ĐIỂm báo thông tin về quảng bình qua báo chí trong ngàY


II. Kinh tế 1. Quảng Bình vượt và đạt các chỉ tiêu về phát triển kinh tế - xã hội năm 2014



tải về 200.86 Kb.
trang3/6
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích200.86 Kb.
#22936
1   2   3   4   5   6

II. Kinh tế

1. Quảng Bình vượt và đạt các chỉ tiêu về phát triển kinh tế - xã hội năm 2014


(Quangbinh.gov.vn 18/12, tác giả Đặng Hà)
Năm 2014, nhờ sự nỗ lực của các cấp, ngành và cộng đồng doanh nghiệp nên tình hình kinh tế - xã hội năm 2014 vẫn duy trì ổn định và đạt được nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực như kinh tế, hợp tác đầu tư, văn hóa - xã hội, an ninh - quốc phòng...
Năm 2014, nền kinh tế của tỉnh tiếp tục đã phục hồi và tăng trưởng khá, sản xuất nông nghiệp được mùa toàn diện, năng suất lúa, sản lượng lương thực đạt cao nhất từ trước đến nay, cụ thể: Sản lượng lương thực đạt 29,9 vạn tấn, tăng 9,2% so với cùng kỳ; giá trị sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, thủy sản ước đạt 7.040,8 tỷ đồng, tăng 3,5%; khai thác thủy sản tăng 6,5% so với cùng kỳ năm trước, ước đạt trên 53,434 tấn.
Bên cạnh đó, thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, toàn tỉnh đã có 11 xã đạt 19 tiêu chí nông thôn mới năm 2014; sản xuất công nghiệp tăng 10%, nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp được hồi phục, một số cơ sở mới đang được triển khai xây dựng; kim ngạch xuất, nhập khẩu đạt 1,65 tỷ USD.
Đặc biệt, lượng khách du lịch đến Quảng Bình đạt kỷ lục với trên 2,7 triệu lượt khách, tăng gần 100% so với cùng kỳ; thu ngân sách trên địa bàn 2.360 tỷ đồng, đạt 107,3% kế hoạch và tăng 11,95% so với năm 2013. Ngoài ra, lĩnh vực văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ, công tác an sinh xã hội được quan tâm, đời sống nhân dân được cải thiện; tỷ lệ hộ nghèo năm 2014 giảm 5,5%; an ninh - quốc phòng được tăng cường, trật tự - an toàn xã hội được giữa vững.
Với những kết quả đã đạt được, thời gian tới, tỉnh Quảng Bình đề ra các giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm nhằm thực hiện tốt kế hoạch phát triển - xã hội năm 2015: Tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, đưa các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất; đẩy mạnh trồng rừng kinh tế gắn với việc xúc tiến đầu tư một số cơ sở chế biến gỗ rừng trồng; vận động, khuyến khích ngư dân đóng tàu có công suất lớn.
Đồng thời, chú trọng tập trung cho phát triển công nghiệp, du lịch và các dự án lớn như cáp treo Phong Nha - Kẻ Bàng, khu nghỉ dưỡng cao cấp, sân golf, dệt máy...; ưu tiên nguồn vốn đầu tư xây dựng một số hạ tầng, cơ sở; tiếp tục đầu tư xây dựng hệ thống trường học, bệnh viện, trạm xá... Về đầu trang

http://www.quangbinh.gov.vn/3cms/?cmd=130&art=1418804640337&cat=1123266987223

2. Khoảng 20% kiều hối để kinh doanh vàng


(Tiền Phong Online 18/12, tác giả Nam Khánh)
Đó là con số được Tiến sĩ Võ Trí Thành - Phó Viện trưởng Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) công bố chiều 17/12, trong một nghiên cứu về kiều hối của CIEM.
Nghiên cứu trên được CIEM thực hiện từ tháng 9 đến tháng 12/2014 tại 7 tỉnh, thành phố có số người dân sống, làm việc ở nước ngoài nhiều: TP HCM, An Giang, Cần Thơ, Hà Nội, Nghệ An và Quảng Bình.
Theo kết quả nghiên cứu, số người nhận kiều hối để chi tiêu hàng ngày là lớn nhất (tới 34,5%), trong đó, tỷ trọng này ở TP HCM chiếm tới 44-45% tổng kiều hối.
Cũng thời gian trên, về lĩnh vực tư, khoảng 30% số người được hỏi nhận tiền kiều hối để gửi tiết kiệm, khoảng 27-30% dùng để sản xuất, dịch vụ; tới 20% dùng để đầu tư, kinh doanh vàng; còn thị trường bất động sản là 16-17%.
Theo TS Thành, khoảng 16% người tham gia khảo sát cho biết dòng tiền kiều hối chảy vào lĩnh vực kinh doanh và sản xuất, đóng vai trò “phao cứu sinh” cho các nhà đầu tư không thể vay vốn ngân hàng do các quy định nghiêm ngặt về vay vốn.
Trong khi đó, khoảng 17% số người tham gia khảo sát cho biết, tiền kiều hối chiếm đến 80% tổng thu nhập gia đình họ; đến 40% người tham gia khảo sát cho rằng tiền kiều hối đóng vai trò “quan trọng” và “rất quan trọng” đối với đời sống của gia đình.
Nghiên cứu của CIEM cũng cho thấy, mục đích sử dụng kiều hối chủ yếu tại khu vực miền Trung (Quảng Bình, Nghệ An) là để trả nợ. Lý do là tại các tỉnh này thường có lượng lớn người đi xuất khẩu lao động, họ thường xuyên phải vay mượn một khoản tiền lớn để đi lao động, đặc biệt là những trường hợp xuất khẩu lao động qua các kênh phi chính thức.
Một điều khá thú vị được CIEM chỉ ra là, kiều hối đóng vai trò đáng kể dùng cho xây dựng quê hương, dòng tộc, thờ cúng tổ tiên theo văn hóa truyền thống của người Việt. Trong đó, Nghệ An và Hà Nội là hai địa phương nhận được nhiều khoản kiều hối có ý nghĩa trên.
Tiến sĩ Thành cho biết, Mỹ là quốc gia chuyển tiền kiều hối về Việt Nam nhiều nhất. Trong giai đoạn 2010 – 2012, Mỹ chiếm tới 57% tổng số kiều hối chính thức của cả nước. Trong cùng kỳ, các quốc gia chuyển kiều hối lớn tiếp theo là Úc (khoảng 9%), Canada (8,4%), Đức (hơn 6%), Campuchia (hơn 4%) và Pháp (khoảng 4%).
Trong giai đoạn 2007- 2013 nguồn vốn kiều hối là nguồn vốn lớn thứ 2 tại Việt Nam (sau vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã thực hiện) và lớn hơn cả vốn viện trợ chính thức ODA đã giải ngân. Đặc biệt, trong giai đoạn 2004 – 2006 kiều hối là nguồn vốn lớn nhất của Việt Nam. Báo cáo cũng cho rằng, kiều hối đã giúp Việt Nam tích trữ ngoại hối nhất là trong 2 – 3 năm vừa qua.
Theo Tiến sĩ Thành, năm 2013, Việt Nam có lượng kiều hối khoảng 11 tỷ USD, đứng trong top 10 thế giới về những nước có lượng kiều hối lớn nhất. Năm 2014, lượng kiều hối của Việt Nam có thể đạt 11-12 tỷ USD.
Tiến sĩ Thành cho biết, đây là kết quả nghiên cứu độc lập của CIEM, về những tác động dài lâu của kiều hối đối với kinh tế Việt Nam, do Western Union – Công ty dẫn đầu về dịch vụ thanh toán toàn cầu tài trợ. Báo cáo được công bố trong dịp 20 năm Western Union lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam.
Bà Nguyễn Thị Hồng, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, trong 20 năm có mặt ở Việt Nam, tới 187 quốc gia, cùng lãnh thổ đã gửi tiền về Việt Nam qua Western Union. Hiện Western Union đã có mạng lưới hơn 9.300 điểm giao dịch đại lý ở 63 tỉnh thành trên khắp cả nước. Về đầu trang

http://www.tienphong.vn/kinh-te/khoang-20-kieu-hoi-de-kinh-doanh-vang-797995.tpo

3. Đìu hiu những chuyến tàu


(Người Lao Động 18/12, tr7, tác giả Quang Nhật)
Các đôi tàu Huế - Đồng Hới, Đồng Hới - Vinh, Yên Viên - Hạ Long, Long Biên - Quán Triều, Gia Lâm - Đồng Đăng đang vắng khách. Hằng năm, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam phải bù lỗ hàng trăm triệu đồng.
Khi trời mới hửng sáng, sân ga Huế đã có vài chục người xếp hàng tại quầy bán vé để mua vé tàu ĐH41 về quê. Những hành khách này chủ yếu là học sinh, sinh viên và người lao động nghèo ở Quảng Bình, Quảng Trị vào Thừa Thiên - Huế học hoặc công tác.
6 giờ 15 phút, sau một hồi còi, đoàn tàu ĐH41 chạy tuyến Huế - Đồng Hới bắt đầu rời sân ga với gần 100 khách. Tàu chợ - cái tên người dân thường gọi ĐH41 - chỉ có 6 toa và được kéo bằng đầu máy do Tiệp Khắc sản xuất ì ạch lăn bánh.
Thấy nhiều người như chúng tôi lớ ngớ tìm số ghế, Nguyễn Nhật Trường, một hành khách, cười bảo: “Tàu này không có số ghế đâu, ai thích ngồi toa nào, ghế nào cũng được”.
Suốt 2 năm theo học trường Cao đẳng Công nghiệp Huế, cứ độ một hai tuần lại về nhà một lần nên Trường khá thân thuộc tàu này. “Tàu này giá rất rẻ, sinh viên lại được giảm 20%. Bọn em thường ví nó như xe buýt vì thích ngồi chỗ nào cũng được, ga nào cũng dừng”, Trường nói.
Đối với khách đi tàu, chắc có lẽ ai cũng nhận thấy đây là một trong những đoàn tàu cũ kỹ, lạc hậu nhất hiện nay trong hệ thống tàu khách Việt Nam. Cả toa tàu này chỉ có vài ba hành khách ngồi uống cà phê, hút thuốc lá. Ngoài tiếng ồn của đoàn tàu, hành khách còn phải chịu đựng tiếng ồn từ máy nổ phát điện và mùi dầu rất khó chịu.
Cũng như đoàn tàu ĐH41, đoàn tàu VĐ31 chạy tuyến Đồng Hới - Vinh cũng gồm 6 toa, cửa lưới mắt cáo, chỉ có 2 toa ghế ngang, 4 toa ghế dọc và sử dụng nguồn điện từ máy nổ. Tuy nhiên, do tuyến đường dài, qua nhiều khu vực đèo núi nên hành trình từ Đồng Hới - Vinh dài khoảng 200 km, đón tiễn khách tại 22 ga trạm, đoàn tàu phải mất gần 8 giờ chạy.
Đã 25 năm gắn bó với đoàn tàu chợ tuyến Huế - Đồng Hới, ông Đặng Ái - Trưởng tàu ĐH41/ĐH42 (chạy chuyến ngược lại), cho biết thời kỳ hoàng kim nhất của đoàn tàu này là từ năm 2000 trở về trước, lúc đó mỗi chuyến tàu chở hàng trăm khách. “Hồi trước khách đi đông, tình hình an ninh trật tự trên tàu rất phức tạp nên có giai đoạn chúng tôi phải nhờ Bộ đội Biên phòng đi theo” - ông Ái kể.
Gắn bó với đoàn tàu này hơn 30 năm, bà Bích (bán cơm gà) cho biết hơn 10 năm trước, mỗi chuyến tàu bán được vài trăm suất cơm. Thế nhưng giờ mỗi chặng hành trình, bà chỉ bán được vài chục suất cơm. “Lượng khách đi lại đã giảm rất nhiều, đa số là học sinh, sinh viên và họ chỉ đi chặng ngắn nên chẳng mấy ai ăn” - bà Bích lý giải.
Theo ông Ái, việc hành khách đi lại bằng tàu ĐH41/ĐH42 giảm hơn so với trước bởi hiện nay, phương tiện giao thông phát triển mạnh, hệ thống đường sá cũng thuận lợi vì đoạn đường sắt này chạy gần như song song với Quốc lộ 1, chỗ xa nhất chỉ 15 km. “Sinh viên bây giờ đi học bằng xe máy, các đoàn tàu nhanh cũng được phép dừng đón tại ga Đồng Hới, Đông Hà nên chúng tôi chỉ đón khách nhiều ở các ga lẻ” - ông Ái nói.
Ông Trần Hữu Lâu - Phó Giám đốc Xí nghiệp Vận tải đường sắt Quảng Trị - Thừa Thiên, đơn vị quản lý đoàn tàu ĐH41/ĐH42, cho biết nhằm nâng cao chất lượng phục vụ hành khách, năm 2008, xí nghiệp đã có nhiều cải tổ đối với hoạt động của đoàn tàu ĐH41/ĐH42 như tổ chức lại biểu đồ chạy hợp lý, hành trình đúng giờ, cách thức bán vé, thành lập các tổ dịch vụ nhằm tăng doanh thu…
Hiện nay, Xí nghiệp Vận tải đường sắt Quảng Trị - Thừa Thiên được Công ty Vận tải đường sắt Hà Nội giao 13 toa xe để khai thác, vận hành trong đoàn tàu ĐH41/ĐH42. Theo ông Lâu, các toa xe này đều đã sử dụng trên dưới 40 năm sau một thời gian hoạt động tại các đoàn tàu khách Thống Nhất. Một vòng hành trình Huế - Đồng Hới và ngược lại, xí nghiệp này được Công ty Vận tải đường sắt Hà Nội giao cho mức thu khoảng 10 triệu đồng (5 triệu đồng/chặng). “Chi phí cho một đoàn tàu hoạt động rất nhiều khoản, bao gồm trả tiền nhiên liệu, toa xe, cầu đường, thông tin tín hiệu, nhân viên các ga… nên mức thu lúc nào cũng lỗ” - ông Lâu cho biết.
Ông Nguyễn Đình Thế - Đội trưởng Đội Quản lý đoàn tàu VĐ31/VĐ32 tuyến Đồng Hới - Vinh và ngược lại, thuộc Xí nghiệp Vận tải đường sắt Quảng Bình, cho biết so với các cung đường sắt khác, tuyến Đồng Hới - Vinh chủ yếu qua khu vực rừng núi. “Ngày thường, tàu này thu khoảng 13-15 triệu đồng/vòng, còn dịp lễ, Tết khoảng 20 triệu đồng/vòng” - ông Thế nói. Theo ông Võ Văn Hùng - Trưởng Phòng Hành chính tổng hợp Xí nghiệp Vận tải đường sắt Quảng Bình, khoản thu này chưa bằng 50% so với chi phí bỏ ra để cho đoàn tàu hoạt động. Về đầu trang

Каталог: 3cms -> upload -> stttt -> File -> DiemBao -> 2014
DiemBao -> ĐIỂm báo thông tin về quảng bình qua báo chí trong ngàY
DiemBao -> ĐIỂm báo thông tin về quảng bình qua báo chí trong ngàY
DiemBao -> ĐIỂm báo thông tin về quảng bình qua báo chí trong ngàY
DiemBao -> ĐIỂm báo thông tin về quảng bình qua báo chí trong ngàY
DiemBao -> ĐIỂm báo thông tin về quảng bình qua báo chí trong ngàY
DiemBao -> ĐIỂm báo thông tin về quảng bình qua báo chí trong ngàY
DiemBao -> ĐIỂm báo thông tin về quảng bình qua báo chí trong ngàY
DiemBao -> ĐIỂm báo thông tin về quảng bình qua báo chí trong ngàY
DiemBao -> ĐIỂm báo thông tin về quảng bình qua báo chí trong ngàY
2014 -> THÔng tin về quảng bình qua báo chí trong ngàY

tải về 200.86 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương