II. Các kiến nghị về chính sách đối với giáo viên



tải về 0.61 Mb.
trang2/6
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích0.61 Mb.
#2035
1   2   3   4   5   6

a) Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện chế độ chính sách đối với Nhà giáo và CBQLGD , cụ thể là:

- Sửa đổi định mức biên chế, chế độ làm việc của giáo viên, giảng viên các bậc học, cấp học phù hợp với yêu cầu của chương trình giáo dục mới và các quy định về chế độ làm việc 40 giờ/tuần.

- Cải tiến và hoàn thiện chế độ lương cho Nhà giáo và CBQLGD trong đó có chế độ thâm niên và phụ cấp nghề nghiệp, từng bước khắc phục những bất cập hiện có, tạo động lực đủ mạnh cho Nhà giáo và CBQLGD toàn tâm toàn ý phục vụ cho sự nghiệp giáo dục.

- Sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các chính sách ưu đãi chế độ nhà công vụ đối với nhà giáo, CBQLGD công tác ở các vùng cố điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn vv...



b) Xây dựng triển khai đề án đổi mới hệ thống sư phạm, đào tạo và bồi dưỡng giáo viên. Hoàn chỉnh mạng lưới các trường, khoa sư phạm. Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường sư phạm đủ về số lượng đáp ứng yêu cầu đào tạo giáo viên.

Câu hỏi 33: Cử tri tỉnh Quảng Ngãi đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét lại chế độ phụ cấp thu hút trong ngành giáo dục đối với giáo viên mới đến công tác tại các xã đặc biệt khó khăn (được tăng 70% phụ cấp và được hưởng trợ cấp ban đầu) để bảo đảm công bằng với những người đến công tác từ trước ở khu vực này .

Bộ Giáo dục và Đào tạo xin trả lời như sau:

Bộ Giáo dục và Đào tạo xin ghi nhận ý kiến của cử tri và sẽ kiến nghị vấn đề mà cử tri nêu trên trong Chương trình cải cách tiền lương sắp tới.



Câu hỏi 34: Cử tri tỉnh Hoà Bình cho rằng chế độ lương của giáo viên hiện nay là rất cao song chất lượng giảng dạy chưa tương xứng với đầu tư của Nhà nước. Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo sớm có giải pháp về vấn đề này .

Bộ Giáo dục và Đào tạo xin trả lời như sau:

Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước đã ban hành một số chính sách ưu đãi giáo viên và được thể chế hoá trong Luật Giáo dục, Nghị định 35, Quyết định 161 của Chính phủ và Chỉ thị 18 của Thủ tướng Chính phủ vv... Nhờ đó thời gian qua đã từng bước giải quyết vấn đề thiếu giáo viên, giáo viên yếu kém một cách có hiệu quả. Đại bộ phận giáo viên, nhất là số giáo viên ở các vùng khó khăn đã nỗ lực to lớn, phấn đấu tự nâng cao trình độ và đóng góp vào việc phát triển và bảo đảm chất lượng giáo dục ở các địa phương. Tuy vậy, vẫn còn một bộ phận giáo viên chưa đáp ứng yêu cầu. Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng các địa phương sẽ tổ chức thực hiện tốt các quyết định, chủ trương của Đảng, Nhà nước về "sàng lọc" đội ngũ giáo viên giảng dạy ngày càng có chất lượng hơn, đáp ứng sự quan tâm, ưu đãi của Đảng và Nhà nước.



Câu hỏi 36, 37, 77, 83, 88, 90 : Cử tri các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Bình Định, TP. Hà Nội, Hà Nam cho rằng:

- Giáo viên mầm non công lập lo ngại về chủ trương chuyển thành trường bán công vì sự đóng góp của nhân dân và hỗ trợ của chính quyền rất hạn chế.

- Đề nghị quan tâm hơn đến giáo viên mầm non; có chính sách miễn học phí ở bậc giáo dục mầm non.

- Ở nông thôn có khoảng 40% cháu ở tuổi mẫu giáo và 80% cháu ở tuổi đi nhà trẻ không đến lớp vì phải đóng góp cao so với thu nhập của bố mẹ.

- Đề nghị Chính phủ xem xét đưa giáo dục mầm non vào hệ thống giáo dục quốc gia, từ đó có chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở trường lớp, thiết bị dạy và học của cấp học này, giảm các khoản thu, đóng góp của phụ huynh.

- Việc chuyển các trường mầm non ở nông thôn thành các trường bán công không phù hợp do nhân dân không đủ điều kiện đóng góp, số lượng con em đến lớp giảm ảnh hưởng đến đời sống của giáo viên, đề nghị nên duy trì trường mầm non công lập ở nông thôn.

- Cử tri đề nghị đưa ngành giáo dục mầm non vào hệ thống giáo dục quốc lập.

Bộ Giáo dục và Đào tạo xin trả lời như sau:

Giáo dục mầm non đã thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo Điều 6 Chương I của Luật Giáo dục.

Việc chuyển một số trường mầm non công lập ở những khu vực thuận lợi sang trường mầm non bán công nằm trong chương trình triển khai thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục của Đảng và Nhà nước. Hiện nay chủ trương đối với phát triển GDMN đã được Chính phủ cụ thể hoá trong Quyết định 161. Tại Điều 1 của Quyết định đã nêu rõ; "Nhà nước tiếp tục tăng cường đầu tư phát triển GDMN, đồng thời đẩy mạnh xã hôi hoá sự nghiệp GDMN ...". Theo Quyết định này, Nhà nước sẽ đầu tư ưu tiên cho một số vùng đặc biệt khó khăn; có hỗ trợ các vùng nông thôn và tạo điều kiện để các vùng thành thị đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục mầm non .

Hiện nay các tỉnh, thành phố đang chỉ đạo thực hiện Quyết định 161, rà soát lại phương thức, cơ chế quản lý nhà nước nhằm ổn định, củng cố và phát triển giáo dục mầm non trên địa bàn. Các giải pháp xã hội hoá căn cứ vào tình hình thực tế và điều kiện của địa phương.



Câu hỏi 40 : Cử tri tỉnh Đồng Nai đề nghị tạo điều kiện cho giáo viên đi nghỉ phép hè, hiện nay đa số giáo viên đi nghỉ phép hè thường nói dối là cha mẹ chết mới được hưởng chế độ.

Bộ Giáo dục và Đào tạo xin trả lời như sau:

Về vấn đề này Bộ Giáo dục và Đào tạo xin ghi nhận ý kiến của đại biểu, chế độ đi nghỉ phép quy định không phải chỉ riêng đối với giáo viên mà quy định chung đối với các cán bộ, công chức, viên chức v.v... theo Thông tư số 108 TC/HCVX ngày 30/12/1993 về việc quy định chế độ phụ cấp tiền tàu, xe cho công nhân, viên chức nhà nước đi nghỉ phép hàng năm.

Bộ Giáo dục và Đào tạo xin ghi nhận ý kiến của đại biểu để kiến nghị với Bộ Tài chính về vấn đề này.

Câu hỏi 41 : Cử tri tỉnh Đồng Nai đề nghị giáo viên làm công tác ở thư viện, ở phòng thí nghiệm cũng được hưởng lương giáo viên thư viện và giáo viên làm thí nghiệm.

Bộ Giáo dục và Đào tạo xin trả lời như sau:

Hiện nay theo quy định không có chức danh giáo viên thư viện, giáo viên thí nghiệm.

Trong thực tế, ở nhiều cơ sở giáo dục đào tạo, do thiếu biên chế thư viện, thí nghiệm, nhiều giáo viên trực tiếp giảng dạy phải kiêm nhiệm thêm các công việc trên vẫn có mã ngạch lương 15 và hưởng lương như giáo viên. Theo quy định về chế độ tiền lương, làm công việc gì thì hưởng lương việc đó, nếu chỉ làm công tác thư viện, thí nghiệm thì chỉ hưởng lương theo mã ngạch nhân viên thư viện, thí nghiệm.

Câu hỏi 42 : Cử tri các tỉnh Đồng Nai, Tiền Giang, Bắc Giang kiến nghị với Quốc hội và Chính phủ nên quan tâm xem xét giải quyết chế độ cấp lương 35% cho cán bộ quản lý giáo dục của các Sở và các Phòng giáo dục.

Bộ Giáo dục và Đào tạo xin ghi nhận ý kiến của đại biểu để tiếp tục kiến nghị với Nhà nước có chế độ phụ cấp hoặc tiền lương cho cán bộ quản lý giáo dục ở các Sở Giáo dục - Đào tạo, các Phòng Giáo dục - Đào tạo.

Hiện nay bằng nguồn ngân sách địa phương nhiều tỉnh, thành phố đã giải quyết khoản phụ cấp này cho cán bộ quản lý giáo dục ở các Sở và Phòng Giáo dục - Đào tạo.



Câu hỏi 44 : Cử tri thành phố Hà Nội cho rằng việc dành 40% nguồn thu học phí của các trường phổ thông để phục vụ cho nhu cầu thực hiện chi trả lương mới là bất hợp lý, nhất là với các trường vùng nông thôn chủ yếu dựa vào nguồn thu học phí (số thu không lớn: 10.000 đ/hs/tháng chưa kể thất thu và miễn giảm) gây rất nhiều khó khăn cho các hoạt động của nhà trường, ảnh hưởng đến đời sống giáo viên, đề nghị xem xét cân đối từ nguồn kinh phí khác.

Bộ Giáo dục và Đào tạo xin trả lời như sau:

Việc dành 40% nguồn thu học phí để thực hiện điều chỉnh tiền lương được quy định tại khoản 2, Điều 2, Nghị định số 03/2003/NĐ-CP ngày 15/01/2003 của Chính phủ "V/v. điều chỉnh tiền lương, trợ cấp xã hội và đổi mới một bước cơ chế quản lý tiền lương" (theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Bộ Lao động ? Thương binh và Xã hội và Bộ trưởng Bộ Tài chính".

Quá trình triển khai thực hiện quy định trên đã bộc lộ nhiều vướng mắc, bất hợp lý (như kiến nghị của cử tri đã nêu) và Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nhiều lần phản ánh với Liên Bộ, đề nghị Bộ Tài chính bổ sung ngân sách cho các trường thực hiện điều chỉnh tiền lương.

Câu hỏi 45 : Cử tri tỉnh Tây Ninh đề nghị Chính phủ có kinh phí cho ngành giáo dục - đào tạo để hỗ trợ cho giáo viên khi làm đề tài phát huy sáng kiến và cải tiến kỹ thuật trong ngành giáo dục - đào tạo

Bộ Giáo dục và Đào tạo xin trả lời như sau :

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo hoan nghênh và ủng hộ các tổ chức và cá nhân, đặc biệt là đội ngũ giáo viên nghiên cứu các đề tài về giáo dục - đào tạo, có những phát huy sáng kiến và cải tiến kỹ thuật trong ngành giáo dục.

2. Nguồn kinh phí đầu tư lấy từ kinh phí cho hoạt động khoa học và công nghệ hàng năm bao gồm:

+ Vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước

+ Nguồn kinh phí thu hồi từ tài khoản chuyên thu của Nhà nước theo tinh thần Thông tư số 12/2001/TTLT-BTC-BKHCN ngày 13-12-2001 của Liên Bộ Tài chính - Khoa học Công nghệ.

+ Các nguồn thu khác.

3. Theo cơ chế quản lý tài chính hiện hành, Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm giao kinh phí khoa học và công nghệ cho các đơn vị trực thuộc Bộ, các đơn vị còn lại thuộc khối đào tạo do các Bộ ngành quản lý và cấp phát. Đối với các đơn vị thuộc khối giáo dục địa phương thì do Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý.

Câu hỏi 46 Cử tri tỉnh Tây Ninh đề nghị Chính phủ xem xét chính sách phụ cấp ưu đãi cho cán bộ làm công tác quản lý tại Sở, Phòng của ngành Giáo dục - Đào tạo có nguồn gốc trước đây là giáo viên.

Bộ Giáo dục và Đào tạo xin trả lời như sau:

Bộ Giáo dục và Đào tạo xin ghi nhận ý kiến của đại biểu để tiếp tục kiến nghị với Nhà nước có chế độ phụ cấp hoặc tiền lương cho cán bộ quản lý giáo dục ở các Sở Giáo dục và Đào tạo, các Phòng Giáo dục - Đào tạo.

Hiện nay bằng nguồn ngân sách địa phương nhiều tỉnh, thành phố đã giải quyết khoản phụ cấp này cho cán bộ quản lý giáo dục ở các Sở và Phòng Giáo dục - Đào tạo.

Câu hỏi 48: Cử tri tỉnh An Giang cho rằng nhà ở của giáo viên vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc còn thiếu trầm trọng, đề nghị Nhà nước có hỗ trợ xây nhà công vụ cho giáo viên.

Bộ Giáo dục và Đào tạo xin trả lời như sau:

Ngân sách chi cho giáo dục được Bộ Tài chính giao trong dự toán hàng năm cho các địa phương bao gồm cả chi thường xuyên và chi đầu tư XDCB (Trong đó có xây dựng nhà làm việc và nhà ở giáo viên). Việc điều hành ngân sách giáo dục tại mỗi địa phương do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định trên cơ sở các nguồn thu từ Ngân sách TW, ngân sách địa phương, nguồn kinh phí tài trợ...Ngân sách Nhà nước hàng năm dành cho giáo dục đào tạo đều tăng năm sau cao hơn năm trước, nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu chi tiêu của ngành, đặc biệt là chi đầu tư XDCB. Việc xây dựng nhà làm việc và nhà ở cho giáo viên ở các trường phổ thông ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc đã được một số địa phương quan tâm và làm tốt việc này (bao gồm cả việc huy động thêm các nguồn ngoài NSNN), nhưng do kinh phí còn hạn hẹp, nên nhà ở của giáo viên các trường vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc còn rất khó khăn. Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ cố gắng cùng các địa phương tìm các giải pháp giải quyết việc này trong vài năm tới, thông qua việc phân bổ kinh phí XDCB, kinh phí các Chương trình dự án (Dự án trong nước và các dự án vay vốn của các tổ chức quốc tế).



Câu hỏi 49: Cử tri tỉnh Vĩnh Long cho rằng hiện nay giáo viên dạy hợp đồng không được tăng lương, đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu quan tâm đến chế độ này cho giáo viên dạy hợp đồng dài hạn để tránh thiệt thòi cho những đối tượng này.

Bộ Giáo dục và Đào tạo xin trả lời như sau:

Theo Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh cán bộ, công chức đã được ký (số 11/2003/PL-UBTVQH11) và có hiệu lực từ 1/7/2003, cho phép tuyển dụng các viên chức (nhà giáo) trong các đơn vị sự nghiệp (nhà trường) dưới hình thức hợp đồng làm việc, trong đó có quy định thời gian thử việc, bổ nhiệm vào ngạch, tăng lương và các chế độ chính sách khác. Nếu giáo viên hợp đồng không được tăng lương, đề nghị có báo cáo với UBND tỉnh giải quyết đúng theo quy định của Pháp lệnh này.

III. CÁC KIẾN NGHỊ VỀ CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Câu hỏi 51: Cử tri tỉnh Kiên Giang đề nghị Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét lại đầu vào, đầu ra của các bậc đại học, cao đẳng cho chặt chẽ để đảm bảo chất lượng lao động qua đào tạo. Tránh tình trạng đầu vào thì rất khó nhưng đầu ra thì rất dễ.

Bộ Giáo dục và Đào tạo xin trả lời như sau:

Trước hết để đảm bảo chất lượng đầu vào các trường đại học, cao đẳng, trong hai năm qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tập trung chỉ đạo thực hiện đề án cải cách công tác tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng theo giải pháp "3 chung": thi chung đợt, dùng chung đề và sử dụng chung kết quả thi để xét tuyển. Nhờ vậy chất lượng đầu vào đại học, cao đẳng đã khá hơn; khắc phục được một phần tình trạng dạy thêm, học thêm, luyện thi tràn lan; đảm bảo tốt hơn tính dân chủ, công khai, công bằng trong thi cử, giúp cho thí sinh và gia đình giảm bớt tốn kém do phải đi xa. Nhìn chung, kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ các năm 2002, 2003 đã được dư luận xã hội đánh giá tốt.

Cùng với việc cải cách tuyển sinh trong nhiều năm qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tập trung chỉ đạo xây dựng hệ thống chương trình khung đào tạo đại học, cao đẳng theo hướng cơ bản, hiện đại và có khả năng hội nhập với chương trình đào tạo của một số nước trong khu vực và trên thế giới; đang xây dựng các chuẩn mực đánh giá chất lượng đào tạo của các trường, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học; nâng cao năng lực và trình độ đội ngũ giảng viên của các trường đại học, cao đẳng; chú trọng khâu quản lý bảo đảm các quy trình đào tạo.

Để tăng cường việc quản lý và kiểm soát chặt chẽ hơn chất lượng đào tạo ở các trường ĐH, CĐ (chất lượng đào tạo và chất lượng đầu ra), Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quyết định thành lập Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục theo Nghị định số 85 / 2003 / NĐ-CP ngày 18/7/2003 của Chính phủ.



Câu hỏi 52: Cử tri tỉnh Hải Dương đề nghị cần có chính sách quan tâm đào tạo nhân tài cho đất nước, động viên khen thưởng thoả đáng cho các học sinh, sinh viên học giỏi, đạt kết quả cao trong các kỳ thi trong nước và quốc tế, hỗ trợ kinh phí cho học sinh nghèo vượt khó học giỏi để các em có điều kiện học tập, phấn đấu vươn lên.

Bộ Giáo dục và Đào tạo xin trả lời như sau:

Nhiều năm qua ngành Giáo dục và Đào tạo đã có một số chủ trương động viên khuyến khích học sinh, sinh viên giỏi và quan tâm đến việc đào tạo nhân tài cho đất nước như: Thành lập các trường THPT chuyên, lớp năng khiếu ở tất cả các tỉnh, thành và một số trường đại họ, xây dựng 3 trường THPT chất lượng cao ở 3 thành phố lớn (Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh), một số trường đại học thí điểm mở các hệ đào tạo cử nhân, kỹ sư tài năng v.v... Tổ chức kỳ thi hoặc tham gia thi học sinh giỏi cho học sinh, sinh viên cấp quốc gia, quốc tế và khu vực trong nhiều năm nay; kết quả của các đội tuyển nước ta được các nước trên thế giới đánh giá cao.

Học sinh đạt loại giỏi được ưu tiên cộng điểm xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ, học sinh đoạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, Olympic quốc tế và khu vực được xét tuyển thẳng vào các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp trong nước và được xem xét để cử đi học đại học ở nước ngoài. Gần đây Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 158/2002/QĐ-TTg quy định về chế độ khen thưởng cho học sinh, sinh viên đạt giải trong các kỳ thi Olympic quốc tế, khu vực và quốc gia; các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia.

Trong quá trình học tập ở nhà trường, học sinh, sinh viên có kết quả học tập và rèn luyện loại xuất sắc được nhận học bổng ở mức cao nhất và được ưu tiên trong tuyển thẳng lên các bậc, cấp học cao hơn. Nhiều trường có ưu tiên đặc biệt cho sinh viên học tại các lớp đào tạo cử nhân tài năng như miễn các khoản đóng góp: học phí, tạo điều kiện ở miễn phí trong KTX và các điều kiện tốt cho sinh viên học tập, NCKH.

Trong những năm gần đây, Nhà nước đã dành những khoản đầu tư lớn cho giáo dục thông qua việc tăng ngân sách hàng năm và đã dành một khoản kinh phí đáng kể (100 tỷ/năm) để gửi đi đào tạo ở nước ngoài, những sinh viên giỏi, cán bộ KHKT trẻ ở một số trường đại học, viện nghiên cứu, cơ quản quản lý nhà nước. Ngoài ra Nhà nước còn khuyến khích và tạo điều kiện để nhiều tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước đã tài trợ học bổng trao tặng cho những học sinh, sinh viên giỏi, xuất sắc có hoàn cảnh khó khăn đã vượt khó vươn lên trong học tập và rèn luyện.

Đối với các sinh viên nghèo vượt khó học tập, Nhà nước có chính sách miễn, giảm học phí và trợ cấp xã hội hàng tháng với mức 140.000 đ, ngoài ra còn tạo điều kiện để các sinh viên được vay vốn từ Quỹ tín dụng đào tạo với lãi suất ưu đãi, được các trường miễn, giảm tiền ở KTX, được trợ cấp đột xuất khi gặp hoàn cảnh khó khăn.



Câu hỏi 53: Cử tri TP Hải Phòng cho rằng t ình trạng giáo viên không đủ điều kiện lên lớp dạy học còn nhiều nhưng Nhà nước lại không có chỉ tiêu tuyển dụng đội ngũ giáo viên mới thay thế. Việc thi tuyển giáo viên cũng còn nhiều bất cập.

Bộ Giáo dục và Đào tạo xin trả lời như sau:

- Phần đầu câu hỏi trùng với ý đã nêu và được trả lời ở trang 30 (cùng với các câu hỏi 29, 38, 43, 47).

- Việc thi tuyển giáo viên: đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo và Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) đã có Thông tư liên tịch số 24/2002/TTLT-BGD&ĐT-BTCCBCP ngày 29 tháng 4 năm 2002 về việc Hướng dẫn xét tuyển công chức cho giáo viên phổ thông, mầm non, trong đó đã nêu rõ nguyên tắc phạm vi đối tượng thực hiện, quy trình xét tuyển dụng và tổ chức thực hiện nhằm khắc phục các bất cập mà cử tri nêu.

Câu hỏi 54: Cử tri tỉnh Sơn La cho rằng chế độ tập huấn cho giáo viên hiện nay còn thấp, không đảm bảo chất lượng, nhất là đối với giáo viên vùng đặc biệt khó khăn.

Bộ Giáo dục và Đào tạo xin trả lời như sau:

Thông qua qua nắm tình hình thực tế ở địa phương, cơ sở, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng nhận thấy "chế độ tập huấn cho giáo viên" hiện nay còn thấp (như kiến nghị của cử tri) và thêm nữa là còn không thống nhất trong các văn bản quy định hiện hành; cụ thể:

1- Nếu vận dụng theo mức chi "bồi dưỡng trong nước" quy định tại điểm 1.3.2, mục II, Thông tư số 105/2001/TT-BTC ngày 27/12/2001 của Bộ Tài chính "Hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Nhà nước" thì mỗi giáo viên có thể được hỗ trợ một phần tiền ăn, ở không quá 10.000 đồng / 1 ngày tập huấn (trường hợp tập huấn ở xa) ngoài các khoản tiền công tác phí và mua tài liệu.

2- Nếu vận dụng theo mức chi "tiền ăn hàng ngày cho đại biểu dự hội nghị tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ" quy định tại điểm 1.a, mục II, Thông tư số 93/1998/TT-BTC ngày 30/6/1998 của Bộ Tài chính "Quy định chế độ chi tiêu hội nghị" thì mỗi giáo viên có thể được thanh toán tiền ăn theo các mức 5.000 - 10.000 đồng / 1 ngày tập huấn (tuỳ theo cấp và nơi tổ chức tập huấn) ngoài tiền thuê chỗ ngủ (nếu có).

3- Nếu thực hiện theo mức chi "tập huấn cho các giáo viên, giảng viên" dạy "thí điểm chương trình và sách giáo khoa Trung học cơ sở" quy định tại điểm 1.4, mục II, Thông tư số 113/2000/TT-BTC ngày 27/11/2000 của Bộ Tài chính "Hướng dẫn tạm thời về chế độ và mức chi hoạt động thí điểm Chương trình và sách giáo khoa Trung học cơ sở thuộc Dự án phát triển Giáo dục Trung học cơ sở" thì mỗi giáo viên có thể được thanh toán bồi dưỡng 50.000 đồng / 1 ngày tập huấn.

4- Theo quy định tại Thông tư số 81/2003/TT-BTC ngày 14/8/2003 của Liên tịch Bộ Tài chính ? Bộ Giáo dục và Đào tạo "Hướng dẫn nội dung, mức chi và quản lý kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo đến năm 2005":

a) Nếu tập huấn trong khuôn khổ Dự án 2 ? "Đổi mới chương trình, nội dung sách giáo khoa" thì giáo viên được thanh toán theo "chế độ chi tiêu hội nghị" (nêu trên ở điểm 2);

b) Nếu tập huấn trong khuôn khổ Dự án 3 ? "Đào tạo cán bộ tin học và đưa tin học vào nhà trường, đẩy mạnh dạy ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân" và khổ Dự án 4 ? "Đào tạo và bồi dưỡng giáo viên, tăng cường cơ sở vật chất các trường sư phạm" thì giáo viên được thanh toán theo mức chi "bồi dưỡng trong nước" (nêu trên ở điểm 1).

Trước tình hình trên đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có nhiều văn bản đề xuất điều chỉnh, thống nhất mức chi tập huấn giáo viên và kiến nghị với Bộ Tài chính ? cơ quan được Chính phủ giao thẩm quyền "quyết định chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách đối với các ngành, lĩnh vực" (như đã ghi tại khoản 5, Điều 10, Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ "Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước"). Tuy vậy, khó khăn lớn nhất là thiếu nguồn kinh phí để thực hiện các hướng dẫn nêu trên; nhất là trong điều kiện phải tập huấn số lượng lớn và thời gian dài cho giáo viên để thực hiện triển khai đại trà đổi mới giáo dục phổ thông.

Câu hỏi 55: Cử tri tỉnh Bình Thuận đề nghị xem xét miễn học phí cho học sinh ở cấp Trung học cơ sở cho phù hợp với chủ trương phổ cập giáo dục Trung học cơ sở như hiện nay.

Bộ Giáo dục và Đào tạo xin trả lời như sau:

Chủ trương thu học phí bắt đầu thi hành từ khoảng năm 1960. Bản chất của việc thu học phí là để bổ sung nguồn kinh phí đầu tư cho giáo dục đào tạo, ngày nay việc thu học phí còn là một trong những giải pháp thực hiện XHH giáo dục (Thực hiện Nghị quyết 90 của Chính phủ). Ngay từ khi Quốc hội thông qua Luật PCGDTH (QH khoá VIII - Kỳ họp thứ 9 ngày 12/8/1991) thì học tiểu học tại các trường công lập không phải nộp học phí. Đến nay, ngành GD-ĐT đang thực hiện PCTHCS nhưng bậc THCS vẫn phải đóng học phí căn cứ vào Quyết định số 70/1998/QĐ-TTg ngày 31/3/1998 của Thủ tướng Chính phủ. Thông tư liên tịch của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Tài chính số 54/1998/TTLT ngày 31/8/1998 chỉ quy định miễn học phí đối với học sinh tiểu học và khung học phí cho từng đối tượng, từng bậc học. Mức thu cụ thể là do Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định cho phù hợp với hoàn cảnh kinh tế của mỗi vùng trong tỉnh:

- Mức học phí hiện nay chỉ là hỗ trợ một phần chi NSNN đầu tư cho giáo dục đào tạo. Ví dụ học sinh THPT, mức học phí qui định ở Vùng nông thôn đồng bằng trung du: từ 6.000 đ đến 25.000 đ/tháng/HS và vùng nông thôn miền núi thấp: 4.000 - 15.000 đ/tháng/HS.

- Đối với học sinh, sinh viện thuộc hộ đói và nghèo và có khó khăn về kinh tế đã được qui định miễn giảm học phí.

Ngoài ra tại Thông tư nói trên cũng có qui định các đối tượng được miễn, giảm học phí từ 50% đến 100% cho các đối tượng học sinh thuộc diện chính sách và học sinh có gia đình thuộc diện hộ đói, nghèo. Các chính sách trên đều nhằm tạo cơ hội học tập bình đẳng cho mọi học sinh tại mọi miền đất nước. Như vậy đối với học sinh nghèo, gia đình làm đơn có xác nhận của chính quyền địa phương sẽ được xem xét miễn giảm học phí. Ngoài ra, đối với học sinh diện chính sách, học sinh có hoàn cảnh khó khăn đều được các cơ sở GD-ĐT tạo điều kiện cho mượn SGK (không phải trả lệ phí).

Việc thu học phí THCS hiện nay, và mức thu học phí đối với THPT có phân biệt theo vùng miền là điều kiện để bảo đảm cho việc phổ cập THCS nói riêng, dạy và hjc trong các nhà trường nói chung, có thể và cần chấp nhận.



Câu hỏi 56 : Cử tri tỉnh Bến Tre cho rằng những học sinh thuộc diện xoá đói, giảm nghèo học giỏi thi đỗ vào đại học đề nghị Nhà nước có chính sách miễn giảm học phí đào tạo, có như vậy mới khuyến khích được các em học tập và Nhà nước mới có được đội ngũ cán bộ nòng cốt cho nông thôn sau này.

Bộ Giáo dục và Đào tạo xin trả lời như sau:

Đối với đối tượng học sinh, sinh viên thuộc diện xoá đói, giảm nghèo từ năm 1998 Chính phủ đã thực hiện chính sách miễn, giảm học phí, tại QĐ số 70/QĐ-TTg ngày 31/3/1998 của Thủ tướng Chính phủ qui định:

+ Miễn học phí cho học sinh, sinh viên mà gia đình (gia đình cha, mẹ hoặc người nuôi dưỡng) được xếp vào diện hộ đói theo quy định của Nhà nước.

+ Giảm 50% học phí cho học sinh, sinh viên có gia đình (gia đình cha, mẹ hoặc người nuôi dưỡng) thuộc diện diện hộ nghèo theo quy định của Nhà nước

Như vậy, Quyết định số 70/QĐ-TTg đã thể hiện chính sách ưu tiên, ưu đãi của Nhà nước đối với người học thuộc diện người nghèo, từng bước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục và đào tạo, động viên, khuyến khích các đối người nghèo học tập ở bậc cao hơn, nhất là những gia đình có thu nhập thấp, con em nông dân.

Câu hỏi 57 : Cử tri tỉnh Hà Giang kiến nghị tập trung đầu tư cho phát triển sự nghiệp giáo dục. Xem lại việc cải cách sách giáo khoa, đồ dùng dạy học và học tập, nhất là lớp đầu cấp tiểu học và phổ thông cơ sở ( Hà Giang)

Bộ Giáo dục và Đào tạo xin trả lời như sau:

Thực hiện Nghị quyết Đại hội IX, Chiến lược giáo dục 2001-2010, Nhà nước đã không ngừng tăng ngân sách đầu tư giáo dục 3 năm qua: năm 2001 đạt 15,3%; năm 2002 - 15,6%; năm 2003 - 16,4%; đồng thời xác định một số chương trình mục tiêu ưu tiên cho giáo dục.

Về sách giáo khoa và thiết bị dạy học, cùng với việc biên soạn sách giáo khoa, danh mục thiết bị dạy học đã được ban hành, tổ chức sản xuất và cung ứng tới các nhà trường. Bên cạnh các thiết bị được chế tạo bằng phương pháp công nghiệp, một phần thiết bị dạy học do giáo viên và học sinh tự làm, tự mua sắm và sưu tầm để tạo điều kiện thúc đẩy sự năng động sáng tạo của thầy và trò nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Đối với các lớp đầu cấp (lớp 1, lớp 6), khi duyệt mẫu thiết bị, Hội đồng thẩm định thiết bị giáo dục mầm non, phổ thông của Bộ chú ý đến nội dung của thiết bị, chất lượng, tính sư phạm, màu sắc phù hợp với tâm sinh lý của từng lứa tuổi học sinh và bảo đảm an toàn trong quá trình sử dụng. Tuy vậy, trong thực tế cung ứng, một số thiết bị chưa đáp ứng yêu cầu về mẫu mã tiêu chuẩn, chất lượng như đã phê duyệt. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và đang chỉ đạo các địa phương phải tuân theo các quy định chuẩn thiết bị khi ký kết và tiếp nhận thiết bị theo các hợp đồng.

Câu hỏi 58: Cử tri tỉnh An Giang cho rằng cần có chính sách đào tạo nghề cho con em nông dân, thành thị nghèo, đội ngũ công nhân trung cấp lành nghề, tình trạng sinh viên tốt nghiệp đại học khó tìm việc làm phù hợp với chuyên môn đào tạo còn phổ biến.

Bộ Giáo dục và Đào tạo xin trả lời như sau:

Về chính sách đào tạo nghề thuộc thẩm quyền quản lý và trả lời của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Còn tình trạng sinh viên tốt nghiệp đại học khó tìm việc làm phù hợp với chuyên môn đào tạo còn rất phổ biến, một phần do đào tạo chưa bám sát nhu cầu nhân lực, một phần do chất lượng đào tạo chưa bảo đảm; một phần do ý thức chấp nhận đến các nơi có nhu cầu nhưng còn khó khăn của sinh viên tốt nghiệp. Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang chỉ đạo kế hoạch đào tạo đại học theo cơ cấu ngành nghề phù hợp với nhu cầu của từng địa phương, từng Bộ, ngành và phối hợp chặt chẽ với Bộ kế hoạch và đầu tư phân giao chỉ tiêu đào tạo hàng năm cho các trường ĐH, CĐ trong cả nước; bảo đảm chất lượng đào tạo và phối hợp các cơ quan, địa phương có chính sách phù hợp sử dụng, thu hút số sinh viên tốt nghiệp đến làm việc ở những nơi có nhu cầu nhưng còn khó khăn.



Câu hỏi 81, 82: Cử tri Gia Lai, Nam Định, Phú Yên kiến nghị thành lập 1 trường đại học trên địa bàn các tỉnh này để đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh.

Bộ Giáo dục và Đào tạo xin trả lời như sau:

Theo Quyết định số 47/2001/QĐ-TTg ngày 4 tháng 4 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt "Quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2001-2010" không nhất thiết tỉnh nào cũng có trường đại học; phải theo nhu cầu đào tạo, khả năng đầu tư và điều kiện bảo đảm chất lượng để quyết định mở trường đại học. Riêng tỉnh Gia Lai đã có trường Cao đẳng Sư phạm. Nếu xét thấy đủ các điều kiện mở trường, UBND các tỉnh Nam Định, Gia Lai, cần xây dựng đề án thành lập trường đại học hoặc xây dựng từ trường cao đẳng sư phạm thành trường Cao đẳng Cộng đồng Kinh tế ? Kỹ thuật, đào tạo đa cấp, đa ngành, phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế ? xã hội của tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét.



Câu hỏi 61, 72: Cử tri các tỉnh Gia Lai, Bình Dương Kiến nghị nghiên cứu tuyển sinh đào tạo đại học gắn với dự báo, xu hướng nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực đã được đào tạo ở địa phương, tránh tình trạng sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề về địa phương nhiều năm không có việc làm, tránh tình trạng thừa thầy thiếu thợ.

Bộ Giáo dục và Đào tạo xin trả lời như sau:

Để khắc phục tình trạng thừa thầy thiếu thợ, những năm gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã trình Thủ tướng Chính phủ từng bước điều chỉnh chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm theo hướng bám sát thị trường lao động, việc làm, nhằm gắn kết hơn nữa giữa đào tạo với sử dụng lao động được đào tạo ở các địa phương. Bộ cũng đang cải tiến công tác dự báo nhu cầu đào tạo cho sát với thực tế. Hiện nay, các trường đại học đã thực hiện điều tra việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp để kịp thời điều chỉnh ngành nghề cho phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động và nhu cầu của các địa phương.



Câu hỏi 62: Cử tri các tỉnh Gia Lai, Ninh Thuận, Thanh Hoá, Nghệ An, Tuyên Quang, Bình Định kiến nghị tăng chỉ tiêu cử tuyển đào tạo đại học đối với học sinh dân tộc thiểu số, con em vùng sâu vùng xa và người dân tộc Kinh sống định cư ở miền núi từ 15 năm trở lên được hưởng chế độ cử tuyển như con em miền núi. Mở rộng vùng tuyển sinh và tiêu chuẩn cử tuyển vào các trường đại học, cao đẳng dự bị đại học cho con em dân tộc thiểu số hiện có rất ít cán bộ, số người đi học và tốt nghiệp phổ thông không nhiều như dân tộc Răglai, K-ho ...,

Bộ Giáo dục và Đào tạo xin trả lời như sau:

Những năm gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tăng dần chỉ tiêu cử tuyển hàng năm. Năm 2000 và 2001 có 930 chỉ tiêu, năm 2002 có 1000 và năm 2003 có 1130 (và 370 chỉ tiêu cho các trường CĐSP địa phương). Dự kiến năm 2004 sẽ tăng lên tới 2000 chỉ tiêu. Để tạo đủ nguồn tuyển, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có những giải pháp để mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng dạy và học trong các trường PTDT nội trú, và tăng cường xây dựng các trường dự bị đại học, coi đây là nguồn cung cấp chủ yếu các đối tượng cử tuyển.

Về việc mở rộng vùng tuyển và tiêu chuẩn cử tuyển đối với con em dân tộc thiểu số có rất ít cán bộ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thống nhất đề nghị Uỷ ban Dân tộc lập danh sách cụ thể những vùng nào, khu vực nào và dân tộc nào cần phải ưu tiên sau đó sẽ trình các cơ quan hữu quan để bổ sung sửa đổi Thông tư Liên tịch số 04 về cử tuyển đã ban hành ngày 26/02/2001.

Đối với học sinh là người dân tộc Kinh nếu sống định cư ở miền núi từ 5 năm trở lên đã được hưởng chính sách cử tuyển (chứ không cần đến 15 năm). Về việc mở rộng vùng tuyển, Bộ BG&ĐT sẽ phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan trình Thủ tướng Chính phủ xem xét.



Câu hỏi 63: Cử tri tỉnh Vĩnh Long đề nghị Nhà nước tăng cường thêm chính sách hỗ trợ cho học sinh đại học vì thực tế hiện nay chi phí cho học sinh học đại học còn cao, nhất là đối với đối tượng gia đình công nhân viên chức.

Bộ Giáo dục và Đào tạo xin trả lời như sau:

Theo quy định hiện hành, học sinh, sinh viên các trường đào tạo công lập nếu có kết quả học tập và rèn luyện đạt từ loại khá trở lên sẽ được xét cấp học bổng khuyến khích học tập với mức thấp nhất là 120.000 đ/tháng; học sinh, sinh viên diện học bổng chính sách được nâng mức từ 120.000 đ/tháng lên 160.000 đ/tháng và diện trợ cấp xã hội được nâng mức từ 100.000 đ/tháng lên 140.000 đ/tháng từ tháng 1/2002; học sinh, sinh viên diện hưởng chính sách ưu đãi, học bổng chính sách và trợ cấp xã hội ngoài mức trợ cấp được hưởng hàng tháng còn được hưởng phần thưởng khuyến khích học tập nếu đạt kết quả học tập và rèn luyện từ loại khá trở lên. Ngoài ra Nhà nước còn có chính sách tạo điều kiện cho sinh viên được vay vốn từ Quỹ tín dụng đào tạo với mức lãi suất ưu đãi (trong thời gian học tại trường không phải trả lãi và vốn vay, thời gian hoàn vốn và lãi được tính từ 6 tháng sau khi kết thúc khoá học với thời hạn bằng số năm được ngân hàng cho vay) để hỗ trợ cho sinh viên trang trải các khoản chi phí phục vụ cho học tập. Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đang dự thảo trình Thủ tướng Chính phủ quy định miễn học phí cho học sinh, sinh viên là con các gia đình nghèo, hộ chính sách ở một số khu vực khó khăn và giảm 50% học phí cho học sinh, sinh viên học các ngành nghề nặng nhọc, độc hại, khó tuyển. Mặc dù ngân sách dành cho giáo dục của Nhà nước còn rất hạn hẹp, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang nghiên cứu đề xuất với Chính phủ tăng mức học bổng khuyến khích học tập và hỗ trợ cho học sinh, sinh viên học các ngành nghề nặng nhọc, độc hại và cần khuyến khích. Nhà nước cũng khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư, tài trợ cho ngành giáo dục, hàng năm có nhiều tổ chức, cá nhân tặng các suất học bổng hỗ trợ cho học sinh, sinh viên các trường đào tạo; nhiều địa phương đã đóng góp xây dựng các KTX cho sinh viên con em địa phương ở. Các chính sách nêu trên đã tạo điều kiện hỗ trợ sinh viên khắc phục khó khăn, phấn đấu học tập và rèn luyện.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang triển khai thực hiện chương trình công tác sinh viên trong đó trọng tâm ưu tiên chương trình về nhà ở KTX, nhà ăn và các điều kiện đẩy mạnh các hoạt động văn hoá, văn nghệ, TDTT cho học sinh, sinh viên ở các nhà trường. Động viên khuyến khích hơn nữa các lực lượng trong xã hội tham gia các chương trình mục tiêu chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho học sinh, sinh viên, đặc biệt là đối với học sinh, sinh viên nghèo có tinh thần vượt khó trong học tập, rèn luyện.

Câu hỏi 64: Cử tri tỉnh Vĩnh Long đề nghị Chính phủ có chính sách miễn phí hoặc tài trợ cho con em nông dân học và phục vụ trong ngành nông nghiệp nhằm đáp ứng cho nhu cầu công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Bộ Giáo dục và Đào tạo xin trả lời như sau:

Hiện nay chế độ học phí qui định chưa có chính sách miễn học phí hoặc tài trợ đồng loạt cho con em nông dân học và phục vụ trong ngành nông nghiệp, mà mới chỉ thực hiện miễn học phí cho học sinh, sinh viên mà gia đình (cha, mẹ hoặc người nuôi dưỡng) được xếp vào diện hộ đói theo quy định của Nhà nước và thực hiện sự trợ giúp tín dụng cho vay đối với sinh viên nghèo, do đó con em nông dân học thuộc đối tượng này cũng nằm trong chính sách chung đối với người nghèo.

- Tỷ lệ con em nông dân đi học hiện nay ở các cơ sở giáo dục và đào tạo khá cao. Để thực hiện chủ trương hiện đại hoá nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ GD và ĐT nhất trí, cần thiết phải tăng cường các chính sách hỗ trợ cho con em nông dân học và phục vụ trong ngành nông nghiệp, trong đó có cả việc đề nghị Nhà nước thực hiện và mở rộng chính sách tín dụng cho vay học tập đối với các gia đình nông dân có con em đi học.

Câu hỏi 65 : Cử tri huyện Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm tỉnh Cao Bằng đề nghị Nhà nước quan tâm cho trường Đại học Y được phép tuyển sinh đào tạo bác sĩ theo địa chỉ để phục vụ nhân dân vùng sâu, vùng xa .

Bộ Giáo dục và Đào tạo xin trả lời như sau:

Về việc đào tạo bác sĩ theo địa chỉ đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khoẻ nhân dân vùng sâu, vùng xa đã được triển khai từ nhiều năm nay. Không chỉ các trường đại học Y thuộc khối dân sự (như trường Đại học Y - Đại học Thái Nguyên, trường Đại học Y - Đại học Huế...) mà một số trường, học viện y-dược quân đội cũng đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng cùng thống nhất cho triển khai chương trình này từ năm 1997 (như Học viện Quân Y; Cơ sở đào tạo Y- Dược Quân khu IX...). Việc đào tạo cán bộ y tế cho tuyến cơ sở của vùng sâu, vùng xa được thực hiện dưới nhiều hình thức : đào tạo theo cử tuyển, mở những lớp riêng, đào tạo nâng cao cho đội ngũ cán bộ y tế đương nhiệm để cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ, hợp đồng đào tạo với các địa phương...

Tiếp thu ý kiến của các cử tri, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tiếp tục kết hợp với các bộ, ngành liên quan để nâng cao chất lượng và hiệu quả của chương trình này; từng bước mở rộng quy mô đào tạo bác sĩ theo địa chỉ đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân vùng sâu, vùng xa .

Câu hỏi 66: Cử tri tỉnh Cần Thơ đề nghị bỏ hẳn chế độ ưu tiên về điểm trong kỳ thi ĐH, CĐ mà nên tính đến ưu tiên ở các mặt khác: về chỗ ở, học phí, việc làm sau khi ra trường ... tránh tình trạng bỏ sót nhân tài. Nhiều sinh viên hiện nay sau khi tốt nghiệp nhưng không tìm được việc làm, đề nghị Chính phủ, các Bộ ngành liên quan sớm có giải pháp cho vấn đề này.

Bộ Giáo dục và Đào tạo xin trả lời như sau:

Do sự phát triển không đồng đều giữa các địa phương và do đặc điểm kinh tế, xã hội của nước ta, việc thực hiện chính sách ưu tiên trong tuyển sinh đối với các đối tượng chính sách và các khu vực là rất cần thiết trong thời điểm hiện nay và trong một thời gian tới. Nhờ kiên trì thực hiện chính sách ưu tiên này, cơ cấu sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng đã được cải thiện theo hướng tăng số sinh viên thuộc diện chính sách và số sinh viên ở nông thôn, miền núi, vùng cao, vùng sâu. Ví dụ năm 2002, có 39,5% sinh viên thuộc diện chính sách, 26,06% sinh viên thuộc khu vực 2 nông thôn trúng tuyển vào các trường ĐH, CĐ.

Xung quanh việc có nên hoặc không nên ưu tiên về điểm trong kỳ thi đại học, cao đẳng đang còn có những ý kiến khác nhau. Bộ Giáo dục và Đào tạo hoan nghênh các đề xuất của cử tri góp ý về chế độ ưu tiên cộng thêm điểm trong kỳ thi ĐH, CĐ và xin tiếp thu các ý kiến góp ý để xem xét, nghiên cứu trong quá trình thực hiện cải tiến công tác kiểm tra và đánh giá kết quả học tập trong nhà trường nói chung và thi tuyển sinh đại học, cao đẳng hàng năm nói riêng.

Về chỗ ở, hiện sinh viên diện chính sách được ưu tiên xét chỗ ở trong ký túc xá của các trường đại học và cao đẳng, việc phí chỗ ở trong ký túc xá đối với sinh viên nghèo và sinh viên trong diện chính sách được các trường miễn giảm một phần (thậm chí quá nửa) mức thu. Về học phí, Nhà nước quy định miễn, giảm học phí đối với sinh viên trong diện chính sách và sinh viên nghèo. Ngoài ra, với chính sách tín dụng sinh viên, Nhà nước áp dụng thực hiện cho sinh viên nghèo vay tiền đi học.

Vấn đề việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp đang được dư luận xã hội hết sức quan tâm. Giải pháp cho vấn đề này cần có sự phối hợp của nhiều bộ, ngành và cần có thời gian. Về phần mình, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang thực hiện điều chỉnh một bước quy mô, cơ cấu ngành nghề, vùng-miền và trình độ đào tạo nhằm từng bước yêu cầu nâng cao hiệu quả đào tạo, gắn đào tạo với sử dụng để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, chuẩn bị nguồn nhân lực cho sự nghiệp CNH và HĐH đất nước.

Câu hỏi 67: Cử tri tỉnh Hoà Bình kiến nghị đối với miền núi, vùng khó khăn đề nghị không hạn chế số lượng thi tuyển vào trường Trung học phổ thông.

Bộ Giáo dục và Đào tạo xin trả lời như sau:


Каталог: UserControls -> ckfinder -> userfiles -> files
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
files -> BÁo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đào tạo trong giáo dục đại học
files -> ĐỀ ÁN ĐỔi mới cơ chế TÀi chính giáo dục giai đOẠN 2009-2014

tải về 0.61 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương