Chánh ngũ trưởng, là người phường 
Đông Dặc, xã An Hoạch, huyện Đông Sơn công đức thường thờ Phật A Di Đà”. Như vậy, bệ 
Phật này lúc đầu được tạo ra để đặt tượng Phật A Di Đà. Trong phối cảnh thờ lúc đó, có thể 
tượng Phật A Di Đà được thờ tại vị trí trung tâm trong tâm thức Phật giáo của những người ở đây. 
Chúng ta còn có thể thấy được ông Nguyễn Liệu (hàng 5, đội 11, sở Thần Quyền 
Trung, vệ Thần Sách, trong Ngự lâm quân) hiệu Phát Tâm và vợ là Nguyễn Thị Lê người 
xã Đông Sơn, huyện Đông Sơn, phủ Thiệu Thiên vì phát tâm làm điều thiện do yêu thích 
Phật giáo, dựng am chùa Đông Kiều. Sự việc này được Tam Bảo ở chùa làng Đông Tác, 
huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa (nay là thành phố Thanh Hóa) ghi đã hoàn thành vào 
ngày 26 tháng 3 năm Quý Hợi niên hiệu Cảnh Thống thứ 6 (1503). Năm năm sau, vào ngày 
13 tháng 5 năm Mậu Thìn, niên hiệu Đoan Khánh thứ 4 (1508), gia đình này lại công đức 
đắp núi đất, xây giếng đá cho chùa. Thực hành thuần túy Phật giáo này không chỉ được 
gia đình ông thực hiện một lần, mà ít nhất là hai lần như bi ký hiện còn ghi lại, và có thể 
nhiều hơn thế.


79
Thông báo khoa học 2017**
Trước hết là việc tạo bệ đá thờ Phật và tạo tượng Phật. Bệ Phật có hai loại, một là bệ 
đá hoa sen, hai là bệ tượng Phật. Bệ đá hoa sen thường được gọi là hương án xuất hiện phổ 
biến ở thời Lý, nhất là vào thời Trần, hầu như các đại danh lam đều có bệ đá hoa sen. Đến 
nay đã phát hiện được 7 bệ đá hoa sen có khắc niên đại thời Trần
(2)
. Thời Lê sơ cũng có 2 bệ 
đá, đó là bệ đá chùa Khám Lạng (Bắc Giang) tạo năm Thuận Thiên thứ 5 (1432) và bệ chùa 
Quảng Nạp, huyện Đông Sơn tỉnh Thanh Hóa tạo năm Thiệu Bình thứ nhất (1434). Các bệ 
này đều được làm bằng đá, kiểu dáng hình hộp, chạm khắc thành tòa sen. 
Gần đây, phát hiện bệ đá hoa sen chùa Nhạn Tháp, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên 
cũng có niên đại thời Lê sơ thế kỷ 15. Bệ có khắc văn bản chữ Hán, đề cập đến nội dung 
cúng ruộng vào thời Mạc, nên một số người cho rằng đây là bệ đá thời Mạc. Nhưng thực tế, 
văn bản cúng ruộng này được khắc thêm về sau, vào thời Mạc. Bệ đá do nhiều khối đá lớn 
ghép lại đẹp và to, như các cụ già trong làng nói: miền Bắc có 3 bệ đá thì bệ đá chùa Nhạn 
Tháp là to nhất, đẹp nhất. 
Bệ đá hoa sen chùa Nhạn Tháp (Hưng Yên)
Bệ đá hay hương án thường được chia làm 3 tầng: Mặt Hương án, thân Hương án và 
đế Hương án. Ba tầng liên kết với nhau tạo thành một đài sen hoàn chỉnh. 
Bệ đá hoa sen chùa Khám ghi rõ niên đại là 順天五年壬子年, 龕社下品刘俱, 妻杜
醜 
/Thuận Thiên ngũ niên Nhâm Tý niên, Khám xã Hạ phẩm Lưu Câu, thê Đỗ Xú. Nghĩa 
là: Năm Nhâm Tý niên hiệu Thuận Thiên thứ 5 (1432), Lưu Câu chức Hạ phẩm người xã 
Khám và vợ là Đỗ Xú (công đức).
Minh văn trên bệ đá hoa sen chùa xã Quảng Nạp (Thanh Hóa) cho biết "Vào ngày 
mồng 6 tháng 10 năm Giáp Dần niên hiệu Thiệu Bình nguyên niên (1434), Vị Xa kỵ vệ thiết 
đột hậu thánh dực quân Chánh ngũ trưởng người phường Đồng Dặc xã An Hoạch huyện 
Đông Sơn công đức. Công đức tạo A Di Đà Phật. Tín chủ Chu Hân Đạo cúng vào chùa bản 
xã làm của Tam bảo lưu thông cúng dàng...". 


80
Bảo tàng Lịch sử Quốc gia
Ngoài bệ đá hoa sen hình hộp ra, còn có bệ 
tượng Phật bằng đá. Đó là bệ tượng Phật cũng ở chùa 
Khám (Bắc Giang) tạo năm Hồng Đức thứ 25 (1494). 
Đây là bệ Phật Tam thế, gồm 3 bệ. Trong 3 bệ này 
thì bệ ở giữa mới được đúc lại theo mẫu bệ bên phải. 
Bệ bên phải hoàn hảo nhất, có văn bản khắc trên hai 
mé bệ. Mặt trước khắc 13 dòng, mỗi dòng 3 chữ; mặt 
bên khắc 17 dòng, mỗi dòng 3 chữ. Nội dung văn bản 
được dịch như sau:
"Ngày mồng 7 tháng 2 năm Hồng Đức thứ 25 
(1494), Tín chủ Lưu Thị Luận khởi xướng tạo tác 
tượng Phật tam tôn. 
Hiệu là Thiện Duyên bà cúng 3 quan tiền và 
Thuận Tâm ông 1 quan tiền, Chính Niệm ông và bà 
(...). Từ Tín bà (...), Ngộ (...) ông cùng Hữu Phúc bà 
cúng 1 quan tiền, Vô Tâm ông và bà cúng 5 quan. 
Trần Lộc cúng 1 chiếc áo, Nguyễn Thị cúng 1 chiếc 
áo, Nguyễn Thị Thụy 1 chiếc áo.
Phú Sơn ông và bà người xã huyện Lục Ngạn cúng 1 chiếc áo. Đông Lạc xã Nguyễn 
thị cúng 5 mạch tiền".
Như vậy là ở riêng chùa Khám, năm Thuận Thiên thứ 5 (1432) tạo 1 bệ đá hoa sen, đến 
năm Hồng Đức thứ 25 (1494) thì tạo bệ tượng và 3 pho tượng Tam thế. Cùng việc công đức 
tạo tượng, là việc công đức cúng áo Phật, cả thảy 4 chiếc. Rất có thể 3 áo cho 3 pho Tam 
thế đặt ở sau cùng, còn 1 áo cho 1 pho tượng khác đặt trên bệ đá hoa sen ở phía trước. Rất 
có thể đây là tượng A Di Đà.
Văn bia Chuyết Sơn huyện Tân Minh (Hải Phòng) dựng năm Hồng Đức thứ 22 (1491) 
cho biết chùa này đã có tháp, quy mô được mở mang huy hoàng, nhưng tượng Di Đà thì 
chưa có. Do đó tín thí tạo tượng gỗ cao 6 trượng.
Một số văn bia khác ghi việc tu tạo Phật tượng, đúc chuông. Văn bia "Cù Sơn độ ký" 
ghi việc xây đền thờ Thần, làm tượng Phật trong Tam bảo.
Rõ ràng là Phật điện trong ngôi chùa thời Lê sơ ở thời kỳ đầu còn tiếp nối cách thức 
bài trí Phật điện thời Trần, với số lượng tượng Phật không nhiều, chủ yếu được đặt trên bệ 
đá hoa sen. Ở giai đoạn sau, nhất là từ niên hiệu Hồng Đức trở đi, số lượng tượng tăng dần 
lên với sự xuất hiện của bộ Tam thế gồm 3 pho Quá khứ, Hiện tại, Vị lai, cùng pho Di Đà 
ở phía trước.
Bệ đá hoa sen chùa Khám Lạng 
(Bắc Giang)


81
Thông báo khoa học 2017**
Ngoài ra, thời Lê sơ còn có tượng Quan Âm. Đó là pho tượng Quan Âm chùa thôn 
Cung Kiệm xã Nhân Hòa huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh. Bệ tượng và tượng bằng đá, chữ 
khắc cả trên lưng tượng và bệ tượng, nội dung dịch ra như sau: "Năm Kỷ Tỵ niên hiệu Thái 
Hòa thứ 7 (1449) đời vua thứ ba triều Lê. Các thí chủ ở xã Kiệm, huyện Vũ Ninh, lộ Bắc 
Giang Trung là: Đào Ngân, Nguyễn Thị Biên, Nguyễn Lăng, Đào Thị Điều, Nguyễn Bế, 
Nguyễn Thị Thiếu"
(Phạm Thị Vinh 1993).
Tín ngưỡng Quan âm thời Lê sơ khá phổ biến, nhưng vị trí đặt tượng thường không 
ở cùng trên Phật điện mà là ở gian bên, hoặc ở bên ngoài như trường hợp tượng Quan âm 
chùa Cung Kiệm này.
Tóm lại, văn bia Phật giáo thời Lê sơ hiện còn tuy không nhiều, song vô cùng quý giá 
và phong phú góp phần nghiên cứu lịch sử Phật giáo Việt Nam nói chung, Phật giáo thời Lê 
sơ thế kỷ 15- đầu thế kỷ 16 nói riêng mà bài viết này mới điểm ra đôi điều. 

tải về 1.17 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương