ĐIỂm báo thông tin về quảng bình qua báo chí trong ngàY


Chấn chỉnh tình trạng xe quá tải của nhà máy xi măng Vicem Vạn Ninh



tải về 368.87 Kb.
trang7/16
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích368.87 Kb.
#22935
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   16

15. Chấn chỉnh tình trạng xe quá tải của nhà máy xi măng Vicem Vạn Ninh


(Tin Tức Online 31/1, tác giả Trang Trang)
Ngang nhiên dùng xe siêu trọng chạy ngày đêm, nhà máy xi măng Vicem Vạn Ninh (thuộc Công ty Cổ phần Vicem Hải Vân đóng tại xã Vạn Ninh, huyện Quảng Ninh, Quảng Bình) đang dần hủy hoại môi trường và những con đường nơi đây…
Cụ thể, tại đường 10 lịch sử qua huyện Quảng Ninh (nay gọi là Quốc lộ 9B) từ km số 2 đến km số 4 có biển báo quy định chỉ giới tải trọng 10 tấn. Vốn đã xuống cấp theo năm tháng nhưng giờ đây hàng ngày, con đường này còn phải gánh thêm đoàn xe chở đá của xi măng Vicem Vạn Ninh có trọng tải gấp nhiều lần đi qua, khiến mặt đường xuất hiện nhiều “ổ gà”, “ổ voi”, gây khó khăn cho người tham gia giao thông.
Có phần nghiêm trọng hơn, con đường dân sinh qua khu dân cư 3A, 3B của thị trấn Nông trường Lệ Ninh (huyện Lệ Thủy, Quảng Bình) nối km số 4 đường 10 với mỏ khai thác đá của nhà máy dài khoảng 2 km được làm cấp phối cũng bị "băm nát". Ngay trước cổng nhà máy, đoạn đường bê tông được được đầu tư bài bản, chịu lực với cường độ cao cũng có đoạn bị lật tung lên bởi đoàn xe siêu trọng của nhà máy gây ra… Không những vậy, những xe chở đá quá tải của nhà máy nhiều lúc còn chạy với tốc độ cao khiến bụi mù mịt, ảnh hưởng đến người tham gia giao thông. Những tán cây bên đường và cây trong các khu vườn của người dân vì vậy, đều bị phủ một lớp bụi đỏ dày trên mặt lá…
Bà Phạm Thị Kê, 68 tuổi, ở thôn Áng Sơn, xã Vạn Ninh bức xúc nói: "Xe chở đá, xi măng, clinke quá tải của nhà máy chạy "ầm ầm" cả ngày lẫn đêm khiến đất đai rung chuyển, phá nát đường giao thông, làm bụi phủ tràn cả trăm nhà dân nhưng không thấy ai ngăn chặn. Nhà máy này chính thức vận hành đã 3 năm nay, cũng chừng đó thời gian người dân Áng Sơn bị "tra tấn" bởi tiếng ồn và khói bụi…".
Ông Đoàn Kim Xuyên, Trưởng thôn Áng Sơn cho biết: "Nhà máy xi măng VinCem Vạn Ninh toàn dùng những xe siêu trọng, chạy qua khu đông dân cư nhưng không có biện pháp xử lý môi trường, khói bụi của nhà máy gây ô nhiễm nặng, người dân đã kiến nghị nhiều nhưng vẫn chưa được các cấp, ngành quan tâm xử lý đúng mức...”.
Đi tìm lời giải cho vấn đề trên, chúng tôi đến nhà máy xi măng VinCem Vạn Ninh. Sau khi xuất trình thẻ nhà báo để đăng ký làm việc, phóng viên đã bị "từ chối" mà không cho biết lý do. Khó nhọc trườn qua những cung đường đã bị đoàn xe quá tải trên cày nát, chúng tôi tìm về mỏ khai thác đá của nhà máy nằm tít sau dãy núi. Qua trao đổi, ông Lê Văn Sáu, Phó Giám đốc điều hành mỏ khai thác đá (thuộc nhà máy xi măng VinCem Vạn Ninh) cho hay, chỉ riêng năm 2014, mỏ này đã sản xuất cho nhà máy hơn 800.000 tấn đá. Khi nói về đoàn xe quá tải của nhà máy đang hoành hành ngày đêm, ông Sáu tiết lộ: "Nhà máy đã cam kết với cơ quan chức năng ở tỉnh Quảng Bình về việc không dùng xe quá tải".
Năm 2014, Thanh tra Sở TN&MT Quảng Bình qua kiểm tra, đã xử phạt nhà máy Xi măng Vincem Vạn Ninh 120 triệu đồng do gây ô nhiễm môi trường. Quyết định xử phạt này hình như chưa đủ sức răn đe nên nhà máy đã không chịu rút kinh nghiệm, tiếp tục cho xe quá tải lưu thông, phá nát những con đường và gây ô nhiễm môi trường nơi đây. Vì vậy, đã đến lúc các cơ quan chức năng, các nhà quản lý ở tỉnh Quảng Bình cần chấn chỉnh việc vi phạm này. Về đầu trang

http://baotintuc.vn/xa-hoi/chan-chinh-tinh-trang-xe-qua-tai-cua-nha-may-xi-mang-vicem-van-ninh-20150131073941636.htm

II. Kinh tế

1. “Xây dựng nông thôn mới là xây dựng con người mới, cách nghĩ mới”


(Kinh Tế Nông Thôn 30/1, tr2, tác giả Bích Ngọc – Trung Hiếu)
Đây là phát biểu của ông Nguyễn Hữu Hoài - Chủ tịch UBND, Trưởng ban chỉ đạo chương trình Xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Bình trong cuộc trao đổi với Phóng viên báo Kinh nông thôn.
Ông Hoài cho biết: đến cuối năm 2014, Quảng Bình đã đạt bình quân 9,5 tiêu chí/xã, tăng 5,9 tiêu chí so với khi mới triển khai chương trình, cao hơn bình quân chung toàn quốc (8,47 tiêu chí/xã); có 12 xã đạt từ 17 - 19 tiêu chí, trong đó có 11 xã đạt 19/19 tiêu chí; 21 xã đạt từ 13-16 tiêu chí (tăng 19 xã); 23 xã đạt từ 10 - 12 tiêu chí (tăng 18 xã); 66 xã đạt từ 5 - 9 tiêu chí (tăng 47 xã); chỉ còn 14 xã đạt dưới 5 tiêu chí (giảm 96 xã so với trước khi triển khai chương trình). Đặc biệt, năm 2015, có thêm 28 xã đăng ký đạt xã nông thôn mới, vượt kế hoạch Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XV đề ra (40 xã so với tiêu chí Đại hội là 28 xã).
Đối với công tác chỉ đạo, điều hành, tỉnh luôn xác định chương trình xây dựng nông thôn mới là khâu đột phá để thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, từ cải thiện đời sống nông dân đến thay đổi căn bản bộ mặt nông thôn. Trên cơ sở đó, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã chỉ đạo, điều hành sâu sát, liên tục đôn đốc các cơ quan triển khai các biện pháp để thực hiện các mục tiêu của chương trình.
Quảng Bình đã chỉ đạo đẩy mạnh, nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền để người dân hiểu đây là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, là phong trào sâu rộng toàn quốc, tuyên truyền có chiều sâu, với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, hấp dẫn về nội dung, ý nghĩa của chương trình, tuyên truyền về vai trò, trách nhiệm, quyền lợi của người dân trong xây dựng nông thôn mới; tập trung tuyên truyền nêu gương điển hình, có cách làm hay, hiệu quả, tuyên truyền các cá nhân điển hình trong phong trào hiến đất, hiến tài sản, các mô hình sản xuất, kinh doanh giỏi trong thực hiện chương trình; vinh danh các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đã có đóng góp trong phong trào, từ đó vận động, khuyến khích người dân, doanh nghiệp, con em quê hương thành đạt tham gia đóng góp xây dựng nông thôn mới; đồng thời phê bình các địa phương còn yếu kém, chỉ đạo thiếu quyết liệt trong thực hiện chương trình.
Trong quá trình triển khai xây dựng nông thôn mới, Quảng Bình có được sự đồng lòng của cán bộ, sự ủng hộ của nhân dân. Tuy gặp nhiều khó khăn nhưng trong quá trình thực hiện chương trình đã xuất hiện nhiều cách làm hay, sáng tạo, góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện các tiêu chí mà không gây ra áp lực lớn với nguồn lực có hạn của địa phương, đó là: UBND tỉnh ban hành cơ chế hỗ trợ xi măng xây dựng đường giao thông và thủy lợi nội đồng cho các xã; người dân xã Hải Trạch (Bố Trạch) hoán đổi đất để xây dựng nhà văn hóa xã; mô hình thắp sáng đường quê ở xã Đồng Trạch; mô hình thu gom rác tự nguyện để xây dựng quỹ cho phụ nữ nghèo vay ở xã Hiền Ninh,…
Theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, đến hết năm 2015, Quảng Bình phấn đấu có 27 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 20% số xã trong toàn tỉnh, nhưng đến cuối năm 2014 đã có 12 xã đạt chuẩn NTM và hiện có thêm 28 xã đăng ký đạt nông thôn mới vào năm 2015. Nếu đủ nguồn lực thì đến hết năm 2015, Quảng Bình sẽ có 40 xã đạt xã nông thôn mới.
Quảng Bình xác định xây dựng nông thôn mới không chỉ là xây dựng nhà cửa, đường sá, công trình mới mà còn là xây dựng con người mới, suy nghĩ mới, cách sản xuất mới, tầm nhìn và lối sống mới.
Bên cạnh đó, trong năm 2015, Quảng Bình sẽ tiếp tục nỗ lực giảm tỷ lệ hộ nghèo, cải thiện đời sống nhân dân các vùng đặc biệt khó khăn thông qua đẩy mạnh phát triển sản xuất, thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi kết hợp áp dụng tiến bộ kỹ thuật. Về đầu trang


tải về 368.87 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương