Đi Vào Cửa Pháp Thanh Liên Việt dịch o0o Nguồn


BÀI GIẢNG NHÂN LỄ GIÁNG SINH



tải về 0.98 Mb.
trang13/13
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích0.98 Mb.
#35663
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13

BÀI GIẢNG NHÂN LỄ GIÁNG SINH


Pháp thoại dành cho các đệ tử Tây phương tại tu viện Kopan nhân dịp Lễ Giáng Sinh



Lama Thubten Yeshe

Khi gặp lại nhau nhân Lễ Giáng Sinh kỷ niệm ngày Đức Chúa Jesus ra đời, chúng ta hãy nhìn nhau trong sự an bình và với một rung động tuyệt vời, một tâm hồn hạnh phúc. Tôi cho rằng điều này thật là kỳ diệu. Tham dự thánh lễ này với một tâm thái sân hận thì thật đáng buồn. Thay vào đó hãy đến với một động lực đẹp đẽ và rất nhiều tình thương. Đừng phân biệt mà hãy nhìn mọi sự như một đóa hoa vàng, ngay cả với kẻ thù xấu xa nhất của các bạn. Khi ấy lễ Giáng Sinh, là buổi lễ rất thường tạo nên một tâm trí kích động, sẽ trở nên tuyệt đẹp.


Khi các bạn thay đổi thái độ tinh thần của mình, cái nhìn bên ngoài cũng thay đổi. Đây là một sự chuyển hóa thực sự của tâm thức. Không còn nghi ngờ gì về điều này. Tôi không có gì đặc biệt, nhưng tôi có kinh nghiệm trong việc thực hiện sự chuyển hóa này, và nó có hiệu quả. Các bạn là những người rất thông minh, vì thế các bạn có thể hiểu được tâm có khả năng ra sao để chuyển hóa chính nó và môi trường của nó. Chẳng có lý do gì để sự chuyển hóa này không thể tốt hơn. Một số trong các bạn có thể nghĩ: ―Ồ, tôi không muốn dính dáng gì với Jesus, không muốn quan hệ gì với Kinh Thánh. Đây là một thái độ hết sức sân hận, đầy cảm tính đối với Cơ Đốc giáo. Nếu thực sự hiểu biết thì các bạn sẽ nhận ra điều Đức Chúa Jesus giảng dạy là ―Hãy yêu thương! Nó đơn giản và sâu xa như thế đấy. Nếu trong các bạn có tình thương chân thật, tôi bảo đảm rằng các bạn sẽ cảm thấy an bình hơn bây giờ rất nhiều.

Các bạn thường suy nghĩ về tình thương ra sao? Hãy trung thực. Các bạn luôn luôn bị dính mắc với những sự phân biệt, đúng không? Hãy nhìn quanh căn phòng này và xem có ai ở đây là đối tượng của tình thương của các bạn. Vì sao các bạn phân biệt quá rạch ròi giữa bằng hữu và kẻ thù? Vì sao các bạn thấy có một khác biệt lớn lao như thế giữa bản thân các bạn và những người khác?

Trong giáo lý đạo Phật, thái độ phân biệt sai lầm này được gọi là sự nhị nguyên. Đức Jesus nói rằng một thái độ như thế đối nghịch với tình thương chân thật. Vì thế, ai trong chúng ta có tình thương chân thật mà Đức Jesus nói tới? Nếu ta không có tình thương ấy, ta không nên phê bình giáo lý của ngài hay cảm thấy giáo lý ấy không thích hợp với chúng ta. Chúng ta đã hiểu sai lầm, có thể hiểu được lời dạy của ngài nhưng chẳng bao giờ làm theo.

Trong Kinh Thánh có rất nhiều câu thật hay, nhưng tôi không nhớ là mình có đọc được rằng Đức Jesus nói các bạn không cần phải làm gì – không tự chuẩn bị theo cách thế nào đó – Thiên Thần sẽ bất ngờ tới thăm các bạn! Nếu các bạn không làm theo cách ngài bảo các bạn nên làm thì chẳng ở đâu có Thiên Thần hiện ra cho các bạn.

Điều tôi đã đọc trong Kinh Thánh có ý nghĩa tương tự như giáo lý đạo Phật về sự quân bình, lòng bi mẫn và việc chuyển hóa sự chấp ngã của ta thành tình yêu thương đối với những người khác. Cách thức các bạn tu hành tâm thức để phát triển những thái độ này có thể không rõ ràng tức thì, nhưng chắc chắn là các bạn có thể làm thế. Chỉ có tánh ích kỷ và tâm thức hẹp hòi của chúng ta ngăn trở ta.

Với những chứng ngộ chân thật, tâm thức không còn quan tâm một cách ích kỷ tới sự tự cứu rỗi nữa. Với tình thương chân thật, ta không xử sự một cách nhị nguyên nữa; không còn cảm thấy hết sức dính mắc với một vài người, xa cách những người khác và hoàn toàn dửng dưng đối với những người còn lại. Điều đó thật đơn giản.

Trong tính cách bình thường, tâm luôn luôn bị phân cách với chính nó, luôn luôn đấu tranh và làm nhiễu loạn sự an bình của riêng nó. Những giáo lý về tình thương rất thực tiễn. Đừng để tôn giáo ở một nơi nào mãi tận trời cao và cảm thấy các bạn bị dán chặt vào nơi đây trên Trái Đất. Nếu những hành động của thân, ngữ và tâm hòa hợp với thiện tâm từ ái, các bạn sẽ tự động trở thành một con người tín tâm chân chính. Có tín tâm không có nghĩa là các bạn tham dự những giáo lý nào đó. Nếu các bạn nghe giáo lý và hiểu sai lạc thì thực ra các bạn đang đi nghịch lại tín ngưỡng. Và chỉ vì các bạn không thấu hiểu một giáo lý nào đó mà các bạn phỉ báng tôn giáo.

Việc thiếu hiểu biết sâu xa dẫn tới tinh thần bộ phái. Bản ngã cảm nghĩ rằng ―Tôi là một Phật tử, vì thế Cơ Đốc giáo hẳn là hoàn toàn sai lầm.‖ Điều này hết sức tai hại đối với cảm xúc sùng mộ chân chính. Các bạn không hủy diệt một tôn giáo bằng những quả bom nhưng bằng sự thù ghét. Quan trọng hơn nữa là các bạn hủy diệt sự an bình của tâm các bạn. Việc các bạn có biểu lộ sự thù ghét bằng lời nói hay không thì không quan trọng. Chỉ những tư tưởng thù ghét không thôi cũng đã tự động hủy diệt sự an bình của các bạn.

Tương tự như thế, tình thương chân thực của các bạn không phụ thuộc vào sự biểu lộ vật lý. Các bạn nên nhận ra điều này. Tình thương chân thực là một cảm xúc sâu xa trong các bạn. Tình thương không chỉ là việc các bạn nở một nụ cười trên khuôn mặt và có vẻ vui sướng. Đúng hơn, tình thương phát khởi từ một sự hiểu biết chân thành về nỗi khổ của mỗi chúng sinh và tỏa ra với họ không chút phân biệt. Tình thương không thiên vị một ít người được chọn lựa để loại trừ tất cả những người khác. Vả lại, nếu có ai đánh các bạn và các bạn phản ứng bằng thái độ sân hận hay hết sức hoảng sợ, các bạn kêu ầm lên ―Chuyện gì xảy ra cho tôi vậy? điều này cũng chẳng dính dáng gì tới một tâm thức hiểu biết ý nghĩa của tình thương chân thật. Đó chỉ là sự bận tâm vô minh của bản ngã về hạnh phúc của riêng nó. Sẽ sáng suốt hơn biết bao khi nhận ra rằng ―Việc tôi bị đánh không thực sự làm hại tôi. Sự mê lầm thù hận của tôi là một kẻ thù còn làm hại tôi nhiều hơn việc tôi bị đánh. Quán chiếu như thế sẽ khiến cho tình thương chân thật phát triển.

Những lời dạy này được tìm thấy trong một quyển sách kỳ diệu tên là Tâm Tĩnh lặng, Tâm Linh thánh, một tuyển tập những Pháp thoại của Lạt ma Yeshe tại Tu viện Kopan lúc kết thúc các Khóa Thiền định Kopan lúc ban đầu kéo dài một tháng.

Các đệ tử người Tây phương đã tụ họp nhân Lễ Giáng sinh, cảm thấy hơi bị lạc điệu và không biết chắc là phải cư xử ra sao với những cảm xúc ―bị thiệt một mùa Giáng sinh,‖ hầu như là thực hành tâm linh lúc ban đầu của họ trong đời này.

Thấy được những cảm xúc sai lầm của các đệ tử, Lạt ma Yeshe đã bảo họ vào thiền đường, ở đó ngài ban Pháp thoại này về Lễ Giáng Sinh và thực hành Phật pháp. Bài giảng được ghi âm và sau đó được in thành sách do Nhà Xuất bản Wisdom ấn hành. Bản của chúng tôi ở trung tâm biến mất đã lâu và quyển sách không in nữa, nhưng đoạn trích dẫn này vẫn còn và chúng tôi chia sẻ nó với các Bằng hữu trên Mạng internet./.

Bài viết trên được lưu trữ tại:

http://www.fpmthttp://www.fpmt-osel.org/teachings/christmas.htmosel.org/teachings/christmas.htm

Nguyên tác: “Christmas Dharma” by Lama Thubten Yeshe

---o0o---


LỜI KHUYÊN CÁC ĐỆ TỬ CỦA TÔI




Kalu Rinpoche

Đối với những người biết tôi và cuộc đời của tôi, ước muốn đi theo con đường dẫn đến giải thoát của Lạt ma (Đạo sư) của họ, tôi xin nói ít lời này.

Bởi tất cả chúng ta là những môn đồ của Đức Phật nhân từ, trong những hành động, lời nói và tư tưởng của ta, bằng hết sức mình, ta nên tự kềm chế không làm mọi hành động phi đạo đức và bất thiện, và ta nên làm những thiện hạnh càng nhiều càng tốt. Tất cả chúng sinh trong sáu loài đều là những cha mẹ tốt lành của ta và trong những quãng thời gian dài dằng dặc đã trải nghiệm đủ loại đau khổ và thất vọng trong luân hồi sinh tử. Đối với những chúng sinh ấy ta nên nuôi dưỡng lòng từ bi và Bồ đề tâm cao quý. Ta nên liên tục thiền định về việc cho và nhận28 và nhiệt thành trì tụng những bài khẩn cầu ước nguyện xa rộng để làm viên mãn sự chứng ngộ mọi khía cạnh của Phật quả, để tạo lập và tinh lọc những phạm vi của sự giác ngộ, và để thuần thục chúng sinh về mặt tâm linh. Với sự thấu hiểu rằng Đạo sư tốt lành và linh thánh của ta là hoạt động của Tam Bảo và Tam Căn29, ta nên cầu nguyện ngài một cách mãnh liệt, hình dung rằng Đạo sư an trụ trên đầu hay trong trái tim ta, và khi ta chấm dứt cầu nguyện, hãy thực hành việc hòa nhập tâm ta với tâm ngài.

Ta nên coi Đức Avalokiteshvara (Chenrezi – Quán Thế Âm) là Bổn Tôn của ta. Đức Phật đã giảng dạy thực hành này trong nhiều Kinh điển và tantra (Mật điển). Nó từng là thực hành của nhiều Đạo sư uyên bác và thành tựu của Ấn Độ và Tây Tạng. Thực hành này dễ dàng nhưng vô cùng lợi lạc. Ta nên liên tục trì tụng thần chú Sáu-Âm (Lục Tự Đại Minh), tụng đọc nó với tâm thức rỗng rang, trong trẻo, không ngừng tỉnh giác, thoát khỏi sự quy chiếu, bám chấp và xao lãng.

Tự bản chất, mọi hiện tượng, hình tướng của sự mê lầm xuất hiện quanh ta thì không có thực tại độc lập. Trong phạm vi của cách thức chúng được tri giác, chúng bao gồm những kinh nghiệm khác nhau về hạnh phúc và đau khổ. Tự bản chất chúng thật vô thường. Những hình tướng biến đổi, lộn xộn này tạo nên nền tảng từ đó đủ loại đau khổ trong sinh tử phát triển. Từ sự hiểu biết rằng cuối cùng, tất cả những hiện tượng đó giống như những hình tướng xuất hiện trong một giấc mơ hay trong sự mê hoặc, sự bám chấp và dính mắc của ta vào những ý niệm cố định về thực tại sẽ giảm bớt.

Nói chung, mục đích của mọi truyền thống tâm linh, Phật giáo hay truyền thống khác, có hai nhánh: một cách tức thì, nhằm mang lại nơi nương tựa để tránh các cõi thấp và an lập chúng sinh trên con đường đưa tới các cõi giới cao; và cuối cùng, mang lại nơi nương tựa thoát khỏi mọi khổ đau của sinh tử và an lập chúng sinh trên con đường đưa tới tự do. Bởi tất cả những truyền thống này đến từ hoạt động giác ngộ của Đức Phật hiển lộ trong những cách thế phù hợp với tính chất của những cá nhân được dẫn dắt, ta nên có niềm tin nơi tất cả những truyền thống đó.

Đặc biệt là toàn bộ Giáo Pháp đi đến xứ tuyết Tây Tạng – giáo lý của các phái Sakya, Gelug, Kagyu, và Nyingma – đã được Đức Phật giảng dạy trong các Kinh điển và Mật điển. Giáo Pháp đó viên mãn và không chút sai sót. Trong những truyền thống này, dòng truyền thừa của những Đạo sư thành tựu không bị đứt đoạn. Năng lực và những gia hộ của các dòng này không suy giảm và tiếp tục được trao truyền. Giáo huấn của các dòng truyền thừa này về chân lý tối thượng không bỏ quên những điểm trọng yếu. Quan điểm triết học của chúng về bản tánh của thực tại cung cấp một nền tảng đúng đắn cho việc thực hành. Những phương pháp thiền định của các dòng này nhằm giải thoát ta khỏi sự mê lầm tạo thành một con đường chắc chắn. Chất cam lồ giáo huấn tâm linh của chúng đã không mất đi sự hiệu nghiệm. Hiện thân của nhiều Đạo sư với sự uyên bác và thành tựu, những đại Bồ Tát đã đạt được những mức độ khác nhau của sự chứng ngộ tâm linh, đã xuất hiện trong mỗi truyền thống này. Cũng đã có vô số bậc như Đức Jetsun Milarepa vĩ đại đã thực hiện những khả năng biểu thị mức tiến bộ của sự thành tựu. Mỗi tuyển tập giáo huấn tâm linh của các ngài chỉ bao gồm những giáo lý sâu xa có thể đưa mỗi cá nhân đến Phật quả.

Vì thế, ta nên tránh sự cuồng tín, thù địch, hay hoài nghi về những truyền thống này và tu tập bản thân để có lòng sùng kính, tôn trọng và một cái nhìn linh thánh đối với tất cả các truyền thống đó. Ta nên thực hành truyền thống mà ta cảm thấy cuốn hút nhất do bởi những mối quan hệ ta đã tạo ra trong những đời quá khứ. Dù theo truyền thống nào, điều quan trọng nhất là phải đưa thực hành của ta đến chỗ viên mãn.

Tóm lại, để noi theo cuộc đời đi tới giải thoát của Lạt ma, ta nên luôn luôn nuôi dưỡng một số phẩm tính. Đó là thái độ từ bỏ phát sinh từ một sự hiểu biết rằng sinh tử là đau khổ; niềm tin sáng suốt, có ý hướng, và xác tín nơi Tam Bảo. Ta cần có lòng sùng mộ và tôn kính đối với Lạt ma của ta như một vị Phật toàn giác. Đối với tất cả chúng sinh, ta cần có lòng bi mẫn phát sinh từ sự hiểu biết rằng tất cả họ đều là cha mẹ của ta. Ta cần có một cách sống trong đó hai sự tích tập (công đức và trí tuệ) cùng tăng trưởng. Trong giai đoạn phát triển, các hình tướng và âm thanh được kinh nghiệm như những Bổn Tôn và thần chú; trong giai đoạn thành tựu, sự tỉnh giác tự nhiên được duy trì không có sự tạo tác. Ta cần có những thiện hạnh để chấm dứt những dục vọng vô độ và việc coi mình là quan trọng; cách hành xử tránh điều độc hại như thuốc độc; niềm tin tránh sự dính mắc có tính chất bộ phái và thái độ thù địch; và sau hết an lập những người mà ta có nối kết trên con đường dẫn đến tự do. Nếu chúng ta trung thành với tất cả những điều này và noi theo cuộc đời giải thoát của Đạo sư, sự hiện hữu làm người quý báu với đầy đủ tự do và thuận lợi mà ta đã có sẽ trở nên ý nghĩa, các ý hướng của các Đạo sư của ta được hoàn thành, thiện tâm của cha mẹ ta được đền đáp, và những lợi lạc cho người khác và bản thân ta sẽ được thực hiện đầy đủ. Nguyên tác: “The Chariot for Travelling the Path to Freedom – The Life Story of Kalu Rinpoche”

Kenneth I. McLeod dịch từ Tạng ngữ sang Anh ngữ và chú giải.

---o0o---

NHỮNG BÀI KỆ KÍNH LỄ CHƯ PHẬT VÀ BỒ TÁT




Kyabjé Trulshik Rinpoche

Kính lễ Chư Phật và Bồ Tát



Cùng các thần chú, được sắp xếp trong hình thức những bài nguyện

thích hợp cho các hành giả mọi cấp độ sử dụng

1. Đạo sư Bi mẫn Thích Ca Mâu Ni

Nyingjé chenpö tsöden nyikmai zhing

Với lòng đại bi Ngài đã chọn thế giới của những xung đột và suy hoại này,
Zungné mönlam chenpo ngagya tab

Ngài đã lập năm trăm đại nguyện.

Pékar tar ngak tsentö chir mi dok

Ngài được tán thán như một đóa sen trắng thanh khiết; tất cả những ai nghe đến danh hiệu của ngài sẽ không rơi trở lại vào luân

hồi sinh tử -

Tönpa thukjé chen la chaktsal lo

Đạo sư tràn đầy từ ái và bi mẫn, con kính lễ ngài!

Lama tönpa chomdendé dézhin shekpa drachompa yang dakpar dzokpai sangyé pel gyalwa shakya tubpa la chaktsal lo Chöto kyapsu chi-o

Guru, Đạo sư, Thế Tôn, Như Lai, A La Hán, Đức Phật toàn giác, Đấng Chiến Thắng Vinh quang, Đạo sư của dòng tộc Thích ca, con kính lễ và quy y ngài.

Teyatha Om Muni Muni Maha Munayé Soha



2. Đức Kim Cương Tát Đỏa Vinh quang

Mitok dorjé tapkyi yeshé ni

Ngài là trí tuệ nguyên sơ của những phương tiện thiện xảo, trạng thái bất hoại vượt lên mọi ý niệm,

Mikmé sherab yum kyi ngang tu tok

Đã chứng ngộ trạng thái của Bà Mẹ Vĩ đại, trí tuệ siêu việt vượt lên mọi sự quy chiếu;

Tukjé’i chetrak natsok chiryang tön

Biểu lộ lòng bi mẫn của ngài trong vô vàn cách thế khác biệt.

Dorjé sempa ché la chaktsal lo

Con kính lễ ngài, Đức Kim Cương Tát Đỏa vĩ đại!

Om Vajra Sattva Ah


3. Đức Amitayus, Phật Vô Lượng Thọ và Trí tuệ

Jikten drenpai tsowo tsepa mé

Đức Phật Vô Lượng Thọ, đấng dẫn dắt lỗi lạc của chúng sinh trong thế giới này,
Dümin chiwa malü jompai pel

Đấng vinh quang tiêu diệt mọi sự đe dọa của cái chết non yểu,

Gönmé dug ngel gyurpa nam kyi kyap

Ngài là nơi nương tựa của tất cả những ai đau khổ, không được che chở -

Sangyé tsépamé la chaktsal lo

Con kính lễ ngài, Đức Phật Vô Lượng Thọ!

Om Amarani Jivantiyé Soha
4. Đức Phật Vô Lượng Quang Amitabha Déchen zhing tu chö kyi khorlo kor

Ngài Chuyển Pháp Luân trong Cõi Phật Cực Lạc,

Semchen nam la taktu tukjé zik

Chăm sóc tất cả chúng sinh với lòng bi mẫn tràn trề,

Tamcha jizhin drowai tön dzepa

Và hành động để làm lợi lạc chúng sinh như ngài đã hứa nguyện,

Nangta nyamzhak dzé la chaktsal lo

Con kính lễ ngài, Đức Vô Lượng Quang, đấng an trụ trong thiền định!

Om Amidhewa Hrih

5.Đức Phật Ratnashikhin

Chomdendé dézhin shekpa drachompa yang dakpar dzokpai sangyé rinchen tsuktor chen la chaktsal lo Chöto kyapsuchio

Thế Tôn, Như Lai, A La Hán, Đức Phật toàn giác, Đấng Chiến Thắng Vinh quang, con kính lễ và quy y ngài.

Teyatha Ratné Ratné Ratna Shi Khé Né Soha



6.Đức Phật Dược Sư

Thukjé künla nyompai chomdendé

Đấng Thế Tôn có lòng bi mẫn bình đẳng với tất cả chúng sinh,

Tsentsam thöpé ngen dro dug ngel sel

Chỉ nghe danh hiệu ngài cũng đủ xua tan khổ đau của những cõi thấp,

Dugsum nésel sangyé menkyi la

Đức Phật Dược Sư, Đấng chữa lành bệnh tật của ba độc,

Baidurya yi ö la chaktsal lo

Ánh sáng Xanh Da Trời, con kính lễ ngài!

Chomdendé dézhin shekpa drachompa yang dakpar dzokpai sangyé menkyi la baidurya ö kyi gyalpo la chaktsal lo

Chöto kyapsuchio

Thế Tôn, Như Lai, A La Hán, Đức Phật toàn giác, Đấng Chiến Thắng Vinh quang, Đức Phật Dược Sư, Vương quyền của Ánh sáng Xanh Da Trời, con kính lễ và quy y ngài.

Teyatha Om Bhaishajya Bhaishajya Maha Bhaishajya Bhaishajya Raja Samutgaté Svaha

7. Đấng Bảo Hộ Di Lặc, Nhiếp Chính của Đức Phật

Cham chen méyi shédang pü shing sek

Ngọn lửa từ ái vĩ đại của ngài thiêu rụi củi khô của lòng thù ghét

Yeshé ö kyi marik münpa sel

Ánh sáng trí tuệ của ngài xua tan bóng tối vô minh

Chö kyi gyaltsap drowai gön gyurpai

Nhiếp chính của Giáo Pháp, đấng bảo hộ của mọi sinh loài,

Ganden zhugpa dé la chaktsal lo

Con kính lễ ngài, đấng an trụ trong cõi trời Đâu Suất!

Om Mati Mati Smriti Soha



8. Đức Tôn quý Quán Thế Âm

Chaktong khorlö gyurpai gyalpo tong

Ngàn tay của ngài là ngàn Chuyển Luân Thánh Vương,

Chen tong kelpa zangpö sangyé tong

Ngàn mắt của ngài là ngàn vị Phật của hiền kiếp này,

Kangla kangdül déla der tönpai

Ngài giảng dạy phù hợp với nhu cầu của mỗi chúng sinh,

Tsünpa chenrezi la chaktsal lo

Đức Quán Thế Âm tôn quý, con kính lễ ngài!

Om Mani Padmé Hung Hrih



9. Đức Văn Thù tôn kính và cao quý
Shechai kha ying zabching yangpa la

Khắp mọi phạm vi sâu thẳm và vô hạn có thể biết được,

Lodrö kyilkhor gyépai özer kyi

Chiếu tỏa những tia sáng rộng lớn từ vầng dương thông tuệ của ngài,

Kyé gü marik münpai tsok selwa

Xua tan bóng tối vô minh trong tâm thức của mọi chúng sinh,

Jetsün jampelyang la chaktsal lo

Con kính lễ ngài, Đức Văn Thù!

Om Arapatsana Dhi

10.Đấng Điều phục Kim Cương”: Vajra Vidarana

Dézhin shekpa tamché kyi

Năng lực và sức mạnh của tất cả chư Phật

Tutop chiktu düpai dak

Được cô đọng trong một mình ngài,

Dorjé trowo’i kur tönpa

Đấng hiển lộ thân tướng giác ngộ của sự phẫn nộ kim cương –

Nampar jom la chaktsal lo

Đấng Điều phục Kim cương, con kính lễ ngài!

Namash Chanda Vajra Krodhaya Hulu Hulu Tishtha Tishtha Bhandha Bhandha Hana Hana Amrité Hung Phet



11. Đức Vijaya Tôn quý, Thiên nữ của sự Chiến thắng

Pelden lhamo tönkai dawai dok

Thiên nữ vinh quang có mầu sắc của vầng trăng thu,

Zhel sum chak gyé rabdzé zhiwai ku

Với ba mặt, tám tay, ngài đẹp mê hồn và tịch lặng,

Yeshé payé tséyi chok tsölma

Ngài ban những tặng vật siêu phàm gồm sự trường thọ và trí tuệ vô hạn –

Nampar gyalmai zhabla chaktsal lo

Đức Vijaya tôn quý, con kính lễ ngài!

Om Amrita Ayurdadé Soha



12. Đức Tara Tôn kính và Cao quý

Daki tsérab ngön né drub pai lha

Bổn Tôn mà con đã thiền định trong vô lượng đời trước,

Tüsum sangyé kün kyi trinlé ma

Ngài là hoạt động giác ngộ của tất cả chư Phật trong quá khứ, hiện tại, và vị lai,

Rabkar zhel chik chak nyi chen dün ma

Sắc trắng chói lọi, với một mặt, hai tay, và bảy con mắt,

Yumgyur utpal namla chaktsal lo

Bà Mẹ của chư Phật, đấng cầm hoa sen xanh, con kính lễ ngài!

Om Taré Tuttaré Turé Soha



13. Lời Cầu nguyện Đạo sư, Hiện thân của tất cả Chư Phật

Trülpai guru tsen gyé tang

Trước tám hiện thân của Guru Rinpoche (Đức Liên Hoa Sanh),

Drub pai rigdzin chenpo gyé

Tám Trì minh vương thành tựu vĩ đại,

Changsem nyéwai sé gyé tang

Tám đại Bồ Tát, ‗những Trưởng tử Thân thiết‘ của chư Phật,

Drupchen ka gyé lha tsok la

Các Bổn tôn của tám sadhana vĩ đại (Kagyé)30,

Sölwa depso chinkyi lop

Con khẩn cầu ngài – xin ban truyền cảm hứng cho chúng con bằng những gia hộ của ngài!

Chi nang sangwai parché söl

Xin xua tan mọi chướng ngại trong, ngoài và bí mật!

Sampa yizhin drub pa tang

Xin đáp ứng mọi nguyện ước của chúng con!

Chok tang thünmong ngödrup tsöl

Xin ban cho chúng con những thành tựu thông thường và siêu việt!

Om Ah Hung Vajra Guru Padma Siddhi Hung



14. Cuối cùng, Sự Hợp nhất Phẫn nộ của Hayagriva (Mã Đầu Quan Âm), Vajrapani (Kim Cương Thủ) và Garuda (Kim Xí Điểu)

Chokchü gyalwa kün kyi ku sung thuk

Các ngài là thân, ngữ và tâm trí tuệ của tất cả chư Phật khắp mười phương,

Cha khyung gyalpo tamdrin sangwai dak

Garuda, Hayagriva và Thủ hộ của những Mật nhiệm vương giả

Rangzhin chiktu nyerten trowö tso

Hiển lộ như một Bổn Tôn, lỗi lạc nhất giữa những bậc phẫn nộ.

Drenpé gekpung jomla chaktsal lo

Chính tư tưởng của các ngài nghiền nát những thế lực gây chướng ngại – con kính lễ và tán thán các ngài!

Om Vajrapani Hayagriva Garuda Hung Phat

Gewa diyi nyurtu dak

Nhờ công đức này, cầu mong con nhanh chóng thành tựu chứng ngộ

Seché gyalwa drup gyur né

Của chư Phật và những trưởng tử Bồ Tát,

Drowa chik kyang malü pa

Và bằng cách đó cầu mong con có đủ năng lực để dẫn dắt mọi chúng sinh

Deyi sala göpar shok

Và an lập họ trong cùng trạng thái giác ngộ đó.

Jangchup semchok rinpoche

Cầu mong Bồ đề tâm cao quý và tối thượng:

Makyépa nam kyépa tang

Phát khởi nơi những người chưa sinh khởi;

Kyépa nyampa mépa yang

Cầu mong Bồ đề tâm không suy tàn ở nơi nó đã sinh khởi;

Kongné kong tu pelwar shok

Mà tiếp tục tăng trưởng, càng lúc càng xa rộng hơn!

Tong nyi tawa rinpoche

Cầu mong cái thấy về tánh Không quý báu,

Matokpa nam tokpa tang

Được chứng ngộ bởi những người chưa chứng ngộ nó;

Tokpa nyampa mépa yang

Và khi cái thấy này đã được chứng ngộ, cầu mong nó không suy tàn;

Kongné kong tu pelwar shok

Mà tiếp tục tăng trưởng, càng lúc càng xa rộng hơn!



Đối với tất cả quý vị đã thọ nhận giáo lý từ tôi và có một nối kết Giáo Pháp với tôi, tốt nhất là trì tụng những lời cầu nguyện và thần chú này mỗi ngày. Nếu không, hãy tụng bất kỳ bài nào quý vị muốn, đặc biệt là vào những ngày mồng 8, 15 và 30 âm lịch, và vào bốn lễ kỷ niệm trọng thể Đạo sư Thích Ca Mâu Ni của chúng ta. Mỗi khi quý vị làm như thế, lợi ích sẽ thật vô biên. Tôi, Zhadeupa Ngawang Chökyi Lodrö (Kyabjé Trulshik Rinpoche), một tu sĩ dốt nát của Đức Thích Ca Mâu Ni, xin chắp tay khẩn nài quý vị.

Shubham. Sarva Mangalam.

Nguyên tác: “Verses of Homage to the Buddhas & Bodhisattvas Together with their Mantras Arranged for Recitation by Practitioners of All Levels”

by Kyabje Trulshik Rinpoche

http://www.lotsawahouse.org/homage_buddhas_

bodhisattvas.html

Tham khảo: ―Homage to Buddhas and

Bodhisattvas‖, Second Edition – Padmakara
---o0o---

HÀNH TRÌNH ĐI TỚI NÚI MÀU ĐỒNG ĐỎ




Đức Dudjom Rinpoche

Cỗ Xe Hỉ lạc và May mắn

Lời Nguyện cầu Khát khao cho Hành trình đi tới Núi Huy hoàng Màu-Đồng Đỏ”31

RANG NANG DAK PA DE CHEN DOR JEI YING

Sự xuất hiện thuần tịnh tự-hiển lộ, pháp giới kim cương của cực lạc,

LHUN DRUB OK MIN GYU THRUL DRA WAI GAR

Akanishta (Cõi Tối thượng) xuất hiện tự nhiên, vũ điệu của những phô diễn thần diệu đan kết vào nhau,

RAB JYAM GYAL WAI ZHING KHAM GYA TSHOI PHUL

đại đương tuyệt hảo những cõi Phật vô hạn.

ZANG DOK PAL GYI RI WOR KYE WAR SHOK

Nguyện con được sinh ở Núi Huy hoàng MàuĐồng Đỏ.

YID ONG PEMA RAGAI RI WANG TSER

Trên đỉnh núi hồng ngọc nguy nga quyến rũ,

NOR BUI BA GAM TSEK PAI PHO DRANG NI

một dãy cung điện có mái vòm dát ngọc,

PHUL JYUNG NGO TSHAR KOD PAY DZEY PA CHEN

kiểu dáng tuyệt trần, tráng lệ và lạ lùng.

ZANG DOK PAL GYI RI WORK KYE WAR SHOK

Nguyện con được sinh ở Núi Huy hoàng Màu Đồng Đỏ.

TSENDEN NAK TSHAL TRIK PAI DO RA RU

Giữa những đồng cỏ và rừng đàn hương,

YU YI PANG JONG NA TSHOK CHHU KYEY ZHIN

những đồng cỏ xanh tươi có những viên lam ngọc và những đóa sen đủ màu nở rộ


GE SAR DZUM DANG GOD PAI LANG TSHO NGOM

với nhụy hoa hớn hở, khoe tiếng cười tươi trẻ.

ZANG DOK PAL GYI RI WOR KYE WAR SHOK

Nguyện con được sinh ở Núi Huy hoàng Màu Đồng Đỏ.

GA BUR PO CHHU SHER WAI DUD TSII LUNG

Với những con sông cam lồ đẫm mùi nước hoa long não

LHUNG LHUNG NYAM GAR BAB CHING KHOR WAI DZING

đổ xuống thật kỳ thú và xoáy tròn thành hồ ao

ZHON NUI GAR KHEN CHI YANG TSE ZHING GYU

nơi các vũ công trẻ trung vui đùa và di chuyển đó đây.

ZANG DOK PAL GYI RI WOR KYE WAR SHOK

Nguyện con được sinh ở Núi Huy hoàng Màu Đồng Đỏ.

WANG ZHUI GUR KHYIM THRIK PAI DRA MIK NAY

Từ chiếc rèm mở rộng của căn lều cầu vồng,


ME TOK CHHAR ZIM BAB PAI DUL THRENG NANG

Một trận mưa hoa lắc rắc như vòng hoa kết bằng các vi trần


GING CHHEN DE WAI GAR GYIY NAM PAR TSE

Nơi đó những bậc anh hùng vĩ đại nô đùa trong vũ điệu hỉ lạc của họ.

ZANG DOK PAL GYI RI WOR KYE WAR SHOK

Nguyện con được sinh ở Núi Huy hoàng Màu Đồng Đỏ.

PHUN TSHOK DOD PAI YON TEN NAM MANG PO

Với vô số phẩm tính trí tuệ tuyệt hảo

KUN NAY CHHEY GUR GYEN JYAY KHAN DROI TRIN

những đám mây dakini, được tô điểm lộng lẫy và tuyệt đẹp,

MI DZAYD CHHYOK KYI KHOR LOI LAR DREY PA

trải rộng đến tận chân trời.

ZANG DOK PAL GYI RI WOR KYE WAR SHOK

Nguyện con được sinh ở Núi Huy hoàng Màu Đồng Đỏ.

RIK DZIN DU PAI TSHOK KYI DRAL U NA

Giữa tập hội các cấp Trì minh vương,

PEMA JYUNG NAY GYAL WAI WANG PO YIY

đấng chiến thắng siêu việt Pema Jyungnay (Đức Liên Hoa Sanh),

ZAB SANG SENG GEI DRA CHHEN KUN TU DROK

tuyên thuyết khắp nơi tiếng gầm sư tử của giáo lý bí mật sâu xa (Atiyoga).

ZANG DOK PAL GYI RI WOR KYE WAR SHOK

Nguyện con được sinh ở Núi Huy hoàng Màu Đồng Đỏ.

SANG GYAY KUN GYI NGO WO NGA YIN SHEY

Khi tuyên thuyết: ‗Ta là tinh túy của tất cả chư Phật,‘

KHYEN TSEI YE SHEY TSHUNG PA MED PAI TOB

với năng lực của sự hiểu biết, lòng từ ái và trí tuệ không gì sánh,

MU MED DUL JYAI KHAM DANG NYAM PAR JUK

Ngài đảm đương việc điều phục phù hợp với vô lượng chúng sinh khác nhau.

ZANG DOK PAL GYI RI WOR KYE WAR SHOK

Nguyện con được sinh ở Núi Huy hoàng Màu-

Đồng Đỏ.

YON TEN GYA TSHO PHA THA YAY PAI TER

Chỉ cần nhớ tưởng kho báu vô hạn này, một đại đương các phẩm tính cao quý,
DREN PA TSAM GYIY ZHING DER UK JYIN PAI

là hành giả được an lập trong cõi giới đó,

NGO TSHAR THRIN LAY KHOR LOI ZI JYIN CHEN

nơi sinh khởi sự huy hoàng và gia hộ của bánh xe hoạt động phi thường.

ZANG DOK PAL GYI RI WOR KYE WAR SHOK

Nguyện con được sinh ở Núi Huy hoàng Màu Đồng Đỏ.

KHA CHYOD PEMA OD DZEY DRONG KHYER DU

Vào lúc này, khi du hành lập tức

DA TA NYID DU TSEN THAD DROD NAY KYANG

đến kinh thành tuyệt đẹp Liên Hoa Quang, cõi thuần tịnh của pháp giới,

DOD NYIY YID ZHIN DRUB PAI NAM THAR TSHUL

theo gương mẫu giải thoát của ngài, sự thành tựu hai lợi lạc phù hợp với những ước nguyện của hành giả,

NYAM MED GU RU KHYOD DANG TSHUNG PAR SHOK

nguyện con trở thành như ngài, Đạo sư không gì sánh!

Lời nguyện cầu khát khao này là hình thức dài của ‗Lời Nguyện Núi Màu-Đồng Đỏ‘ và được biên soạn từ trái tim buồn rầu và chân thành của vị cha già, Jigdral Yeshe Dorje (Đức Dudjom Rinpoche), như một hỗ trợ cho hành trình đi tới cõi thuần tịnh Liên Hoa Quang của phụ nữ cao quý Dekyong Yeshe Wangmo32. Nguyện mọi sự kiết tường!

(Trong một thân ánh sáng thuần tịnh, Đức Liên Hoa Sanh khởi hành về phương tây tới cõi Phật được gọi là Núi Huy hoàng Màu-Đồng Đỏ, nơi ngài vẫn còn an trụ cho tới ngày nay.)

Nguyện tất cả chúng sinh đều được lợi lạc.

[Bài nguyện nổi tiếng này được Dudjom Rinpoche biên soạn vào dịp con gái Dekyong Yeshe Wangmo của ngài mất sớm.]

Nguyên tác: “Journey to the Copper-Colored Mountain” by H.H. Dudjom Rinpoche

http://jarungkhashor.blogspot.com/2011/04/journey-to-copper-colored-mountain.html



---o0o---
HẾT

1 Ba Đấng Tôn quý, các Đạo sư và Đức Vua: Đức Padmasambhava, Shantarakshita và Vua Trisong Detsen.

2 Chod: nghĩa đen: sự cắt đứt, tiêu diệt. Phương pháp thiền định trong đó hành giả cúng dường thân thể mình để cắt đứt bốn quỷ ma trong đó.

3Vajravarahi (Tib. Dorje Phagmo): Một Dakini là phối ngẫu của Cakrasamvara. Bà là một Bổn tôn chính của dòng Kagyu và là hiện thân của trí tuệ.

4 Hóa Thân, Báo Thân, Pháp Thân.

5 Ẩn sĩ, thánh nhân.

6 Khi làm như thế, thay vì tích tập công đức, cả Lạt ma lẫn thí chủ đều tích tập lỗi lầm (phi công đức).

7 Vinh nhục, sướng khổ, được mất, khen chê.

8 Tiểu thừa, Đại thừa và Kim Cương thừa

9 Lòng bi mẫn không hình tướng, lòng bi mẫn không có sự quy chiếu

10 Tích tập công đức và tích tập trí tuệ.

11 Một trong những danh hiệu của Đức Longchenpa.

12 Có ba truyền thống chính trong Phật giáo: Tiểu thừa (Thanh Văn thừa, Hinayana), Đại thừa (Mahayana), và Kim Cương thừa (Vajrayana). Kim Cương thừa được thực hành chủ yếu ở Tây Tạng.

13 Dorje Chang (Kim Cương Trì) là một hình thức Báo Thân của Đức Phật.

14 Karmapa là vị lãnh đạo Dòng Kagyu của Phật giáo Tây Tạng.

15 Mahamudra (Đại Ấn) là phương pháp thiền định chính của dòng Kagyu

16 Bài cầu nguyện được đưa ra ở cuối bản văn này

17 Kim cương hay tư thế hoa sen viên mãn là thế ngồi bắt chéo cả hai chân (thế kiết già).

18 Bài cầu nguyện dòng truyền thừa Kagyu được đưa ra ở cuối bản văn này

19 Đây là những kinh mạch (Phạn: nadi, Tây Tạng: tsa) đưa dẫn những năng lực vi tế (Phạn: bindu, Tây Tạng: tiglee). Những kinh mạch này không có những cấu trúc cơ thể, nhưng giống những kinh đạo trong khoa châm cứu hơn.

20 Phương pháp bảy điểm của Đức Tỳ Lô Giá Na được đưa ra trong Thiền định Tĩnh Lặng và Nội quán của Thrangu Rinpoche, Nhà xuất bản Namo Buddha.

21 Có ba kinh mạch chính đưa dẫn năng lực vi tế: kinh mạch phải, trái, và kinh mạch giữa. Kinh mạch giữa được phỏng chừng là chạy dọc theo tủy sống.

22 Bodhicitta (Bồ Đề Tâm) là Phật tánh căn bản mà mọi người đều có.

23 Đó là (1) có tư thế đúng đắn, (2) trụ tâm trên đối tượng nào đó của thị giác, (3) cắt đứt dòng niệm tưởng và sự lăng xăng trong tâm, (4) giải trừ sự hôn trầm và trạo cử trong thiền định, (5) không để tâm quá căng thẳng hay quá lơi lỏng, và (6) không làm đứt đoạn sự liên tục giữa thiền định và hậu-thiền định.

24 Đây là những chủng tự thường dùng, chẳng hạn như OM AH HUM

25 Uttara Tantra của Thrangu Rinpoche có thể tìm trong thư mục của Nhà xuất bản Namo Buddha.

26 Tám lợi lạc của lòng kính ngưỡng Đạo sư:

Ta đến gần giác ngộ hơn

Làm hài lòng tất cả chư Phật

Không bị ma quân và ác tri thức hãm hại

Những mê lầm và ác hạnh của ta ngừng dứt một cách tự nhiên

Mọi chứng ngộ của ta về các con đường và quả vị tăng trưởng

Ta sẽ không bao giờ thiếu các thiện tri thức trong mọi đời sau

Sẽ không rơi xuống những cõi thấp

Ta sẽ thành tựu mọi ước muốn nhất thời và tối thượng mà không cần nỗ lực


27 Bốn che chướng:

Che chướng do vô minh (vô minh chướng): Tập quán bám chấp vào các sự việc như thật có, không nhận ra chân tánh của tâm, không nhận ra rằng các hành động và khổ đau không có tự tánh.

Che chướng do nhận thức (sở tri chướng): Sự bám chấp nhị nguyên, thấy có ta và người. Bởi ta đã sống vô lượng kiếp nên bám chấp này trở thành một tập khí, thành những dấu vết.

Che chướng do các cảm xúc phiền não (phiền não chướng).

Che chướng do nghiệp (nghiệp chướng): Những hành động được đặt nền trên các cảm xúc phiền não. Điều này tạo nên thân nghiệp.


28 Cho và nhận: một thiền định Đại thừa được dựa trên nguyên lý hoán đổi những lợi lạc và hạnh phúc của riêng ta để nhận lấy đau khổ và bất hạnh của người khác. Sự thiền định sử dụng hơi thở như một biểu tượng cho sự hoán đổi.

29 Tam Căn: Ba Cội gốc, đó là Guru (Đạo sư), cội gốc của các sự gia hộ; Yidam (Bổn Tôn), cội gốc của sự thành tựu; và Dakini (hay Hộ Pháp), cội gốc của hoạt động giác ngộ.

30 Kagyé hay Drubpa Kagyé (Tám Giáo lý Sadhana Vĩ đại) — thuật ngữ Kagyé ám chỉ tám bộ giáo lý hay những trao truyền Mahayoga được giao phó cho Đức Liên Hoa Sanh và tám Trì minh vương của Ấn Độ.

Trong tám Bổn Tôn chính yếu của mạn đà la Kagyé, có năm Bổn Tôn trí tuệ (trong đó Yamantaka tượng trưng cho thân giác ngộ của chư Phật, Hayagriva tượng trưng ngữ giác ngộ, Yangdak Heruka – tượng trưng tâm giác ngộ, Chemchok – những phẩm tính giác ngộ, và Vajrakilaya tượng trưng hoạt động giác ngộ của chư Phật) và ba Bổn Tôn thế tục.



31 Núi Huy hoàng Màu-Đồng Đỏ: cõi tịnh độ của Đức Liên Hoa Sanh.

32 Dekyong Yeshe Wangmo, con gái của Đức Dudjom Rinpoche. Cô được xác nhận là một hóa thân Dakini và được tin là một hiện thân của Yeshe Tsogyal, nhưng cô đã mất khi còn là một thiếu nữ. Người ta nói rằng từ khi sinh ra cô đã không có cái bóng, điều này có nghĩa là cô đã đạt được Thân Cầu vồng viên mãn trong thân người, và cô đã phô diễn nhiều dấu hiệu kỳ diệu. Tất cả những người nhìn thấy cô đều cảm nhận một sự kính ngưỡng mãnh liệt. Đức Dudjom Rinpoche biên soạn ―Lời Nguyện cầu Khát khao cho Hành trình đi tới Núi Huy hoàng Màu-Đồng Đỏ‖ sau khi cô mất. Người ta nói rằng nguồn cảm hứng cho lời nguyện này là món quà từ biệt của cô dành cho chúng sinh.


tải về 0.98 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương