Ðại Thừa Xuất bản 1998 thiềN, Ánh bình minh phưƠng tây nguyên Tác: Roshi Philip Kapleau Việt dịch : Huỳnh Công Hoàng



tải về 1.46 Mb.
trang23/30
Chuyển đổi dữ liệu07.06.2018
Kích1.46 Mb.
#39516
1   ...   19   20   21   22   23   24   25   26   ...   30

PHẦN BA - TỤNG NIỆM

DẪN NHẬP


Có nhiều người tiếp xúc với thiền chỉ qua sách vở nên khi đến thiền viện rồi mới biết mình còn lầm lẫn thiếu sót, không phân biệt giữa các tượng Phật và tượng Bồ tát, tụng kinh và nghi lễ. Toạ thiền, đúng, họ nhủ thầm, là điều mong đợi--nhưng còn cái này? Tuy giáo lý được gọi là Thiền Phật giáo với hai ngàn năm trăm năm tồn tại và phát triển là một truyền thống tôn giáo phong phú mà trong đó việc tụng niệm đóng vai trò quan trọng. Thật sai lầm khi nói tụng niệm tách biệt với tọa thiền. Chắp tay cuối mình xá khi vào hay rời thiền đường, đãnh lễ chư Phật và chư Bồ tát và cúng dường thánh chúng, thường xuyên dự các lễ sám hối--những hành vi này khi được thực hiện với tâm vô niệm sẽ gạn lọc những cảm xúc và tịnh tâm dần dần làm mềm đi những cạnh sắc và những nét thô cứng của nhân cách. Bởi vì chúng được dùng để "gọt" cái bản ngã-Tôi, đẩy nhanh tới giác ngộ. Thực hành tụng niệm một cách chí thành cũng giúp giải thoát lòng từ bi sẵn có của chúng ta, vì vậy nó có thể hoạt động tự do trong cuộc sống hàng ngày.

Những lễ lộc được tiến hành qua nhiều thế kỷ ở các quốc gia Phật giáo truyền thống bây giờ đã bén rễ trên mãnh đất Hoa kỳ. Tại Trung tâm thiền, những lễ nghi này qua quá trình tiến hóa tự nhiên đã thích nghi với văn hoá phương Tây của chúng ta--Thêm vào những sự kiện đáng nhớ trong cuộc đời--Ðám tang, đám cưới, lễ thọ giới-- Các ngày lễ được đưa vào lịch bao gồm: ngày Phật đản, ngày Phật nhập niết bàn, ngày Phật thành đạo; ngày vía đức Bồ đề đạt ma; ngày giổ Tổ, ngày Tết và, mỗi tháng, lễ sám hối và lễ cứu trợ người bị đói trên toàn thế giới. Có ý nghĩa tương tự là lễ Tạ Ơn--lễ này biểu lộ lòng biết ơn sâu sắc hợp với sự tụng niệm thiền và nhuận sắc cho ngày lễ của Phật giáo Hoa kỳ, một ngày lễ sản sinh bởi người Mỹ.

Có lúc nhiều tín đồ của các tôn giáo truyền thống Tây phương dường như không hiểu ý nghĩa hay mối quan hệ giữa nghi thức và lễ nghi, tốt nhất nên nhớ rằng nghi thức không phải là một cái vỏ bọc trống rỗng. Vì trong đó, sự biết ơn, lòng kính tín và những cảm xúc tâm linh khác hiện diện, chúng có thể được đào sâu hơn và có ý nghĩa hơn khi được diễn tả theo một kiểu qui cách chính thức như những cử động có thể được mang nhiều ý nghĩa hơn khi được biến thành vũ điệu, hay âm thanh biến thành tiếng nhạc.

Tụng kinh giữ một vai trò quan trọng trong tu tập. Hiếm thấy một thiền viện nào mà không có những nam nữ tín đồ tập trung ở chánh điện ít nhất mỗi ngày một lần để tụng kinh và đọc những lời dạy của các thiền sư đã đắc ngộ. Thanh âm trầm bổng của việc đọc tụng kinh dựa theo từng nghi thức; ấn định một cung bậc mà qua đó người tham dự nâng cao sự tỉnh thức, và khả năng tiếp nhận những gì đang được tiến hành.

Vào lúc bình minh mỗi ngày một tiếng trống vang rền phá vở sự tỉnh lặng báo hiệu cho các thiền sinh xếp thành hàng đi vào thiền đường để đọc kinh. Sau tiếng trống đầu tiên này, bùm, người đánh trống quét cái dùi bằng gỗ vào cái vòng bằng đồng của rìa trống, tạo ra âm thanh vội vã và sâu. Rồi những cú đập mạnh vào vành gỗ--"clắc cắc, clắc cắc.."--tạo nên tiết điệu trước khi đi dần đến một nhịp cuối cùng trên mặt trống.

Sau khi trống dứt, liền theo là tiếng chuông vọng lâu, lan tỏa khắp thiền đường. Vị duy-na ngồi ngay ngắn trước chuông, mỗi tay cầm một cái dùi, hình trụ lớn có bọc vải ở đầu, khai chuông cho những bài tụng khác nhau và ngắt quãng giữa các câu tụng sau khi đại chúng tụng dứt câu. Khi "buông" cái dùi nặng lên vành chuông, vị duy-na sẽ nhận ra ngay cái đánh đó mạnh hay yếu, hay nhắm không đúng góc hay sai điểm trên chuông, âm thanh không thoát ra một cách trọn vẹn. Trong thiền người ta nói," Ðừng gõ pháp khí mà hãy để nó tự kêu ".

Sau đó đến lượt tiếng mõ, nó bắt đầu chậm chạp," Cốc…cốc…cốc," dần dần tăng tốc độ, giống như một chuyến tàu lửa khởi hành, khi ấy tất cả đại chúng hoà vào một giọng oang oang đều đều duy nhất. Cũng như với chuông, người gõ mõ với một cái dùi bịt vải ở đầu không "đánh" vào pháp cụ mà chỉ nhẹ nhàng điều khiển nó sao cho nó tự phát ra âm thanh. Tiếng mõ cần sâu đủ để lượn phiá dưới âm thanh tụng niệm, do đó tạo ra một nhịp phách mà mọi người có thể hoà theo. Buổi lể cầu nguyện trộn lẫn rất nhiều nhân tố khác nhau, một giọng mạnh mẽ của người chủ sám nghe đơn độc khi bắt đầu buổi lễ, kêu gọi sự đáp ứng của đại chúng có khoảng năm mươi đến ba trăm người tụng. Tiếng đập thình thịch như nhịp tim của cái mõ tạo ra đối âm với những hồi chuông ngân vang như chúng đan chéo sự tương phản và hài hoà với giọng tụng kinh đều đều.

Trong khi tụng toàn thân được thả lỏng. Năng lượng dành cho tụng niệm đến từ đan điền và âm thanh dội lại đến các hốc đầu. Khi tụng thân không lay động, tư thế trang nghiêm, thẳng tay để trên lòng.

Người tụng lấy giọng tự nhiên thấp nhất của chính mình--nốt của phần thấp nhất của âm giai có thể được duy trì dễ dàng không căng thẳng--trong khi đồng thời hoà với giọng cao để tạo nên một giọng đều đều xuất phát từ đan điền. Giọng không lên xuống như ca hát. Tụng niệm là cách duy nhất để thâm nhập vào độ sâu nhất của tâm. Nó vượt ra khỏi tri thức để đánh thức ngộ và biểu lộ mãnh liệt sự chân thành không có tính gợi cảm.

Có hai loại đọc tụng: tụng kinh và tụng chú.

Kinh là những lời dạy của Ðức Phật, tuy nhiên có khi bao gồm lời dạy của sư tổ. Cái thuận lợi của việc tụng kinh bằng chính ngôn ngữ của tín đồ là sự lập lại một cách thường xuyên chân lý ấy, ấn mạnh vào tiềm thức, từ đó gây tín tâm lớn hơn và hiểu biết sâu hơn. Không có nổ lực nào của ý thức được thực hiện để nắm bắt ý nghĩa, vì nó thâm nhập một cách tự phát mà không chịu sự kiểm soát được bởi tâm duy lý. Tâm thái được tạo ra bởi tụng niệm--nhiệt thành dẫn đến mức độ tự siêu việt--là điều quan trọng tiên khởi.

Mật chú là một câu thần chú mở rộng, một chuổi âm thanh có nhịp điệu diễn tả, qua những rung động tâm linh độc đáo của nó, chân lý vô thượng vượt qua tất cả nhị nguyên. Sức mạnh của mật chú khơi dậy những lực vô hình khi tụng một cách toàn tâm, sức mạnh này tuỳ thuộc vào âm thanh, và tâm thái người tụng. Vì vậy mật chú sẽ có công năng lớn hơn khi được đọc tụng bởi một người trong sạch ở đức tin, tập trung trong tâm và đáp ứng từ trái tim. Cấu trúc của mật chú không quan trọng miễn là khi tụng phải có nhịp điệu du dương vì là kết quả tự nhiên của kinh nghiệm tôn giáo. Tuy vậy vì chưa ai thành công trong công việc chuyển ngữ cho nên không có bài thần chú nào được trình bày trong sách này --ngoại trừ câu chú ở cuối Tâm Kinh Bát Nhã.

Cần phải phân biệt giữa tụng kinh với đọc kinh. Ðọc kinh có lẽ không gì hơn là sự lập lại một đoạn kinh. Tụng kinh thì được phát ra từ sâu trong bụng và khi thực hiện một cách vô ngã thức có sức mạnh xuyên thấu các cỏi vô hình và hữu hình. Tâm là vô hạn; tụng nhiệt thành với tâm thanh tịnh nhất tâm cũng là một hình thức khác của tọa thiền, một cách học trực tiếp Phật-Pháp trong vô niệm. Làm theo cách này, tụng kinh cũng là cách gia tăng định lực giúp đi tới giác ngộ.

Ở Trung tâm thiền Rochester, hầu hết các bài tụng đều bằng tiếng Anh; phổ biến nhất là :Tứ Hoằng Thệ Nguyện, Bát nhã tâm kinh, Xưng tán công đức toạ thiền và Tín tâm minh. Các bài kệ này mở đầu cho chương Tụng Niệm. Có nhiều bản dịch tiếng Anh khác phát xuất từ những bài này, điều khác biệt là ở đây chúng được tu chỉnh lại đặc biệt cho phần tụng niệm nhằm mang lại sự lưu lóat và thuận tai.

Theo sau các bài kệ là những lá thư và các mẩu vấn đáp đề cập đến những khó khăn thường gặp trong tụng niệm. Dẫu những phần này có ích, độc giả vẫn cần tự mình tham gia tụng niệm mới có thể đánh gía đầy đủ ý nghĩa của nó.

---o0o---




tải về 1.46 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   19   20   21   22   23   24   25   26   ...   30




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương