ĐIỂm báo thông tin về quảng bình qua báo chí trong ngàY


Lợi khủng từ “Kong: Skull Island” đến quay tại Việt Nam



tải về 244.54 Kb.
trang9/9
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích244.54 Kb.
#15506
1   2   3   4   5   6   7   8   9

Lợi khủng từ “Kong: Skull Island” đến quay tại Việt Nam


(Kienthuc.net.vn 28/2, tác giả Hoàng Minh)



Đoàn làm phim "Kong: Skull Island" họp báo tại Hà Nội.
Việc đoàn làm phim "Kong: Skull Island" đến quay tại Việt Nam mở ra cơ hội quảng bá du lịch cũng như mang lại nhiều nguồn lợi khủng.
Những ngày gần đây, việc đoàn làm phim "Kong: Skull Island" đến ghi hình tại Việt Nam đã thu hút sự chú ý của đông đảo giới truyền thông cũng như người dân trong nước.
Có thể nói một đoàn làm phim mang tầm cỡ quốc tế như "Kong: Skull Island" đến ghi hình tại Việt Nam là một niềm vinh dự rất lớn cho chúng ta. Không chỉ có vậy, Việt Nam còn được hưởng không ít lợi ích từ sự kiện này.
Một điều dễ nhận thấy đó là cơ hội quảng bá du lịch. Từ lâu phim ảnh đã trở thành công cụ quản bá hữu hiệu cho ngành du lịch. Theo đoàn làm phim, cảnh đẹp và những điều mới lạ tại những địa điểm này là lý do chính khiến Việt Nam trở thành địa điểm ghi hình chính của bộ phim "Kong: Skull Island". Những khung cảnh đẹp đến ngỡ ngàng và siêu thực của Việt Nam sẽ góp mặt trên phim. Sự kiện này sẽ giúp chúng ta có thêm một kênh giới thiệu vẻ đẹp của Việt Nam đến bạn bè quốc tế.
Hơn nữa, lợi ích trước mắt có thể nhìn thấy ngay là lợi nhuận thu về khi cho đoàn phim Hollywood thuê bối cảnh. Để phục vụ cho việc ghi hình, đoàn làm phim còn tự bỏ tiền túi khoảng 1,5 tỷ đồng để xây hẳn một con đường dài 3 km và rộng 7 m tại huyện Tân Hóa, tỉnh Quảng Bình. Theo đoàn làm phim, sau quá trình quay hoàn thành, đoàn sẽ tặng lại bà con Tân Hóa góp phần xây dựng nông thôn mới. Từ đây, người dân có thêm một con đường khang trang, sạch đẹp.
Đoàn còn trả phí cho các hộ gia đình phải tạm dừng sản xuất vì quá trình quay phim. Ngay như việc nhốt trâu/bò để tránh ảnh hưởng đến quá trình quay phim cũng được trả phí 65.000 đồng/con. Thêm vào đó, các dịch vụ như khách sạn, đồ ăn,... có thêm cơ hội bán hàng.
Bom tấn "Kong: Skull Island" ghi hình tại Việt Nam cũng sẽ mở ra cơ hội hợp tác với nhiều hãng phim lớn của Hollywood. Tuy nhiên, để có được điều đó, Việt Nam còn cả một chặng đường dài cần phải làm. Đó là việc chúng ta cởi mở với bạn bè quốc tế đến đâu, là sự đón tiếp nhiệt tình như thế nào và hơn hết là tạo mọi điều kiện thuận lợi để cho đoàn làm phim được làm việc tốt nhất.
Kết thúc 3 ngày làm việc ngắn ngủi tại Quảng Bình, đoàn làm phim đến từ Hollywood rất hài lòng trước sự đón tiếp của lãnh đạo và người dân địa phương. Họ cũng cảm thấy ấm áp trước sự thân thiên của con người nơi đây. Dù rất nhỏ, song đó cũng là một tín hiệu đáng mừng. Hy vọng đoàn làm phim sẽ tiếp tục nhận được sự giúp đỡ của người dân trong những ngày làm việc tiếp theo tại Ninh Bình và Hạ Long.

http://kienthuc.net.vn/giai-tri/loi-khung-tu-kong-skull-island-den-quay-tai-viet-nam-642035.html Về đầu trang

Tiếp tục có đoàn làm phim "bom tấn" đến Việt Nam


(An Ninh Thủ Đô Online 27/2, tác giả Hoàng Tuấn)
Sau sự kiện phim “Kong: Skull Island” thực hiện các cảnh quay tại Quảng Bình, dự kiến tới đây sẽ có một hãng phim danh tiếng của Pháp đến “vương quốc hang động” Quảng Bình để thực hiện những cảnh quay trong một phim “bom tấn”.
Dự kiến đoàn làm phim này sắp sang Quảng Bình để khảo sát và hoàn thành các thủ tục cần thiết. Tỉnh Quảng Bình hy vọng sau sự kiện đoàn làm phim “Kong: Skull Island” đến đây để thực hiện các cảnh quay cho bộ phim “bom tấn” đang được cả thế giới chờ đợi; trong thời gian tới sẽ có nhiều đoàn làm phim nổi tiếng trên thế giới đến khảo sát tại Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Về đầu trang

http://anninhthudo.vn/hau-truong/tiep-tuc-co-doan-lam-phim-bom-tan-den-viet-nam/663308.antd

Quảng Bình: Hàng ngàn người đến với lễ hội chùa Hoằng Phúc


(Phapluatplus.vn 28/2, tác giả Huyền Trang; Tiền Phong 29/2, tr2, tác giả Hoàng Nam)



Hoằng Phúc là một trong những ngôi chùa cổ của Việt Nam được công nhận xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia.
Sáng ngày 27 tháng 2 (nhằm ngày 20 tháng Giêng âm lịch) lễ hội chùa Hoằng Phúc lần đầu tiên được tổ chức đã thu hút hàng ngàn người từ khắp các nơi trong và ngoài tỉnh đến tham dự và cầu an.
Ngôi chùa cổ
Chùa Hoằng Phúc tọa lạc ở thôn Thuận Trạch, xã Mỹ Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, được khánh hạ ngày 16 tháng 1 năm 2016 với diện tích khoảng chừng 10.000m2.
Là ngôi chùa hình thành cách đây hơn 715 năm với nhiều tên gọi khác nhau. Ban đầu là am Tri Kiến, tiếp đến là chùa Kính Thiên và sau là chùa Hoằng Phúc. Ngoài ra, chùa còn có tên gọi dân gian là chùa Quan, chùa Trạm.
Năm 1301, Phật hoàng Trần Nhân Tông đã đến ở và thuyết pháp truyền giảng giáo lý Phật giáo tại nơi đây.
Để kỷ niệm sự kiến lớn này các phật tử Trấn Hà Bắc đã nguyện phát bồ để tâm, kêu gọi các phật tử để tâmđóng góp công đức trùng tu lại chùa Hoằng Phúc.
Đặc biệt là cho chuyển thể bức tranh “ Trúc lâm đại sỹ xuất sơn chi đồ” ( do họa sĩ Nguyễn Mạnh Đức thể hiện) bằng chất liệu gốm truyền thống của Việt Nam, để lưu giữu mãi về sau.
Với bề dày lịch sử, chùa Hoằng Phúc xứng đáng là ngôi chùa cổ nổi tiếng không chỉ ở Quảng Bình mà còn là cả Việt Nam.
Chính vì vậy, vào ngày 1 tháng 6 năm 2010, UBND tỉnh đã xếp hạng chùa Hoằng Phúc là di tích lịch sử cấp tỉnh. Năm 2015, chùa Hoằng Phúc đã được công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc gia.
Từng bừng lễ hội đầu tiên
Lễ hội chùa Hoằng Phúc lần đầu tiên được tổ chức đã thu hút hàng ngàn người từ khắp nơi trong và ngoại tỉnh.
Với nhiều hoạt động tâm linh, văn hóa thể thao như lễ rước nước, lễ phóng sinh, lễ nhà chùa, thuyết pháp, lễ thả hoa đăng và phát lộc của nhà chùa, các trò chơi dân gian…
Đặc biệt trong đó có lễ rước nước về tắm cho Phật diễn ra từ 8h30 đến 9h30 sáng tại bến đò Trạm xã Mỹ Thủy về chùa Hoằng Phúc, với hơn 200 người tham gia hành hương.
Ý nghĩa của lễ rước nước theo tinh thần nhà Phật đó là nước thể hiện sự sống, mạch nguồn của mọi vật nên nước tượng trưng cho người mẹ. Tinh thần “uống nước nhớ nguồn” xuất phát trên quan điểm đó, để hướng mọi người luôn phải nhớ cội gốc của chính mình.
Tiếp nữa, nước chính là tên gọi của quê hương, của đất nước, của dân tộc. Nó nói lên tinh thần phải luôn tôn trọng yêu mến quê hương đất nước của mình. Có như thế thì xã hội mới phát triển, đất nước mới phồn vinh, dân tộc mới kiên cường.
Lễ phóng sinh được diễn ra ngay sau đó tại chùa với hàng trăm con chim bồ câu và cá được thả ra. Mong cầu một năm mới quốc thái dân an, cuộc sống no đủ, tích nhiều công đức.
Lễ hội chùa Hoằng Phúc là lễ hội lần đầu tiên được tổ chức, mang một ý nghĩa to lớn cho sự khởi đầu để tạo tiền lệ cho sự hình thành lễ hội thường niên sau này, dần dần định hình một loại hình lễ hội mới cho huyện Lệ Thủy nói riêng, tỉnh Quảng Bình nói chung. Lễ hội sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động du lịch văn hóa tâm linh và điểm đến hấp dẫn của du khách.

http://www.phapluatplus.vn/quang-binh-hang-ngan-nguoi-den-voi-le-hoi-chua-hoang-phuc-d7246.html Về đầu trang

“Đội mưa bom” mở đường trên đỉnh Trường Sơn


(Giao Thông Online 28/2, tác giả Văn Thanh)



Ông Ngô Đình Kiêm vẫn nhớ như in những ngày tham gia mở đường vượt dãy Trường Sơn dưới mưa bom, bão đạn
Dù ở cái tuổi xưa nay hiếm, ông Ngô Đình Kiêm (SN 1933, nguyên Chủ tịch Công đoàn ngành GTVT Bình Trị Thiên giai đoạn 1983-1989 và Chủ tịch Công đoàn ngành GTVT Quảng Bình giai đoạn 1983-1993) vẫn nhớ như in những ngày tháng cùng cán bộ công đoàn ngành tham gia mở đường vượt dãy Trường Sơn dưới mưa bom, bão đạn quân thù.
Chủ tịch công đoàn và 3 tuyến đường huyền thoại
Không cần bất cứ một cuốn sổ ghi chép nào, ông Kiêm kể vanh vách về những câu chuyện xảy ra cách đây gần nửa thế kỷ. Đó là những năm 1958, khi còn là chàng trai 25 tuổi, ông đã được bầu làm Phó Chủ tịch UBND xã. Sau đó, ông được cử sang làm cung trưởng ở Ty GTVT Quảng Bình rồi được cấp trên chọn cử đi học lớp sơ cấp kỹ thuật giao thông của Bộ Giao thông và Bưu điện (nay là Bộ GTVT). Mục đích là để đào tạo cấp tốc kỹ thuật làm đường giao thông, phục vụ nhu cầu vận lương, tải đạn chi viện cho chiến trường miền Nam.
Ngay khi vừa trở lại Ty GTVT Quảng Bình, chàng kỹ sư Kiêm lập tức được cử lên dãy Trường Sơn hùng vĩ cùng các đội TNXP, dân công và công nhân của ty giao thông mở tuyến đường 16 từ ngã tư Thạch Bàn (Phú Thủy, Lệ Thủy) kéo dài tới làng Ho, xã Kim Thủy. Đây là con đường chiến lược nối tiếp từ QL15 dẫn sang biên giới Lào. Đường đi qua vùng đồi núi cao hiểm trở nhưng thời gian cấp trên giao thi công chỉ vỏn vẹn 12 tháng.
Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Quảng Bình là vùng tuyến lửa của miền Bắc. Nếu tính gộp cả hai lần chiến tranh phá hoại, đế quốc Mỹ đã cho đủ các loại máy bay đánh vào Quảng Bình hơn 8 vạn lần (trong đó có 2.172 lần bằng máy bay chiến lược B52) với hơn 1,5 triệu tấn bom cùng hàng chục vạn quả rốc két, tên lửa và tàu chiến đã bắn hơn 14 vạn quả pháo. Trong khói lửa chiến tranh hủy diệt của kẻ thù, Quảng Bình đã xứng đáng với sứ mệnh mà cả nước giao phó, vừa là tiền tuyến của miền Bắc xã hội chủ nghĩa, vừa là hậu phương trực tiếp của tiền tuyến lớn miền Nam anh hùng.
Ông Kiêm cho biết: “Ngay từ khi đế quốc Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại trên toàn miền Bắc, cùng với việc sửa chữa, nâng cấp các tuyến đường cũ, Bộ đã chủ trương mở mới nhiều tuyến đường trên đất Quảng Bình, trong đó chú trọng các tuyến đường ngang, đường tránh, tạo thành mạng lưới giao thông liên hoàn đẩy nhanh tiến độ vận chuyển, đáp ứng yêu cầu cấp thiết của cách mạng miền Nam. Trong các tuyến đường ngang trên đất Quảng Bình, đường 16 là tuyến đường xuất hiện khá sớm và mang ý nghĩa đặc biệt: là tuyến đường ngắn nhất đến Vĩ tuyến 17 và là con đường kết nghĩa của 3 tỉnh Bình - Trị - Thiên”.
Chính vì ý nghĩa quan trọng của tuyến đường nên lúc bấy giờ, ngành GTVT Quảng Bình đã huy động gần như toàn lực để mở đường. Hàng trăm cán bộ, kỹ sư, TNXP, dân công với trang bị thô sơ: Cuốc xẻng, xà beng, quang gánh không quản ngày đêm, “ăn núi, ngủ rừng”, “xẻ đồi, cắt núi” vừa chiến đấu, vừa mở đường thống nhất đất nước. Chưa cần đến 12 tháng, cuối tháng 10/1959, tuyến đường 16 hoàn thành và người ta đặt cho tuyến đường một cái tên khác là đường Thống Nhất như để thể hiện ý chí, nguyện vọng của những người mở đường.
“Tuyến đường này sau đó được nối thông sang biên giới Lào, rồi quay lại đất Quảng Trị trở thành tuyến gùi thồ nổi tiếng: “Đi không dấu, nấu không khói, nói không tiếng”, tuyến chi viện đắc lực cho chiến trường Trị - Thiên và Khu V từ những năm 1959-1962”, ông Kiêm kể.
Sau con đường “đầu tay” ấy, ông Kiêm lại tiếp tục được cấp trên tin tưởng giao nhiệm vụ mới đó là Ủy viên Ban chỉ đạo TNXP tỉnh, kiêm Bí thư đoàn ngành GTVT Quảng Bình phụ trách 1,2 vạn đoàn viên và TNXP cả nước ở Quảng Bình, làm nhiệm vụ mở đường và giữ thông suốt cho các tuyến đường chiến lược khác trên đất Quảng Bình. Được giao nhiệm vụ nặng nề lại đúng những năm tháng chiến tranh ác liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ giai đoạn 1964 - 1969, nhưng ông Kiêm vẫn luôn nỗ lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. “Khắp đất Quảng Bình không nơi nào là không ác liệt, những con đường, địa danh chỉ cần nhắc tên thôi là ai cũng thấy rùng mình như: Đường 20 Quyết Thắng, Đường 15A (đường mòn Hồ Chí Minh), đường 12A, Khe Ve, Đèo Mụ Giạ, Bến phà Long Đại, Phà Gianh, Phà Roòn… Ở những nơi đó, không biết bao nhiêu chiến sỹ, đồng đội, tiểu đội TNXP, đại đội TNXP, bạn bè của tôi đã ngã xuống”, ông Kiêm nhớ lại.
Nén đau thương
Đánh đổi cho thành quả ấy là sự hy sinh xương máu của hàng nghìn TNXP, dân công hỏa tuyến trên mảnh đất Quảng Bình. Chính ông Kiêm cũng đã có hàng chục lần nén đau dùng cuốc xẻng bới tìm đồng đội đang bị vùi lấp dưới tầng đất lạnh. Đến ngay hôm nay, ông vẫn nhớ như in câu chuyện đau lòng, nhưng cũng hết sức bi tráng về sự hy sinh của các chiến sĩ trong Đại đội TNXP C759. Ông Kiêm nhớ lại, 50 năm trước, trong một trận đánh ác liệt ngày 3/7/1966, bom Mỹ đã làm hàng nghìn khối đất đá trên đồi Cha Quang đổ sập xuống vùi chôn 7 chiến sĩ của đại đội TNXP C759 và 1 chiến sĩ bộ đội. Chưa kịp đào lấy thi thể của đồng đội, C759 chúng tôi gặp tình thế cấp bách.
“Đường tắc khiến đoàn xe chở thương binh từ Nam ra và xe vận tải từ Bắc vào bị ùn lại. Nếu chờ lấy được thi thể đồng đội thì máy bay Mỹ sẽ phát hiện ra đoàn xe vận tải, lúc đó thiệt hại sẽ lớn gấp nhiều lần, còn nếu san đường thông xe thi thể đồng đội sẽ phải làm sao? Cuối cùng, chúng tôi phải nén đau thương mà quyết định: “Ưu tiên san đường thông tuyến, tìm kiếm xác của đồng đội sau”. Ba ngày sau, các đoàn xe thông hết, chúng tôi lập tức quay lại tiến hành tìm kiếm đồng đội, nhưng chỉ phát hiện thi thể của hai nữ đồng chí, 5 người còn lại không thể tìm ra. Nén lại đau thương, chúng tôi lại phải buộc lòng một lần nữa lấp lại mặt đường, phát lệnh thông xe. Những dòng nước mắt lăn trên má, chúng tôi lặng người đứng nhìn đoàn xe lăn bánh trên nền đất mới thông tuyến, dưới đó là thi thể những người đồng đội, họ lại thêm một lần nữa hy sinh. Và mãi đến năm 1972, chúng tôi mới tìm được hài cốt của 5 đồng đội...”, ông Kiêm xúc động kể.
Sự hy sinh của các TNXP trên đồi Cha Quang năm ấy đã được nhân dân cả nước biết tới. Năm 2010, Chủ tịch nước đã phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân cho tập thể 7 liệt sĩ TNXP thuộc Tiểu đội 1, Đại đội 759 hy sinh tại đồi Cha Quang.
Suốt những năm tháng sau này, dù ở cương vị nào, người Bí thư đoàn thanh niên, cán bộ Công đoàn năm ấy không bao giờ quên những sự hy sinh anh dũng của các anh hùng bộ đội, anh hùng TNXP để bảo vệ mạch máu giao thông trên đất Quảng Bình. Về đầu trang

http://www.baogiaothong.vn/doi-mua-bom-mo-duong-tren-dinh-truong-son-d139660.html

Bánh bột lọc Quảng Bình hấp dẫn thực khách phương xa


(VnExpress.net 28/2, tác giả Du Lai)
Được làm từ bột sắn tươi, bên trong gồm nhiều loại nhân như thịt heo, thịt gà, tôm, đậu xanh..., bất cứ ai thử qua món này cũng sẽ vấn vương mùi vị của nó.
Ban đầu khi nhìn thấy đĩa bánh bột lọc Quảng Bình, bạn có thể chưa thật sự ấn tượng, cho đến khi quyết định chan chút nước mắm và cho một miếng vào miệng để thưởng thức. Có hai loại bánh bột lọc bạn nên thử qua, đó là bột lọc trần và bột lọc gói lá.
Để làm bánh, người chế biến phải chuẩn bị nhiều nguyên liệu như bột năng, bột sắn dây, tôm đồng nhỏ, thịt ba chỉ, nấm tai mèo, hành tiêu cùng nhiều loại gia vị khác. Còn nếu làm bột lọc gói lá, phần lá sử dụng là lá chuối được rửa sạch sẽ, lau khô và cắt thành những tấm vừa đủ.
Muốn làm phần nhân, phải trộn các nguyên liệu chuẩn bị với gia vị như muối, tiêu, để một chút cho thấm rồi đem xào chín với dầu ăn sôi sục trên chảo. Phần vỏ bên ngoài tốn thời gian hơn, cần nước lạnh, bột năng, dầu ăn, muối, khuấy sao cho đều trên lửa nhỏ chờ đến khi đặc dẻo.
Phần bột làm vỏ ngoài sẽ được cho lên lá gói, sau đó thêm nhân và gói lại. Cuối cùng đem toàn bộ phần bánh đó hấp khoảng 30 phút là dăn được. Cách chế biến bánh bột lọc theo kiểu Quảng Bình đơn giản, không quá khó, nhưng cần chú trọng khâu pha nước chấm.
Khi dùng tôm để chế biến phần nhân, bạn sử dụng vỏ tôm còn thừa cho vào nồi cùng với chút nước, đem đun sôi khoảng 3 phút. Lọc lấy nước tôm và pha cùng với nước mắm, thêm đường, chanh và ớt cho cay thấm vị. Khi ăn, bạn phải cảm được vị ngọt, mặn đan xen. Phần bánh bột lọc thì mềm, nóng, giòn vừa phải. Có thể dùng món này với rau sống để làm tăng thêm mùi vị thơm ngon. Giá tham khảo là 15.000 - 20.000 đồng/ đĩa. Về đầu trang

http://dulich.vnexpress.net/tin-tuc/viet-nam/banh-bot-loc-quang-binh-hap-dan-thuc-khach-phuong-xa-3361302.html

Lễ đón nhận bằng Di tích lịch sử cấp tỉnh trận chiến thắng Phù Trịch-La Hà


(Báo Quảng Bình Online 28/2, tác giả Hiền Chi)
Ngày 27-2, UBND xã Quảng Lộc, thị xã Ba Đồn tổ chức lễ đón nhận bằng Di tích lịch sử cấp tỉnh trận chiến thắng Phù Trịch-La Hà. Dự lễ có đồng chí Trần Thắng, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Bí thư Thị uỷ, Chủ tịch HĐND thị xã Ba Đồn, đại diện các sở, ban, ngành liên quan và toàn thể cán bộ, nhân dân, con em quê hương đang công tác, học tập trên mọi miền Tổ quốc.
Di tích lịch sử trận chiến thắng Phù Trịch-La Hà nằm cuối thôn Phù Trịch, xã Quảng Lộc, thị xã Ba Đồn. Di tích ghi dấu chiến thắng của quân và dân ta trong trận chống càn ngày 27-2-1950, tiêu biểu là Tiểu đoàn 418, Trung đoàn 57 và Bộ đội địa phương 365 cùng dân quân, du kích các xã vùng Nam Quảng Trạch. Đặc biệt là gương hi sinh anh dũng, chiến đấu cảm tử đến người cuối cùng của Tiểu đội 15 thuộc Trung đội 21, Đại đội 54, Trung đoàn 57 cầm chân địch để bộ đội ta rút về tuyến sau an toàn.
Chiến thắng Phù Trịch-La Hà là một đột phá lớn, tạo lòng tin vững chắc vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta, làm tiền đề để tấn công các đồn bốt lớn của địch trên 2 bờ Bắc-Nam sông Gianh, động viên mọi lực lương hăng hái tham gia các chiến dịch đánh địch mới, góp phần cùng quân dân cả nước đi đến chiến thắng Điện Biên Phủ, kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Di tích trận chiến thắng Phù Trịch-La Hà đã đi vào lịch sử thơ ca, là nơi để giáo dục truyền thống cho các thế hệ hôm nay và mai sau về sự hy sinh, lòng quả cảm, tinh thần cảm tử cho Tổ quốc khi bị ngoại bang xâm lấn, khẳng định chân lý không có gì quý hơn độc lập tự do.

Với ý nghĩa lịch sử, giá trị giáo dục truyền thống của di tích, ngày 11-11-2015, UBND tỉnh Quảng Bình đã ban hành Quyết định số 3213/QĐ-UBND xếp hạng trận chiến thắng Phù Trịch-La Hà là Di tích lịch sử cấp tỉnh. Đây là vinh dự, là niềm tự hào cho lực lượng vũ trang Quảng Bình nói chung, nhân dân hai xã Quảng Văn, Quảng Lộc (thị xã Ba Đồn) nói riêng. Về đầu trang



http://www.baoquangbinh.vn/tin-tuc-su-kien/201602/le-don-nhan-bang-di-tich-lich-su-cap-tinh-tran-chien-thang-phu-trich-la-ha-2133052/

IV. An ninh – Quốc phòng

Quảng Bình: Lực lượng biên phòng ra quân tuần tra trên biển


(VTVNews 29/2, tác giả Phùng Hiệp – Đức Trí)
Mới đây, lực lượng tuần tra của Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Bình đã tiến hành ra quân, thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát trên biển.
Đóng quân trên địa bàn xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch, Hải đội 2, Bộ đội biên phòng Quảng Bình là đơn vị cơ động chiến đấu, có nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền an ninh vùng biển có diện tích trên 5.000 km2, với vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, quốc phòng, an ninh của tỉnh Quảng Bình.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, ngay từ tháng đầu của năm mới, đơn vị đã tổ chức quán triệt kế hoạch chỉ đạo của Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, thực hiện ra quân tuần tra biên giới trên biển, với sự tham gia của 7 đồng chí. Dự kiến chuyến tuần tra sẽ kéo dài trong khoảng 2 tuần.
Ngoài ra, tăng cường thi đua cho cán bộ, chiến sĩ, xây dựng Nghị quyết lãnh đạo và kế hoạch tổ chức phát động đăng ký giao ước thi đua với những nội dung, chỉ tiêu thi đua sát thực. Duy trì nghiêm chế độ sẵn sàng chiến đấu, triển khai thực hiện có hiệu quả các biện pháp công tác biên phòng, quản lý bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới vùng biển đơn vị phụ trách, không để sơ hở, bị động, bất ngờ, nâng cao ý thức và lòng nhiệt huyết trong mỗi quân nhân. Về đầu trang

http://vtv.vn/trong-nuoc/quang-binh-luc-luong-bien-phong-ra-quan-tuan-tra-tren-bien-20160229095815738.htm

Đường tránh thành phố Đồng Hới xuống cấp, hư hỏng


(Nhân Dân 28/2, tr7)
Đường tránh thành phố Đồng Hới (Quảng Bình) xuống cấp, hư hỏng nhưng chậm được sửa chữa, nguy cơ mất an toàn cho người tham gia giao thông cao.
Theo đó, Báo đề nghị chính quyền, các cơ quan chức năng liên quan tới vụ việc kiểm tra, xử lý và hồi âm cho Báo để thông tin đến bạn đọc. Về đầu trang

V. Điểm tin đã đưa

Ngày 26/2, tại TP Đồng Hới đã diễn ra hội nghị liên kết phát triển du lịch 4 tỉnh Bắc miền Trung, gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình. (Dulichvn.org.vn 29/2) Về đầu trang


Ngày 24-2, Sở GD và ĐT Quảng Bình cho biết, qua thanh tra các cơ sở dịch vụ tư vấn du học trên địa bàn TP Đồng Hới đã phát hiện một số cơ sở thực hiện tư vấn du học khi chưa được cấp giấy phép hoạt động tại Quảng Bình. (Lao Động 29/2, tr3)Về đầu trang./.
SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG




tải về 244.54 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương