Đi Vào Cửa Pháp Thanh Liên Việt dịch o0o Nguồn


BỔN TÔN - SUỐI NGUỒN CỦA NHỮNG THÀNH TỰU



tải về 0.98 Mb.
trang7/13
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích0.98 Mb.
#35663
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   13

BỔN TÔN - SUỐI NGUỒN CỦA NHỮNG THÀNH TỰU


Jamgon Kongtrul Rinpoche



Vienna, Tháng Mười 1987

Những phương pháp đặc biệt của Kim Cương thừa nhắm vào việc đưa những sắc tướng mà chúng ta thường kinh nghiệm là bất tịnh tới một bình diện thanh tịnh. Trọng tâm của sự chuyển hóa này là thấu hiểu rằng mọi hiện tượng chỉ xuất hiện trên bình diện tương đối khi chúng ta kinh nghiệm chúng. Trên bình diện tuyệt đối thì chúng không có bất kỳ hiện hữu chân thật nào – chúng không là gì ngoài một giấc mộng, một ảo ảnh. Nếu ta thấu hiểu bản chất đích thực của mọi sự vật, thì tự điều này trở thành kinh nghiệm về sự thuần tịnh của chúng.

Ta không thể chuyển hóa những kinh nghiệm bất tịnh thành thanh tịnh chỉ bằng cách trì tụng một thần chú để biến đổi các hiện tượng. Cũng không nhờ một vài chất thể đặc biệt sở hữu những năng lực như thế, hay nhờ những sự cúng dường cho một vài vị trời để họ giúp đỡ lại ta. Tất cả những điều này không có quan hệ gì tới những gì xảy ra trong Kim Cương thừa. Điều cần quan tâm là phát triển sự thấu suốt rằng thế giới của các sắc tướng tự nó không hiện diện như một sự vô minh; chính thái độ bám chấp của chúng ta vào các sự vật đã đem lại vô minh. Để kinh nghiệm tính chất thuần tịnh của mọi sự thì không có gì đáng làm hơn là thấu hiểu rằng trên bình diện tương đối các sự việc xuất hiện bởi những điều kiện (duyên) khác nhau và bởi lý duyên sinh, nhưng trên bình diện tuyệt đối thì chúng không thực sự hiện hữu. Hai phương diện này không tách lìa nhau.

―Những sắc tướng bất tịnh‖ hay ―những sắc tướng thuần tịnh‖ có nghĩa là gì? ―Bất tịnh‖ ám chỉ việc ta tin tưởng rằng các sự việc (các pháp) thực có và hiện hữu tương thuộc. Việc tin tưởng rằng các sự việc thực sự hiện hữu là một quan điểm cực đoan không đúng đắn bởi chân tánh của mọi sự là tánh Không. Nếu muốn nhận ra tánh Không của mọi hiện tượng thì ta không thể chấp nhận những gì ta được bảo cho biết. Thật ra, rất khó thấu hiểu chân tánh của các sự việc chỉ bằng cách trò chuyện hay nghe nói về nó.

Không phải sắc tướng đơn thuần của các sự việc gây nên sự vô minh, mà chính bởi cách thế chúng ta liên kết với các sự việc và bám chấp vào chúng như thực có. Bởi tự thân các sự việc thì trống không, chúng vượt lên các phạm trù sinh hay diệt. Việc chúng xuất hiện là phương diện của sự tự-biểu lộ không ngăn ngại. Các phương pháp khác nhau của Kim Cương thừa được dùng để thấu hiểu điều đó.

Đối với thực hành Kim Cương thừa, ta cần nhận ta rằng những sự việc chỉ xuất hiện trên bình diện tương đối nhưng trong chân tánh của chúng thì chúng không thực sự hiện hữu. Tuy nhiên, ta vẫn tin rằng các sự việc là thực có. Đây là hai viễn cảnh khác nhau, và tất cả những gì cần quan tâm là nối kết chúng với nhau để chúng không thường xuyên mâu thuẫn nhau. Những phương pháp Kim Cương thừa khác nhau, chẳng hạn như thiền định về các phương diện của Đức Phật (Tây Tạng: yidam, nghĩa đen: mối ràng buộc tâm) và những thần chú được dùng để chấm dứt những mâu thuẫn hiển nhiên này.

Trong ―ba cội nguồn (tam căn) của Kim Cương thừa – Lạt ma (Đạo sư), Bổn Tôn (yidam) và Hộ Pháp (vị Bảo Trợ) – thì Lạt ma là cội nguồn quan trọng nhất; Bổn Tôn và Hộ Pháp là những hiển lộ của Lạt ma. Tâm của Lạt ma là Dharmakaya (Pháp Thân), tánh Không của Pháp giới. Các Bổn Tôn xuất hiện từ đó như một biểu lộ của lòng bi mẫn và sự quang minh nội tại của tâm. Như thế các ngài không có loại hiện hữu thực sự như được gán cho những vị trời thế tục.

Lý do khiến các Bổn Tôn xuất hiện trong những thân tướng đa dạng, chẳng hạn như an bình và phẫn nộ, là bởi các đệ tử có những thái độ, cái nhìn (thị kiến) và những nguyện ước khác nhau. Để đáp ứng những ước muốn khác nhau này, các Bổn Tôn có những sắc tướng khác nhau như một biểu lộ của lòng bi mẫn của Lạt ma. Các Bổn Tôn cũng xuất hiện trong rất nhiều cách thế khác nhau để tượng trưng rằng toàn bộ việc bám chấp của ta vào những sắc tướng bất tịnh được tịnh hóa.

Chúng ta có một tri giác nhị nguyên và luôn luôn suy nghĩ trong những phạm trù nhị nguyên. Vì thế, chúng ta không thể nối kết với Bổn Tôn tối thượng và ta cần một điều gì đó đại diện cho ngài. Nhiều thân tướng của các Bổn Tôn mà ta biết từ những hình ảnh thì ở trong hình thức đại diện đó tượng trưng cho Bổn Tôn tối thượng. Thiền định về các Bổn Tôn được phân chia thành hai giai đoạn là phát triển (Tây Tạng: Kjerim) và thành tựu (TT: Dsogrim). Ý nghĩa của chúng như sau:

Mọi sắc tướng xuất hiện trong một sự tương thuộc. Điều gì đó xuất hiện vào một thời điểm, tồn tại một thời gian và lại biến mất. Hai giai đoạn thiền định được dùng để tượng trưng rằng nguyên lý sinh diệt được tiến hành trên một bình diện thuần tịnh. Sự xuất hiện của một Bổn Tôn tượng trưng rằng việc bám chấp vào sự xuất hiện (sinh khởi) của thế giới kinh nghiệm thế tục được tịnh hóa. Các giai đoạn phát triển có những yếu tố khác nhau: trước tiên ta quán tưởng chính mình là Bổn Tôn, sau đó ta quán tưởng Bổn Tôn trong không gian trước mặt ta, ta cúng dường và tán thán v.v... Lý do khiến trước tiên ta quán tưởng chính mình là Bổn Tôn như sau: tất cả chúng ta đều thấy mình hết sức quan trọng. Nếu bây giờ có ai nói với ta: - Anh không thực sự hiện hữu, thì ta khó có thể thấu hiểu và chấp nhận điều này. Trong giai đoạn phát triển ta xử sự với việc này bằng cách không suy nghĩ về việc ta có hiện hữu hay không, mà chỉ đơn thuần không để ý tới vấn đề này và quán tưởng bản thân ta trong hình tướng của Bổn Tôn. Nếu ta quán tưởng chính mình là Bổn Tôn, trong khi tỉnh giác rằng Bổn Tôn là một biểu lộ của sự thuần tịnh viên mãn, thì sự bám chấp vào một cái - tôi sẽ biến mất một cách tự nhiên.

Việc quán tưởng Bổn Tôn trong không gian trước mặt ta tiến hành theo một cách thế tương tự. Ta bám chấp vào mọi đối tượng bên ngoài mà ta tri giác. Trong giai đoạn phát triển ta tưởng tượng toàn thể thế giới bên ngoài là cung điện của Bổn Tôn. Bổn Tôn ở giữa cung điện và tất cả chúng sinh xuất hiện trong hình tướng của Bổn Tôn. Bằng cách quán tưởng các sắc tướng bất tịnh trong hình tướng thuần tịnh của chúng, ta chiến thắng được việc bám chấp vào chúng.

Vì thế, điều quan trọng là thấu hiểu rằng mọi yếu tố của giai đoạn phát triển có một nội dung tượng trưng. Không có sự thấu hiểu này, chẳng hạn như tin rằng Bổn Tôn thực sự hiện hữu, ta hoàn toàn mê mờ trong việc thiền định và thậm chí phát triển ảo tưởng. Nếu ta sử dụng những giai đoạn phát triển và thành tựu khác nhau về các Bổn Tôn, điều quan trọng là phải hiểu rõ ý nghĩa của những hình tướng khác nhau của các ngài. Ví dụ như, tại sao ta quán tưởng mười sáu tay, bốn chân v.v… nếu chỉ có hai tay hai chân thì có thực sự đầy đủ không? Tin rằng ta phải quán tưởng thế này là vì các Bổn Tôn thực sự trông giống như thế là một nhận thức sai lầm. Tin vào hiện hữu thực sự của Bổn Tôn là một điều khá buồn cười và hết sức vô minh. Thay vì như thế, ta nên hiểu rằng có điều gì đó được tịnh hóa và cái gì đó là một phương pháp tịnh hóa. Việc quán tưởng một Bổn Tôn có bốn tay, ví dụ thế, là một biểu tượng của việc tịnh hóa cách thế thông thường của ta khi kinh nghiệm các sự việc trong cái gọi là các phạm trù có bốn phần. Ví dụ như bốn yếu tố (tứ đại) và mọi sự khác ta tin tưởng xuất hiện trong một cách thế có bốn phần. Ba mắt của một Bổn Tôn tượng trưng cho việc chiến thắng của cách thế ta suy nghĩ trong những phạm trù có ba phần. Ví dụ như ba thời (quá khứ, hiện tại, tương lai). Điều tương tự áp dụng cho tất cả những chi tiết khác của Bổn Tôn; tất cả các chi tiết đó là để tịnh hóa sự bám chấp thông thường của ta vào thế giới của những kinh nghiệm.

Không có sự hiểu biết này, ta kết thúc trong thiền định đầy những nhận thức sai lầm. Ta tin rằng những sự việc là thật có hay không có chút hiện hữu nào. Đó là cách ta đi vào một con đường hoàn toàn sai lạc, là con đường không liên quan gì tới Kim Cương thừa hay Phật Giáo hiểu theo cách thông thường. Tin rằng các Bổn Tôn thực sự hiện hữu và không hiểu rằng các ngài là những biểu tượng của sự tịnh hóa những ý niệm tri giác của ta về thế giới kinh nghiệm, điều ấy sẽ chỉ khiến cho những khái niệm phát triển thêm nữa. Kết quả là những ảo tưởng ta đã có sẽ trở nên mạnh mẽ hơn, sau đó chúng có thể dẫn tới kinh nghiệm sợ hãi trong khi thiền định hay dẫn tới sự xuất hiện của những tư tưởng mà ta không biết phải xử sự thế nào với chúng. Vì thế, trong thực hành thiền định, đặc biệt là trong Kim Cương thừa, điều hết sức quan trọng là phải có được cái nhìn đúng đắn (chánh kiến).

Chánh kiến này ra sao? Đó là việc thấu hiểu rằng sự xuất hiện tương đối của các sự việc và thực tại tối hậu của chúng là một sự hợp nhất, thấu hiểu rằng chúng không tách lìa nhau và không mâu thuẫn nhau.

Các giai đoạn phát triển về các Bổn Tôn tương ứng với chân lý tương đối, cách thế sự việc xuất hiện.

Các giai đoạn thành tựu tương ứng với nguyên lý là rốt cuộc thì các sự vật không thực sự hiện hữu.

Đồng thời ta cần thấu hiểu rằng cả hai giai đoạn tạo thành một sự hợp nhất.

Các giai đoạn thành tựu thường được dùng để tránh rơi vào cái thấy cực đoan tin rằng các sự việc thực sự hiện hữu. Các giai đoạn phát triển ngăn ngừa cái thấy cực đoan khi tin rằng các sự việc không có chút hiện hữu nào, chỉ là một sự trống rỗng. Việc hiểu rằng cả hai giai đoạn tạo thành một sự hợp nhất khiến ta thấu hiểu rằng mọi sự là sự hợp nhất của đại lạc và tánh Không. Nhờ thiền định theo cách này, bằng cách áp dụng thực hành Bổn Tôn, ta có thể đạt được những thành tựu tương đối và tuyệt đối. Trong ý nghĩa đó, Bổn Tôn được gọi là - cội nguồn của những thành tựu.

Các vị bảo trợ (Hộ Pháp), ―cội nguồn của hoạt động,‖ có thể được coi là biểu lộ đa dạng của các Bổn tôn, lại là biểu lộ của tâm Pháp giới của Lạt ma. Bởi Kim Cương thừa là con đường rất sâu xa nên ý nghĩa của các vị bảo trợ là bảo vệ ta thoát khỏi nhiều tình huống và chướng ngại mâu thuẫn có thể xuất hiện khi ta đang đi trên con đường đó. Trong Kim Cương thừa, các Bổn Tôn và Hộ Pháp rất quan trọng, tuy nhiên Lạt ma, cội nguồn của sự gia hộ, là yếu tố quan trọng nhất. Lý do là chỉ nhờ Lạt ma mà ân phước và sự hứng khởi mới có thể đi vào dòng tâm thức của riêng ta.

Mọi yếu tố được sử dụng trên con đường Kim Cương thừa có một ý nghĩa sâu xa. Thân của Bổn Tôn là sự hợp nhất của sắc tướng và tánh Không, thần chú là sự hợp nhất của âm thanh và tánh Không, và tâm là sự hợp nhất của tỉnh giác (giác tánh) và tánh Không. Nếu ta áp dụng những yếu tố này vào thực hành của riêng ta, bằng cách hoàn toàn an trú trong sự tỉnh giác này, sự tự hào Bổn tôn có thể phát khởi trong ta. Nhưng để làm được như thế ta phải thấu suốt ý nghĩa đích thực của những điều này. Chỉ quan tâm tới việc quán tưởng bản thân ta là Bổn Tôn thì không đủ, bởi bằng sự quán tưởng đơn thuần ta không thành tựu sự thấu suốt này.

Các hành giả phải thấu suốt ba điều. Cái thấy cả hai loại thực tại tạo nên một sự hợp nhất bất khả phân. Đối với con đường, việc thấu suốt phương pháp và trí tuệ là một sự hợp nhất thì rất quan trọng. Đối với quả, ta cần hiểu rằng hai thân (kaya) là những gì được thành tựu là một sự hợp nhất. Đặc biệt là khi thực hành Mahamudra (Đại Ấn) hay Maha Ati (Đại Viên mãn), sự thấu suốt ba yếu tố này (cái thấy, con đường và quả) hết sức quan trọng. Nếu không, ta không thể chứng ngộ kết quả nhờ thực hành này.

Cái được gọi là ―Bổn tôn tối thượng‖ ra sao? Chẳng hạn như Đức Chenrezig (Từ Thị) xuất hiện trong một hình thức hết sức đặc biệt, với bốn tay v.v... Tuy nhiên, đây không phải là phương diện tối thượng của Bổn Tôn này mà chỉ là cách thế ngài xuất hiện. Bổn Tôn tối thượng là sự tỉnh giác rằng hiển lộ của Đức Chenrezig là lòng bi mẫn của tất cả chư Phật.

Thân tướng của Dorje Phagmo (Kim cương Hợi Mẫu)3 là một hình thức tượng trưng. Dorje Phagmo tối thượng là không gian của các hiện tượng, là trí tuệ siêu việt tối thượng, mẹ của tất cả chư Phật, là người sinh ra tất cả chư Phật. Bà là trí tuệ ba la mật./.

Nguyên tác: “Yidams – the Source of Accomplishments” by Jamgon Kongtrul Rinpoche

http://www.dhagpo-kagyuhttp://www.dhagpo-kagyu-ling.org/en/index.php/multimedia/teachings/208-yidams-the-source-of-accomplishmentsling.org/en/index.php/multimedia/teachings/208http://www.dhagpo-kagyu-ling.org/en/index.php/multimedia/teachings/208-yidams-the-source-of-accomplishmentsyidams-the-source-of-accomplishments

---o0o---

BA MƯƠI LỜI KHUYÊN TÂM HUYẾT


của Gyalwa Longchenpa

Giữa không gian trùm khắp trí tuệ của Ngài, Pháp giới Tuyệt đối,

Những tia ấm áp bi mẫn của Ngài chiếu sáng trên đám mây những lời nguyện, trận mưa cam lồ vĩ đại đổ xuống không dứt trên cánh đồng những chúng sinh được rèn cập, làm thuần thục những mầm chồi của Ba Thân4 Chúng con đảnh lễ dưới chân Đạo sư, vị bảo trợ, Đấng Siêu việt của Tam Bảo. Nhờ sự khao khát mãnh liệt con có thể hợp nhất dòng truyền siêu phàm thành tựu; Nhưng thiếu sự tinh tấn, hiện hữu này thật vô ích và giờ đây đang trên đà sa sút. Con có ý hướng hành động như các Risi5 nhưng giờ đây con hoàn toàn thất vọng và nhận ra rằng người khác cũng như con. Đây là lý do tại sao để khơi dậy trong tâm con một sự từ bỏ trọn vẹn, con đã thốt lên ba mươi lời khuyên tâm huyết này.
---o0o---
Lời Khuyên thứ nhất
Than ôi! Bằng đủ loại phương tiện thiện xảo, với một đám đông vây quanh, ta có thể nắm giữ một di sản tu viện đồ sộ. Nhưng điều này là nguồn gốc của những tranh chấp và gây nên những vướng mắc to lớn cho bản thân. Sống đơn độc một mình là lời khuyên tâm huyết của tôi.
---o0o---
Lời Khuyên thứ hai
Trong những nghi lễ của thôn làng với ý định xua tan các chướng ngại và chế ngự những tinh linh xấu ác, ta có thể phô diễn những phẩm tính của mình trong đám đông. Nhưng chính bởi sự thèm khát thực phẩm và của cải, mà bổn tâm ta sẽ bị quỷ ma cướp mất. Điều phục tâm mình là lời khuyên tâm huyết của tôi.
---o0o---
Lời Khuyên thứ ba
Sau khi thâu thập những đóng góp to lớn từ những người nghèo khó,

Nhờ thế ta có thể xây dựng những pho tượng, đền đài, ban phát nhiều của bố thí v.v… Nhưng điều này khiến cho người khác tích tập tội lỗi trên những nền tảng đạo đức.6 Làm cho tâm mình trở nên đức hạnh là lời khuyên tâm huyết của tôi.


---o0o---
Lời Khuyên thứ tư
Khao khát sự vĩ đại, ta sẽ thuyết giảng Pháp cho người khác và

Bằng vô số thủ đoạn lừa dối, ta sở hữu một đám đông người quyền thế và khúm núm. Nhưng một tâm thức như thế bám víu vào những thực tế gớm ghiếc là nguyên nhân của sự kiêu ngạo. Chỉ có những chương trình ngắn hạn, là lời khuyên tâm huyết của tôi.


---o0o---
Lời Khuyên thứ năm
Buôn bán, cho vay lời, và mọi loại lọc lừa này; Với của cải được tích lũy bằng cách thế sai lạc, ta có thể thực hiện những lễ cúng dường hết sức long trọng, nhưng những công đức đặt trên sự tham lam là nguồn gốc của tám pháp thế gian.7 Thiền định về việc vứt bỏ sự thèm khát là lời khuyên tâm huyết của tôi.
---o0o---
Lời Khuyên thứ sáu
Đóng vai trò nhân chứng, người bảo lãnh và dính dáng vào những việc kiện tụng, nhờ đó ta có thể hoà giải những cuộc tranh chấp của những người khác, cho rằng việc này là để mưu cầu điều tốt đẹp cho mọi người. Nhưng ham mê điều này sẽ mang lại những mục đích vụ lợi. An trụ không mong chờ hay lo sợ là lời khuyên tâm huyết của tôi.
---o0o---
Lời Khuyên thứ bảy

Cai quản các tỉnh thành, có những người phục vụ và của cải vật chất, do đó tiếng tăm của ta có thể lan xa khắp thế giới. Nhưng vào lúc chết, những điều này không có chút giá trị nào. Nỗ lực trong thực hành của mình là lời khuyên tâm huyết của tôi.


---o0o---
Lời Khuyên thứ tám
Những người quản lý, thị giả, những người nắm các vị trí trọng trách và những người nấu bếp là cột trụ của cộng đồng tu sĩ. Nhưng một tâm thức dính mắc vào những điều này là nguyên nhân của sự bận tâm lo lắng. Giảm thiểu sự lăng xăng rắc rối là lời khuyên tâm huyết của tôi.
---o0o---
Lời Khuyên thứ chín
Mang vác những pháp khí, vật cúng dường, sách vở và dụng cụ làm bếp, ta có thể leo lên những rặng núi, đơn độc với mọi thứ cần thiết. Nhưng trang bị đầy đủ vào lúc này là nguồn gốc của những khó khăn và tranh chấp. Không có những nhu cầu là lời khuyên tâm huyết của tôi.
---o0o---
Lời Khuyên thứ mười
Trong những thời đại suy đồi này ta có thể tới gần những người thô lỗ quanh ta. Mặc dù ta nghĩ rằng điều đó sẽ ích lợi cho họ, nó chính là nguồn gốc của những tư tưởng độc hại. Nói những lời an tịnh là lời khuyên tâm huyết của tôi.
---o0o---
Lời Khuyên thứ mười một
Không có mọi tính toán ích kỷ, ta có thể, với lòng thương mến, nói cho người khác những khiếm khuyết của họ, chỉ nghĩ tới điều tốt lành của riêng họ. Nhưng mặc dù những gì ta nói là chân thật, chúng sẽ làm tổn thương trái tim họ. Nói những lời dịu dàng là lời khuyên tâm huyết của tôi.
---o0o---
Lời Khuyên thứ mười hai
Để bảo vệ sự thanh tịnh của Giáo lý, ta dấn mình vào những cuộc tranh cãi, bảo vệ quan điểm của mình và do đó mâu thuẫn với điều người khác suy nghĩ. Nhưng bằng phương cách như thế ta gây nên những tư tưởng bất tịnh. Giữ yên lặng là lời khuyên tâm huyết của tôi.
---o0o---
Lời Khuyên thứ mười ba
Nghĩ rằng ta đang phụng sự, ta hộ trì theo một cách thế thiên lệch dòng truyền thừa của Đạo sư và quan điểm triết học của ta. Nhưng việc tán dương mình và xem thường người khác làm chín mùi những tham luyến và sân hận của ta. Lìa bỏ những điều này là lời khuyên tâm huyết của tôi.
---o0o---
Lời Khuyên thứ mười bốn
Khi đã khảo sát thấu đáo Giáo Pháp đã nghe, ta có thể nghĩ rằng việc mình hiểu rõ những lỗi lầm của người khác là bằng chứng cho thấy ta đạt được trí tuệ phân biệt. Nhưng suy nghĩ theo lối này gây nên sự tích tập những tội lỗi của riêng ta. Nhìn mọi sự đều thanh tịnh là lời khuyên tâm huyết của tôi.
---o0o---
Lời Khuyên thứ mười lăm
Chỉ nói về tánh Không trống rỗng và xem thường nhân quả, ta có thể nghĩ rằng sự vô-hành là quan điểm tối hậu của Giáo Pháp. Nhưng từ bỏ hai tích tập sẽ làm sự hưng vượng thực hành của ta khô héo. Hợp nhất hai điều này là lời khuyên tâm huyết của tôi.
---o0o---
Lời Khuyên thứ mười sáu
Về sự nhập môn thứ ba, đó là sự đi xuống của bản chất v.v…Ta có thể nghĩ rằng với phương tiện là thân thể của người khác sẽ dẫn tới sự tiến bộ vượt bực. Nhưng trên con đường của sự bất tịnh này nhiều đại hành giả đã bị mắc bẫy. Nương tựa vào con đường giải thoát là lời khuyên tâm huyết của tôi.

---o0o---


Lời Khuyên thứ mười bảy
Ban những lễ quán đảnh cho những người không có phẩm tính và phân phát cho đám đông. Những vật linh thánh là nguồn gốc của sự lạm dụng và hư hỏng samaya (giới nguyện). Ưa thích cách hành xử ngay thẳng là lời khuyên tâm huyết của tôi.
---o0o---
Lời Khuyên thứ mười tám
Trần trụi nơi công cộng và những sự lập dị khác, ta có thể nghĩ rằng đó là thực hiện vai trò một yogi. Nhưng đây là cách ta làm cho những người thế gian mất niềm tin. Thận trọng trong mọi sự là lời khuyên tâm huyết của tôi.
---o0o---
Lời Khuyên thứ mười chín
Dù ta ở nơi đâu, với khát khao được làm người vĩ đại nhất. Ta sẽ hành động với một phong cách truyền thống và khôn ngoan. Nhưng điều này là nguyên nhân của việc rơi từ địa vị cao cả nhất xuống chỗ thấp kém nhất. Không căng thẳng cũng không lơi lỏng là lời khuyên tâm huyết của tôi.
---o0o---
Lời Khuyên thứ hai mươi
Dù ta sống trong những thôn làng, tu viện, hay những ẩn thất trong núi non, không tìm kiếm những người thân thiết, ta là bạn của tất cả, nhưng không thân thiết cũng không thù địch. Giữ sự độc lập là lời khuyên tâm huyết của tôi.
---o0o---
Lời Khuyên thứ hai mươi mốt

Khoác vào một dáng vẻ giả tạo, ta có thể đảnh lễ trong một cách thế tốt đẹp những người bảo trợ chăm sóc đời sống của ta. Nhưng việc giả vờ vì lợi ích của người khác khiến cho ta tự vướng mắc. Hành xử với sự tinh tế không thay đổi là lời khuyên tâm huyết của tôi.


---o0o---
Lời Khuyên thứ hai mươi hai
Có vô số tác phẩm về khoa tiên tri, thiên văn, y học v.v…Mặc dù chúng đề cập tới những phương pháp được đặt nền trên những mối liên kết tương thuộc (nhân duyên), dẫn tới sự toàn trí. Trở nên rất ưa thích những vấn đề khác nhau này sẽ làm tán loạn việc suy niệm của ta. Giảm thiểu việc nghiên cứu những khoa học này là lời khuyên tâm huyết của tôi.
---o0o---
Lời Khuyên thứ hai mươi ba
Khi không bước ra ngoài, ta sắp xếp ở bên trong. Do đó ta có thể có mọi tiện nghi giữa sự cô tịch. Nhưng đây là cách phung phí toàn bộ đời ta vào những tiểu tiết tầm thường. Vứt bỏ mọi hoạt động này là lời khuyên tâm huyết của tôi.
---o0o---
Lời Khuyên thứ hai mươi bốn
Uyên bác, đức hạnh v.v.., cũng có một ít tinh tấn hướng tới sự thành tựu,nhờ đó những phẩm tính cá nhân của ta có thể đạt tới đỉnh cao của chúng. Nhưng bám níu vào những điều này ta sẽ hoàn toàn tự vướng mắc. Biết cách giải thoát, không có tánh quy-ngã là lời khuyên tâm huyết của tôi.
---o0o---
Lời Khuyên thứ hai mươi lăm
Làm mưa đá và sấm sét trút xuống, tụng những thần chú đầy oai lực, trong khi tự bảo vệ mình trước tất cả những điều đó, ta có thể nghĩ rằng đó là để điều phục những gì cần điều phục. Nhưng bằng cách thiêu đốt người khác ta sẽ kết thúc đời mình trong những cõi thấp. Sống khiêm tốn là lời khuyên tâm huyết của tôi.
---o0o---
Lời Khuyên thứ hai mươi sáu
Ta có thể sở hữu vô số những bản văn đáng ao ước, giáo huấn khẩu truyền, các chú giải v.v…Nhưng nếu ta không đưa chúng vào thực hành, thì vào lúc chết chúng sẽ chẳng có giá trị gì. Nghiên cứu tâm ta là lời khuyên tâm huyết của tôi.
---o0o---
Lời Khuyên thứ hai mươi bảy
Khi ta thực hành nhất tâm, ta có thể có những kinh nghiệm, thảo luận chúng với những người khác, viết những bài kệ tâm linh và hát tụng những bài ca chứng ngộ. Mặc dù những điều đó là những hiển lộ tự nhiên của sự thực hành, chúng sẽ làm phát triển những niệm tưởng lan man. Tránh xa sự trí thức hóa là lời khuyên tâm huyết của tôi.
---o0o---
Lời Khuyên thứ hai mươi tám
Bất kỳ khi nào những tư tưởng xuất hiện, điều quan trọng là nhìn kỹ chúng. Như thế khi ta có một sự thấu suốt rõ ràng về tâm thức. Điều quan trọng là an trụ với nó. Mặc dù không có gì để thiền định, điều quan trọng là an trụ trong thiền định như thế. Luôn luôn chú tâm là lời khuyên tâm huyết của tôi.
---o0o---
Lời Khuyên thứ hai mươi chín
Trong tánh Không, hành động phù hợp với Luật nhân quả, khi đã thấu suốt sự vô-hành, trì giữ ba giới nguyện.8 Với lòng bi mẫn, 9 cầu mong chúng con nỗ lực vì sự lợi lạc của chúng sinh. Hợp nhất hai sự tích tập10 là lời khuyên tâm huyết của tôi.
---o0o---
Lời Khuyên thứ ba mươi
Ta đã đi theo nhiều Đạo sư minh triết và thành tựu, nhận lãnh nhiều giáo huấn sâu xa, và đọc kỹ một ít Kinh điển và tantra (Mật điển), nhưng ta vẫn không áp dụng chúng. Than ôi! Ta chỉ đang tự lừa dối mình. Như thế chính vì bản thân tôi và những người như tôi, tôi đã nói ra ba mươi lời khuyên tâm huyết này. Nhờ bất kỳ công đức ít ỏi nào có thể phát sinh từ một thái độ từ bỏ như thế, cầu mong tất cả chúng sinh được dẫn dắt trong những phạm vi hoang dã của sự sống, và được củng cố trong đại lạc. Bằng cách đi theo những dấu chân của ba đời chư Phật và Bồ Tát và của những bậc thánh vĩ đại, cầu mong chúng con trở thành những trưởng tử siêu việt của các ngài. Như thế, được thúc đẩy bởi thái độ từ bỏ thật nhỏ nhoi, Tsultrim Lodro11 đã hình thành ba mươi lời khuyên tâm huyết này.

Nguyên tác: Thirty Pieces of Advice From the

Heart by Gyalwa Longchenpa http://www.geocities.com/Athens/Ithaca/4886/3 0pieces.htm

---o0o---




tải về 0.98 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương