Ðại Thừa Xuất bản 1998 thiềN Ánh bình minh phưƠng tây nguyên Tác: Roshi Philip Kapleau Việt dịch : Huỳnh Công Hoàng


- KHÔNG VÀO HANG HÙM SAO BẮT ÐƯỢC CỌP



tải về 1.46 Mb.
trang14/30
Chuyển đổi dữ liệu07.01.2018
Kích1.46 Mb.
#35851
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   30

23 - KHÔNG VÀO HANG HÙM SAO BẮT ÐƯỢC CỌP


NGƯỜI HỎI: Trước buổi hội thảo này tôi chưa hề tọa thiền và cũng không biết gì về nó, thật lạ là không mấy dễ chịu. Và tôi tưởng chừng như đợt ngồi thiền thứ hai sẽ không bao giờ chấm dứt! Tại sao cần phải chịu đựng sự khó chịu như vậy để làm trong sạch tinh thần?

LÃO SƯ: Qua suy nghĩ sai lầm và lười biếng, chúng ta cho phép tâm mình bị chi phối bởi những vọng tưởng vu vơ. Suốt ngày tư niệm lười biếng lượn qua lượn lại như những con ong vờn quanh tổ của nó. Tuy nhiên những tư niệm tồi tệ nhất, những kẻ thống trị vĩnh viễn, là những kiến chấp. Kiến chấp bắt rễ sâu trong tâm, giúp cái ngã cũng cố vị trí thống trị của nó.

Kiến chấp giống như những vết bẩn khó tẩy sạch. Vì chúng mà tâm ta trở nên một bãi rác khổng lồ với bao nhiêu năm tích luỷ những ý niệm đúng sai yêu ghét hy vọng, u sầu. Vì thế cần tập trung sức mạnh với sự bền bỉ mới có thể dọn sạch những rác rưởi trong tâm.

NGƯỜI HỎI THỨ HAI: Tôi thấy mình trở nên bồn chồn không yên vì không quen với việc ngồi bất động.

LÃO SƯ: Ít người bị như thế. Buổi hội thảo tôi vừa thực hiện ở Chicago, có một trong số những người tham gia, vị giáo sư, động đậy không ngừng trong buổi ngồi thiền. Mặc dầu mọi người được dạy cách ngồi đầu gối chạm chiếu, một vị trí thiết lập sự ổn định củatâm thân. Vì lý do nào đó, người này ngồi với đầu gối nâng cao. Vị trí vụn về này tạo sự căng thẳng lên tâm-thân khiến ông ta động đậy liên tục. Sau khi nhắc nhở ông nhiều lần phải ngưng động đậy vì nó cản trở sự tập trung của chính ông và làm ảnh hưởng đến người khác. Tôi ở phiá sau lưng ông ta và cầm cái roi đi lê chân để cho ông biết rằng tôi đang ở đó. Ông ta cố gắng ngồi yên đến cuối buổi, nhưng rồi hầu như không thể đứng dậy. Khập khiểng đến với tôi, ông ta rên rĩ nói," Ðây là công việc khó khăn nhất đời tôi. Tồi tệ nhất là tôi đã khám phá ra rằng tôi không thể liên tục đếm hơi thở hơn số hai. Nhưng tôi cám ơn thầy không tỏ ra dể dãi với tôi. Trong hai mươi phút ngồi khổ sở đó tôi đã biết được nhiều về tôi hơn qua bất cứ điều gì khác."

Lý do mà nhiều người cảm thấy khó chịu khi ngồi yên là vì họ quen phát năng lượng của họ ra trong những hoạt động vô ích để tránh đương đầu với những khó khăn trong cuộc sống. Toạ thiền không những hạn chế tiêu hao năng lượng mà còn buộc họ nhìn vào trong và đương đầu trực diện với chính nó--đối đầu với những vấn đề họ đang cố tình lẫn tránh.Và vì tọa thiền phơi bày những vấn đề làm họ bực tức, họ bực tức thầy, người mà họ cho là chịu trách nhiệm trong việc gây ra tình trạng khó khăn mà họ đang chịu đựng. Vì vậy việc ngồi yên lặng trở nên một sự khổ sở.

Tuy nhiên, nơi đây là một ngã ba đường, là lúc quyết tâm của con người được kiểm nghiệm. Liệu bạn sẽ tiếp tục đi theo lối sống cũ--dể dải và hoang phí--hay đi theo con đường giải thoát? Nếu qúi vị thật sự hiểu rằng cho đến giây phút bây giờ cuộc sống của qúi vị đang đang dẫn quí vị đến một ngõ cụt, và niềm tin vào chân thực vào chân tánh của qúi vị đủ mạnh , thì quyết tâm của qúy vị để có được tự do sẽ ngang bằng với công việc toạ thiền. Và nếu bạn kiên trì đấu tranh, đánh bại tất cả những cám dổ, bạn sẽ có được sự hiểu biết sâu sắc và có được một sự bình yên trong sáng đầy sinh khí.

NGƯỜI HỎI THỨ HAI:Mất bao lâu trước khi người ta có thể ngồi theo một trong các thế kiết già mà không đau đớn?

LÃO SƯ: Nó lệ thuộc vào sự uyển chuyển của tâm và những dây chằng. Dù vậy, tâm là trên hết. Tâm nhanh chóng thích nghi-- không ươn ngạnh hay bướng bỉnh--tạo ra một cơ thể dễ thích nghi. Những bài tập duỗi chân đơn giản vẫn có ích. Một khi có một sự mềm dẽo nào đó qúi vị sẽ thoải mái trong những tư thế đó và cảm nhận sâu cái cảm giác tràn đầy nhựa sống. Về nhà sau một ngày làm việc, ngồi trên trường kỷ ở tư thế bán già tạo ra một sự thư giản hiệu quả hơn so với ở những tư thế khác. Khi học hay đọc sách, sự tập trung của người ấy mạnh hơn khi ngồi thế kiết già.

NGƯỜI HỎI THỨ HAI: Tại sao như vậy?

LÃO SƯ: Kéo hai cực về trung tâm như trong tư thế này, là thống nhất và thu tâm lại, rồi thực hiện với thế cân bằng nhất điểm. Ðừng thất vọng nếu lúc đầu bạn cảm thấy khó chịu, vì học tọa thiền cũng giống như học những môn học có giá trị khác, nó đòi hỏi sự kiên trì. Nên nhớ rằng từ bấy lâu nay chúng ta không sử dụng đúng tâm thân; thay vì ngồi hay đứng một cách thẳng thớm, chẳng hạn, chúng ta lại khòm xuống hoặc nghiêng ngã tạo sức căng lên toàn thể các cơ quan và làm hỏng hơi thở. Ngoài việc học đi, đứng, nằm, ngồi cho đúng cách; ta phải luyện tâm thực hiện chức năng hướng tâm-- hướng nội-- cũng như ly tâm. Thoạt đầu, có một sức căng ngược với tiến trình cố hữu này, nhưng nếu bạn kiên trì tọa thiền bạn sẽ bắt đầu trải qua sự trong sáng, khoan khoái và có năng lựơng nhiều hơn trong cuộc sống hàng ngày của bạn.

NGƯỜI HỎI THỨ BA: Ðó có phải là chứng tình dục biến thái hay không ? nếu không, tại sao ta lại phải chịu đau đớn trong khi có thể tránh được?

LÃO SƯ: Phật dạy đời là bể khổ và nếu ta cố né tránh nó có nghiã là tự kết án mình có một cuộc sống hời hợt, vì khổ và lạc là hai mặt của một vấn đề. Khổ đau hiện diện khắp mọi nơi, phải không? Sinh tự nó là đau khổ, đối với người mẹ cũng như với đứ bé. Bệnh bao hàm cái đau, cũng như sự suy nhược của tuổi già. Nó đi theo những người không thích đau đớn; nó rời bỏ những người xem hạnh phúc và đau khổ như nhau. Thế còn những đau khổ của các dân tộc phải sống trong sự khốn khổ và gần như chết đói thì sao? Ðiều gì làm con người suy tư không đồng ý rằng cuộc sống của chúng ta chứa nhiều lo âu đau khổ hơn về niềm vui và hạnh phúc?

NGƯỜI HỎI THỨ TƯ: Thế thì tại sao lại thêm đau đớn nữa bằng cách ngồi kiết già?

LÃO SƯ: Những thế ngồi kiết già không phải là những tư thế duy nhất để tọa thiền. Có nhiều tư thế khác được mô tả trong Ba trụ thiền. Ðau khổ nói chung có thể tránh được chỉ với một cuộc sống phong phú đa dạng, chủ động nắm bắt lấy đau khổ không phải là điều khôn ngoan sao? Nếu không tóm lấy nó, đau khổ mãi mãi đối đầu với bạn. Ở trong những tu viện, thiền viện, những nơi ẩn tu hạng nhất mà tôi đã từng ở tại Á châu, người ta nói,"không vào hang hùm sao bắt được cọp."

NGƯỜI HỎI THỨ TƯ: Nhưng làm cách nào để biết là mình tóm bắt được cái đau?

LÃO SƯ: Trong tu tập thiền định, qúi vị sẽ được dạy nhiều phương pháp để giải quyết cái đau. Sau đây là một cách được sử dụng ở một số thiền viện bên Nhật-- vào lúc thời tiết ấm áp khi muỗi nhiều dầy đặc nhất vào lúc sáng sớm và lúc hoàng hôn; các trưởng tăng thường đặt nhang muỗi giữa hai người ngồi. Tuy nhiên thỉnh thoảng nhang này không hoạt động và muỗi giống như một đoàn quân xâm lược hung dữ, lao vào đánh chén. Bạn không dám đưa tay đuổi vì các trưởng tăng đứng phía sau để canh chừng không cho bạn động đậy. Tất cả mọi tư niệm tấn công vào tâm bạn. Bạn đột nhiên nhớ ra rằng trong sách nói muỗi truyền bệnh sốt rét và nếu chúng cắn bạn với một số lượng lớn bạn có thể bị nhiểm bệnh này. Thật ra, cái đau mà bạn cảm thấy phát xuất từ ý niệm lo sợ về những gì có thể xảy ra với bạn hơn là bị chúng cắn. Nhưng không có cách nào thoát khỏi những con muỗi đói và sau một lúc quằn quại bạn thường làm những gì mà các trưởng tăng thúc đẩy bạn phải thực hiện-- nhập thành một với việc cắn. Rồi ồ! Một phép mầu xảy ra! Bạn không còn cảm thấy nó nữa. Chúng đang cắn nhưng không còn người bị cắn. Bạn biến mất--không còn gì để cắn!

Từ đó bạn biết rằng không có một thứ gì có thể đe dọa tâm bạn, nếu bạn trở nên là một với nó. Vào lúc bạn trở nên ít quyến luyến với thân hơn khi sự thật chìm xuống, càng theo đuổi đeo bám víu vào sự thoả mãn những thú vui của các giác quan, cuối cùng bạn phải chịu đựng càng nhiều đau khổ.

NGƯỜI HỎI THỨ TƯ: Cho rằng chúng ta cần thiết học cách đối phó với cái đau, nhưng không còn cách nào khác để tránh nguy hại cho sức khỏe sao?

LÃO SƯ: " Phương pháp muỗi" chỉ là một trong nhiều cách. Nếu bản thân bạn tiếp xúc, va chạm với nổi đau bằng ý chí khổ hạnh để làm mình chai đi khiến bạn sẽ mạnh mẽ hơn những người khác, hay thực hành khổ hạnh vì một động lực khác, sự đau đớn trở nên vô nghĩa. Nhưng nếu mục tiêu của bạn cao thượng hơn, trong sáng hơn nhưng không có cách nào khác để đạt những mục tiêu ấy ngoài việc trải qua đau đớn, tất nhiên bạn phải chấp nhận đau khổ.

NGƯỜI HỎI THỨ TƯ: Lão sư, thầy không cảm thấy bực tức khi các lão tăng đã gây ra đau đớn cho thầy lúc tu ở Nhật sao?

LÃO SƯ: Ðau đớn là một điều kỳ diệu. Những vị thầy mà bạn luôn nhớ tới với tấm lòng biết ơn không phải là những vị thầy dễ dãi với bạn, mà là người mỗi lúc mỗi tạo sự khó khăn đau đớn cho bạn. Sau hai mươi lăm năm, tôi vẫn còn biết ơn một vị trưởng tăng, người thức suốt đêm trong một buổi nhiếp tâm khuyến khích tôi bằng gậy. Thức-bảng là một miếng gỗ dẹp dài khoản sáu đến chín tấc, được dùng trong các thiền viện Trung hoa và Nhật từ nhiều thế kỷ qua để kích động năng lực của người ngồi toạ thiền, buộc người ấy phải hết sức tập trung tinh thần. Mỗi bên vai bị đánh hai lần ở huyệt nhằm kích thích năng lực vô hình. Tôi đã ở tu viện suốt sáu tháng và đó là đêm cuối cùng của tháng thứ sáu--tột điểm--của khóa nhiếp tâm. Sau buổi tọa thiền chính thức lúc chín giờ tối. Tôi tìm một cái ghế ọp ẹp để đa tọa ( ngồi đêm cuối cùng) trong nhà tắm. Tôi gần như ngồi chưa yên thì ngọn roi quất cạch mạnh vào vai tôi. Vị trưởng tăng đã đứng trên tôi tự lúc nào, ông là người coi sóc tôi từ khi tôi mới bước chân vào tu viện, người mà tôi cảm thấy đặc biệt gần gũi. Mặc dù rất bận rộn vì nhu cầu công việc, ông cũng giống như những trưởng tăng khác thường đi ngủ lúc mười hay mười một giờ đêm, nhưng hôm nay vì lòng từ bi sâu sắc nhất ông bỏ cả ngủ để thúc tôi bằng roi. Giờ đầu tiên trôi qua, rồi giờ thứ hai, nhưng ông ta không ngớt đánh. Khi đêm tàn dần ông bám theo tôi làm việc không mệt mỏi; khi cái đau ở chân, do ôm quanh những chân ghế bén cạnh, trở nên tồi tệ hơn cái đau ở vai và lưng. Cuối cùng tôi cũng đã vượt qua tất cả bằng sự mệt mỏi kiệt sức và tôi bất tỉnh. Khi mở mắt ra có một vị sư đứng cạnh tôi, thay vì cầm roi, là một bát trứng tươi; tôi uống sạch.

" Ngày kế tiếp sẽ bắt đầu trong nữa giờ nữa," ông nói, " anh có thể nghỉ ngơi cho đến lúc đó," chúng tôi nhìn nhau và ôm nhau yên lặng.

Sau khóa nhiếp tâm tôi hỏi vị trưởng tăng, " Nếu tôi bị yếu tim và chết từ trận thử thách bằng gậy suốt đêm đó thì sao! Ông không xem những báo nước ngoài đăng tải," Một người Mỹ trung niên bị đánh chết ở thiền viện Nhật bản hay sao? Thiền ở phương Tây có lẽ đã chậm lại năm mươi năm, không kể tiếng vang từ Nhật bản. Không phải ông đang quá mạo hiểm hay sao? Ông ta tươi cười," Kapleau, anh mạnh mẽ hơn tôi tưởng." Ðó là tất cả những gì ông nói.

Còn một điều khác mà vị trưởng tăng này đã làm vẫn còn in nguyên trong trí nhớ của tôi. Trong khóa nhiếp tâm ông thường làm phiên dịch tiếng Anh cho lão sư. Nghi thức dành cho buổi tiếp xúc riêng với lão sư ( độc tham) được qui định như sau: theo hiệu lệnh phát ra, học viên xếp hàng ở ngoài phòng trong tư thế ngồi xổm. Khi lão sư ở phòng trong run chuông đuổi người học viên đã tiếp xúc xong ra, người kế tiếp đánh vào cái chuông ở phía trước mình bằng cái búa gỗ và đi vào phòng.

Khi đến phiên tôi, vị tăng phiên dịch đó vẫn đợi ở phi�a sau tôi, tôi đánh chuông theo sự ra dấu của lão sư, đặt cái búa xuống và đứng dậy đi đến trước lão sư. Lúc đó vị tăng không báo trước đánh mạnh vào phía sau tai tôi bằng nguyên mu bàn tay. Vì đau và giận-- cái bản ngã--tôi quay lại vung tay đánh ông ta. Ông ấy né rồi nắm cổ tay tôi, xoay và đẩy tôi về hướng phòng độc tham. Khi tôi đứng trước lão sư, ông la lên:" Tốt! Tốt!"-- đấy là những lời bằng lòng đầu tiên của ông từ khi tôi đến tu viện. Cách tôi đối đáp ở buổi độc tham trước đó thường là ngập ngừng hay trả lời câu hỏi một cách thông thái. Nhưng bây giờ tôi thấy mình trả lời một cách vô tâm--từ trong lòng chứ không phải từ cái đầu--và rõ ràng là lão sư bằng lòng. Giai đoạn này có lợi ích kéo dài. Tôi nhận ra mình hoạt động ở mức năng lực cao hơn, và ở những buổi độc tham tôi không còn sợ lão sư nữa. Ở những tình huống khác nữa, tôi có thể trả lời với nhận thức sắc bén hơn.

Có nhiều giai đoạn đau đớn khác giúp tôi rất nhiều nhưng tôi không làm qúi vị nặng trỉu vì chúng.

NGƯỜI HỎI THỨ NĂM: NHư vậy, nếu không trải qua tất cả cái đau như thế, ắt hẳn thầy đã không thể làm được việc gì phải không?

LÃO SƯ: Trước khi đến với thiền, tôi là người bê tha tự đại. Tôi làm những gì tôi thích, theo đuổi những thú vui của mình, dửng dưng với những hệ quả của nó trên cuộc đời những kẻ khác. Thay vì làm chủ cuộc sống của mình, tôi là nô lệ của nó mà không hề biết. Nhưng thầy dạy thiền biết điều đó, có những phán đoán sắc sảo về cá tính như thật, họ đối xử tôi đúng như tôi mong muốn. Ngoài việc làm cho tôi hiểu về mình điều mà trước đây tôi chưa hề biết, cách đối xử này ban cho tôi hạnh khiêm cung cần thiết. Hơn hết, cái đau có thể làm điều đó cho bạn miễn là bạn không bực tức nó.

NGƯỜI HỎI THỨ SÁU:Lão sư, thầy có muốn làm lại điều ấy không?

LÃO SƯ: Anh nên hiểu rằng mọi cái do nghiệp, nếu không có nghiệp cần thiết cho tôi đi Nhật thì tôi đã không đi, tôi cũng không ở lại lâu như tôi đã làm. Và các bạn cũng không có mặt ở đây hôm nay. Nếu đó không là nghiệp của qúi vị--và của tôi nữa. Cũng giống như vậy, bây giờ và trước tôi cũng hiểu rằng đau khổ cần thiết cho sự trưởng thành và phát triển, tất cả qúi vị phải thấy điều đó cần thiết trong việc tu tập thiền định.

NGƯỜI HỎI THỨ SÁU: Lão sư, thầy có bao giờ được giới thiệu đi Nhật để nghiên cứu thiền hay không?

LÃO SƯ: Ở đất ta ngày nay có nhiều thầy dạy thiền có năng lực và những trung tâm huấn luyện thiền tốt. Năm 1953, khi tôi ra đi, tôi không biết đến những nơi như vậy ở phương Tây.

MỘT GIỌNG NÓI: Hẳn là thầy có một nghiệp khá xấu nên cần phải đi đến Nhật để nhận lãnh tất cả nổi đau đó.

MỘT GIỌNG NÓI: Có nghiệp hay không có nghiệp, tôi sẽ không bao giờ đi và chịu đựng đau khổ như thế.

LÃO SƯ: Vì tôi đã đi rồi nên không ai trong qúi vị cần phải đi.

---o0o---



tải về 1.46 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   30




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương