II. chủ ĐỀ VÀ khẩu hiệU



tải về 158 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích158 Kb.
#28665


BỘ Y TẾ




CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc





KẾ HOẠCH

Tổ chức Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2014

(Từ ngày 10/11 – 10/12/2014)

(Kèm theo công văn số 7124 /BYT-UBQG ngày 10 tháng 10 năm 2014

của UBQG PCAIDS và PCTNMTMD)

I. MỤC TIÊU


1. Thúc đẩy sự tham gia của cả hệ thống chính trị và của toàn dân vào thực hiện “Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030” và “Phong trào toàn dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư”;

2. Giảm kỳ thị và phân biệt đối xử, tăng cường sự hỗ trợ của gia đình, xã hội với người nhiễm HIV/AIDS và trách nhiệm của người nhiễm HIVAIDS với gia đình, xã hội, đặc biệt là trong dự phòng lây nhiễm HIV và tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.

3. Nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là những người dễ tổn thương, người có hành vi nguy cơ cao, người dân sống ở vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc ít người về công tác phòng, chống HIV/AIDS;

4. Mở rộng độ bao phủ, nâng cao chất lượng các dịch vụ dự phòng, chăm sóc, hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS thân thiện đến mọi người dân.


II. CHỦ ĐỀ VÀ KHẨU HIỆU


1. Chủ đề của Chiến dịch Phòng, chống AIDS do Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS (UNAIDS) phát động nhân Ngày Thế giới phòng, chống AIDS (01/12) cho giai đoạn 2011-2015 là “ Hướng tới mục tiêu ba không: Không còn người nhiễm mới HIV, không còn người tử vong do AIDS và không còn kỳ thị, phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS”. Tuy nhiên năm 2014, Việt Nam sẽ tập trung vào chủ đề “Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS”, với nội dung chủ yếu là truyền thông vận động thay đổi hành vi nhằm giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS (văn bản giải thích chủ đề Phụ lục 2 kèm theo).

2. Khẩu hiệu của chiến dịch (Phụ lục 1).

III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU TRONG THÁNG HÀNG ĐỘNG


1. Ban hành văn bản hướng dẫn chỉ đạo

Ban Chỉ đạo phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm các cấp ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc tăng cường triển khai các hoạt động trong Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2014 phù hợp với điều kiện và chức năng, nhiệm vụ cụ thể của từng đơn vị, địa phương.



2. Tổ chức các hội nghị, hội thảo

Tùy điều kiện cụ thể, các hội nghị, hội thảo sau đây cần được tổ chức ở các địa phương, đơn vị:

- Các hội nghị, hội thảo phổ biến Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 tầm nhìn 2030; Đề án Đảm bảo tài chính cho công tác phòng, chống HIV/AIDS; Chương trình phối hợp Đẩy mạnh phong trào “Toàn dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư” giai đoạn 2012 – 2020; Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh công tác điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế và các văn bản quy phạm pháp luật khác.

- Các hội nghị, hội thảo với lãnh đạo các cấp, các ngành, đoàn thể về huy động nguồn lực địa phương và các bộ, ban ngành để đảm bảo tài chính cho công tác phòng,chống HIV/AIDS; Đưa nội dung phòng, chống HIV/AIDS vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương với các chỉ tiêu, trách nhiệm, nguồn lực và theo dõi, giám sát cụ thể; Các hội thảo về tăng cường điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, các can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV cho những người có hành vi nguy cơ cao;

- Gặp mặt, sinh hoạt câu lạc bộ với những người dễ bị cảm nhiễm với HIV, tuyên truyền vận động họ tham gia và sử dụng thẻ bảo hiểm y tế trong khám chữa bệnh, tiếp tục thực hiện hành vi an toàn, tiếp cận sớm các dịch vụ dự phòng, chăm sóc và điều trị nhiễm HIV/AIDS;

- Các hội thảo chuyên đề chia sẻ kinh nghiệm, các mô hình có hiệu quả trong công tác phòng, chống HIV/AIDS và chống kỳ thị phân biệt đối xử, đặc biệt là các mô hình, can thiệp của người nhiễm HIV làm chủ trong phòng, chống HIV/AIDS và giúp nhau trong cuộc sống. Chú trọng các mô hình, can thiệp và giảm tác hại cho đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa, các mô hình xã hội hóa trong phòng, chống HIV/AIDS và Phong trào “Toàn dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS trong cộng đồng dân cư”.



3. Tổ chức các hoạt động truyền thông, vận động trong Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS

a) Lễ phát động Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS

- Ủy ban Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm khuyến khích các bộ, ngành, đoàn thể và các tỉnh, thành phố tổ chức Lễ phát động Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2014.

- Thời điểm tổ chức Lễ phát động Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS cần được thực hiện trước hoặc trong ngày mở đầu Tháng hành động(ngày 10/11/2014).

b) Lễ mít tinh và diễu hành quần chúng hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và Ngày Thế giới phòng, chống AIDS tại các địa phương, đơn vị

- Lễ mít tinh và diễu hành quần chúng phòng, chống HIV/AIDS năm 2014 tổ chức tập trung tại cấp tỉnh/thành phố. Các cuộc mít tinh và diễu hành quần chúng nên được tổ chức vào thời điểm thuận lợi cho việc huy động cộng đồng tham gia và nhân Ngày Thế giới phòng, chống HIV/AIDS (ngày 01 tháng 12 năm 2014). Ngoài mít tinh, có thể tổ chức các hoạt động phối hợp như diễu hành hoặc đi bộ quần chúng, trưng bày, triển lãm, ca nhạc hoặc các sự kiện gây quỹ hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS.

- Ngoài mít tinh và diễu hành cấp tỉnh, thành phố, Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm khuyến khích các tỉnh, thành phố các bộ ngành chỉ đạo các địa phương, đơn vị tổ chức các cuộc mít tinh, diễu hành tùy theo điều kiện cụ thể của từng địa phương.

c) Tăng cường các hoạt động truyền thông, vận động hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và Ngày Thế giới phòng, chống AIDS, tiếp tục chú trọng đến những người dễ tổn thương, người dân sống ở vùng sâu, vùng xa và đồng bào dân tộc thiểu số

- Tổ chức các hoạt động truyền thông tăng cường phổ biến Luật Phòng, chống HIV/AIDS; Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 tầm nhìn 2030 và các văn bản quy phạm pháp luật khác, đặc biệt chú trọng truyền thông về chống kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS, về các biện pháp tự phòng tránh lây nhiễm HIV và lợi ích của việc tiếp cận sớm các dịch vụ dự phòng, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV;

- Tổ chức các hoạt động truyền thông trực tiếp như truyền thông với cá nhân, truyền thông nhóm, thăm gia đình người nhiễm HIV hoặc người có hành vi nguy cơ cao; tổ chức sinh hoạt của các câu lạc bộ phòng, chống HIV/AIDS, các nhóm tự lực, các nhóm giáo dục đồng đẳng và các hình thức truyền thông có hiệu quả khác như đội tuyên truyền lưu động, đội chiếu bóng lưu động, các cuộc thi tìm hiểu phòng, chống HIV/AIDS...phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, đơn vị;

- Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến vận động và hỗ trợ người nhiễm HIV tham gia Bảo hiểm y tế; tuyên truyền phổ biến về sự cần thiết, quyền lợi, mức đóng, mức hưởng và thủ tục tham gia cũng như cách sử dụng khi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế.

- Tăng cường các hoạt động truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng như: Chương trình giải trí trên truyền hình, các phóng sự, các chương trình quảng cáo, các chương trình toạ đàm, giao lưu với những người nổi tiếng về HIV/AIDS... Xây dựng chuyên trang, chuyên mục, đăng tải tin, bài viết trên các phương tiện thông tin đại chúng ở trung ương và địa phương như Đài Phát thanh và Truyền hình, báo in, báo điện tử;

- Tổ chức các đêm giao lưu văn nghệ truyền thông phòng, chống HIV/AIDS, nhất là ở xã, phường, thôn, ấp, bản…;

- Tổ chức các sự kiện truyền thông có sự tham gia của người nhiễm HIV và gia đình; của các nhà lãnh đạo, người nổi tiếng và lãnh đạo cộng đồng;

- Xây dựng các cụm panô, khẩu hiệu, treo băng roll tại các địa điểm công cộng có đông người qua lại như các trục đường giao thông chính, các bến xe, công viên; cửa ngõ thành phố, xã phường, thôn, ấp, bản và cổng các cơ quan, đơn vị, trường học, bệnh viện …;

- Phổ biến các ấn phẩm truyền thông phòng, chống HIV/AIDS khác như áp phích, tranh gấp, tờ rơi, sách mỏng ... tại các địa điểm công cộng như các bến tàu xe, nhà ga, các cơ sở y tế và lồng ghép trong các sự kiện khác.

4. Triển khai thực hiện các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS khác

- Chỉ đạo ngành y tế và các cơ quan liên quan với Bộ đội Biên phòng, cơ quan Dân tộc các cấp tăng cường các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS khu vực biên giới, vùng sâu, vùng xa và vùng đồng bào dân tộc thiểu số;

- Tổ chức vận động các doanh nghiệp tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS cho người lao động, nhận người lao động là người nhiễm HIV, người sau cai, người đang được điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế;

- Tổ chức các hoạt động truyền thông vận động đưa trẻ nhiễm HIV đến trường học chung với trẻ không nhiễm HIV và chống kỳ thị phân biệt đối xử với trẻ nhiễm HIV;

- Tổ chức các chương trình vận động các tổ chức, cá nhân và gia đình tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, ủng hộ gây quỹ hỗ trợ người nhiễm HIV và tổ chức thăm hỏi người nhiễm hoặc nhóm người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS tại địa phương;

- Tăng cường giới thiệu, quảng bá rộng rãi về lợi ích của việc tiếp cận sớm các dịch vụ dự phòng, chăm sóc, điều trị HIV/AIDS và giới thiệu chi tiết các cơ sở cung cấp các dịch vụ dự phòng, chăm sóc, điều trị HIV/AIDS sẵn có tại địa phương, đơn vị, bao gồm cả các dịch vụ chuyển tiếp, chuyển tuyến để mọi người dân, đặc biệt là những người dễ tổn thương, người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS dễ dàng tiếp cận và sử dụng;

- Mở rộng độ bao phủ và nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế, dịch vụ xã hội, chăm sóc sức khoẻ, tư vấn, hệ thống chuyển tiếp, chuyển tuyến, đặc biệt là dịch vụ cung cấp các phương tiện dự phòng lây nhiễm HIV như bao cao su, bơm kim tiêm sạch cho mọi người dân có nhu cầu;

- Rà soát, chấn chỉnh, giám sát hỗ trợ nhằm nâng cao chất lượng các dịch vụ, đảm bảo tính sẵn có, tính dễ tiếp cận của các dịch vụ dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS, đặc biệt là các dịch vụ can thiệp giảm thiểu tác hại dự phòng lây nhiễm HIV;

- Vận động những người tiêu biểu, người có uy tín trong cộng đồng dân tộc thiểu số, tôn giáo, dòng họ (già làng, trưởng bản, chức sắc tôn giáo, trưởng họ, trưởng tộc...) tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trong đồng bào vùng dân tộc và miền núi;

- Vận động các tổ chức tôn giáo, tổ chức phi chính phủ, các tổ chức xã hội dân sự khác và mạng lưới người nhiễm HIV tại địa phương tích cực tham gia và tổ chức các hoạt động nhân Tháng hành động;

- Tổ chức cho các nhà lãnh đạo các cấp tham gia thuyết trình bao gồm cả đánh giá và làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, các cá nhân trong công tác phòng, chống HIV/AIDS tại các cuộc họp, hội nghị, các sự kiện truyền thông phòng, chống HIV/AIDS, đi thăm hỏi, động viên các tổ chức, cơ sở chăm sóc, hỗ trợ và điều trị bệnh nhân AIDS, các câu lạc bộ phòng, chống HIV/AIDS, các nhóm tự lực và cá nhân, gia đình bệnh nhân AIDS giúp đỡ người nhiễm HIV/AIDS hoà nhập cộng đồng;

- Tổ chức các chuyến giám sát, đánh giá việc thực hiện công tác phòng chống HIV/AIDS của các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị.


IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN


1. Bộ Y tế - Cơ quan thường trực phòng, chống HIV/AIDS của Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma tuý, mại dâm

- Xây dựng hướng dẫn các Ban Chỉ đạo phòng, chống AIDS các bộ, ngành đoàn thể Trung ương và các tỉnh thành phố tổ chức thực hiện Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS;

- Phối hợp với Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức mít tinh và diễu hành quần chúng cấp quốc gia hưởng ứng Tháng hành động và Ngày thế giới phòng, chống AIDS vào ngày 30/11/2014;

- Chủ trì phối hợp với các cơ quan thành viên Ủy ban Quốc gia giải quyết các vướng mắc (nếu có) liên quan đến Tháng hành động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị;

- Tổ chức gặp mặt các Tổng biên tập, phóng viên báo chí, Bộ ngành đoàn thể trung ương, tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước hoạt động trong lĩnh vực HIV/AIDS thông báo kế hoạch tổ chức các hoạt động Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và vận động đơn vị chức tham gia Tháng Hành động;

- Phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam và các cơ quan báo chí ở Trung ương thực hiện Chiến dịch truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng trong Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS...;

- Vận động sự tham gia của các tổ chức quốc tế đang hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam tham gia các hoạt động của Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS ở các địa phương, đơn vị;

- Tổng hợp và báo cáo Chính phủ và Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm kết quả hoạt động Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS của các bộ, ngành, đoàn thể và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.



2. Ban Chỉ đạo Phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm các bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương

- Ban hành văn bản chỉ đạo các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong hệ thống tổ chức các hoạt động nhằm hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS theo Hướng dẫn này;

- Phân công và chỉ đạo cho các thành viên của Ban Chỉ đạo trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc chuẩn bị và tổ chức thực hiện Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS;

- Giải quyết hoặc tham mưu cho cấp có thẩm quyền giải quyết các vướng mắc (nếu có) liên quan đến Tháng hành động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị;

- Tổ chức các hoạt động của Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS phù hợp với chức năng nhiệm vụ và hoàn cảnh thực tế của cơ quan, tổ chức, đơn vị, trong đó tập trung các hoạt động về các cơ quan, tổ chức, đơn vị cơ sở;

- Tập trung chỉ đạo, hướng dẫn chi tiết, khuyến khích các cơ quan, tổ chức, đơn vị cơ sở tổ chức mít tinh và diễu hành quần chúng theo hướng dẫn;

- Theo dõi, giám sát, tổng hợp báo cáo các hoạt động thực hiện trong Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS của bộ, ngành, đoàn thể mình và gửi về Bộ Y tế - Cơ quan thường trực phòng, chống HIV/AIDS của Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm (Cục Phòng, chống HIV/AIDS).

3. Ban Chỉ đạo phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

- Ban Chỉ đạo phòng, chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma tuý, mại dâm các tỉnh, thành phố ban hành Hướng dẫn tổ chức Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương, đơn vị;

- Tổ chức Lễ mít tinh và diễu hành cấp tỉnh, các hội nghị, hội thảo, tổ chức chiến dịch truyền thông thay đổi hành vi và truyền thông vận động cũng như các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS khác trong Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS như đã hướng dẫn ở trên;

- Phân công và chỉ đạo cho các thành viên của Ban Chỉ đạo trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các địa phương, đơn vị trong việc chuẩn bị và tổ chức thực hiện Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS;

- Theo dõi, giám sát, tổng hợp báo cáo các hoạt động thực hiện trong Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS của các địa phương, đơn vị và gửi về Bộ Y tế - Cơ quan thường trực phòng, chống HIV/AIDS của Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm (Cục Phòng, chống HIV/AIDS) theo quy định (mẫu báo cáo kèm theo).

Phụ lục 1. KHẨU HIỆU CỦA THÁNG HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA

PHÒNG, CHỐNG AIDS NĂM 2014
1. Nhiệt liệt hưởng ứng Ngày Thế giới phòng, chống AIDS 01/12/2014!

2. Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS!

3. Hãy chia sẻ, giúp đỡ và chăm sóc người nhiễm HIV để giúp họ tiếp tục sống khỏe, sống có ích!

4. Giúp người nhiễm HIV có việc làm là cách chăm sóc, hỗ trợ bền vững nhất!

5. Hãy hành động vì mục tiêu: Không còn người nhiễm mới HIV!

6. Hãy dùng riêng bơm kim tiêm sạch để phòng tránh lây nhiễm HIV!

7. Sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục để phòng tránh lây nhiễm HIV!

8. Hãy xét nghiệm HIV sớm để bảo vệ chính mình và người thân!

9. Phòng, chống HIV/AIDS là bảo vệ chính bạn và gia đình bạn!

10. Phụ nữ mang thai cần đi tư vấn và xét nghiệm HIV trong 3 tháng đầu để dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.

11. Tiếp cận sớm các dịch vụ dự phòng, chăm sóc, hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS là quyền của mọi người dân!

12. Chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS là góp phần phòng, chống HIV/AIDS!

13. Thực hiện Luật Phòng, chống HIV/AIDS là quyền lợi và nghĩa vụ của mọi người!

14. Tăng cường cung cấp các dịch vụ dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS cho mọi người dân!

17. Người nghiện ma túy hãy đến các cơ sở điều trị Methadone đăng ký và điều trị để dự phòng lây nhiễm HIV!

15. Người nhiễm HIV tham gia bảo hiểm y tế là để bảo vệ sức khỏe, kinh tế cho bạn và người thân!

16. Không tự kỳ thị và phân biệt đối xử khi bị nhiễm HIV!

18. Nhiệt liệt hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2014!



Phụ lục 2.

CHỦ ĐỀ NGÀY THẾ GIỚI PHÒNG, CHỐNG AIDS NĂM 2014

(Tài liệu giải thích chủ đề)

KHÔNG KỲ THỊ VÀ PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ VỚI NGƯỜI NHIỄM HIV/AIDS”

Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS (UNAIDS) đã chính thức chọn chủ đề chung cho các Chiến dịch Phòng, chống AIDS toàn cầu trong giai đoạn 2011-2015 là “Geting to zero” nghĩa là “Hướng tới mục tiêu ba không: không còn người nhiễm mới HIV, không còn người tử vong do AIDS và không còn kỳ thị, phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS”. Tầm nhìn “Ba không” đã được Tổng thư ký Liên hợp quốc công bố chính thức tại Phiên họp cấp cao của Đại hội đồng Liên hợp quốc về HIV/AIDS tháng 6/2011.

Các mục tiêu cụ thể của tầm nhìn này bao gồm:



* Hướng tới không còn người nhiễm mới HIV:

- Giảm 50% các ca mới nhiễm HIV do quan hệ tình dục không an toàn vào năm 2015, đặc biệt là trong nhóm thanh niên, người quan hệ tình dục đồng giới nam, người bán dâm.

- Loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang con vào năm 2015 và giảm 50% số ca tử vong ở bà mẹ bị nhiễm HIV/AIDS.

- Giảm 50% các ca mới nhiễm HIV trong nhóm những người tiêm chích ma túy vào năm 2015, tất cả những người mới nghiện ma túy đều được dự phòng lây nhiễm HIV đúng cách.



* Hướng tới không còn người tử vong do AIDS:

- Tất cả người nhiễm HIV đủ tiêu chuẩn điều trị đều được tiếp cận thuốc kháng vi rút (ARV).

- Giảm 50% các ca tử vong do Lao ở những người nhiễm HIV/AIDS vào năm 2015

- Những người bị nhiễm HIV và gia đình của họ đều được quan tâm đề cập trong các chiến lược quốc gia về bảo vệ con người và có thể tiếp cận được các dịch vụ chăm sóc và hỗ trợ thiết yếu.



* Hướng tới không còn kỳ thị và phân biệt đối xử:

- Đến năm 2015 làm giảm 50% số quốc gia có quy định cấm những người nhiễm HIV nhập cảnh và cư trú.

- Không còn tình trạng kỳ thị, phân biệt đối xử và bạo hành giới liên quan đến HIV/AIDS.

Tại sao Liên hợp quốc đặt mục tiêu “Ba không”?

Mặc dù theo báo cáo của Liên hợp quốc, xu hướng mới nhiễm HIV trên toàn cầu có xu hướng giảm trong những năm gần đây, tuy nhiên ở một số vùng trên thế giới vẫn có xu hướng gia tăng. Hiểu biết của người dân về HIV còn hạn chế. Theo các điều tra gần đây nhất ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, chỉ có 24% phụ nữ trẻ và nam giới trẻ trả lời chính xác 5 câu hỏi về các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV và phản đối những quan niệm sai lầm về lây nhiễm HIV. Nhận thức và kiến thức về HIV thấp sẽ tiếp tục là những thách thức toàn cầu trong những năm tới trong việc kiểm soát sự lây nhiễm HIV. Các báo cáo cũng cho thấy các ca nhiễm mới HIV trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương vẫn tập trung trong các nhóm chính có nguy cơ lây nhiễm cao, gồm những người tiêm chích ma túy, người mua và bán dâm, nam có quan hệ tình dục đồng với nam và những người chuyển giới.

Trên thế giới cũng như trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, số người tiếp cận được điều trị kháng vi-rút (ARV) để tiếp tục sống đã tăng gấp ba lần kể từ năm 2006. Tuy vậy, đến nay vẫn còn hơn 60% số người đủ tiêu chuẩn điều trị ARV trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương vẫn chưa tiếp cận được với các thuốc có ý nghĩa sống còn này với họ. Ở Việt Nam, số người được điều trị ARV đã tăng 18 lần và số người chết liên quan đến AIDS đã giảm nhanh trong vòng năm năm qua, tuy nhiên do nhiều lý do khác nhau vẫn còn hơn một nửa số người lớn nhiễm HIV/AIDS có nhu cầu nhưng vẫn chưa chưa được tiếp cận điều trị kháng vi-rút. Do vậy để thực hiện được mục tiêu không còn người chết liên quan đến AIDS thì ngoài các giải pháp mang tính đồng bộ, các giải pháp tăng cường sự tiếp cận của người nhiễm HIV/AIDS với các dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS đóng vai trò quan trọng.

Đã hơn 30 năm đương đầu với HIV/AIDS, nhiều thành tựu đã đạt được trong phòng, chống HIV/AIDS, tuy nhiên tình trạng kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến nhiễm HIV/AIDS vẫn còn tồn tại khá phổ biến tại tất cả các quốc gia trên thế giới. Nhiều quốc gia vẫn còn những quy định cấm những người nhiễm HIV nhập cảnh và cư trú hoặc tồn tại tình trạng kỳ thị, phân biệt đối xử và bạo hành giới liên quan đến HIV/AIDS... Cả trên thế giới cũng như ở Việt Nam, kỳ thị và phân biệt đối xử tiếp tục là nguyên nhân hạn chế những người có hành vi nguy cơ cao cũng như những người nhiễm HIV/AIDS tiếp cận các dịch vụ dự phòng, chăm sóc, hỗ trợ và điều trị nhiễm HIV/AIDS cũng như là những rào cản đối với việc thực hiện đầy đủ các quyền của người nhiễm HIV/AIDS, bao gồm quyền học hành, lao động ... đã được pháp luật các quốc gia quy định.

Liên hợp quốc khuyến cáo, từ chủ đề chung của Chiến dịch Phòng, chống HIV/AIDS toàn cầu trong giai đoạn 2011-2015, hàng năm các quốc gia, tùy theo tình hình dịch HIV/AIDS và thực tế công tác phòng, chống HIV/AIDS có thể lựa chọn các ưu tiên khác nhau để hướng tới mục tiêu “Ba không” nói trên.

Việt Nam đã chính thức chọn chủ đề cho Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS trong thời gian vừa qua là: “Hướng tới không còn người nhiễm mới HIV”. Năm 2014, Việt Nam lựa chọn chủ đề “Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV”.



Tại sao năm 2014 Việt Nam lại tập trung vào chủ đề “Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV”:

- Mặc dù đã có nhiều tiến bộ trong việc giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS, tuy vậy ở nhiều nơi trên thế giới cũng như ở nước ta hiện nay, sự kỳ thị và phân biệt đối xử với những người nhiễm HIV vẫn còn xảy ra ở nhiều nơi và biểu hiện công khai hoặc ngấm ngầm, thô bạo hoặc tế nhị, ở nhiều hoàn cảnh khác nhau, dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau như:

+ Tại nhà: Cho người nhiễm HIV ăn, ở riêng hoặc nếu ở chung thì miễn cưỡng giao tiếp với người nhiễm hoặc hạn chế, cấm đoán người khác trong gia đình tiếp xúc với người nhiễm HIV; Chối bỏ người nhiễm HIV, không cho ở nhà, tìm cách đưa người nhiễm HIV vào các cơ sở tập trung ...

+ Tại cộng đồng: Cấm hoặc hạn chế con cái, người thân, họ hàng tiếp xúc với người nhiễm HIV/AIDS; Không muốn hoặc cấm người nhiễm HIV dùng chung các vật dụng sinh họat hoặc sử dụng chung nhà vệ sinh công cộng, nhà ăn tập thể; Không sử dụng các dịch vụ mà người nhiễm HIV hoặc gia đình họ cung cấp, nhất là dịch vụ ăn uống; Không muốn, không cho tổ chức tang lễ bình thường hoặc không đến dự tang lễ của người nhiễm HIV/AIDS.…

+ Tại các cơ sở y tế: Miễn cưỡng khi tiếp xúc với người nhiễm HIV/AIDS, hoặc bắt phải chờ đợi lâu, hẹn đến khám bệnh vào lúc khác; Đùn đẩy bệnh nhân AIDS giữa các khoa, giữa các bệnh viện; Xét nghiệm phát hiện HIV trước phẫu thuật, trước khi sinh... mà không có ý kiến của bệnh nhân; Từ chối điều trị HIV/AIDS theo chế độ bảo hiểm y tế...;

+ Tại nơi học tập, làm việc: Xa lánh, ngại tiếp xúc, không muốn làm việc, học tập cùng người nhiễm HIV; Lấy máu xét nghiệm HIV khi tuyển dụng hoặc trong quá trình lao động, học tập; Tuỳ tiện thay đổi công việc của người lao động bị nhiễm HIV; Thuyết phục, gây sức ép, tạo cớ… để người nhiễm HIV xin nghỉ việc hay học sinh, sinh viên nghỉ học, thôi học; Bắt buộc thôi việc, thôi học với lý do không chính đáng ...

- Có nhiều nguyên nhân gây ra kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS, nhưng phổ biến là những nguyên nhân sau đây:

+ Do bản chất của bệnh: Vi bản chất của kỳ thị và phân biệt đối xử nói chung thường gắn liền với những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khó chữa. Trong khi HIV/AIDS là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm dẫn đến chết người, trong khi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cũng như đến nay chưa có vắc xin phòng bệnh nên khi nhiễm HIV nghĩa là hết.

+ Do thiếu hiểu biết hoặc hiểu biết không đúng, không đầy đủ về HIV/AIDS: Nhiều người vẫn cho rằng HIV/AIDS là bệnh rất dễ lây, kể cả qua tiếp xúc thông thường hoặc nhiều người lại cho rằng chỉ có những người tiêm chích ma túy hoặc người mua, bán dâm tức là những người cho là xấu xa mới bị nhiễm HIV/AIDS, họ coi HIV/AIDS là tệ nạn xã hội, nhiễm HIV là có tội, có lỗi.

+ Do một thời gian dài việc truyền thông không đầy đủ hoặc không phù hợp: Truyền thông quá nhấn mạnh chú trọng đến đường lây truyền mà không giải thích rõ ràng, nhất là đường không lây của HIV. Chúng ta cũng thường hù dọa tạo ra cảnh hãi hùng. Chính việc tuyên truyền như vậy đã khiến mọi người sợ hãi, xa lánh và đó cũng là một trong các nguyên nhân dẫn đến kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS.

- Kỳ thị và phân biệt đối xử - lợi bất cập hại:

+ Do sợ bị kỳ thị và phân biệt đối xử, người nhiễm HIV/AIDS dấu diếm tình trạng bệnh tật, mặc cảm, không dám tiếp xúc với cộng đồng, không hợp tác với chương trình phòng chống HIV/AIDS. Cán bộ chuyên môn khó có thể gặp và tư vấn cho họ về kỹ năng phòng và tránh lây HIV/AIDS cho người khác, làm cho người nhiễm HIV/AIDS trở thành “quần thể ẩn”, rất khó tiếp cận, do đó họ khó có thể tiếp nhận thông tin, kỹ năng phòng bệnh và do vậy họ có thể “vô tư” truyền HIV cho người khác.

+ Do thiếu sự thông cảm giúp đỡ của cộng đồng có thể dẫn đến bi quan, chán nản, hoặc sợ hãi không tiết lộ danh tính, không tiếp cận dịch vụ do vậy chương trình phòng, chống HIV/AIDS cũng không tiếp cận được với người nhiễm HIV nên cũng không có được số ca bệnh chính xác, cũng không ước tính và dự báo chính xác được về tình hình dịch. Việc lập kế hoạch dựa trên những thông tin không đầy đủ sẽ chỉ làm lãng phí tiền của và đặc biệt là không ngăn chặn được sự lây lan của HIV.

+ Một vấn đề khác là chúng ta đã bỏ phí một nguồn lực lớn, không phát huy được tiềm năng của người nhiễm HIV. Người nhiễm HIV họ vẫn có thời gian dài khỏe mạnh nên họ vẫn có thể cống hiến cho gia đình và xã hội. Khi bị kỳ thị và phân biệt đối xử, người nhiễm HIV bị tách biệt, không làm việc, không được chăm sóc và như vậy người nhiễm HIV có thể chết sớm do không được chăm sóc để lại vợ, con, bố mẹ già làm tăng tác động của HIV/AIDS đến gia đình, đến kinh tế xã hội của đất nước. Nhiều người nhiễm HIV là những tuyên truyền viên rất hiệu quả nên làm mất đi một lực lượng có hiệu quả trong phòng, chống AIDS.

+ Cuối cùng là kỳ thị và phân biệt đối xử dẫn đến hạn chế một số quyền cơ bản của công dân như quyền được chăm sóc sức khoẻ, làm việc, học hành, tự do đi lại… là những quyền mà người nhiễm HIV được pháp luật bảo vệ. Luật Phòng, chống HIV/AIDS của Việt Nam cũng đã có nhiều điều khoản nghiêm cấm việc kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS.

- Các nghiên cứu trên thế giới cũng như tại Việt Nam đã chỉ ra rằng: Kỳ thị và phân biệt đối xử là nguyên nhân làm hạn chế những người có hành vi nguy cơ cao cũng như những người nhiễm HIV/AIDS tiếp cận với các dịch vụ dự phòng, chăm sóc, hỗ trợ và điều trị nhiễm HIV/AIDS, là rào cản to lớn đối với việc thực hiện đầy đủ các quyền của người nhiễm HIV/AIDS, bao gồm quyền học tập, lao động và sinh hoạt như những người bình thường.

Như vậy có thể thấy rằng, các biện pháp tách biệt, cấm đoán, kỳ thị và phân biệt đối xử không làm hạn chế được dịch HIV/AIDS mà trái lại càng làm cho dịch HIV/AIDS ngày càng trở nên khó kiểm soát hơn.

Do vậy, chúng ta không nên kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS.



Phụ lục 3;

BÁO CÁO NHANH

KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THÁNG HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS NĂM 2014
Tên đơn vị báo cáo:............................................................



Stt

Tên hoạt động

Đơn vị thực hiện chính

Đơn vị phối hợp

Thời gian tổ chức

Địa điểm tổ chức

Dự kiến kết quả

1

......
















..

....

















































































Ngày........tháng…...năm 2014

LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ

Ghi chú: - Báo cáo này dành cho các Ban Chỉ đạo Phòng, chống HIV/AIDS các tỉnh tổng hợp trên cơ sở kế hoạch của các tuyến.

- Đề nghị các đơn vị gửi Báo cáo nhanh về Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Phòng Truyền thông – Huy động cộng đồng) trước ngày 15/11/2014 để tổng hợp báo cáo Ủy ban Quốc gia. Điện thoại : 043.7367143, Fax: (04) 3.8465732, Email: dothuthuyvaac@gmail.com

SỞ Y TẾ

TRUNG TÂM PC

HIV/AIDS........................


Số:...../TT- AIDS


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
........., ngày tháng năm 2014

BÁO CÁO

KẾT QUẢ TRIỂN KHAI THÁNG HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA

PHÒNG, /CHỐNG HIV/AIDS NĂM 2014

Kính gửi:

- Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế

- Sở Y tế tỉnh/thành phố:..........................

I. Quản lý chỉ đạo:

Ban hành Văn bản chỉ đạo hướng dẫn triển khai Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS



      • Có  + Không 

Cấp ban hành: - Uỷ ban nhân dân tỉnh/ thành phố 

- Sở Y tế 



II. Các hoạt động cụ thể

1. Các hoạt động tại tuyến tỉnh

1.1. Tổ chức mít tinh và diễu hành quần chúng

      • Mít tinh và diễu hành: Có  Không 

      • (Nếu có) Số người tham dự:...................................

1.2. Tổ chức các hoạt động truyền thông trên các phương tiện truyền thông đại chúng

Hình thức



Không

Nếu có

Đài phát thành truyền hình tỉnh/thành phố










Phim/ Phóng sự







Số lần phát sóng:

Spot cổ động







Số lần phát sóng:

Toạ đàm







Số lần phát sóng:

Báo in, báo điện tử







Số tin, bài viết :

Xây dựng các cụm panô, khẩu hiệu, treo băng rol







Số cụm pano :

Số khẩu hiệu, băng roll:



Phân phát tranh gấp, tờ rơi, sách mỏng, áp phích







Số tranh gấp, tờ rơi :

Số áp phích :

Số sách mỏng :

Bản tin HIV:

Tạp chí AIDS và cộng đồng:


Khác (ghi rõ):

1.3. Tổ chức các hoạt động truyền thông truyền thông trực tiếp

Hình thức



Không

Nếu có

Tiếp cận với cá nhân, nhóm







Số lượt người:

Thăm gia đình







Số lần:

Tổ chức sinh hoạt của các câu lạc bộ phòng, chống HIV/AIDS, các nhóm tự lực, nhóm giáo dục đồng đẳng







Số lần:

Tuyên truyền lưu động, đội chiếu bóng lưu động







Số lần:

Tổ chức các cuộc thi phòng, chống HIV/AIDS







Số lần:

Khác (ghi rõ)


1.4. Tổ chức các chuyến giám sát, đánh giá việc thực hiện công tác phòng, chống HIV/AIDS

      • Có:  + Không: 

Nếu có ghi rõ: - Số lần: ..........

- Thành phần tham gia: Ngành Y tế: 

Liên ngành: 

1.5. Các hoạt động khác (ghi rõ)
2. Các hoạt động tại tuyến huyện

2.1. Tổ chức mít tinh và diễu hành quần chúng


      • Số huyện/thị có mít tinh và diễu hành: ......

      • Số người tham dự:...................................

2.2. Tổ chức các hoạt động truyền thông trên các phương tiện truyền thông đại chúng

Hình thức



Không

Nếu có

Đài phát thành truyền hình huyện










Phim/ Phóng sự







Số lần phát sóng:.................

Spot cổ động







Số lần phát sóng: ....................

Toạ đàm







Số lần phát sóng: ...................

Báo in, báo điện tử







Số tin, bài viết: .....................

Xây dựng các cụm panô, khẩu hiệu, treo băng rol







Số cụm pano: .................

Số khẩu hiệu, băng rol: ...........



Phân phát tranh gấp, tở rơi, sách mỏng, áp phích







Số tranh gấp, tờ rơi :

Số áp phích :

Số sách mỏng :


Khác (ghi rõ):


2.3. Tổ chức các hoạt động truyền thông truyền thông trực tiếp

Hình thức



Không

Nếu có

Nói chuyện sức khoẻ với với cá nhân/ nhóm







Số lần: ....................

Thăm gia đình







Số lần: ....................

Tổ chức sinh hoạt của các câu lạc bộ phòng, chống HIV/AIDS, các nhóm tự lực, nhóm giáo dục đồng đẳng







Số lần: ....................

Tuyên truyền lưu động, đội chiếu bóng lưu động







Số lần:..................................

Tổ chức các cuộc thi phòng, chống HIV/AIDS







Số lần: ....................


2.4. Tổ chức các chuyến giám sát, đánh giá việc thực hiện công tác phòng, chống HIV/AIDS

      • Có:  + Không: 

      • Nếu có ghi rõ: - Số lần: .............

- Thành phần tham gia: Ngành Y tế: ...............

Liên ngành: ...............



2.5. Các hoạt động khác (ghi rõ)

3. Các hoạt động tại tuyến xã/phường/thị trấn

    1. Tổ chức mít tinh và diễu hành quần chúng

      • Tổng số cuộc mít tinh tại xã phường: ..........

      • Tổng số người tham dự: ............ người

3.2. Các hoạt động khác:

III. Đánh giá chung

              1. Thuận lợi



2. Khó khăn
IV. Đề xuất, khuyến nghị
Nơi gửi: GIÁM ĐỐC

- Như trên;



- Lưu VT.

Ghi chú: Đề nghị các đơn vị gửi Báo cáo kết quả hoạt động về Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Phòng TT và HĐCĐ) trước ngày 31/12/2014 bằng email và văn bản để tổng hợp báo cáo Uỷ ban quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm.

Điện thoại : 043.7367143, Fax: (04) 3.8465732, Email : dothuthuyvaac@gmail.com



tải về 158 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương