ĐIỂm báo thông tin về quảng bình qua báo chí trong ngàY



tải về 244.54 Kb.
trang6/9
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích244.54 Kb.
#15506
1   2   3   4   5   6   7   8   9

Thả mồi bắt bóng


(Lao Động Online 28/2, tác giả Hà Quang Minh)



Máy bay trực thăng đưa các đạo cụ quay phim đến Quảng Bình. Ảnh: Dân Việt
Giới hâm mộ điện ảnh Việt đang hân hoan với việc đoàn làm phim King Kong phần 3 có tên “Kong: Skull Island” đã có mặt ở xã Tân Hoá, một xã thuộc tỉnh Quảng Bình, để thực hiện các cảnh quay tại Hang Chuột, nơi được chọn là “trụ sở” của King Kong trong bối cảnh phim.
Việc một thắng cảnh của Việt Nam được lựa chọn làm bối cảnh phim tất nhiên sẽ khiến chúng ta tự hào, niềm tự hào vì đất nước mình có những địa danh rất đẹp và có sức hút lớn với quốc tế. Song song với niềm tự hào ấy cũng là niềm vui khi được biết rằng bên cạnh quá nhiều địa danh đã mất đi vẻ hoang sơ vì bị khai thác quá mức, khai thác thiếu khoa học phục vụ cho ngành du lịch thì ta vẫn còn những nơi vẹn nguyên như tự nhiên sinh ra như Sơn Đoòng; Phong Nha - Kẻ Bàng…
Và từ đó, một câu hỏi được đặt ra là “Phải chăng, trong suốt nhiều năm qua, chính chúng ta đã tận diệt tự nhiên của Việt Nam, tận diệt theo một tốc độ kinh khủng mà có thể sẽ chẳng bao lâu nữa, Việt Nam sẽ không còn gì là hoang dã, tự nhiên và ban sơ nữa?”.
Đó là một câu hỏi đúng vấn đề, nhất là khi chúng ta đọc được những dòng tin nóng hổi về câu chuyện khu du lịch Safari ở Phú Quốc đang đối diện với vấn nạn chim, thú chết hàng loạt và có dấu hiệu nhập khẩu 100 con tê giác từ Nam Phi mà chưa được phía nước bạn cho phép.
Nhắc đến tê giác, mấy năm gần đây, phong trào bảo vệ tê giác đang được thế giới rất quan tâm và nó cũng tác động ngay vào đời sống xã hội của Việt Nam khi có rất nhiều người nổi tiếng đã đứng vào hàng ngũ của những gương mặt đại diện cho chương trình chống lại nạn săn bắt tê giác lấy sừng. Việc 100 con tê giác được nhập khẩu về khu du lịch Safari Phú Quốc, tiếp nối sau phong trào lan rộng kia, đã xoáy rất mạnh vào nỗi đau của Việt Nam về nguy cơ tuyệt chủng của loài tê giác Java quý hiếm. Cách đây chỉ chục năm thôi, quỹ bảo tồn tự nhiên thế giới (WWF) đã công bố chính thức rằng, chỉ còn 2 quần thể tê giác Java hiếm hoi, 1 ở Indonesia và 1 ở Việt Nam (Nam Cát Tiên). Nhưng sau công bố kia chẳng bao lâu, vào năm 2011, cá thể tê giác Java cuối cùng của quần thể Nam Cát Tiên đã chết vì bị săn trộm. Cái chết ấy không để lại nhiều tác động đủ để tạo nên các làn sóng truyền thông chính thống và không chính thống. Nó im ắng như một tai nạn giao thông bình thường và chứng tỏ rằng, người Việt không quá quan tâm đến việc niềm tự hào sinh học của chúng ta đã bị tổn thương như thế nào.
Tự nhiên, một câu hỏi so sánh bỗng bật ra ở câu chuyện tê giác Nam Cát Tiên và tê giác Safari Phú Quốc. Đó chính là “Xây dựng một công viên tự nhiên là điều rất đáng khuyến khích, nó cho thấy thái độ văn minh của chủ đầu tư đối với môi trường sinh tồn và thế giới tự nhiên gắn liền với khoa học. Song, nếu thực sự có tâm với tự nhiên, với sinh vật học, với khoa học, tại sao người ta không đầu tư để bảo tồn các thảm sinh vật tự nhiên đang tồn tại sẵn, như Rừng quốc gia Nam Cát Tiên, Rừng quốc gia U Minh… mà lại phải xây dựng một thảm sinh vật nhân tạo với các loài chim thú được nhập khẩu từ khắp nơi trên thế giới, việc mà thực tế các Vườn bách thú cả nước vẫn thực hiện từ xưa tới nay?”. Phải chăng, mục đích của nhà đầu tư không phải là thứ cao đẹp như bảo vệ thiên nhiên mà thậm chí còn tầm thường hơn cả mục đích xây dựng một khu du lịch, tức là chỉ liên quan đến mối quan tâm duy nhất: quyền sử dụng đất dự án đơn thuần?
Chúng ta vẫn còn quá nhiều những miền đất tự nhiên đẹp đẽ, hoang dã cần được bảo vệ gấp rút nhưng thực tế, để nhận được sự đầu tư của những người có tâm thật sự với sự sống còn của thảm sinh vật tự nhiên ấy là một điều quá xa vời. Không một nhà tài phiệt, không một đại gia nào quan tâm đến điều ấy cả, ngay cả khi một địa danh kiểu đó cũng chính là quê nhà của họ. Và ngày qua ngày, những miền đất như thế càng bị xâm thực hơn bởi đời sống của loài người, những con người tham lam chỉ nghĩ đến cái lợi trước mắt mà quên mất lời cha ông dạy rằng, “ăn của rừng thì rưng rưng nước mắt”.
Mới đây thôi, người Việt hân hoan lũ lượt đổ lên đỉnh Fansipan một cách dễ dàng, nhờ vào cáp treo. Cách đây chỉ vài năm, chinh phục Fansipan vẫn còn là ước mơ của nhiều người bởi nó đòi hỏi không chỉ thời gian, kinh phí mà cả sự luyện tập thể lực một cách nghiêm túc. Sẽ chẳng còn lâu nữa đâu, Fansipan sẽ phải oằn mình chịu đựng rác rưởi và ô nhiễm do sự quá tải của lượng du khách tăng vọt. Rồi sau Fansipan sẽ là nơi nào? Có thể sẽ là Sơn Đoòng, nơi người ta đang đòi làm cáp treo; có thể là bất kỳ nơi nào, miễn là người ta có thể cảm nhận được với nó, họ có thể kiếm rất nhiều tiền trong một kỳ hạn ngắn.
Biết đâu đó, hai mươi năm sau, giới hâm mộ Việt sẽ lại tưng bừng đón một đoàn ngôi sao Hollywood đến quay phim một bối cảnh ở Việt Nam mà họ lựa chọn, nhưng rất buồn, đó lại là bối cảnh của một bộ phim về một thế giới hoang tàn vì ô nhiễm mà không cách gì có thể khôi phục được?
Vậy thì, nếu ai đó có tiền, muốn làm một dự án gì đó kiểu như Safari Phú Quốc, hãy chậm lại và suy nghĩ một chút. Đất dự án thì ở đâu mà chẳng có, nhưng những thứ cần bảo vệ thực sự thì ngày sẽ càng hiếm hoi hơn. Đừng thả mồi mà bắt bóng nữa, con cháu mình hưởng hết hậu quả chứ nào phải ai xa? Về đầu trang

http://laodong.com.vn/van-hoa/tha-moi-bat-bong-521982.bld

Chạnh lòng...


(Hà Nội Mới 28/2, tr5, tác giả Người Lái Đò)
Có lẽ sự kiện điện ảnh gây "sốt" nhất tuần qua là việc đoàn phim Mỹ "Kong: Skull Island" (phần 2 của bộ phim bom tấn "King Kong") tới Việt Nam và ghi hình tại những danh thắng nổi tiếng ở các tỉnh Ninh Bình, Quảng Ninh, Quảng Bình.
Trong buổi gặp gỡ với đoàn làm phim sáng 21-2 (tại Hà Nội), đạo diễn và các ngôi sao điện ảnh trong đoàn đều ca ngợi hết lời cảnh sắc thiên nhiên Việt Nam. Trong thời gian lưu lại một tháng ở nước ta, êkíp đình đám này sẽ ghi hình những cảnh quay được xem là quan trọng đối với bộ phim sẽ ra mắt vào năm tới. Ngay trong buổi quay đầu tiên, truyền thông đưa tin dân ta đổ xô đi xem rất đông, rất tự hào bởi rồi đây những con đường, ngọn núi, hồ nước, bóng cây... thân thuộc của người Việt sẽ bước vào một siêu phẩm. Từ đó mà lan đi khắp thế giới!
Phải nói là tự hào! Khi không chỉ là điện ảnh mà rồi đây văn hóa, du lịch Việt sẽ có điều kiện được quảng bá xa hơn. Tất nhiên, câu chuyện của hợp tác điện ảnh và du lịch, văn hóa này không phải lần đầu tiên diễn ra hay được bàn đến. Lẻ tẻ trong nhiều bộ phim hợp tác với nước ngoài cũng đã thấy hình ảnh sông nước, con người, văn hóa Việt Nam được chuyển tải, đến nỗi người xem cũng phải ngỡ ngàng... Nào phải đi đâu xa, Việt Nam ta có quá nhiều cảnh đẹp làm nên những khuôn hình thơ mộng!
Thế nhưng, tự hào đấy, vui đấy mà vẫn cứ có chút... chạnh lòng! Cảnh sắc của ta, trời mây, non nước của ta... nhưng vẫn phải đợi người từ xa đến khai thác. Công nghiệp điện ảnh ở ta chưa hình thành nên biết đấy mà chưa thể làm được gì nhiều. Về đầu trang


tải về 244.54 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương