I. tiêu chuẩn phân loại theo thể LỰC (Bảng số 1)



trang7/8
Chuyển đổi dữ liệu31.07.2016
Kích1 Mb.
#11476
1   2   3   4   5   6   7   8

Phụ khoa




181

Kinh nguyệt:







- Vòng kinh đều nhưng kinh thất thường (kéo dài 6 - 7 ngày hoặc ngắn dưới 2 ngày)

4




- Đa kinh, rong kinh, bế kinh, vô kinh, băng kinh

5




- Chậm kinh nghi có thai

4T




- Rong huyết chưa rõ nguyên nhân

5

182

Ngoại hình:







- Các dị tật bẩm sinh, bộ phận sinh dục ngoài phát triển không bình thường

4




- Loạn dưỡng vú (sa vú), vú phì đại, vú teo, vú lệch

4

183

Khối u:







- U xơ vú chưa phẫu thuật

4T




- Có u cục ở vùng bụng dưới đã phẫu thuật

4




- U xơ tử cung chưa phẫu thuật

5T




- U xơ tử cung đã phẫu thuật lấy u hoặc cắt tử cung còn bảo tồn phần phụ

5




- U xơ tử cung đã phẫu thuật cắt bỏ cả phần phụ

6




- U nang buồng trứng hoặc u thể đặc của buồng trứng chưa phẫu thuật hoặc đã phẫu thuật 1 bên

5T




- U nang buồng trứng, u thể đặc buồng trứng đã phẫu thuật cắt cả 2 bên

6




- U xơ, u nang thành âm đạo

4




- Nang Naboth cổ tử cung

4T




- Lạc nội mạc tử cung

5




- Ung thư buồng trứng

6

184

Viêm nhiễm phụ khoa:







- Các viêm nhiễm cấp tính cơ quan sinh dục (âm hộ, âm đạo, tử cung)

2 - 3T




- Viêm mạn tính cơ quan sinh dục

4




- Viêm phần phụ cấp hoặc mạn dù chưa khỏi hoặc đã chữa khỏi

4

185

Viêm lộ tuyến tử cung

4T

186

Polipe cổ tử cung

4T

187

Condyloma âm hộ, âm đạo, cổ tử cung

4T

188

Papyloma âm hộ

4T

189

Dị tật âm hộ (phì đại âm vật)

4 - 6

190

Vách ngăn âm đạo

4T

191

Viêm nang tuyến Bartholine

4T

192

Dị tật màng trinh không thủng

3T

III. DANH MỤC CÁC BỆNH MIỄN LÀM NGHĨA VỤ QUÂN SỰ (Bảng số 3):

Là những bệnh thuộc diện miễn làm nghĩa vụ quân sự không nhận vào quân thường trực. Đây là những trường hợp dễ dàng phát hiện, phân loại sơ bộ được qua theo dõi, quản lý sức khỏe của địa phương và thuộc diện được miễn phát lệnh gọi đi khám sức khỏe hoặc kiểm tra sức khỏe ở y tế cấp huyện, gồm 22 bệnh theo danh mục dưới đây:

1. Động kinh thỉnh thoảng lên cơn;

2. Tâm thần: Điên rồ, mất trí, cuồng dại (bệnh tâm thần có thể đã được điều trị nhiều lần không khỏi);

3. Phù thũng lâu ngày do bị các bệnh như: suy tim, viêm thận, thận hư, suy thận mạn tính…;

4. Chân voi (do giun chỉ) không lao động được;

5. Chân tay tàn tật, biến dạng, mất chức phận chi do mọi nguyên nhân;

6. Lao xương khớp, lao hạch đang tiến triển;

7. Phong các thể chưa ổn định (có loét, sùi, cụt ngón tay, ngón chân);

8. Câm hay ngọng líu lưỡi từ bé;

9. Điếc từ bé;

10. Mù hoặc chột mắt;

11. Run tay chân quanh năm, đi lại khó khăn, không lao động được (như bệnh Parkinson) hoặc chân tay có những động tác bất thường múa giật (Chorée), múa vờn (Athétose);

12. Liệt nửa người trái hoặc phải, liệt hai chi dưới;

13. Gầy còm, hốc hác, yếu đuối, cơ thể suy kiệt khó có thể hồi phục được do mắc các bệnh mạn tính như lao xơ hang, hen dai dẳng, có biến chứng tâm phế mạn hoặc khí phế thũng, xơ gan cổ trướng;

14. Cổ bị cố tật, ngoẹo rõ rệt từ nhiều năm;

15. Lùn quá khổ (chiều cao đứng dưới 140 cm);

16. Gù có bướu ở lưng do di chứng lao cột sống, chấn thương cũ làm cột sống tổn thương để lại di chứng;

17. Tật sụp mi mắt bẩm sinh;

18. Sứt môi kèm theo khe hở vòm miệng chưa vá;

19. Trĩ mũi (Ozène) có rối loạn phát âm;

20. Bệnh khớp có biến dạng teo cơ, cứng khớp;

21. Các bệnh lý ác tính;

22. Người nhiễm HIV.



IV. CHÚ DẪN KHÁM TUYỂN

1. Khám thể lực:

a) Cách quy tròn số liệu: Chiều cao, vòng ngực, cân nặng từ 0,5 trở lên ghi là 1 đơn vị; từ 0,49 trở xuống thì không lấy phần lẻ.

Ví dụ:

- Cao:


+ 152,50 cm ghi là 153 cm

+ 158,49 cm ghi là 158 cm

- Cân nặng:

+ 46,50 kg ghi là 47 kg

+ 51,49 kg ghi là 51 kg

- Vòng ngực:

+ 82,50cm thì ghi là 83cm

+ 79,49cm thì ghi là 79cm



b) Khám thể lực: Khi khám thể lực, người được khám phải bỏ mũ, nón, không đi giày hoặc dép (chân đất, đầu trần): Nếu là nam giới phải cởi hết quần áo dài, áo lót, chỉ mặc 1 quần đùi. Nếu là nữ giới mặc quần dài, áo mỏng.

- Đo chiều cao: Người được đo phải đứng ở tư thể thẳng, 2 gót chân chạm vào nhau, 2 tay buông thõng tự nhiên, mắt nhìn ngang, tầm nhìn là 1 đường thẳng nằm ngang song song với mặt đất.

+ Thước đo: Nếu đo chiều cao bằng thước ở bàn cân thì phải chú ý kéo phần trên cho hết cỡ, sau đó điều chỉnh để lấy kết quả phần dưới của thước.

+ Nếu dùng tường, cột kẻ thước để đo thì tường hoặc cột phải thẳng đứng, nền để đứng không gồ ghề, phải vuông góc với tường hoặc cột làm thước đo.

+ Người đứng vào vị trí đo, gót chân, mông, xương bả vai chạm tường. Thước đặt lấy kết quả đo chạm đỉnh đầu phải vuông góc với tường.

- Đo vòng ngực (đối với nam giới): Vòng đo qua ngực vuông góc với trục thân đi qua núm vú ở phía trước, qua 2 bờ dưới xương bả vai ở phía sau. Dùng thước dây đo, người được đo hít thở bình thường. Để chính xác ta đo khi hít vào tối đa và thở ra tối đa, lấy 2 giá trị đó cộng lại chia trung bình, tính như sau:



Hít vào tối đa + thở ra tối đa

=

Vòng ngực trung bình

2

- Chỉ số BMI (Body Mass Index) là chỉ số khối cơ thể đánh giá mối tương quan giữa chiều cao và cân nặng:

BMI

=

Cân nặng (kg)

{Chiều cao (m)}2

Chỉ số BMI được xem xét trong trường hợp đủ tiêu chuẩn về thể lực, nhưng có sự mất cân đối giữa chiều cao và cân nặng: không nhận những trường hợp có chỉ số BMI ≥ 30.

2. Khám mắt:

Số 1: Thị lực: Thị lực là tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá sức nhìn của từng mắt, muốn đo thị lực chính xác, yêu cầu:

- Nhân viên chuyên môn: Phải trực tiếp hướng dẫn cách đọc và tiến hành đúng kỹ thuật quy định. Chú ý phát hiện những trường hợp người đọc không trung thực hoặc không biết đọc theo hướng dẫn.

- Bảng thị lực phải:

+ Chữ đen, nền trắng, hàng 7/10 đến 8/10 phải treo ngang tầm mắt nhìn.

+ Đủ độ ánh sáng cần thiết để đọc (khoảng 400 - 700 lux) tránh mọi hiện tượng gây loá mắt, quá sáng hoặc sáng dọi vào mắt người đọc hoặc tối quá ảnh hưởng tới sức nhìn của người đọc.

+ Cự ly giữa bảng tới chỗ đứng của người đọc là 5m.

+ Người đọc phải che mắt 1 bên bằng 1 miếng bìa cứng (không che bằng tay) và khi đọc cả 2 mắt đều mở (1 mắt mở sau bìa che).

+ Người đo dùng que chỉ vào dưới từng chữ, người đọc phải đọc xong chữ đó trong khoảng dưới 10 giây. Hàng 8/10, 9/10, 10/10 mỗi hàng chỉ được đọc sai 1 chữ mới tính kết quả hàng đó.

- Cách tính tổng thị lực 2 mắt: nếu thị lực cao hơn 10/10 vẫn chỉ tính là 10/10

Ví dụ: Mắt phải 12/10, mắt trái 5/10 thì tổng thị lực 2 mắt là 15/10.

Khi tính tổng thị lực để phân loại thì chú ý thị lực của mắt phải. Thị lực của mắt trái không thể bù cho mắt phải được mà thị lực của mắt phải vẫn phải như tiêu chuẩn đã quy định.



3. Khám răng:

Số 20: Răng sâu:

Quy định ký hiệu sâu răng bằng chữ “S”.



Ví dụ: Răng 46 bị sâu độ 3 thì ghi là: R46S3

Số 21: Mất răng.

a) Quy định về ký hiệu răng: Mỗi răng đều có ký hiệu bằng hai chữ số:

- Chữ số đầu là ký hiệu của phần tư hàm của đối tượng:


Phía

Phải

Trái

Trên

1

2

Dưới

4

3

+ Những răng hàm trên bên phải có ký hiệu số 1.

+ Những răng hàm trên bên trái có ký hiệu số 2.

+ Những răng hàm dưới bên trái có ký hiệu số 3.

+ Những răng hàm dưới bên phải có ký hiệu số 4.

- Chữ số thứ hai ký hiệu của từng răng:

+ Răng cửa giữa: Số 1

+ Răng khôn trong cùng: Số 8

Ví dụ:

+ Răng nanh hàm trên trái ký hiệu 23

+ Răng hàm số 5 dưới phải ký hiệu 45

- Răng hàm có:

+ Răng hàm nhỏ (răng cối nhỏ): gồm răng số 4 và 5;

+ Răng hàm lớn (răng cối lớn): gồm răng số 6, 7 và 8 (răng khôn).

b) Cách tính sức nhai:

- Răng bị viêm tủy hoặc tủy bị hoại tử chỉ coi như là mất sức nhai tạm thời.

- Răng bị lung lay đến mức độ không điều trị được cần phải nhổ; hoặc mất hết thân răng còn chân thì coi như mất răng.

- Nếu mất 1 răng thì coi như mất cả răng cùng số đối diện với mặt nhai.

Ví dụ: Mất răng 16 thì coi như mất cả răng 46 và tính mất 10% sức nhai.

- Nếu mất 4 răng khôn hàm trên và dưới thì không tính là mất sức nhai (vì có nhiều người không có răng khôn).



Cách tính sức nhai:

Hàm trên

% sức nhai

2

5

5

3

3

4

1

2

2

1

4

3

3

5

5

2

Răng

1

1

1

1

1

1

1

1

2

2

2

2

2

2

2

2

8

7

6

5

4

3

2

1

1

2

3

4

5

6

7

8

Hàm dưới

% sức nhai

3

5

5

3

3

4

1

1

1

1

4

3

3

5

5

3

Răng

4

4

4

4

4

4

4

4

3

3

3

3

3

3

3

3

8

7

6

5

4

3

2

1

1

2

3

4

5

6

7

8

Răng giả: Mất răng đã làm răng giả tốt được tính 50% sức nhai của răng.

Số 22, 23:

Phân biệt giữa viêm lợi và viêm quanh răng:

Viêm lợi

Viêm quanh răng

- Lợi cư­­­ơng đỏ, có thể viêm 2 - 3 răng đến toàn bộ 2 hàm

- Lợi có thể viêm đỏ, chảy máu, tụt lợi, hở cổ răng

- Không có túi mủ ở sâu

- Có túi mủ ở sâu ở nhiều răng đến toàn bộ 2 hàm, mủ chảy thường xuyên

- Răng lung lay ít hoặc không lung lay

- Răng lung lay từ độ 1 đến độ 4

- Hơi thở hôi

- Hơi thở rất hôi

- Có cao răng

- Nhiều cao răng trên lợi và dưới lợi




- Xương ổ răng tiêu dọc hoặc ngang


Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương