ĐIỂm báo thông tin về quảng bình qua báo chí trong ngàY


Chùm ảnh: 'Đột nhập' sân bay Đồng Hới, tiễn 'Kong: Skull Island' về lại Hà Nội để đến Ninh Bình



tải về 287.04 Kb.
trang7/10
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích287.04 Kb.
#19638
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

Chùm ảnh: 'Đột nhập' sân bay Đồng Hới, tiễn 'Kong: Skull Island' về lại Hà Nội để đến Ninh Bình


(Thể Thao & Văn Hóa Online 26/2, tác giả Hi Trang; Tiền Phong Online 26/2; Vntinnhanh.vn 26/2, tác giả Jen)



Diễn viên đoàn làm phim Hollywood tặng chữ ký - Ảnh: Hi Trang/TTXVN
Vào lúc 11 giờ 50 phút sáng nay 26/2, đoàn làm phim bom tấn Kong: Skull Island đến từ Hollywood (Mỹ) đã rời Quảng Bình trên chuyên cơ để về Hà Nội sau khi hoàn thành các cảnh quay tại tỉnh này.
Tiễn đoàn tại sân bay Đồng Hới có đại diện lãnh đạo ông Trần Tiến Dũng, Phó chủ tịch tỉnh cùng đông đảo cán bộ và người hâm mộ nơi đây.
Trong thời gian chờ làm thủ thủ tục tại sân bay, nhiều thành viên trong đoàn làm phim đã tranh thủ chụp ảnh chung với người hâm mộ. Một số thành viên như ông Gegg Brilliant, Đại diện truyền thông của đoàn làm phim còn tặng chữ ký cho một số người có yêu cầu.
Một điều khá thú vị là trong số hành lý mang theo bên người dù đã rất cồng kềnh nhưng rất đông các thành viên của đoàn làm phim vẫn không quên mua thêm những chiếc nón lá ở địa phương này để mang về làm kỷ niệm.
Xuất hiện tại sân bay muộn hơn các thành viên trong đoàn có đạo diễn bộ phim Jordan Vogt-Roberts và nam diễn viên chính Tom Hiddieston. Vẫn phong thái cởi mở, vui vẻ và thân thiện, đạo diễn Jordan Vogt-Roberts đã vẫy tay chào thân ái mọi người.
Trong 6 ngày qua, tại tỉnh Quảng Bình, đoàn làm phim đến từ Hollywood đã thực hiện nhiều cảnh quay của bom tấn “Kong: Skull Island” tại nhiều địa điểm như: Khu vực hang Chuột, thôn Yên Hợp, xã Tân Hóa; Khu vực hồ nước Yên Phụ, thôn Yên Phụ, xã Trung Hóa (huyện Minh Hóa)… Đó đầu là những nơi đặc biệt với núi non kỳ vỹ, tạo cho con người cảm giác đầy hoang vu và bí ẩn…Trong thời gian quay phim, nhiều thời điểm có mưa, nhiệt độ xuống thấp, sương mù che mờ các đỉnh núi. Tuy nhiên, ông Gegg Brilliant, Đại diện truyền thông của đoàn làm phim chia sẻ, thời tiết như vậy không làm ảnh hưởng gì đến cảnh quay và có khi nhờ đó lại càng tăng thêm sự hấp dẫn, thú vị cho bộ phim. Các cảnh quay ở phim trường Quảng Bình được thực hiện dưới nhiều góc độ khác nhau, trong đó có quay dưới mặt đất và quay trên không bằng máy bay trực thăng chuyên dụng mà đoàn mang từ Mỹ sang.
“Với tất cả những điều tốt đẹp đang diễn ra, chúng tôi đã nói với nhau, sau “Kong Skull Island”, sẽ tiếp tục tìm cơ hội để lại được đến với vùng đất tuyệt vời này”, ông Gegg Brilliant cho biết thêm.
Để thực hiện cảnh quay bộ phim bom tấn “Kong: Skull Islan” ở phim trường Quảng Bình, trước đó đoàn làm phim đã cử nhiều đoàn đến nghiên cứu kỹ càng vùng đất này trong hơn một năm qua. Quá trình thực hiện cảnh quay tại đây, đoàn làm phim đã huy động hơn 100 xe vận tải chuyên dụng để chở hơn 60 tấn trang thiết bị, máy móc đến phục vụ. Đoàn làm phim cũng đã bỏ ra hàng tỷ đồng để đầu tư cơ sở hạ tầng, làm đường giao thông đến khu vực trường quay. Tại phim trường Quảng Bình, có hơn 300 diễn viên, chuyên gia và người phục vụ tham gia cho các cảnh quay phim bom tấn “Kong: Skull Islan” ở đây…
Khu vực Hang Chuột, xã Tân Hóa và Khu vực hồ nước Yên Phụ, xã Trung Hóa là hai địa điểm được đoàn làm phim chọn làm phim trường cho cảnh quay trong bộ phim “Kong: Skull Island”. Sau khi đoàn làm phim hòa tất cảnh quay và rút quân, cảnh quan, môi trường đã được trả lại nguyên trạng như trước đây.
Ông Đinh Quý Nhân, Bí thư huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình cho biết: đoàn làm phim đã thực hiện tốt các cam kết trong bảo vệ môi trường tại phim trường. Họ đã tiến hành dọn dẹp, vệ sinh sạch trước khi rút quân. Chính quyền và người dân ở Minh Hóa rất vừa lòng với cách làm việc của đoàn làm phim.
Dưới đây là chùm ảnh đoàn làm phim "Kong: Skull Island" tại sân bay Đồng Hới:

http://thethaovanhoa.vn/gallery/van-hoa-giai-tri/chum-anh-dot-nhap-san-bay-dong-hoi-tien-kong-skull-island-ve-lai-ha-noi-de-den-ninh-binh-n20160226125459776.htm Về đầu trang

Du lịch Việt: Tiềm năng bị lãng phí


(Thời Báo Ngân Hàng 26/2, tr12, tác giả Hồng Lam; Đại Đoàn Kết 26/2, tr12, tác giả Hương Lê)
Việc các quốc gia trong khu vực đều đang tăng trưởng về lượng du khách quốc tế nhưng Việt Nam đã có một năm tụt lại đằng sau, đó như một tiếng sấm vừa nổ trên bầu trời du lịch Việt, cảnh báo nguy cơ tụt hậu ngày càng xa, nếu không có những quyết sách cải thiện kịp thời…
Đầu tuần này, tờ Tiền Phong cho biết hang Sơn Đoòng (tại Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình) đã bị loại ra khỏi danh sách các bối cảnh để quay bộ phim Skull Island (hay còn gọi là King Kong 2).
Tuy nhiên, cơ hội để những cảnh đẹp Việt Nam khác có thể xuất hiện trong những đoạn phim “siêu thực” của King Kong 2, có khả năng cuốn hút người xem trên toàn thế giới và quảng bá cho du lịch vẫn không kết thúc cùng quyết định trên.
Theo cùng nguồn tin, địa điểm thay thế cũng đã được xác định và vẫn ở khu vực Quảng Bình. Đó là đèo Đá Đẽo trên đường Hồ Chí Minh, nằm giữa huyện Minh Hóa và Bố Trạch; hang Tú Làn, hang Chuột ở xã Tân Hóa và hồ Yên Phú ở xã Trung Hóa của huyện Minh Hóa.
Những thước phim đầu tiên cũng vừa được quay… Nhưng điều đáng chú ý hơn là, việc loại Sơn Đoòng không bắt nguồn từ các khó khăn về địa hình, hạ tầng… Lý do được đưa ra là để bảo vệ môi trường nguyên sơ, mong manh của hang động này.
Hiển hiện sau những điều chỉnh vừa rồi của đoàn làm phim King Kong 2 cho thấy, Việt Nam rất sẵn cảnh đẹp thiên nhiên, xứng đáng xuất hiện trên những phim “bom tấn”.
Nó cũng cho thấy, không chỉ Sơn Đoòng mà nhiều địa danh khác vẫn có thể sánh bước cùng những bối cảnh phim từng là cú huých cho du lịch của nhiều nước trên thế giới, như Ta Phrom – đền thờ cổ gần Siem Reap (Campuchia) – là địa điểm quay phim “Bí mật ngôi mộ cổ” với Angelina Jolie thủ vai chính; Tunisia – sa mạc bờ Bắc của châu Phi – là bối cảnh quay bộ phim “Chiến tranh các vì sao” (Star Wars); hay Venice -Thành phố của các kênh đào (Ý) – sống động và cuốn hút trong phim “Khách du lịch” (The Tourist) do Angelina Jolie và Johnny Depp thủ vai chính…
Nhưng ở một diễn biến ngược chiều hoàn toàn, thu hút du lịch nước ngoài của Việt Nam lại có biểu hiện đuối dần. Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, vào năm ngoái cả nước chỉ đón trên 7,9 triệu lượt khách quốc tế, giảm 0,2% so với năm trước, cũng là năm đầu tiên khách quốc tế đến Việt Nam giảm kể từ 2009.
Hơn một năm vừa qua, du lịch Việt đã chứng kiến sự sụt giảm đáng buồn nhất từ các quốc gia lân cận. Trong số đó, khách du lịch từ Trung Quốc từng chứng kiến tốc độ tăng trưởng rất mạnh thì đã sụt giảm lớn, tới 8,5% trong 2015, mất đi cơ hội vượt 2 triệu lượt/năm. Các quốc gia khác trong khu vực ASEAN mặc dù có quy mô lượng khách nhỏ hơn, nhưng cũng đã ghi nhận mức sụt giảm rất mạnh như Campuchia, Indonesia, Lào, Philippines, Thái Lan.
Trong khi đó ở các thị trường xa hơn, Nga là quốc gia có nhiều du khách đến Việt Nam, với tốc độ tăng trưởng khá cao ở giai đoạn trước thì vào năm ngoái cũng đã sụt giảm mạnh 7,1%; tương tự là Pháp cũng giảm 1%. Hay như Úc cũng có quy mô lượng khách khá cao thì vào năm ngoái ghi nhận sự sụt giảm khoảng 5,4%… Những biển hiệu tiếng Nga đầy các con phố ở khu du lịch biển Mũi Né (Bình Thuận) giờ như vô duyên với thời cuộc…
Đáng buồn hơn nữa là số lượng du khách nước ngoài đến Việt Nam hiện nay chỉ bằng một phần nhỏ so với các nước trong khu vực. Chẳng hạn như vào năm 2014, Malaysia đã đón 27,4 triệu lượt khách; Thái Lan đón 24,8 triệu lượt; ngay cả Singapore – quốc đảo nhỏ bé chỉ có diện tích tương đương huyện đảo Phú Quốc của Việt Nam – cũng đón tới 15,1 triệu lượt khách…
Điều đáng nói là triển vọng ngành du lịch Việt rất sáng. Một anh bạn từng làm ở cơ quan ngoại giao Việt Nam tại Indonesia nhìn nhận, biển Bali của quốc gia này khó mà hơn đứt biển Nha Trang, Phú Quốc của Việt Nam. Nhưng cái họ hơn là dịch vụ chất lượng vượt trội. Chuyện quán hàng, khách sạn “chặt chém” du khách không như “đặc sản Việt”. Các cơ hội để người nước ngoài đến kinh doanh, đem những sản phẩm du lịch mới, cách thức phục vụ chuyên nghiệp… đến với du khách cũng rộng mở hơn.
Đương nhiên, những bãi biển lấp lánh sắc bạc bên hàng dừa ngả bóng ở Nha Trang, Phú Quốc; hay tháp Ponagar sừng sững ghi dấu một thời hoàng kim; kinh thành Huế trầm mặc nhuộm màu thời gian; động Phong Nha kỳ thú… chưa bao giờ hết sức thu hút.
Mà thực tế vấn đề của du lịch sụt giảm vừa qua có chuyện từ phụ thuộc vào một số thị trường lớn, chịu tác động từ những thay đổi kinh tế trên thế giới. Như trường hợp của kinh tế Nga chịu ảnh hưởng lớn bởi giá dầu đi xuống và đồng Ruble mất giá; hay Trung Quốc chịu tác động mạnh từ suy giảm kinh tế trong nước…
Trong khi, công tác phát triển thị trường của ngành du lịch dường như chưa đem lại hiệu quả cao, chưa khai phá được các thị trường mới đủ để bù đắp cho lượng du khách mất đi từ một số thị trường lớn như nêu trên. Tổng cục Thống kê trong báo cáo kinh tế – xã hội năm 2015 nhìn nhận: “Nguyên nhân khách quốc tế đến Việt Nam thấp chủ yếu do chưa thu hút được nhiều khách đến vì mục đích du lịch, tham quan và mục đích công việc như các nước đang phát triển đã làm”.
Việc các quốc gia trong khu vực đều đang tăng trưởng về lượng du khách quốc tế nhưng Việt Nam đã có một năm tụt lại đằng sau, đó như một tiếng sấm vừa nổ trên bầu trời du lịch Việt, cảnh báo nguy cơ tụt hậu ngày càng xa, nếu không có những quyết sách cải thiện kịp thời…Về đầu trang


tải về 287.04 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương