II. Các kiến nghị về chính sách đối với giáo viên



tải về 0.61 Mb.
trang3/6
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích0.61 Mb.
#2035
1   2   3   4   5   6

1. Ngày 27/02/1999, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký Quyết định số 08/1999/QĐ-BGD&ĐT ban hành "Quy chế tuyển sinh vào trường trung học cơ sở và trung học phổ thông", trong đó quy định những vấn đề về công tác tuyển sinh ở bậc trung học . Khoản 2 và 3 Điều 8 của Quy chế quy định học sinh được hưởng chế độ ưu tiên bằng hình thức cộng thêm điểm khi tuyển sinh.

a. "Cộng thêm 2 điểm :

+ Có cha (hoặc mẹ) là người dân tộc thiểu số Việt Nam và bản thân đang cư trú và học tập tại vùng cao (theo quy định của Uỷ ban Dân tộc và miền núi Trung ương), vùng sâu, biên giới, hải đảo, khu kinh tế mới (do Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh quy định) " .

b. "Cộng thêm 1 điểm :

+ Người Kinh cư trú và học tập ở khu vực quy định tại khoản 2 của Điều này". Với việc quy định như vậy đã tạo điều kiện tăng số học sinh miền núi, vùng khó khăn được tuyển vào trường trung học phổ thông.

2. Việc tuyển sinh vào trường trung học phổ thông nhằm mục đích để tuyển chọn học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được vào học trung học phổ thông, vì hiện nay nước ta chưa đủ điều kiện phổ cập giáo dục trung học phổ thông, ngành giáo dục chưa có hệ thống trường trung học phổ thông đủ sức tiếp nhận tất cả học sinh đã tốt nghiệp trung học cơ sở vào học.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo phân cấp, giao việc xây dựng và thực hiện chỉ tiêu kế hoạch tuyển sinh vào các trường trung học phổ thông cho UBND các tỉnh, thành phố quyết định nhằm phát triển quy mô học sinh trung học, phù hợp khả năng của địa phương và đáp ứng nhu cầu học tập của một bộ phận thanh thiếu niên trong độ tuổi đi học. Tuy nhiên, trong thực tế các trường trung học phổ thông hiện chưa được xây dựng đầy đủ để có thể tiếp nhận tất cả học sinh có nhu cầu vào học nhất là ở các tỉnh miền núi nói chung, Hoà Bình nói riêng. Kiến nghị của cử tri Hoà Bình là chính dáng, nhưng sẽ chỉ được giải quyết từng bước trong quá trình phát triển giáo dục của cả nước nói chung, của tỉnh Hoà Bình nói riêng.

Câu hỏi 68: Cử tri tỉnh Quảng Nam đề nghị xem xét việc phân bổ chỉ tiêu tuyển sinh đại học và cao đẳng đảm bảo giữa đào tạo và sử dụng, đáp ứng nhu cầu của xã hội, khắc phục tình trạng mất cân đối giữa các ngành nghề.

Bộ Giáo dục và Đào tạo xin trả lời như sau:

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư triển khai việc giao chỉ tiêu đào tạo theo các nhóm ngành nghề cơ bản. Từ 5 năm trở lại đây, trong phân bổ chỉ tiêu, Bộ GD&ĐT đã cố gắng điều chỉnh sao cho chỉ tiêu giữa các nhóm ngành có tỷ lệ phù hợp, ví dụ như những năm 2000 ? 2002 chỉ tiêu vào ngành Sư phạm chiếm khoảng 27% tổng chỉ tiêu tuyển mới; nhóm ngành kỹ thuật chiếm khoảng 29%; nhóm ngành Kinh tế, Tài chính, Luật khoảng 25%; Nông-Lâm- Ngư khoảng 9% ; còn lại là các nhóm ngành Y tế, Khoa học cơ bản, Nghệ thuật, Thể dục thể thao. Tuy nhiên cũng phải thấy rằng số lượng học sinh đăng ký dự thi vào các nhóm ngành Khoa học XHNV, Kinh tế còn quá nhiều so với các nhóm ngành Kỹ thuật, Nông- Lâm-Ngư. Bộ GD&ĐT đang chỉ đạo các trường ĐH, CĐ tăng cường khả năng đào tạo, mở thêm các ngành nghề mà xã hội đang cần, giảm bớt những ngành nghề mà xã hội đã bão hoà ví dụ trong đào tạo giáo viên, giảm bớt việc đào tạo giáo viên các môn học đã đủ, tăng chỉ tiêu đào tạo giáo viên những môn học còn thiếu như nhạc, hoạ, thể dục, v.v. Mặt khác, về phía các địa phương cũng cần chỉ đạo các trường phổ thông trung học, các cơ quan tuyên truyền làm tốt công tác hướng nghiệp cho số học sinh tốt nghiệp lớp 12, phối hợp với các Bộ liên quan xây dựng chính sách thu hút học sinh sau khi tốt nghiệp về những vùng khó khăn công tác. Hiện nay, do làm công tác giáo dục nghĩa vụ và trách nhiệm chưa tốt, do chế độ đãi ngộ chưa thoả đáng, nên có không ít sinh viên tốt nghiệp (kể cả số được nhận học bổng của Nhà nước) không chịu đi nhận công tác ở các vùng khó khăn, mà ở lại thành phố kiếm việc làm (kể cả những việc không phù hợp với ngành nghề đã được đào tạo).



Câu hỏi 69: Cử tri TP Hồ Chí Minh đề nghị ban hành Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ ngay từ đầu năm học để học sinh không lúng túng, tạo điều kiện cho học sinh chủ động chọn lựa ngành nghề phù hợp với khả năng của minh.

Bộ Giáo dục và Đào tạo xin trả lời như sau:

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang tiến hành rút kinh nghiệm, tổng kết việc đổi mới tuyển sinh đại học, cao đẳng hai năm qua, tiến tới ban hành Quy chế tuyển sinh ổn định theo lộ trình kế hoạch đổi mới tuyển sinh ĐH, CĐ đã trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.



Câu hỏi 70: Cử tri tỉnh Ninh Thuận đề nghị cần có nhiều ưu đãi để trẻ em khuyết tật tham gia học tập, hoà nhập cộng đồng như: Miễn học phí và các khoản đóng góp, đào tạo nghề, cộng thêm điểm thi tốt nghiệp, ưu tiên cho tuyển sinh và giải quyết việc làm sau khi thi tốt nghiệp.

Bộ Giáo dục và Đào tạo xin trả lời như sau:

Ngày 28/12/2001, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục 2001- 2010, trong đó có ghi: "... Tạo cơ hội cho trẻ khuyết tật được học tập ở một trong loại hình trường, lớp hoà nhập, bán hoà nhập hoặc chuyên biệt đạt tỉ lệ 50 % vào năm 2005 và 70 % vào năm 2010".

Nhằm thống nhất chỉ đạo và triển khai công tác giáo dục trẻ khuyết tật, thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo giáo dục trẻ khuyết tật của ngành do Thứ trưởng Đặng Huỳnh Mai làm Trưởng Ban.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng định hướng chiến lược giáo dục trẻ khuyết tật ở Việt Nam, cùng với bán hoà nhập và chuyên biệt, chủ yếu là giáo dục hoà nhập.

Để trẻ em khuyết tật tham gia học tập, hoà nhập cộng đồng trẻ, trẻ khuyết tật cần được ưu đãi trợ giúp về kinh phí và điều kiện học tập. Qua thống kê có khoảng 20% số gia đình có trẻ khuyết tật là diện nghèo khó. Vì vậy trợ cấp cho trẻ khuyết tật cũng là trợ cấp người nghèo, là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta.

Hiện nay Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương không thu học phí của trẻ tại các trung tâm giáo dục chuyên biệt, tạo điều kiện, giúp đỡ về mặt kinh phí ăn ở cho các em, quan tâm đến việc hướng nghiệp, dạy nghề.

Tại các trường có trẻ khuyết tật học hoà nhập không thu học phí, miễn các khoản đóng góp, chọn giáo viên có năng lực,trình độ, lòng yêu trẻ dạy các lớp có học sinh khuyết tật học hoà nhập, giảm số học sinh trong lớp học có trẻ khuyết tật, yêu cầu mỗi lớp học nhiều nhất có 2 em học sinh khuyết tật, tạo điều kiện cho giáo viên quan tâm tới học sinh khuyết tật. Tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức, các dự án tạo điều kiện đi lại, thiết bị, sách vở phục vụ việc học tập của học sinh khuyết tật.

Hiện nay Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa có chủ trương cộng thêm điểm thi tốt nghiệp cho học sinh khuyết tật, nhưng chỉ đạo các trường cho phép học sinh khuyết tật có thể không học một số môn có trong chương trình, đánh giá học sinh khuyết tật theo sự tiến bộ của trẻ.

Tuy nhiên trong điều kiện hiện nay, do kinh nghiệm còn ít, điều kiện kinh phí cơ sở vật chất phục vụ cho giáo dục trẻ khuyết tật còn thiếu thốn, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, các ngành các cấp, các cá nhân trong nước và nước ngoài quan tâm giúp đỡ nhiều hơn nữa cho sự nghiệp giáo dục trẻ khuyết tật , tạo điều kiện cho trẻ khuyết tật có cơ hội bình đẳng như những trẻ em khác, được chăm sóc tốt, được học tập, vui chơi, lao động và hoà nhập cuộc sống cộng đồng.

Câu hỏi 71: Cử tri tỉnh Tuyên Quang đề nghị Nhà nước có tiêu chuẩn cụ thể về tiêu chuẩn tuyển chọn đối với sinh viên các trường ĐH, CĐ sư phạm, ngoài việc thi tuyển như hiện nay.

Bộ Giáo dục và Đào tạo xin trả lời như sau:

Hiện nay chỉ có một số ít trường sư phạm, ngoài các tiêu chuẩn tuyển chọn chung do Bộ quy định, có đề ra một vài tiêu chuẩn riêng, nhưng chưa phải là chủ trương thống nhất của Bộ GD&ĐT. Trong thời gian tới, Bộ GD&ĐT sẽ xem xét để có chủ trương hợp lý về việc này



Câu hỏi 73, 76, 129, 136, 138, 148: Cử tri các tỉnh Hà Tĩnh, Hải Dương, Bắc Ninh, Bạc Liêu, Vĩnh Long, Yên Bái đề nghị:

- Đề nghị Nhà nước cần quan tâm hơn nữa đến hệ thống giáo dục mầm non. Hiện cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên mầm non còn nhiều bất cập đặc biệt là ở vùng nông thôn.

- Đề nghị quan tâm đầu tư hơn nữa cho giáo dục mầm non vùng nông thôn: xây dựng cơ sở vật chất, tăng mức lương cho cô giáo mầm non...

- Hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà trẻ mẫu giáo vì nhân dân phải đóng góp nhiều khoản.

- Cử tri đề nghị Nhà nước cần quan tâm đầu tư xây dựng nhanh hơn nữa các trường mẫu giáo ở những vùng nông thôn để trẻ phát triển tốt hơn về trí tuệ ở giai đoạn đầu của trẻ, tạo nền để trẻ học tốt ở những giai đoạn tiếp theo.

- Đề nghị ngành giáo dục quan tâm đầu tư cơ sở vật chất cho trường mẫu giáo, trang thiết bị cho trường học vùng nông thôn

- Đề nghị Nhà nước cần quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho trường mầm non và chế độ lương cho giáo viên mẫu giáo đặc biệt là ở vùng cao, đưa hệ thống trường mầm non nằm trong hệ thống trường công lập.

Bộ Giáo dục và Đào tạo xin trả lời như sau:

Theo báo cáo của các tỉnh vào tháng 5/2002 cả nước còn 222 xã chưa có trường lớp mầm non và 323 xã chỉ mới có một lớp mầm non gắn với tiểu học. Về cơ sở vật chất : Trường lớp mầm non ở nông thôn còn rất nghèo nàn. Trang thiết bị , bàn ghế trong lớp không phù hợp với các cháu. Đồ chơi ( có vai trò tương tự như sách giáo khoa ) còn rất thiếu. Cơ sở vật chất của giáo dục mầm non tuy còn thiếu thốn song từng bước đang được cải thiện. Sau đây là một số biện pháp Bộ đã chỉ đạo nhằm tăng cường cơ sở vật chất cho GDMN .

- Tháng 5/1994 Bộ GD-ĐT đã có Quyết định 1363/GĐ-ĐT ban hành tiêu chuẩn mô hình trường trọng điểm ngành học MN để tăng cường cơ sở vật chất cho các trường tạo điều kiện nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dạy trẻ . Tính đến nay có khoảng 600 trường mầm non trọng điểm cấp tỉnh, huyện . Nhìn chung những trường này có cơ ngơi tương đối khang trang, các thiết bị đồ chơi, đồ dùng phục vụ công tác nuôi dạy trẻ tương đối đầy đủ.

- Quyết định số 45/2001/QĐ/BGĐ-ĐT ngày 26/12/2001 ban hành quy chế công nhận trường MN đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2002 ? 2005. Đến nay cả nước có 98 trường MN được công nhận đạt chuẩn.

- Những năm học trước Bộ đã trích kinh phí từ chương trình 8 (Chương trình mục tiêu) để xây dựng bổ sung cơ sở vật chất, thiết bị cho trường lớp MN. Để giải quyết các yêu cầu nêu trên của cử tri, Bộ GD&ĐT đã tham mưu và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình phát triển GDMN (Quyết định 161/2002/QĐ-TTg), Chương trình kiên cố hoá trường học (Quyết định 159/2002/QĐ-TTg) kêu gọi một số dự án, các nguồn viện trợ và sự hỗ trợ của các cá nhân và tổ chức hảo tâm.

Với những giải pháp trên cơ sở vật chất, trang thiết bị của các trường mầm non sẽ dần được hoàn thiện.



Câu hỏi 74: Cử tri tỉnh Bắc Ninh đề nghị đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo tại chức.

Bộ Giáo dục và Đào tạo xin trả lời như sau:

- Trong những năm qua, phương thức đào tạo tại chức đã góp phần nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ đang làm việc tại các Bộ, ngành, các địa phương, đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa, góp phần đào tạo, bồi dưỡng nhân lực tại các cơ sở kinh tế - xã hội trong cả nước. Phương thức đào tạo này còn góp phần làm giảm sự mất cân đối về nguồn nhân lực giữa các vùng, miền bằng cách đưa lớp học về gần với người học, đào tạo theo địa chỉ, đào tạo gắn với việc làm; thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục... nguồn kinh phí đóng góp của người học (cho đến nay ngân sách nhà nước ở Trung ương chưa đầu tư đáng kể cho lĩnh vực đào tạo này).

Tuy nhiên trong quá trình quản lý loại hình đào tạo này vẫn còn nhiều bất cập, xã hội chưa yên tâm về chất lượng đào tạo tại chức ở một số trường đại học, cao đẳng.

Để nâng cao chất lượng đào tạo tại chức Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có những giải pháp sau:

1) Tổ chức một đợt tổng kiểm tra về việc thực hiện các chủ trương của Bộ trong chương trình hành động thực hiện Nghị quyết TW2 (Khoá VIII) và thực hiện kết luận của Hội nghị TW6 (Khoá IX) ở một số trường đại học có quy mô lớn về đào tạo không chính quy để xử lý dứt điểm những sai phạm đang tồn tại ở một số trường, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người học và giữ được kỷ cương trong lĩnh vực giáo dục đại học.

2) Điểu chỉnh hợp lý chỉ tiêu đào tạo tại chức theo hướng giảm dần tỷ lệ sinh viên đại học, cao đẳng không chính quy tổng quy mô đào tạo của các trường đại học và cao đẳng (năm 1999: 34,4%; năm 2000: 32,4%; năm 2001: 30,0% và năm 2002: 30,2%). Những trường có quy mô bình quân vượt qua 30 sinh viên/1 giảng viên (kể cả giảng viên cơ hữu và hợp đồng) thì tạm ngừng việc mở tiếp các lớp tại chức, nhất là lớp mở tại địa phương. Từng bước điều chỉnh tình trạng mất cân đối về cơ cấu ngành nghề đào tạo, đang xây dựng tiêu chí để giao chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm cho các trường.

3) Chỉ đạo các đơn vị chấm dứt việc đặt lớp tại chức tại các cơ quan của huyện, của tỉnh và cơ sở sản xuất kinh doanh, vừa khó khăn cho việc quản lý, vừa thiếu môi trường sư phạm cho việc dạy và học. Khi mở lớp tại địa phương, các trường đại học, cao đẳng phải có tờ trình của trường về kế hoạch đào tạo, kèm theo văn bản kiến nghị mở lớp của địa phư�ng. Chỉ tiêu tuyển sinh không chính quy chỉ có giá trị thực hiện trong năm. Việc mở lớp đào tạo cán bộ cho những tỉnh còn nhiều khó khăn, thiếu đội ngũ lao động đã qua đào tạo như các tỉnh miền núi phái Bắc, Tây Nguyên, khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Nam Trung bộ được khuyến khích và ưu tiên.

- Trong một số năm trước mắt, tăng hợp lý chỉ tiêu tuyển sinh tại chức của khối ngành kinh tế và một số ngành thuộc khối KHXH-NV, luật; khuyến khích mở một số ngành nghề đào tạo thuộc lĩnh vực điều tra cơ bản, xây dựng cơ sở hạ tầng trên cơ sở đảm bảo các khâu về thực hành thí nghiệm; ưu tiên đào tạo các ngành nông -lâm - ngư (đặc biệt đối với các ngành nông học, chăn nuôi, thú y, chế biến nông sản, thực phẩm...), chăm sóc sức khoẻ tuyến cơ sở, công tác xã hội, môi trường và bảo vệ môi trường.

4) Thực hiện phân cấp quản lý đào tạo không chính quy theo hướng bảo đảm quyền chủ động và nâng cao trách nhiệm của các trường đại học và cao đẳng;

5) Tiến hành rà soát lại các văn bản, quy phạm pháp luật hiện hành về đào tạo không chính quy để sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng các văn bản mới cho phù hợp với các quy định của Luật Giáo dục và đáp ứng yêu cầu quản lý trong tình hình mới.

5) Duy trì chế độ làm việc, kiểm tra, thanh tra thường xuyên các điểm đặt lớp ở các địa phương, kịp thời xử lý các sai phạm, đưa công tác quản lý đào tạo tại chức đi vào nền nếp.

Câu hỏi 75: Cử tri tỉnh Bắc Ninh đề nghị tổ chức thi đại học, cao đẳng ở tại địa phương, tạo thuận lợi cho con em nông thôn (chiếm đa số trong tổng thí sinh dự thi.

Bộ Giáo dục và Đào tạo xin trả lời như sau:

Hai năm vừa qua, Bộ GD&ĐT đã tổ chức thí điểm các cụm thi ĐH ở Tp.Vinh, Quy Nhơn và Cần Thơ nhằm tạo thuận lợi cho thí sinh ở nhiều địa phương không phải về các trường ở Hà Nội và Tp.HCM để dự thi, giảm được tốn kém cho thí sinh và giảm được 20-30% số thí sinh tập trung về Hà Nội và Tp.HCM. Việc này được nhân dân đồng tình ủng hộ. Trên cơ sở đánh giá tình hình và rút kinh nghiệm của 2 năm vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ xem xét đề nghị của cử tri trong chỉ đạo công tác tuyển sinh thời gian tới.



Câu hỏi 78 : Cử tri tỉnh Thái Nguyên cho rằng chất lượng giáo dục chưa cao, ngành còn chạy theo thành tích.

Bộ Giáo dục và Đào tạo xin trả lời như sau:

Thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX và kết luận của Hội nghị Trung ương lần thứ 6 khoá IX, toàn ngành Giáo dục Đào tạo đã quyết tâm phấn đấu và đạt được những thành tựu quan trọng. Mặc dù vậy, GD ĐT nước ta vẫn đang bộc lộ nhiều yếu kém, bất cập; chất lượng và hiệu quả GD tuy đã có những chuyển biến, nhưng nhìn chung còn thấp so với yêu cầu phát triển KTXH và chưa ngang tầm với các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Về cơ bản, chất lượng GDĐT thấp là do các yếu tố đầu vào và các điều kiện đảm bảo về đội ngũ giáo viên, sách giáo khoa, tài liệu, thiết bị dạy học v.v. trong quá trình GDĐT chưa đáp ứng. Ngoài ra còn một nguyên nhân quan trọng nữa là công tác quản lý quá trình dạy và học, đánh giá kết quả học tập và tổ chức thi chưa làm tốt; chất lượng GD của các cơ sở GDĐT chưa được đảm bảo và kiểm định.

Trên cơ sở nhận rõ những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục, Bộ GD&ĐT chủ trương tăng cường quản lý quy trình đào tạo, cải tiến cách đánh giá, thi cử, xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục.

Trong thời gian tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tiến hành tổ chức đánh giá nghiêm túc các kỳ thi tốt nghiệp các cấp phổ thông và tuyển sinh đại học vừa qua để có kết luận đúng về nguyên nhân chất lượng giáo dục chưa cao, chưa sát thực tế và ý kiến xã hội về "bệnh thành tích" để có giải pháp khắc phục.

Câu hỏi 79 : Cử tri tỉnh Thái Nguyên đề nghị Bộ Giáo dục và Đạo tạo định hướng trước một bước công tác đào tạo của trường sư phạm, đáp ứng yêu cầu của chương trình mới.

Bộ Giáo dục và Đào tạo xin trả lời như sau:

Để đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục phổ thông trong thời gian qua, Bộ GD&ĐT đã có nhiều hoạt động nhằm từng bước đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên trong các trường sư phạm cụ thể là:

Về việc xây dựng đội ngũ giảng viên các trường sư phạm:

Từ năm 1996 tới nay, Bộ GD&ĐT đã thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về bồi dưỡng giáo viên và xây dựng trường sư phạm.

Tháng 9/2003, Bộ GD&ĐT đã trình Chính phủ Đề án "Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục 2003-2010" báo cáo Bộ Chính trị xem xét, quyết định.

Về việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cho các trường phổ thông:

Bộ GD&ĐT đã triển khai biên soạn, chỉnh lý chương trình đào tạo hiện hành thuộc các hệ đào tạo giáo viên tiểu học THCS, THPT, phù hợp với chương trình đổi mới của các cấp học ở bậc phổ thông nhằm tăng cường tính thực hành, đảm bảo khả năng giảng dạy tích hợp. Hiện nay, Bộ đang triển khai Dự án: "Dự án Phát triển giáo viên tiểu học" và Dự án: "Đào tạo giáo viên THCS ". Đồng thời, Bộ GD&ĐT đã huy động các trường sư phạm tham gia, biên soạn chương trình sách giáo khoa, sách giáo viên, bồi dưỡng giáo viên cốt cán cho các tỉnh và thành phố theo chương trình sách giáo khoa mới.

Bộ đang hướng dẫn các trường sư phạm tập trung xây dựng đội ngũ giảng viên, CSVC, thiết bị, cơ sở thực hành để mở mã ngành đào tạo giáo viên các ngành còn thiếu, như: Thể dục, Âm nhạc, Mỹ thuật, Giáo dục Công dân, Giáo dục Quốc phòng, Công nghệ, Tin học, Mầm non; đào tạo các kỹ thuật viên hướng dẫn thí nghiệm, thực hành, nhân viên thư viện.

Bộ GD&ĐT cũng nhận thấy, thời gian qua, việc huy động các trường sư phạm tham gia vào quá trình đổi mới giáo dục phổ thông còn chậm và hiện đang tích cực chỉ đạo khắc phục.

Câu hỏi 80: Cử tri tỉnh Nam Định đề nghị Chính phủ sớm có quyết định nâng cấp trường Cao đẳng y tế Nam Định thành trường Đại học điều dưỡng.

Bộ Giáo dục và Đào tạo xin trả lời như sau:

Vấn đề này đã được đề cập trong Quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2001-2010. Việc lập Tờ trình Thủ tướng Chính phủ nâng cấp trường thuộc thẩm quyền của Bộ Y tế.



Câu hỏi 81: Cử tri tỉnh Nam Định đề nghị Nhà nước cho mở thêm các trường đại học ở các tỉnh để thu hút thêm con em nhân dân vào học.

Bộ Giáo dục và Đào tạo xin trả lời như sau:

Theo Quyết định số 47/2001/QĐ-TTg ngày 4/4/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt "Quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2001-2010" , không nhất thiết tỉnh nào cũng có trường đại học. Việc đầu tư xây dựng một trường đại học là rất tốn kém, không phải tỉnh nào cũng đủ các điều kiện, do vậy cần cân nhắc kỹ lưỡng. Tại Nam Định, trong quy hoạch sẽ có Trường Đại học dân lập Lương Thế Vinh, Trường Đại học Điều dưỡng (thuộc Bộ Y tế).



Câu hỏi 82: Cử tri tỉnh Phú Yên đề nghị sớm tạo điều kiện nâng trường Cao đẳng sư phạm Phú Yên thành trường đại học để con em nhân dân lao động trong tỉnh có điều kiện học tập, nâng cao dân trí phục vụ nhân dân (đã đề nghị nhiều nhưng chưa được giải quyết).

Bộ Giáo dục và Đào tạo xin trả lời như sau:

Theo Quy hoạch mạng lưới các trường đại học được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì tại Phú Yên không có trường đại học nào. Nếu thấy cần thiết, Uỷ ban nhân dân tỉnh cần xây dựng đề án thành lập trường đại học trên cơ sở Trường Cao đẳng Sư phạm Phú Yên, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Cho đến nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa nhận được một hồ sơ đề nghị nào của tỉnh về vấn đề này.



Câu hỏi 84, 85: Cử tri tỉnh Cà Mau cho rằng vừa qua Bộ Giáo dục và Đào tạo có chủ trương thực hiện chương trình sách giáo khoa mới lớp 1 và lớp 6. Song thời gian tập huấn cho việc dạy thay sách lớp 6 từ trung ương đến địa phương quá ít . Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo tăng cường tổ chức bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cốt cán dạy lớp 1 và lớp 6 chia theo khu vực, số giáo viên mỗi lớp không quá 50, tăng thời gian bồi dưỡng, có đầy đủ các phương tiện phục vụ tập huấn. sách giáo khoa, đồ dùng dạy học.

Bộ Giáo dục và Đào tạo xin trả lời như sau:

Triển khai thực hiện Nghị quyết 40/QH10 của Quốc hội, Chỉ thị 14/2001/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và kế hoạch bồi dưỡng giáo viên dạy SGK tiểu học và trung học cơ sở mới giai đoạn 2002-2007 của Bộ GD&ĐT, trong năm 2002, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức tập huấn cho đội ngũ giảng viên cốt cán dạy lớp 1 và lớp 6 đại trà trong toàn quốc; đội ngũ giảng viên cốt cán này sẽ trực tiếp bồi dưỡng cho giáo viên dạy lớp 1 và lớp 6 ở địa phương được các Sở GD&ĐT chọn lựa từ cán bộ chỉ đạo chuyên môn ở tiểu học, THCS.

Cùng với việc tổ chức các lớp tập huấn cho đội ngũ giảng viên cốt cán, Bộ DG&ĐT có công văn hướng dẫn số 2289/GV ngày 25/3/2002 hướng dẫn cán bộ quản lý giáo viên các địa phương tiến hành bồi dưỡng giáo viên dạy SGK lớp 1, và lớp 6 trong toàn quốc.

1. Việc bồi dưỡng giáo viên cốt cán dạy sách lớp 1 và lớp 6 đã được tổ chức từ năm 2002 để chuẩn bị cho việc dạy đại trà sách lớp 1 và lớp 6 vào năm học 2002 ? 2003. Quy trình bồi dưỡng giáo viên cốt cán dạy sách lớp 1 thực hiện như sau:

Bồi dưỡng giảng viên cốt cán cấp tỉnh (GVCCCT) : Các lớp bồi dưỡng GVCCCT được thực hiện vào đầu tháng 4 năm 2002 và chia thành 2 khu vực: phía Nam và phía Bắc.

Bồi dưỡng giáo viên trực tiếp dạy lớp 1 năm 2002 ? 2003: Trong hè, các lớp tập huấn giáo viên được các sở GD&ĐT tổ chức theo hướng dẫn của Bộ và kế hoạch được Ban chỉ đạo bồi dưỡng giáo viên các tỉnh xây dựng. Tại các lớp tập huấn giáo viên, các giảng viên cốt cán cấp tỉnh trực tiếp tập huấn cho giáo viên. Ngoài ra, theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT trong suốt năm học, việc bồi dưỡng giáo viên vẫn được tiến hành theo kế hoạch của Ban chỉ đạo bồi dưỡng giáo viên các tỉnh ngay tại cơ sở hoặc cụm trường.

Cho đến nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn chủ trương củng cố và phát triển đội ngũ giáo viên cốt cán dạy lớp 1 để thực hiện việc triển khai dạy sách giáo khoa tiểu học mới có hiệu quả và chất lượng.

2. Ngày 12/2/2003, Thủ tướng Phan Văn Khải, Chủ tịch Hội đồng Quốc gia Giáo dục đã có ý kiến chỉ đạo bắt đầu từ năm học 2003 mỗi giáo viên sẽ tập trung bồi dưỡng trong một tháng. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có chỉ thị về việc bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đào tạo trong hè hàng năm. Thực hiện Chỉ thị này, không chỉ giáo viên cốt cán mà mỗi giáo viên sẽ có thời gian bồi dưỡng tăng thêm, có đầy đủ các phương tiện phục vụ tập huấn, sách giáo khoa, đồ dùng dạy học. Nội dung bồi dưỡng gồm: 1. học tập các nghị quyết, chỉ thị của Quốc hội, Đảng, Nhà nước và của ngành cũng như tình hình chính trị kinh tế xã hội trong nước và của địa phương; 2. Những vấn đề về chương trình và sách giáo khoa mới; 3. Trao đổi các sáng kiến trong dạy học và giáo dục, tham quan thực tế.

3. Rút kinh nghiệm sau 2 năm triển khai bồi dưỡng giáo viên dạy chương trình sách giáo khoa mới, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang thực hiện những cải tiến công tác bồi dưỡng giáo viên để nâng cao hiệu quả bồi dưỡng giáo viên, nâng cao chất lượng đào tạo tại các trường học trong toàn quốc.


Каталог: UserControls -> ckfinder -> userfiles -> files
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
files -> BÁo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đào tạo trong giáo dục đại học
files -> ĐỀ ÁN ĐỔi mới cơ chế TÀi chính giáo dục giai đOẠN 2009-2014

tải về 0.61 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương