Ðại Thừa Xuất bản 1998 thiềN, Ánh bình minh phưƠng tây nguyên Tác: Roshi Philip Kapleau Việt dịch : Huỳnh Công Hoàng


- CÓ SỰ KHÁC NHAU GIỮA NỘI KIẾN SIÊU HÌNH VÀ NGỘ HAY KHÔNG?



tải về 1.46 Mb.
trang13/30
Chuyển đổi dữ liệu07.06.2018
Kích1.46 Mb.
#39516
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   30

22 - CÓ SỰ KHÁC NHAU GIỮA NỘI KIẾN SIÊU HÌNH VÀ NGỘ HAY KHÔNG?


NGƯỜI HỎI: Có sự khác nhau giữa nội kiến siêu hình và ngộ hay không?

LÃO SƯ: Chúng phát xuất từ cùng một nguồn--đó là Tâm. Mọi người, không ngoại lệ, có tâm như quyền thừa kế. Nhưng người ngộ đã đánh thức nó còn người có năng lực siêu nhiên thì không. Sự khác nhau quan trọng ở mức độ nhận thức hay tri kiến. Người có năng lưc� siêu nhiên quan hệ đến lãnh vực tâm không thể đến được với ý thức bình thường; người ngộ nhìn vào bản tâm. Vì tâm ngộ viên mãn nhận thức khía cạnh không giới hạn của ý thức, nó tự nhiên bao gồm nhận thức siêu hình.

NGƯỜI HỎI THỨ HAI: Về Edgar Cayce thì sao? Không phải anh ta đắc ngộ sao?

LÃO SƯ : Cayce có năng lực phi thường, nhưng anh ta đắc ngộ là một điều nghi ngờ lớn.

NGƯỜI HỎI THỨ BA: Nói về Cayce, tôi có nghe ông ta tiên đoán rằng trong bốn mươi năm nữa California sẽ bị hũy diệt bởi động đất hay lụt lội. Thầy có tin những lời tiên tri đó không?

LÃO SƯ: Trừ phi một người có năng lực siêu nhân có thể đưa ra thời gian chính xác của sự việc sẽ xảy ra trong tương lai-- đó là xác định rõ ngày, giờ, năm, tháng-- tôi đặt rất ít niềm tin vào sự tiên đoán đó. Ðiều đó không có nghĩa là phủ nhận tài năng của ông ta nhưng năng lực của ông ta có giới hạn.

Cho dù người có khả năng siêu nhiên có thể tiếp xúc với lãnh vực đặc biệt mà người bình thường không thể đến được, nhưng anh ta không thật sự hiểu nguồn gốc sức mạnh này. Hơn nữa," thiên tài" của ông ta không ảnh hưởng đến việc bào mòn cái ngã hay biến đổi nhân cách. Anh ta vẫn bị thống trị bởi khái niệm'cái tôi' này chống lại những 'cái tôi khác'. Trái lại, ngộ thật sự khái niệm cái ngã--tôi bị đẩy lùi và sự phân biệt nhị nguyên của 'tôi' và 'không phải tôi' bị vượt qua. Các hệ qủa của điều này rất lớn.

NGƯỜI HỎI THỨ HAI: Từ quan điểm thiền, những kinh nghiệm siêu nhiên không có giá trị?

LÃO SƯ: Những nhận thức siêu nhiên nào đó gở bỏ những nghi ngờ về tái sinh và giá trị của nghiệp, quả là có giá trị. Anh có thể tưởng tượng ai đó có thể hoàn nguyên đời trước, và giữ lại ký ức của họ, ai sẽ không bị thuyết phục bởi bóng tối nghi ngờ về cái vòng lẫn quẫn của cuộc đời? Sự thuyết phục này giải thoát người ta khỏi sự sợ hãi về " ta chỉ sống một lần, vì vậy ăn, uống và vui chơi đi" mà người ta tìm cách tận hưởng các thú vui để quên đi nổi lo sợ về cái chết mỗi lúc một gần kề.

Ngộ, bắt nguồn từ việc nhớ lại những kiếp quá khứ, rằng chết cũng như sống, là một điểm dừng tạm thời, cái trước và cái sau đều ảnh hưởng sâu sắc đến hành vi của con người trong kiếp này. Ai không phải là kẻ ngốc hay điên, ai là người thích hũy diệt cuộc sống nếu hắn ta biết rõ rằng có nghiệp báo dưới hình thức một cuộc sống như địa ngục sẽ theo sau kiếp này hay kiếp sau? Ai cũng sẽ ăn năng về những lỗi lầm của mình trong kiếp trước nếu như hiểu được rằng chết không phải là một sự kết thúc mà chỉ là sự tiếp tục, và một bước nhảy vô ý của mình anh ta chắc chắn sẽ phải trả giá với người chơi đàn, nếu không bây giờ thì kiếp sau?

Hãy để tôi kể một câu chuyện chứng minh sự khác nhau giữa khả năng huyền thuật và sự tự ngộ. Một giáo sư người Mỹ gặp tôi ở Nhật kể lại chuyện ông ta đến Ấn độ để tìm một bậc thầy đắc ngộ. Một hôm trong khi đang đi tìm kiếm người thầy khó tìm ấy, ông gặp một đám đông tại một ngôi làng nhỏ. Lách mình vào giữa, ông thấy một người Ấn thi triển các phép lạ. Nhìn thấy người Mỹ này, người ấy bước tới gần kể về cuộc đời ông, vợ con ông một cách rõ ràng chi tiết mặc dù người này trước đây không hề gặp họ. Ðó là kinh nghiệm trực tiếp đầu tiên của giáo sư về ngoại cảm nên ông vô cùng sửng sốt. Ðiều là lùng là người này không nhận tiền thù lao của vị giáo sư như ông ta vẫn thường nhận của người khác mỗi khi ông ta đoán số.

Sau khi biểu diễn, người này gọi giáo sư đến bên cạnh và nói:

" Không phải ngài đến Ấn độ để tìm ngộ sao?"

" Vâng."

" Ngài không giống những người nước ngoài mà tôi gặp ở Ấn độ, nên tôi thành thực khuyên ngài. Có lẽ ngài bị ấn tượng bởi khả năng nhìn thấy qúa khứ và vị lai của tôi, nhưng đối với tôi nó là điều không đáng kể. Tôi có khả năng huyền bí này từ lúc còn nhỏ, cha tôi có nó trước tôi. Khi tôi còn là một thanh niên tôi cũng có ý nguyện tôn giáo sâu như ngài. Nhưng vì người ta bao quanh tôi để nhờ tôi đoán số mệnh của họ-- và cha tôi khuyến khích tôi dùng khả năng đặc biệt của mình để giúp ông nuôi dưỡng gia đình vốn đã nghèo mà lại đông con. Thế là sự khao khát giải thoát tâm linh bị bỏ qua một bên. Bây giờ tôi đã già và trực giác siêu nhiên của tôi không còn giống như sự tự ngộ của bốn mươi năm về trước.

" Ở Ấn độ này ngài sẽ gặp nhiều nhiều người có năng lực siêu nhiên đóng vai thánh nhân giác ngộ, nhưng ngài đứng để họ lừa. Những người có năng lực siêu nhiên chỉ biết liên hệ với những hiện thân huyền ảo về sự hiện diện của Thượng đế. Thánh nhân tự nhìn thấy Thượng đế. Có một cách để phân biệt chân sư với kẻ giả hiệu: một chân sư sẽ không cho phép đệ tử quan tâm hay phô bày phép thuật."

NGƯỜI HỎI THỨ BA: Có nguy hiểm gì không khi cố gắng luyện pháp thuật?

LÃO SƯ: Câu chuyện anh vừa nghe đã chứng minh rằng sự bận rộn phát triển năng lực kỳ bí gây chướng ngại cho sự tự ngộ. Không những thế còn có những nguy hiểm khác. Người cố gắng phát triển khả năng kỳ bí thường hành động để được trả giá không xứng đáng với nhân cách thực của họ. Họ trở nên một chiều và giả dối, kiêu căng tự phụ vì khả năng hiếm có và đặc biệt của mình. Thần thông cũng có sức quyến rủ-- ta càng dấn thân vào, ta càng khó thoát ra, cuối cùng như cá mắc lưới.

Bất cứ ai tọa thiền nghiêm túc sẽ có lúc phát triển những khả năng kỳ bí. Ðức Phật có những cảm nhận kỳ bí như nhớ lại tiền kiếp, thấy được tương lai, và đọc được ý nghĩ của người khác nhưng không bao giờ Ngài khuyến khích những đồ đệ dùng thần thông như phương tiện để giác ngộ, hoặc phô trương những gì họ đã đạt tới.

Có một giai thoại nữa minh họa giá trị của thiền đối với vấn đề phép thuật. Một hôm một thiền sư nổi tiếng của Trung hoa cổ đang đi hành hương, khi đến bờ một con sông rộng, ngài còn lưỡng lự đứng đó, bổng có một người lạ xuất hiện không biết từ đâu đến, bảo," Nào, chúng ta cùng qua sông nhé." Cảm thấy không cần phải vội, sư đáp," Ðạo huynh, nếu muốn thì huynh cứ sang bên ấy thì đi một mình đi." Vị tăng bước lên mặt nước như đi trên đất liền, và quay đầu dục ," nhanh lên." Vị sư mắng," Khoe khoang, nếu ta biết ngươi làm thế , ta đã đập ngươi què chân!"

---o0o---



tải về 1.46 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   30




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương