ĐIỂm báo thông tin về quảng bình qua báo chí trong ngàY


VNNIC và Sở TT&TT Quảng Bình tăng cường quản lý phát triển tài nguyên Internet



tải về 287.04 Kb.
trang9/10
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích287.04 Kb.
#19638
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

VNNIC và Sở TT&TT Quảng Bình tăng cường quản lý phát triển tài nguyên Internet


(ICTPress 25/2, tác giả Minh Anh; Bưu Điện Việt Nam 26/2, tr2, tác giả Xuân Bách)



Đại diện của Sở TT & TT Quảng Bình và VNNIC cùng ký kết Thỏa thuận hợp tác
Trung tâm Internet Việt Nam và Sở TT&TT Quảng Bình hôm nay 25/2 đã ký “Thỏa thuận hợp tác về phối hợp tăng cường quản lý và phát triển tài nguyên Internet” tại Quảng Bình.
Theo đó, hai bên sẽ phối hợp tích cực triển khai các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về tài nguyên Internet, đặc biệt tăng cường nhận thức về việc đăng ký và sử dụng tên miền ".vn" cũng như hoạt động của các trang thông tin điện tử của các cơ quan Đảng, Nhà nước. Hai bên cũng sẽ hợp tác thúc đẩy thế hệ địa chỉ IPv6 và phối hợp thực hiện các hoạt động thanh tra, kiểm tra việc đăng ký, sử dụng tài nguyên Internet, cũng như tăng cường trao đổi các số liệu về tình hình phát triển, sử dụng Internet quốc gia tại địa bàn tỉnh.
Cũng trong hôm nay, hai bên đã phối hợp tổ chức chương trình đào tạo phổ biến văn bản quy phạm pháp luật và công tác quản lý nhà nước về tài nguyên Internet tại Việt Nam trong ngày 25/2/2016. Tham dự khóa đào tạo có các học viên là cán bộ, công chức, viên chức phụ trách công nghệ thông tin tại các sở, ban ngành, các đơn vị hoạt động trên lĩnh vực công nghệ thông tin, viễn thông trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Về đầu trang

http://ictpress.vn/Chuyen-dong-nganh/VNNIC-va-So-TTTT-Quang-Binh-tang-cuong-quan-ly-phat-trien-tai-nguyen-Internet

Quảng Bình: Háo hức lễ hội 'đập trống' của người Ma Coong


(Phapluatplus.vn 25/2, tác giả Huyền Trang - Minh Giang)



Công tác chuẩn bị trống trước đêm lễ hội diễn ra.
Đến hẹn lại lên, cứ vào ngày 16 tháng Giêng âm lịch hằng năm, người Ma Coong lại rộn ràng tổ chức lễ hội đập trống. Nó đã trở thành nét tâm linh và nét văn hóa độc đáo của người dân xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
Lễ hội lớn của người Ma Coong
Đập trống xuất hiện từ xa xưa, theo người dân trong bản Cà Roong từ khi có con khỉ ác xuất hiện, dân làng thường xuyên mất mùa, đau ốm triền miên nên đã khua trống đuổi khỉ đi.
Từ đó hàng năm, dân làng luôn cúng những của ngon vật lạ làm lễ tế cho thần linh, cho vùng đất họ sinh sống. Mọi người chuẩn bị suốt cả ngày hôm đó, từ người già đến trẻ nhỏ, đàn ông thì chuẩn bị cho lễ hội còn đàn bà thì làm đồ ăn tiếp đó những người trong ban khác đến.
Một thứ mà cả dân bản cùng nhau đóng góp đó là gạo nếp để làng nấu rượu hiêng, một thứ rượu được nấu bằng nếp nương với men lá, có màu trắng như sữa, chỉ được dùng cúng và mời khách quý. Ngoài ra không thể thiếu xôi và gà cho lễ cúng.
Người thực hiện phần lễ thường là người đứng đầu năm dòng họ, trong vùng, được quyền cha truyền con nối từ đời này sang đời khác làm chủ lễ. Đây là những họ được coi là khai phá ra vùng đất Ma Coong.
Khi mặt trời xuống núi, 18 dân bản và các bản Lào cùng về tại trung tâm bản Ca Roong để làm lễ cúng trời đất, cầu mong cho một năm mưa thuận gió hòa, nhà nhà mạnh khỏe, không đau ốm.
Reo ca
Trống hội được làm từ buổi sáng, tang trống được làm bằng thân cây gỗ lồi, năm nay da bịt mặt trống được lấy từ da sơn dương. Trống được bịt bằng những cây mây già,để mặt trống thêm căng họ dùng những thân tre già được vót nhọn một đầu dài khoảng 30-40cm chêm vào thân trống.
Sau đó trống sẽ được đưa đến gần đống lửa nhỏ và hướng hai mặt trống vào gần để tạo độ dẻo, độ dai, khi đánh được vang hơn.
Thường là những thanh niên khỏe mạnh nhất đánh trống cho tới khi trống thủng mới thôi. Khi đó trời đất mới chứng giám cho lòng thành của mọi người, trong năm mới được mùa màng bội thu.
Khoảng 7h tối, trong căn nhà tranh nhỏ được dân làng dựng tại khoảng sân trống, những mâm cỗ cúng Giàng gồm có rượu hiêng, thịt gà nấu với chồi cây mây non, cá, xôi, ngọn cây mây, khúc thân cây đoác, một ít lúa gạo... đã được chuẩn bị sẵn sàng trên mâm (mỗi bản có một mâm và trong lễ cúng phải có 18 mâm cỗ như thế) để làm lễ cúng.
Khi trăng lên ngửa đầu, già làng bắt đầu đọc lời khấn cầu trời đất phù hộ cho dân bản sống yên lành, làm ăn no đủ, mùa màng bội thu... Sau khi hành lễ xong, lúa gạo được ném ra tứ phía để cầu mong cho thóc lúa về đầy bồ, đầy nương. Già làng bắt đầu phát lệnh bằng tiếng đập trống to vang và dài, lễ hội chính thức bắt đầu.
Dân bản và khách tham dự cùng ùa vào, những nam thanh niên nhanh chân lấy dùi để đánh,vừa đánh trống vừa la vang rừng: “Roa lữ Giàng ơi!” (sướng quá, vui quá trời ơi). Tiếng trống xen lẫn tiếng chiêng và tiếng hò reo càng làm cho không khí của lễ hội thêm náo nhiệt. Những người không tham gia đánh trống thì cùng nhau nhảy múa quanh bếp lửa và cùng xúm lại bên những ché rượu cần, rượu hiêng.
Tất cả tạo nên một không gian ấm cúng, gần gũi, không còn biết là người miền ngược miền xuôi, miền núi hay đồng bằng hay là những người mới quen nhau, chỉ có niềm vui, háo hức cùng những trải nghiệm thú vị tại đây. Về đầu trang

http://www.phapluatplus.vn/quang-binh-hao-huc-le-hoi-dap-trong-cua-nguoi-ma-coong-d7027.html

Già làng một đời giữ hồn giai điệu dân tộc giữa đại ngàn Trường Sơn


(Đời Sống & Pháp Luật Online 26/2, tác giả Thiên Quyền)



Dù đã ở tuổi xưa nay hiếm nhưng nghệ nhân Hồ Ai (76 tuổi, ở bản Khe Cát, xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình) vẫn luôn dành tình yêu cháy bỏng cho những nhạc cụ truyền thống.
Hơn nửa quãng đời, ông đã cất công sưu tầm và truyền dạy cho lớp trẻ về cách chơi các loại nhạc cụ nhằm phục dựng, lưu giữ nét văn hóa đặc trưng của người Bru - Vân Kiều.
Nghệ nhân của núi rừng
Trong chuyến công tác về các huyện miền núi tỉnh Quảng Bình, chúng tôi được nghe nhiều người kể về nghệ nhân Hồ Ai. Ông là người đam mê âm nhạc đến cháy bỏng và cũng là người sử dụng được hầu hết các loại nhạc cụ dân tộc truyền thống.
Dù đã ở tuổi xế chiều nhưng người nghệ nhân ấy vẫn miệt mài công việc “giữ lửa” văn hóa đặc trưng của dân tộc mình. Trèo đèo, lội suối suốt một quãng đường dài, cuối cùng chúng tôi cũng tìm được nhà ông.
Ấn tượng đầu tiên là hình ảnh một cụ già tóc đã bạc trắng, nhưng đôi chân trông vẫn rắn rỏi như con hươu, con nai trên rừng. Trong căn nhà bạc phếch màu thời gian là một góc nhỏ trưng bày và lưu giữ các nhạc cụ dân tộc. Gặp khách từ phương xa đến, ông cụ rất niềm nở.
Nhấp chén trà xanh mang đậm hương vị núi rừng, ông chậm rãi kể về cuộc đời gắn bó với các loại nhạc cụ truyền thống của mình. Lúc bé, mỗi lần theo cha lên rẫy, cậu bé Hồ Ai thường được nghe cha mình thổi sáo, chơi đàn Ta lư và một số loại nhạc cụ dân tộc khác. Đặc biệt là tiếng sáo pi (tên một loại sáo – PV) véo von, lúc trầm lúc bổng. Mỗi lần nghe tiếng nhạc, lời ca của cha ngân lên không chỉ xua đi nỗi nhọc nhằn của công việc mà còn làm cậu bé đam mê từ lúc nào không hay.
Hễ thấy cha cầm cây đàn, cây sáo đặt lên thổi, Hồ Ai lại gần để nghe và bắt chước. Thấy con đam mê, người cha đã dạy cho con tất cả các loại nhạc cụ. Sau thời gian được cha truyền dạy, cậu bé Hồ Ai đã thụ giác được hầu hết các loại nhạc cụ như đàn ta lư, sáo pi, khèn bè, đàn ămpray...
Hồ Ai nổi tiếng khắp vùng về “thói quen” ham đàn, ham sáo. Mới 12 tuổi, ông đã thuộc làu làu từng khúc nhạc, từng điệu múa của dân tộc mình. Từ tiếng sáo pi du dương, trầm bổng đến những điệu múa, khúc đàn, đoạn nhạc reo vui như nước suối nguồn, ông đều thuộc làu làu.
Đến năm 18 tuổi, Hồ Ai sử dụng thành thạo các loại nhạc cụ và hát được các làn điệu dân ca của dân tộc mình. Dần dần, Hồ Ai trở thành một trong những người tài hoa nhất về chế tác và sử dụng các loại nhạc cụ truyền thống của người Bru - Vân Kiều như: Chiêng, sáo khơ-lui, sáo sui, sáo pi, ta-riêng, đàn pơ-lựa, đàn tínhtùng; hát si-nớt, hát tà-oải.
Ông cũng nắm giữ nhiều nghi thức, nghi lễ trong các lễ hội cúng tế truyền thống của dân tộc mình. “Với người Bru - Vân Kiều ở thế hệ chúng tôi hầu như chàng trai nào cũng biết chơi nhạc cụ và hát các làn điệu dân ca của dân tộc mình. Dù lên nương hay lên rẫy, dù sinh hoạt lễ hội hay trong lao động sản xuất, những câu dân ca vẫn gần gũi, đằm thắm, mộc mạc. Người dân quê tôi còn hát để thể hiện sự đủ đầy, no ấm sau những vụ mùa bội thu, hát để thể hiện niềm vui sướng khi được về làng mới...”, nghệ nhân Hồ Ai chia sẻ.
Giữ lửa” điệu hồn dân tộc
Trước đây, người Pa Kô hầu như ai cũng biết thổi sáo pi, tiếng sáo khơ lui, chơi đàn ta lư, khèn bè... Dù đi đâu họ cũng mang theo đàn, sáo bên người. Âm nhạc đã đi vào tiềm thức của họ giống như con suối róc rách trên khe Cát, thế nhưng đó chỉ là chuyện “vang bóng một thời”.
Giờ đây sự thay đổi phát triển của bản làng đã làm mai một đi những giá trị văn hóa truyền thống, trong đó âm nhạc cổ cũng không thể tránh khỏi. Hiện, những nghệ nhân có tài như Hồ Ai chỉ còn đếm trên đầu ngón tay.
Hầu hết họ đã già cả, trong khi đó lớp trẻ lại không mấy mặn mà với thanh âm của nhạc cụ dân tộc cũng như những làn điệu dân ca truyền thống. Việc gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống là nhu cầu cần thiết, tuy nhiên trên thực tế, một số loại hình văn hóa như múa, hát, các nhạc cụ truyền thống của dân tộc này ngày càng bị mai một. Đó là điều khiến già trăn trở.
Già sợ rằng, một mai già về với tổ tiên, núi rừng, sẽ không còn ai biết được những tiếng đàn, tiếng sáo, tiếng hát, điệu múa đó nữa để truyền lại cho thế hệ mai sau. Với quyết tâm không thể để cho di sản văn hóa quý báu của dân tộc bị mai một, trong nhiều năm qua, già làng Hồ Ai đã kiên trì, bền bỉ đi khắp các bản làng, đến từng nhà, vận động từng người về ý nghĩa của việc giữ gìn bản sắc truyền thống.
Không những thế, ông còn tham gia mở lớp truyền dạy cách thổi sáo và chơi các loại nhạc cụ truyền thống khác của người Bru - Vân Kiều cho các thế hệ trẻ ở xã Trường Sơn và các xã lân cận.
Ở những lớp học này, nhiều làn điệu dân ca của người Vân Kiều, Pa Kô đã được nghệ nhân Hồ Ai sưu tầm và truyền dạy. Các học viên được truyền đạt những làn điệu dân ca ka lơi, cha chấp, adên, tà- oải do Hồ Ai và một số nghệ nhân khác thể hiện và dịch từ tiếng địa phương sang ngôn ngữ thuần Việt.
Nội dung các làn điệu là đón mừng làng mới, tìm hiểu tình yêu đôi lứa, lời tỏ tình với người thiếu nữ, những khúc tự sự, tâm tình... Nhiều năm trời bền bỉ, cần mẫn với công việc thầm lặng, công sức của già Ai đã không uổng phí. Âm nhạc và các giá trị truyền thống đã được bảo lưu và giữ gìn trong đời sống văn hóa cộng đồng người Bru - Vân Kiều.
Nhiều người trẻ đã biết chơi đàn ta lư, thổi sáo pi và chơi thành thạo các loại nhạc cụ của dân tộc mình. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cũng chung tay góp sức với ông trong việc phục dựng lại những nét văn hóa cổ xưa. “Tiếng sáo pi, sáo khui, đàn ta lư... và nhiều làn điệu truyền thống của người Bru - Vân Kiều nay đã có nhiều người học rồi.
Bây giờ, tôi có về với tổ tiên thì cũng đã yên tâm”, già Ai chia sẻ. Cũng từ sự cố gắng trên, nhiều câu lạc bộ, nhiều mô hình dân ca, nhạc cụ dân tộc đã và đang được quần chúng gìn giữ, lưu truyền. Chính vì những đóng góp trên, nhiều năm qua nghệ nhân Hồ Ai đã nhận được nhiều bằng khen của tỉnh, huyện, xã về thành tích bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc.
Gìn giữ giá trị truyền thống trong thế hệ trẻ
Ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Chủ tịch UBND xã Trường Sơn cho biết: “Sự cống hiến của nghệ nhân Hồ Ai là vô cùng to lớn đối với cộng đồng thôn bản. Già Ai cùng với một số ít các nghệ nhân cao tuổi nắm giữ các tinh hoa văn hóa phi vật thể của người Bru - Vân Kiều. Việc khơi nguồn, bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc không chỉ lưu giữ được những giá trị truyền thống, tránh nguy cơ thất truyền, mà điều quan trọng hơn nữa là những giá trị ấy sẽ được lưu giữ trong thế hệ trẻ”. Về đầu trang

http://www.doisongphapluat.com/tin-tuc/tin-trong-nuoc/gia-lang-mot-doi-giu-hon-giai-dieu-dan-toc-giua-dai-ngan-a134307.html


tải về 287.04 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương