ĐIỂm báo thông tin về quảng bình qua báo chí trong ngàY


Có 18 đơn vị nợ thuế 124 tỷ đồng



tải về 287.04 Kb.
trang4/10
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích287.04 Kb.
#19638
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

Có 18 đơn vị nợ thuế 124 tỷ đồng


(Báo Quảng Bình Online 26/2, tác giả PV)
Ông Võ Văn Sơn, Trưởng phòng Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế, Cục Thuế tỉnh cho biết, số nợ thuế của doanh nghiệp trên địa bàn còn khá cao. Qua báo cáo sơ bộ, đến ngày 31-1, số nợ thuế của doanh nghiệp khoảng trên 250 tỷ đồng, trong đó nợ quá hạn 200 tỷ đồng. Đặc biệt có 18 doanh nghiệp nợ thuế từ 1 tỷ đồng trở lên với số tiền nợ 124 tỷ đồng, trong đó nợ quá 90 ngày chiến 85% tổng số nợ.
Điển hình nợ lớn có: Công ty CP sản xuất vật liệu xây dựng COSEVCO 1 và các thành viên nợ 51,6 tỷ đồng, trong đó nợ quá hạn 90 ngày 48,7 tỷ đồng; Công ty TNHH MTV Công nghiệp tàu thủy Quảng Bình-Chi nhánh đóng tàu Nhật Lệ nợ 18,2 tỷ đồng, quá hạn 17,8 tỷ đồng; Công ty CP khai thác bột đá chất lượng cao Linh Thành Quảng Bình nợ 16,4 tỷ đồng, quá hạn 15,2 tỷ đồng; Công ty CP COSEVCO 6 nợ 10,3 tỷ đồng, quá hạn 15,2 tỷ đồng; Công ty TNHH Kao lin Quảng Bình-Bohemia nợ 3,6 tỷ đồng, quá hạn 3, 3 tỷ đồng; Công ty TNHH MTV Thương mại-Du lịch Vinashin Quảng Bình nợ 3,2 tỷ đồng, quá hạn 3,2 tỷ đồng; Công ty khoáng sản Hoàng Long nợ 3 tỷ đồng, quá hạn 1,7 tỷ đồng; Công ty XD tổng hợp Trường Sơn nợ 2,2 tỷ đồng, quá hạn 2,2 tỷ đồng; Công ty CP Dầu khí PVC Trường Sơn nợ 2,1 tỷ đồng, quá hạn 1,6 tỷ đồng; Tổng công ty CP khoáng sản và CN Đại Trường Phát nợ 1,7 tỷ đồng, quá hạn 1,6 tỷ đồng...

Vừa qua, Cục Thuế đã tập trung triển khai đồng bộ quyết liệt các giải pháp để thu hồi nợ kể cả biện pháp cưỡng chế, thu hồi hóa đơn GTGT... tuy nhiên số nợ thuế của doanh nghiệp chưa có chiều hướng giảm. Về đầu trang



http://www.baoquangbinh.vn/kinh-te/201602/co-18-don-vi-no-thue-124-ty-dong-2133012/

Tăng cường diệt chuột và phòng trừ sâu bệnh


(Báo Quảng Bình Online 26/2, tác giả Hồng Quân)
Ông Lê Xuân Tứ, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật cho biết, thời điểm này, nhiều tỉnh khu vực miền Trung đang lo lắng về hạn hán, thì ở tỉnh ta vấn đề này không đáng lo ngại mà nổi lên là chuột và sâu bệnh đang xuất hiện nhiều nơi và có chiều hướng lan nhanh.
So với vài ba vụ đông - xuân gần đây, vụ sản xuất này ở tỉnh ta gặp phải một số yếu tố bất lợi. Thời tiết từ đầu vụ có sự diễn biến bất thường, đợt rét hại lịch sử cuối năm Ất Mùi đã làm thiệt hại gần 800 ha lúa và hàng trăm ha cây trồng khác. Sau Tết Bính Thân trời nắng ấm cây trồng phát triển khá thuận lợi, đến thời điểm 20-2-2016, trà lúa sớm, trà chính vụ đang giai đoạn đẻ nhánh.
Tuy nhiên nhiều loài sâu bệnh xuất hiện và có chiều hướng lan nhanh trên tất cả các loại cây trồng từ cây lúa, ngô, lạc cho đến rau ăn lá, cây cao su, hồ tiêu... Năm ngoái không có lũ lụt lớn nên chuột hại lúa vụ đông-xuân xuất hiện sớm hơn mọi năm và mật độ tăng dày trên nhiều chân ruộng.
Mới đây, sau rằm tháng Giêng chúng tôi về xã An Thủy (Lệ Thủy), một xã trọng điểm lúa của tỉnh, được chứng kiến sự lo lắng của người nông dân khi lúa đông - xuân mới ra 2-3 lá đã bị chuột phá hoại. Ông Nguyễn Văn Tịnh, thôn Mỹ Lộc Thượng cho biết, vụ này gia đình ông gieo cấy 3,5ha lúa. Ông đã đầu tư giống lúa chất lượng cao P6, IR 353-66 và phân bón, thuốc diệt cỏ xấp xỉ 6 triệu đồng.
Nhờ sử dụng hai loại giống tốt này nên đợt rét hại cuối năm lúa chỉ chậm phát triển, không bị thiệt hại phải gieo dặm lại như các vùng khác. Trong dịp Tết Bính Thân trời nắng ấm lúa bắt đầu phát triển trở lại, nhưng chuột cũng xuất hiện mạnh.
Từ sau Tết đến nay không ngày nào ông không ra đồng để diệt chuột. Ông cho biết các vụ trước sử dụng bả diệt chuột sinh học mang lại hiệu quả rất tốt, nhưng không hiểu vì sao vụ này chuột chết rất ít. Vì vậy, ngoài việc diệt bằng bả sinh học ông đã sử sụng thêm thuốc Biorat đã được pha chế sẵn (1 bả có 25-50g thuốc) và thuốc Racumin 0,75TP, trộn đều một phần thuốc với 15 phần thức ăn mà chuột ưa thích như thóc mầm, thóc luộc... (mỗi bả dùng 20-30g), bước đầu thấy hiệu quả.
Tại thôn Xuân Giang, thị trấn Kiến Giang, ngay trong mấy ngày Tết Bính Thân bà con đã ra đồng chăm bón lúa và diệt chuột. Cũng giống như thôn Mỹ Lộc Thượng, nông dân ở đây đã kết hợp biện pháp vừa đánh bả sinh học vừa dùng các loại thuốc diệt chuột truyền thống lâu nay.
Ông Nguyễn Văn Nghĩa, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT Lệ Thủy cho biết, từ đầu vụ đông - xuân 2015-2016, UBND huyện đã tăng cường chỉ đạo công tác diệt chuột. Nhiều xã đã tổ chức ra quân diệt chuột khá tốt. Điển hình có xã Lộc Thủy bà con có cách diệt chuột bằng phương pháp thủ công kết hợp với sử dụng thuốc khá hiệu quả. Bà con dùng các dạng bẫy như: bẫy bán nguyệt, bẫy lồng để bắt chuột. Bằng các phương pháp đó, mấy vụ vừa qua xã Lộc Thủy ít bị thiệt hại do nạn chuột gây ra.
Qua số liệu tổng hợp từ các địa phương trong tỉnh, đến ngày 20-2, diện tích lúa bị chuột phá hoại khoảng 347ha, tăng 80ha so với tuần trước. Địa phương có lúa đông - xuân bị thiệt hại do chuột nhiều là huyện Lệ Thuỷ với 180ha; chủ yếu ở các xã Mai Thủy, An Thủy, Hoa Thuỷ...; huyện Quảng Ninh 80ha chủ yếu xã An Ninh, Vạn Ninh, Tân Ninh...; huyện Bố Trạch 35 ha ở Tây Trạch, Đại Trạch; thành phố Đồng Hới 20ha ở Lộc Ninh, Đức Ninh Đông; huyện Quảng Trạch 21ha... Tỷ lệ thiệt hại 3-5%, cục bộ có nơi 10-15% (chủ yếu các vùng sát khu dân cư, bờ đê, vùng hoang hóa).
Ngoài chuột hại lúa, có một số loài sâu bệnh cũng xuất hiện mạnh như rệp muội, tuyến trùng rễ, bệnh đạo ôn lá... Qua thống kê của Chi cục Bảo vệ thực vật, đến ngày 20-2, có 394 ha lúa bị nhiễm bệnh rệp muội, tăng hơn tuần trước 110 ha, chủ yếu ở Bố Trạch (150ha), Lệ Thủy (90ha)... Trên ngô cũng xuất hiện sâu ăn lá với diện tích 35ha, chủ yếu ở Bố Trạch (30ha ở xã Sơn Trạch, Cự Nẫm, Phúc Trạch) và rệp 50 ha (ở xã Hiền Ninh, Xuân Ninh, Vĩnh Ninh).

Ông Phan Văn Khoa, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT cho biết tại thời điểm này dịch bệnh cây trồng và chuột hại lúa đang nằm trong tầm khống chế chưa phát sinh thành dịch. Tuy nhiên, sở khuyến cáo bà con nông dân không được chủ quan, vì thời tiết những tuần tới sẽ có nắng ấm, sương mù nhiều rất dễ phát sinh các loại sâu bệnh và chuột. Các địa phương cần chỉ đạo thực hiện tốt công tác dự tính, dự báo, phát hiện và hướng dẫn biện pháp phòng trừ kịp thời, kiên quyết không để sâu bệnh phát sinh thành dịch, ảnh hưởng đến sản xuất.


Đối với chuột hại lúa, Chi cục Bảo vệ thực vật đã có công văn hướng dẫn các địa phương tập trung diệt chuột trước khi gieo cấy lúa và cây trồng. Theo kinh nghiệm của nông dân diệt chuột vào thời điểm này rất hiệu quả. Phương pháp tốt nhất là diệt chuột bằng thủ công kết hợp sử dụng chó săn bắt, kết hợp phòng trừ chuột di cư bằng phương pháp canh tác (thời vụ sớm, giống ngắn ngày, hàng rào nilon).
Qua thực tiễn cho thấy biện pháp diệt chuột hữu hiệu nhất vẫn là dùng thuốc diệt chuột. Biện pháp này cần lưu ý việc triển khai đánh bả phải trên diện rộng và đồng loạt tại các thửa ruộng. Sử dụng một trong các loại thuốc sau để diệt chuột: Thuốc Biorat (dùng 1 bả 25-50gr thuốc); thuốc Racumin 0,75TP trộn đều 1 phần thuốc với 20 phần thức ăn chuột ưa thích (thóc mầm, thóc giống); Rat K 2% D, dùng 10gr thuốc trộn với 0,5kg thóc luộc (hoặc thóc mầm) để làm bả chuột.
Tất cả các loại thuốc trên, sau khi trộn bả xong chia nhỏ cho vào túi nilon đen buộc chặt đặt bả ngay cửa hang, trên đường mòn chuột qua lại, đặt thuốc vào buổi chiều tối. Các loại thuốc trên diệt chuột ngoài ruộng và cả trong khu dân cư. Tuyệt đối không được dùng điện để diệt chuột.
Bên cạnh đó, Chi cục cũng khuyến cáo cần tổ chức săn bắt, đào bắt các ổ chuột bằng phương pháp thủ công. Đồng thời dùng các dạng bẫy để bắt chuột như: bẫy bán nguyệt, bẫy lồng, bẫy keo dính... Đặt bẫy trên đường đi lại, trước cửa hang của chuột và hàng đêm nên tổ chức thu gom chuột sau đó đặt bẫy lại (sử dụng bẫy để diệt chuột ngoài đồng và trong khu dân cư).

http://www.baoquangbinh.vn/kinh-te/201602/tang-cuong-diet-chuot-va-phong-tru-sau-benh-2133016/ Về đầu trang


tải về 287.04 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương