Ðại Thừa Xuất bản 1998 thiềN, Ánh bình minh phưƠng tây nguyên Tác: Roshi Philip Kapleau Việt dịch : Huỳnh Công Hoàng



tải về 1.46 Mb.
trang24/30
Chuyển đổi dữ liệu07.06.2018
Kích1.46 Mb.
#39516
1   ...   20   21   22   23   24   25   26   27   ...   30

I .CÁC BÀI TỤNG

1. TỨ HOẰNG THỆ NGUYỆN


Bài kệ này gốm bốn đại thệ của một vị Bồ tát, được đọc tụng rộng rải nhất trong Phật giáo Ðại thừa:

Chúng sinh vô biên thệ nguyện độ

Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn.

Pháp môn vô lượng thệ nguyện học

Phật đạo vô thượng thệ nguyện hành.

Nội dung của bài kệ này thường gây khó khăn cho các học viên phương Tây, họ đưa ra hai sự phản đối chính. Những người từng là tín đồ Cơ đốc giáo phàn nàn rằng họ đã rời bỏ Thiên chúa giáo và tinh thần truyền giáo của nó, điều cuối cùng họ muốn, trong Thiền, nhiều hơn những gì họ hiểu sai ở lời đầu của bài kệ như "độ " chẳng hạn. Nhiều người hỏi," Làm sao tôi có thể độ hết chúng sanh khi mà tôi chưa có thể tự độ mình? Và nếu tôi độ được mình, thì làm cách nào mà độ cho hết thảy chúng sinh?" Một người có tâm nguyện nghiêm túc viết về nó như sau trong thư:

" Ðiều trở ngại cho tôi về bốn lời thề là tôi không thể thành thật tự cam kết. Theo tôi, phải thêm' chừng nào mà những giới hạn và sự yếu đuối của tôi cho phép', nhưng như vậy nó phá đi sự hữu ích của việc đọc bốn lời thề. Tôi muốn có thể khẳng định những lời thề, nhưng thật sự tôi không thể."

Vấn đề đằng sau cả hai sự phản đối này là việc xem bốn lời thề như một công thức bên ngoài cần phải học và bằng cách nào đó, dù bất lợi và không chấp nhận, cũng phải cư xử theo nó. Câu đầu tiên theo truyền thống được dịch là " cứu" nhưng ở trung tâm Rochester được tụng là" độ". Sự khác nhau về lối diễn đạt này là để tránh cái hàm ý phi Phật giáo, tính đạo lý của sự chuộc tội và phản ánh chân thực hơn tinh thần nguyên thủy. Hiểu một cách đúng đắn, lời thề này là một tuyên ngôn về mục đích và phạm vi tu tập, một sự khẳng định, rằng người toạ thiền không chỉ vì chính mình mà còn vì tất cả chúng sinh. Ba lời thề còn lại phát thảo một tâm thái mà nhờ đó được trao quyền cứu độ chúng sinh trong vô số cỏi.

Nói rằng cứu độ " tất cả chúng sinh" không phải là cường điệu hay ngoa ngữ. Ngộ trong thiền tiết lộ một cách không lầm lẫn là tất cả là một và một là tất cả. Vì bất cứ điều gì xãy ra với một người này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến mọi người khác. Vì vậy khi một người đắc ngộ, thì cái ngộ đó bao trùm lên trên cả thảy. Ðiều này được thiền sư Ðạo nguyên khẳng định, ," Không giác ngộ cho người khác thì làm gì có sự tự ngộ."

Từ lòng đại từ bi của mình Bồ tát thệ không chấp nhận Niết bàn đến chừng nào mà chúng sinh còn trầm luân trong bể khổ. Ngài tự nhiên coi trọng hạnh phúc của người khác hơn chính mình. Tuy nhiên, Bồ tát tiếp tục tu luyện vì có người nào không tự giúp mình mà lại có thể thành thật giúp kẻ khác. Lời thề nhấn mạnh rằng đã tự hi sinh cho người khác thời sẽ không quay lưng lại khi gặp khó khăn.

Bồ tát nguyện không chỉ là suy nghĩ tích cực mà còn nhiều hơn thế nữa. Cùng một ý nghĩa như vậy, hạt đào trở thành trái đào, quả đấu trở thành cây sồi, trẻ sơ sinh trở thành người lớn, chúng sinh thành Phật. Tứ hoằng thệ nguyện là sự tái khẳng định của lời thề bẩm sinh của chúng ta để trở thành cái mà chúng ta vốn là--tổng thể và trọn vẹn. Nhìn dưới ánh sáng này, các lời thệ nguyện hoàn toàn là tiếng gọi đến với ngộ, đến với giải thoát.

---o0o---


2. BÁT NHÃ TÂM KINH


Kinh Bát Nhã được đọc tụng hàng ngày trong các tu viện, trung tâm Phật giáo trên toàn thế giới và được xem như công thức hiệu nghiệm nhất để xuyên thủng tâm mê. Nó là cốt lỏi của giáo pháp, thông điệp cô đọng tất cả những lời dạy của Ðức Phật. Gọi nó là Tâm kinh vì nó không được nắm bắt bằng cách thông qua tri thức mà bởi kinh nghiệm trực giác sâu nhất của riêng mình. Vì vậy "trí tuệ bát nhã" ở đây có nghĩa là trí siêu việt, và bát nhã cũng là con đường dẫn đến tuệ giác này. Và nội dung của lời dạy đưa đến sự hiểu thấu cặn kẻ về nó.

Trong Tâm kinh, Phật thuyết giảng cho Xá Lợi Phất, một đại đệ tử nổi tiếng thông minh bậc nhất, về cách mà Quán Âm Bồ tát đã ngộ rằng con người, chỉ là sản phẩm của ngũ uẩn--sắc, thọ, tưởng, hành, thức--căn bản của nó là cái không của chân bản thể. Ngài cũng tiết lộ rằng tính ảo giác của mười tám xứ do lục căn, lục trần và lục thức, mười hai nhân duyên nối vào chuổi nhân quả, tứ đế và khái niệm nhị nguyên của Niết bàn và Luân hồi.

Câu thần chú ở cuối bài kinh có thể được dịch là:

Này Bồ đề, đi qua, đi qua,

Qua bờ bên bên kia, qua đến bờ bên kia

Ta-bà-ha

Ta-bà-ha hay "swaha" rất khó dịch sang tiếng Anh, nhưng nó có nghĩa là " thành tựu như sở nguyện."

---o0o---



BÁT NHÃ TÂM KINH

Quán tự tại bồ tát

Hành tham bát nhã ba la mật đa

Thời chiếu kiến ngũ uẫn giai không

Ðộ nhất thiết khổ ách

Xá lợi tử!

Sắc bất dị không

Không bất dị sắc

Sắc tức thị không

Không tức thị sắc

Thọ tưởng hành

Thức diệc phục như thị

Thị chư pháp không tướng

Bất sanh bất diệt

Bất cấu bất tịnh

Bất tăng bất gỉam

Thị cố không trung vô sắc

Vô thọ ,tưởng, hành, thức

Vô nhãn, nhĩ ,tỷ ,thiệt ,thân ,ý

Vô sắc thanh, hương, vị , xúc, pháp

Vô nhãn giới nãi chí vô ý thức giới

Vô vô minh diệc

Vô vô minh tận nãi chí vô lão

Tử diệc vô lão tử tận

Vô khổ, tập , diệt,đạo

Vô trí diệc vô đắc

Dĩ vô sở đắc cố bồ đề

Tát đoả Ba la yết đế

Ba la tăng yết đế

Bồ đề tát bà ha.

Y bát nhã

Ba la mật đa

Cố tâm vô quái ngại

Vô quái ngại cố

Vô hữu khủng bố

Viễn ly điên đảo mộng tưởng

Cứu cánh niết bàn

Tam thế chư phật

Y bát nhã ba la mật đa

Cố đắc nậu đa la

Tam miệu tam bồ đề

Cố tri bát nhã ba la mật đa

Ða thị đại thần chú

Thị đại minh chú

Thị vô thượng chú

Thị vô đẳng đẳng chú

Năng trừ nhứt thiết khổ

Chân thật bất hư

Cố thuyết bát nhã ba la mật chú

Tức thuyết chú viết

Yết đế, yết đế

 ---o0o---

Khi Bồ Tát Quán Tự tại thực hành Bát Nhã Ba La Mật sâu xa, soi thấy rằng, có năm uẩn và năm uẩn đó không có tự tánh trong chúng.

Này, Xá Lợi Phất, sắc ở đây là Không, Không là sắc, sắc không khác Không, Không không khác sắc, sắc tức thị Không, Không tức thị sắc. Thọ, tưởng, hành, thức cũng vậy.

Này, Xá Lợi Phất, hết thảy các pháp ở đây được biểu thị là Không: chúng không sinh, không diệt, không cấu nhiễm, không không cấu nhiễm, không tăng, không giảm.

Vì vậy, này Xá Lợi Phất, trong Không không có sắc, không có thọ, tưởng, hành, thức, không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, không có sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, không có nhãn giới cho đến không có ý thức giới, không có minh, không có vô minh, không có minh diệt, không có vô minh diệt, cho đến không có tuổi già và sự chết, không có khổ, tận, diệt, đạo, không có trí, không có đắc và không có chứng…bởi vì không có đắc. Trong tâm của Bồ Tát an trụ trên Bát Nhã Ba La Mật không có những chướng ngại. Và bởi vì không có những chướng ngại trong tâm đó nên không có sợ hãi, và vượt ngoài những tà kiến điên đảo, đạt đến niết bàn. Hết thảy chư Phật trong quá khứ, hiện tại và vị lai, do y theo Bát Nhã Ba La Mật, mà chứng đắc giác ngộ viên mãn tối thượng.

Vì vậy, nên biết Bát Nhã Ba La Mật là đại thần chú, là chú của đại minh huệ, là thần chú cao tuyệt, thần chú vô giá, có thể trừ tiệt hết mọi đau khổ, đó là chân lý vì không sai lầm. Ðây là thần chú được công bố trong kinh Ba la mật. Yết đế, Yết đế. Ba la yết đế. Ba la tăng yết đế . bồ đề tát bà ha.

---o0o---


3. BẠCH ẨN TOẠ THIỀN CA


Một trong những thiền sư nổi tiếng nhất của Phật giáo Nhật bản là ngài Bạch ẩn (1686-1769). Mặc dù giáo lý của ngài đại diện cho truyền thống thiền của Trung hoa. Ngài cũng tu chỉnh lại cho phù hợp với nền văn hoá Nhật bản; tạo ra một loại thiền sống động có thể đến được đối với hàng cư sĩ, cho dù nó vốn bắt rễ trong di sản thuần tuý định hướng tu viện của chính ngài. Có lẽ thiền sư Bạch ẩn nổi tiếng nhất là vì ngài làm tăng sinh khí cho hệ thống công án, và vì các công án tự do ông chế ra mà ngày nay vẫn còn được sử dụng rộng rãi trong giảng dạy:" Âm thanh của một tay là gì?"

Ngay khi còn sinh tiền, Bạch ẩn thiền sư rất được tôn kính và quí mến, đặc biệt là tầng lớp lao động nghèo khổ, họ đến ngài để tìm sự an lạc, khuây khỏa hầu quên đi nổi khổ và bất công trong xã hội phong kiến đầy áp bức của thuở ấy. Ngay cả các quan đại thần và giới quí tộc cũng đến thọ pháp với ngài hoặc họ viết thư nêu những thắc mắc thỉnh cầu ngài giải đáp những nghi tình về pháp. Trong những phúc thư cho họ, người ta thấy ngài công kích mạnh mẽ cái gọi là "thiền hổ lốn" thiền thu thập số đông tu không có chất lượng và lối toạ thiền " ngồi yên lặng như chết."

Mối quan tâm chính của ngài là đào tạo tài tăng và trưởng dưỡng những nhân tố xuất chúng để kế thừa sư nghiệp hoằng pháp của ngài. Trong một bài tự bạch, ngài cho biết có khoảng ít nhất hơn năm trăm môn nhân cả tăng lẫn tục dưới sự huấn luyện của ngài.

Là một con người đa tài đa năng, Bạch ẩn thiền sư còn là một nhà văn một nhà thơ, hoạ sĩ, nhà điêu khắc, thư hoạ. Ngài là tác giả của bài tụng" Bạch Ẩn toạ thiền ca". Bài này được thường xuyên đọc tụng trong các thiền viện ở Nhật, ở trung tâm thiền Rochester và những nơi khác. Có lẽ chúng ta không tìm thấy ở nơi nào khác cái bằng chứng sinh động và sự quyến rủ của năng lực thiền.

---o0o---

BẠCH ẨN TOẠ THIỀN CA

Tất cả chúng sinh bổn lai là Phật

Cũng như băng với nước

Ngoài nước không đâu có băng

Ngoài chúng sinh tìm đâu ra Phật?

Ðạo gần bên mình mà không biết

Bao người tìm kiếm xa vời--đáng thương

Ðó cũng như người nằm trong nước

Gào rát cổ xin cho đở khát

Ðó cũng như con trai vị trưởng giả

Lang thang sống với phường nghèo khó

Nguyên do ta luân hồi trong sáu cỏi

Vì tại ta chìm đắm trong hắc ám vô minh

Mãi lạc xa, xa mãi trong u minh --

Biết bao giờ mới lià sinh tử?

Pháp môn toạ thiền của Ðại thừa

Ta không đủ lời để tán tụng

Những pháp hạnh cao quí như bố thí, trì giới

Như niệm hồng danh Phật, sám hối và khổ hạnh

Và biết bao công đức khác

Tất cả đều là kết quả của tọa thiền

Thậm chí những người chỉ ngồi qua một lần

Cũng diệt trừ được tất cả ác nghiệp

Không đâu tìm thấy ác đạo nữa

Mà tịnh độ vẫn sát kề bên

Xin cung kính nghe nói cái Thực ấy

Dầu chỉ một lần

Hãy tán thán, hãy hoan hỷ ôm choàng lấy

Và sẽ được muôn vàn phước huệ

Ví như những người tự mình phản tỉnh

Chứng vào cái Thực của Tự tánh

Cái thực của Tự tánh là Vô tự tánh

Người ấy thực đã thoát ngoài điên đảo vọng tưởng

Ðã mở ra cánh cửa đồng nhất của nhân và quả

Và thênh thang con đường pháp phi-nhị, phi-tam

Trụ nơi Bất dị giữa những cái dị

Ðầu tới, đầu lui vẫn không bao giờ động

Nắm cái Vô niệm trong cái niệm

Tất cả thanh âm đều là tiếng pháp

Trời Tam muội lồng lộng vô biên

Trăng Từ Trí sáng ngời viên mãn

Ấy là lúc ta thiếu gì đâu?

Ðạo bổn lai thanh tịnh hiện thành

Thế giới này là vùng Tịnh độ

Và thân này là Pháp thân Phật.
   

---o0o---


4. TÍN TÂM MINH


Tam tổ Tăng Sáng (--606) là một trong những thiền sư nổi tiếng mà thân phận của ngài ít ai biết đến, ngoài việc thừa nhận ngài chính là tác giả của bài" Tín Tâm Minh". Là một du tăng, thiền sư Tăng Sáng chu du khắp đất nước để hành đạo, ngài có tiếng là từ hoà và đạt đến sự cởi bỏ tất cả những ràng buộc và ảo vọng. Khi Phật giáo bị khủng bố, ông cùng hàng ngàn người của Thiền tông trốn vào chốn sơn lâm. Trong cảnh thiếu thốn đó, mọi người sống rất đạm bạc và đơn giản. Chính khả năng thích nghi này giúp thiền phục hồi nhanh chóng từ sau thời kỳ pháp nạn hơn là các tông phái khác. Trước khi tịch, Tổ đã truyền lại bát y cho vị tổ thứ tư là Ðạo Tín (580-651)

Nhiều người tin rằng Tín Tâm Minh là Thiền thư đầu tiên của người Trung hoa. Nó là một trong những tác phẩm được hâm mộ nhất, từ thời xa xưa, các thiền sư đã tự do dẫn bài kệ này, ngay những dòng kệ đầu đã là cơ sở cho nhiều công án trong Bích nham lục. Tác phẩm này cũng nhanh chóng trở nên nổi tiếng ở đất nước này từ khi nó xuất hiện trong cuốn Cái Chào Của Thiền ( zen bow) do trung tâm thiền Rochester xuất bản.

Bản gốc của bài này gồm có 584 từ, 146 dòng không vần điệu, được viết theo lối tứ cú thay vì ngũ cú hay thất cú trong cách hành văn thông hutờng của người Trung Hoa, tạo cho nó sự ngắn gọn-không văn chương hoa mỹ. Tín có nghĩa đức tin sâu mạnh. Không phải là sự tin tưởng thông thường, tín tâm là niềm xác tín lớn lên từ sự trực nhận tánh bất khả phân của tất cả các pháp, dù sự kiện đó chỉ xảy ra trong sát na ngắn ngủi. Tâm là nền móng của tất cả các hiện tượng, cái được coi là quyền thừa kế của mỗi chúng ta.

---o0o---


TÍN TÂM MINH
Chí đạo vô nan - Ðại lớn chẳng gì khó

Duy hiềm giản trạch - Cốt đừng chọn lựa thôi

Ðản mạc tắng ái - Quí hồ không thương ghét

Ðỗng nhiên minh bạch - Thì tự nhiên sáng ngời

Hào li hữu sai - Sai lạc nữa đường tơ

Thiên điạ huyền cách - Ðất trời liền phân cách

Dục đắc hiện tiền - Thì hiện tiền trước mắt

Mạc tồn thuận nghịch - Chớ nghĩ chuyện ngược xuôi

Vi thuận tương tranh - Ðem thuận nghịch chỏi nhau

Thị vi tâm bệnh - Ðó chính là tâm bệnh

Bất thức huyền chỉ - Chẳng năm được mối huyền

Ðồ lao niệm tịnh - Hoài công lo niệm tịnh

Viên đồng thái hư - Tròn đầy tợ thái hư

Vô khiếm vô dư - Không thiếu cũng không dư

Lương do thủ xã - Bởi mảng lo giữ bỏ

Sở dĩ bất như - Nên chẳng được như như

Mạc trục hữu duyên - Ngoài chớ đuổi duyên trần

Vật trụ không nhẫn - Trong đừng ghì không nhẫn

Nhứt chủng bình hoài - Cứ một mực bình tâm

Dẫn nhiên tự tận - Thì tự nhiên dứt tận

Chỉ động qui chỉ - Ngăn động mà cầu tịnh

Chỉ cánh di động - Hết ngăn lại động thêm

Duy trệ lưỡng biên - Càng trệ ở hai bên

Ninh tri nhứt chủng - Thà rõ đâu là mối

Nhứt chủng bất thông - Ðầu mối chẳng rõ thông

Lưỡng xứ thất công - Hai đầu luống uổng công

Khiển hữu một hữu - Ðuổi có liền mất có

Tòng không bối không - Theo không lại phụ không

Ða ngôn đa lự - Nói nhiều thêm lo quẩn

Chuyển bất tương ưng - Loanh quanh mãi chẳng xong

Tuyệt ngôn tuyệt lự - Dứt lời dứt lo quẩn

Vô xứ bất thông - Ðâu đâu chẳng suốt thông

Qui căn đắc chỉ - Trở về nguồn nắm mối

Tuỳ chiếu thất tông - Dõi theo ngọn mất tông

Tu du phản chiếu - Phút giây soi ngược lại

Thắng khước tiền không Trước mắt vượt cảnh không

Tiền không chuyển biến - Cảnh không trò thiên diễn

Giai do vọng kiến - Thảy đều do vọng kiến

Bất dụng cầu chơn - Cứ gì phải cầu chơn

Duy tu tức kiến - Chỉ cần dứt sở kiến

Nhị kiến bất trụ - Hai bên đừng ghé mắt

Thận vật truy tầm - Cẩn thận chớ đuổi tầm

Tài hữu thị phi - Phải trái vừa vướng mắt

Phấn nhiên thất tâm - Là nghiền đốt mất tâm

Nhị do nhất hữu - Hai do một mà có

Nhứt diệc mạc thủ - Một rồi cũng buông tỏ

Nhứt tâm bất sanh - Một tâm ví chẳng sanh

Vạn pháp vô cữu - Muôn pháp tội gì đó

Vô cữu vô pháp - Không tội thì không pháp

Bất sanh bất tâm - Chẳng sanh thì chẳng tâm

Năng tùy cảnh diệt - Tâm theo cảnh mà bặt

Cảnh trục năng trầm - Cảnh theo tâm mà chìm

Cảnh do năng cảnh - Tâm là tâm của cảnh

Năng do cảnh năng - Cảnh là cảnh của tâm

Dục tri lưỡng đoạn - Vì biết hai đằng dứt

Nguyên thị nhứt không Rốt cùng chỉ một không

Nhứt không đồng lưỡng Một không, hai mà một

Tề hàm vạn tượng - Bao gồm hết muôn sai

Bất kiến tinh thô - Chẳng thấy trong thấy đục

Ninh hữu thiên đảng - Lấy gì mà lệch sai

Ðại đạo thể khoan - Ðạo lớn thể khoan dung

Vô dị vô nan - Không dễ mà chẳng khó

Tiểu kiến hồ nghi - Kẻ tiểu kiến lừng khừng

Chuyển cấp chuyển trì - Gấp theo mà bỏ chậm

Chấp chi thất độ - Chấp giữ là nghiêng lệch

Tâm nhập tà lộ - Dấn thân vào nẽo tà

Phóng chi tự nhiên - Cứ tự nhiên buông hết

Thể vô khứ trụ - Bổn thể chẳng lại qua

Nhiệm tánh hiệp đạo - Thuận tánh là hiệp đạo

Tiêu dao tuyệt não - Tiêu dao dứt phiền não

Hệ niệm quai chơn - Càng nghĩ càng trói thêm

Trầm hôn bất hảo - Lẽ đạo chìm mê ảo

Bất hảo lao thần - Mê ảo nhọc tinh thần

Hà dụng sơ thân - Tính gì việc sơ thân

Dục thú nhứt thặng - Muốn thẳng đường nhứt thặng

Vật ố lục trần - Ðừng chán ghét sáu trần

Lục trần bất ác - Sáu trần có xấu chi

Hoàn đồng chánh giác - Vẫn chung về giác ấy

Trí giả vô vi - Bậc trí giữ vô vi

Ngu nhơn tự phược - Người ngu tự buộc lấy

Pháp vô dị pháp - Pháp pháp chẳng khác pháp

Vọng tự ái trước - Do ái trước sanh lầm

Tương tâm dụng tâm - Há chẳng là quấy lắm

Khởi phi đại thác - Sai tâm đi bắt tâm

Mê sanh tịch loạn - Mê sanh động sanh yên

Ngộ vô hảo ác - Ngộ hết xấu hết tốt

Nhứt thiết nhị biên - Nhứt thiết việc hai bên

Vọng tự châm chước - Ðều do vọng châm chước

Mộng huyễn không hoa - Mơ mộng hão không hoa

Hà lao bả tróc - Khéo nhọc lòng đuổi bắt

Ðắc thất thị phi - Chuyện thua được thị phi

Nhứt thời phóng khước - Một lần buông bỏ quách

Nhãn nhược bất thụy - Mắt ví không mê ngủ

Chư mộng tự trừ - Mộng mộng đều tự trừ

Tâm nhược bất dị - Tâm tâm ví chẳng khác

Vạn pháp nhứt như - Thì muôn pháp nhứt như

Nhứt như thể huyền - Nhứt như vốn thể huyền

Ngột nhĩ vọng duyên - Bằn bặc không mảy duyên

Vạn pháp tề quán - Cần quán chung như vậy

Qui phục tự nhiên - Muôn pháp về tự nhiên

Dẫn kì sở dĩ - Ðừng nói vì sao vậy

Bất khả phương tỉ - Thì chuyện hết sai ngoa

Chỉ động vô động - Ngăn động chưa là tịnh

Ðộng chỉ vô chỉ - Ðộng ngăn khác tịnh xa

Lưỡng kí bất thành - Cái hai đà chẳng được

Nhứt hà hữu nhĩ - Cái một lấy chi mà…

Cứu cánh cùng cực - Rốt ráo đến cùng cực

Bất tồn quĩ tắc - Chẳng còn mảy quĩ tắc

Khế tâm bình đẳng - Bình đẳng hiệp đạo tâm

Sở tác cấu tức - Im bặt niềm tạo tác

Hồ nghi tận định - NIềm nghi hoặc lắng dứt

Chánh tín điều trực - Lòng tin hoà lẽ trực

Nhất thiết bất lưu - Mảy bụi cũng chẳng lưu

Vô khả kí ức - Lấy gì mà kí ức

Hư minh tự nhiên - Bổn thể vốn hư minh

Bất lao tâm lực - Tự nhiên nào nhọc sức

Phi tư lượng xứ - Trí nào suy lường được

Thức tình nan trắc - Thức nào cân nhắc ra

Chơn như pháp giới - Cảnh chơn như pháp giới

Vô tha vô tự - Không người cũng không ta

Yếu cấp tương ưng - Cần nhứt hãy tương ưng

Duy ngôn bất nhị - Cùng lẽ đạo bất nhị

Bất nhị giai đồng - Bất nhị thì hoá đồng

Vô bất bao dong - Không gì chẳng bao dong

Thập phương tri giả - Mười phương hàng trí giả

Giai nhập thử tông - Ðều chung nhập một tông

Tông phi xúc diên - Tông này vốn tự tại

Nhứt niệm vạn niên - Khoảnh khắc là vạn niên

Vô tại bất tại - Dầu có không không có

Thập phương mục tiền - Mười phương trước mắt liền

Cực đại đồng tiểu - Cực lớn là cực nhỏ

Bất kiến biên biểu - Ðồng thau chẳng giới biên

Hữu tức thị vô - Cái có là cái không

Vô tức thị hữu - Cái không là cái có

Nhược bất như thị - Nếu chẳng được như vậy

Tất bất tu thủ - Quyết không nên nấn ná

Nhứt tức nhứt thiết - Một tức là tất cả

Nhứt thiết nhứt tức - Tất cả tức là một

Ðản năng như thị - Quí hồ được vậy thôi

Hà lự bất tất - Lo gì chẳng xong tất

Tín tâm bất nhị - Tín tâm chẳng phải hai

Bất nhị tín tâm - Chẳng phải hai tín tâm

Ngôn ngữ đoạn đạo - Lời nói làm đạo dứt

Phi cổ lai kim - Chẳng kim cổ vị lai  


 

---o0o---




tải về 1.46 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   20   21   22   23   24   25   26   27   ...   30




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương