Đinh Khắc Thuân Hiện trạng bia và văn bia Phật giáo thời Lê sơ



tải về 1.17 Mb.
Chế độ xem pdf
trang3/6
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2022
Kích1.17 Mb.
#53059
1   2   3   4   5   6
Bia Phat giao. Dinh Khac Thuan

Nội dung phản ánh
Tư liệu văn bia Phật giáo thời Lê sơ phản ánh nhiều khía cạnh liên quan đến hoạt động 
Phật giáo thời kỳ này - thời kỳ được cho là Nho giáo là độc tôn và Phật giáo bị hạn chế, thể 
hiện ở một số khía cạnh sau đây.
Người tham gia hoạt động Phật giáo
Trước hết là người hưng công hội chủ, những người được văn bia đề cập đến, bao gồm 
vua và quan lại triều đình; cùng dân làng và chức sắc địa phương. 
Trong khi các triều đại khác như triều Lý, triều Trần, triều Mạc, vua cùng Thái hậu, 
Hoàng hậu, phi tần, công chúa và các quan lại trong triều tham gia hoặc công đức xây dựng, 
tu sửa chùa, đúc tượng Phật, cúng Tam Bảo... thì điều này hầu như không thấy ở thời Lê sơ. Có 
sự xuất hiện của vua và đại quan trong triều, nhưng lại gắn với sự kiện khác. Đó là vua trên 
đường đi bái yết sơn lăng, hay đi du ngoạn, gặp danh lam thắng tích mà cảm hứng đề thơ, 
như các bài thơ khắc đá của vua Lê Thánh Tông, Lê Hiến Tông và Lê Tương Dực. 
Văn bia Hiển Thụy am bi khắc năm Cảnh Thống thứ 3 (1500) ở am Hiển Thụy núi Sài 
Sơn (Quốc Oai, Hà Nội) ghi lại việc cầu khẩn ở đây của Trinh Quốc công có nghiệm. Văn 
bia viết: “Ông sắp đặt việc cầu đảo cho Hoàng thái hậu ở am Từ công này (...). Năm sau 
là năm Tân Tỵ (1461), giữa mùa thu, nhằm ngày 10 tháng tám, Thánh thượng hoàng đế ra 
đời. Tam cung vui sướng, cả nước thỏa lòng. Năm Nhâm Ngọ niên hiệu Quang Thuận thứ 
3 (1462) Thánh thượng vì là con trưởng nên được lập làm Thái tử. Đạo nhân đức hiếu sớm 
thành, văn học lễ nghi mau đạt, gốc lớn nhờ vậy mà càng thêm hưng thịnh”

公為皇太后
致禱是寺徐公庵方展拜(...)明年辛巳中秋八月十日聖上皇帝應其降誕三宮交慶率
土歸心三年壬午聖上以嫡長立為皇太子仁孝夙成溫文日就大本於是益隆矣 
(Kí hiệu 
thác bản tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm số 1223).
Thời Lê sơ duy nhất có am Hiển Thụy này được hoàng tộc nhà Lê sai tạc tượng, khắc 
bia và đến hành lễ. Có lẽ đây là ngôi quốc tự ở thời Lê sơ, vì được Hoàng tộc nhà Lê lui tới 
cầu khẩn. Cùng thời gian này ở Thăng Long cũng có hai ngôi chùa lớn là chùa Nga Mi nay 
thuộc quận Hoàng Mai và chùa Đại Bi nay là chùa Kim Liên, quận Tây Hồ, nhưng người 
đứng ra tu sửa chỉ là sư thày với sự tham gia công đức của một số quan lại người địa phương, 
như chùa Nga Mi là do sư thày Thánh Sán và Thanh Nhàn cư sĩ làm hưng công hội chủ. Còn 
chùa Đại Bi thì do vợ chồng đại thần triều Lê là Á Liệt hầu người được ban quốc tính họ Lê. 
Như vậy, việc trực tiếp tham gia xây dựng, tu sửa chùa hoặc công đức cúng dàng hầu 
như không có sự tham gia của vua và hoàng tộc nhà Lê. Tuy nhiên, họ không ngăn cấm, 
không xa lánh chùa Phật. Ngược lại, hầu hết người hưng công hội chủ, công đức cúng dàng 


77
Thông báo khoa học 2017**
được ghi trên bia thời Lê sơ đều là dân làng và chức sắc địa phương. Văn bia chùa Hạ xã 
Hợp Đồng, huyện Chương Mỹ, Hà Nội khắc năm Hồng Thuận thứ 2 (1510) ghi rằng: “Chùa 
Hạ được xây dựng từ triều trước, là đất tư phúc, đã bị đổ nát, tượng Phật hư hại. Các sãi vãi 
cùng nhau khởi công quyên góp ngói gạch, tu sửa lại, lập bia đá. Cổng cửa thật sáng rộng, 
đẹp đẽ. Đến năm Canh Ngọ, các sãi, vãi lại quyên tiền của gia tư, tu sửa dựng lại tăng phòng, 
hành lang thật hoàn hảo. Lại dựng khánh tán đạo tràng để làm lễ lạc thành” - 夏 寺 自 前 
朝 建 立 以 為 資 福 之 地 毀 于 頹 弊 佛 相 [] 容 同 列 社 士 娓 [][]心 
乃 拾 瓦 竹 鳩 材 召 工 乃 廢 興 修 建 立 石 碑 山 門 壯。 至 庚 午 年 其 
士 娓 等 閔 善 男 [] 慨 九 原 之 不 作 又 捐 家 貲 嗣 葺 僧 房 輪 奐 完 美 
不 贊 前 功 又 崇 建 慶 讚 道 場 以 落 廠 成(
Ký hiệu số 24322). 
Thời Lê sơ, triều đình tôn sùng Nho giáo, song không vì thế mà người dân và cả quan 
lại, công thần của triều đình không tham gia cúng ruộng vào chùa để duy trì hoạt động Phật 
giáo. Tại kinh đô Thăng Long, vợ chồng công thần nhà Lê là Á liệt hầu họ Lê đã cúng ruộng 
vào chùa Đại Bi vào năm 1445. 
Văn bia khắc trên bệ Phật ở chùa xã Quảng Nạp, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh 
Hóa, năm 1443, cho biết: tín chủ Chu Hân Đạo cúng ruộng vào chùa làm của Tam Bảo. 
Ngoài ra, còn có người trong phường lập ruộng hương hỏa cúng vào chùa. 
Văn bia “Phật” khắc năm Hồng Đức thứ 18 (1487) xã Trạch Lôi, huyện Thạch Thất 
ghi: Tín chủ cố Nguyễn Liêm viết Tây Phương ông và vợ Nguyễn Thị Tứ thụy viết Thiện 
Tâm bà cung tiến tạc bia, cúng ruộng cho chùa làm của Tam Bảo. 
Văn bia Tam Bảo (1509) ghi chép chi tiết về cúng ruộng vào chùa Ngọc Châu khắc 
trên vách đá núi Tặng Sơn, thuộc xã Cẩm Sơn, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa. Tín chủ 
cúng ruộng không chỉ là một người, hoặc một gia đình nào đó, mà gồm ít nhất từ 7 người 
trở lên. Những tín chủ cúng đất chỉ ghi tên, không thấy có chức vị gì, có thể đây chủ yếu là 
những người bình dân. Họ tập hợp thành một cộng đồng nhỏ cùng hướng tới việc thờ Phật 
ở chùa này. 
Những thiện tín thường có tên hiệu là Ông Ngộ đạo và Bà Ngộ thiện. Các tên hiệu này 
gặp nhiều trên bia thời cuối Trần, Lê sơ và thời Mạc. Họ cúng dàng hoàn toàn vì ngộ đạo, 
ngộ thiện mà làm, được dân làng nhận cúng giỗ về sau. Những vị công đức như vậy nếu ở 
từ thời Mạc trở đi, thì thường được bầu làm Hậu Phật được cúng giỗ ở chùa, hoặc được gửi 
giỗ ở chùa. Điều đó cũng cho thấy bia Ký kỵ (gửi giỗ) và bia Hậu Phật chưa xuất hiện từ thời 
Lê sơ trở về trước. Hình thức cúng giỗ ở chùa đã có, song văn bia có tên “Ký kị bi” thường 
gặp ở các giai đoạn sau thì chưa thấy ở thời Lê sơ.

tải về 1.17 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương