Đại từ, Đại từ sở hữu, Tính từ, Danh từ I will touch to you, my dream!!!!


WISH loại 1: Ước về điều gì đó trái ngược với sự thật trong hiện tại



tải về 0.71 Mb.
trang3/5
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích0.71 Mb.
#30334
1   2   3   4   5
WISH loại 1: Ước về điều gì đó trái ngược với sự thật trong hiện tại.

* Công thức:

Mệnh đề WISH chia ở thì hiện tại đơn + Mệnh đề chính chia ở thì quá khứ đơn

Note: -Với động từ TO BE, trong văn nói có thể dùng WAS cho ngôi thứ ba số ít và cho I, nhưng trong văn viết, phải dùng WERE cho tất cả chủ ngữ, không phân biệt ngôi, không phân biệt số ít hay số nhiều.

- For example: + I WISH I HAD A NICE HOUSE. = Tôi ước gì tôi có một căn nhà đẹp 

+  SHE WISHES SHE WERE THE MOST BEAUTIFUL LADY IN VN.

= Cô ấy ước gì cô ấy là người phụ nữ đẹp nhất Việt Nam.

+  I WISH I WERE THE PRIME MINISTER. = Tôi ước gì tôi là thủ tướng.



WISH loại 2: Ước về điều gì đó trái ngược với sự thật trong quá khứ

* Công thức:

Mệnh đề WISH chia ở thì hiện tại đơn + Mệnh đề chính chia ở thì quá khứ hòan thành 

* For example: +  I WISH I HAD PASSED THAT EXAM. = Tôi ước gì tôi đã đậu trong kỳ thi đó.

+ SHE WISHES SHE HAD  SOLD ALL HER STOCKS BEFORE THE MARKET WENT DOWN.

= Cô ta ước gì mình đã bán tất cả các cổ phiếu trước khi thị trường xuống giá



  1. Mạo từ

    1. Mạo từ bất định"A" và "AN" ( In’definite Article)

Mạo từ bất định "A" hoặc "AN" luôn đứng trước danh từ đếm được số ít. Do đó, về nghĩa thì "A" hoặc "AN" tương đương với ONE (nghĩa là "một"). Tuy nhiên, khi dùng ONE, ta có phần muốn nhấn mạnh số lượng hơn, trong khi mạo từ bất định (a/an) chỉ để giới thiệu ra một danh từ được nhắc đến lần đầu tiên trong một cuộc nói đối thoại.

For example :  A TEACHER = một giáo viên và ONE TEACHER cũng là "một giáo viên", nhưng  bạn chỉ nói "I AM A TEACHER" (tôi là giáo viên) chứ không bao giờ nói "I AM ONE TEACHER" vì chẳng lẽ bạn có thể là HAI giáo viên hay sao mà cần phải nhấn mạnh ONE chứ không phải con số nào khác. Vậy chúng ta hãy phân biệt khi nào dùng A trước danh từ đếm được số ít và khi nào dùng "AN" trước danh từ đếm được số ít: Dùng A trước danh từ đếm được số ít bắt đầu bằng ÂM PHỤ ÂM. Tại sao chúng ta cần nhấn mạnh ÂM PHỤ ÂM ở đây? Vì đa số chữ cái phụ âm đều có âm phụ âm, nhưng một số từ bắt đầu bằng chữ cái phụ âm lại được đọc như nguyên âm vì chữ cái đó là âm câm không đọc. Ngược lại, một số chữ cái lẽ ra là nguyên âm nhưng lại được người bản xứ đọc như một phụ âm.

For example : A BOY = một đứa con trai, A STREET = 1 con đường,

A GIRL = 1 đứa con gái, A  FAN = 1 cái quạt máy,

A STUDENT = 1 học viên, A SINGER = 1 ca sĩ,

A SONG = 1 bài hát, A LESSON = 1 bài học,

A TABLE = 1 cái bàn, A HUSBAND = 1 người chồng,

A FAMILY = 1 gia đình, A MINUTE = 1 phút,

A SECOND = 1 GIÂY, A YEAR = 1 năm,

A MONTH = 1 tháng , A WEEK = 1 tuần, ...



  • Thí dụ trường hợp ngoại lệ:

A UNIFORM = 1 bộ đồng phục /DIU-NI-FO;RM/ thành ra U là ÂM PHỤ ÂM rồi.

Dùng AN trước danh từ đếm được số ít bằng đầu bằng ÂM NGUYÊN ÂM. Tương tự, ta nhấn mạnh ÂM NGUYÊN ÂM vì một số từ bắt đầu bằng chữ cái phụ âm nhưng đọc như nguyên âm.

For example: AN APPLE = 1 trái táo, AN EAR = 1 tai,

AN UMBRELLA = 1 cái dù, AN  OX = 1 con bò đực,

AN  ARM = 1 cánh tay, AN EYE = 1 con mắt,

Thí dụ trường hợp ngoại lệ: AN HOUR

AN HONEST : lương thiện, thật thà

AN HONOUR : danh dự, lòng tôn kính

Khi danh từ được bổ nghĩa bởi một tính từ hoặc một danh từ khác đứng trước nó, ta dựa vào âm bắt đầu của từ bỗ nghĩa cho danh từ chính để xác định dùng A hay AN.

Thí dụ: ENGLISH TEACHER= giáo viên tiếng Anh. Vậy ta thấy âm đầu tiếng của ENGLISH là nguyên âm



Nên: ta dùng AN --> AN ENGLISH TEACHER.

Tương tự,: BEUTIFUL = đẹp, WOMAN = người đàn bà



vậy ta nói : A BEAUTIFUL WOMAN = 1 người đàn bà đẹp.

6.2 Mạo từ xác định THE (‘Definite Article)

* THE luôn đứng trước danh từ. VD: THE SUN = mặt trời THE MOON = mặt trăng


  • Khi THE đứng trước một số tính từ, tính từ đó được biến thành một danh từ nói về một tầng lớp, một thể loại liên quan đến tính từ đó.(bạn không thể lấy bất cứ tính từ nào ráp vô, những tính từ được dùng theo kiểu này có hạn)

VD: THE RICH = những người giàu,

THE POOR = những người nghèo

        THE WEAK = những kẻ yếu


  • Dùng THE trước bất cứ một danh từ nào khi người nói và người nghe đều biết về danh từ đang được nói tới hoặc được xác định rõ ràng:

 PAY HIM BACK THE MONEY YOU BORROWED FROM HIM

= Hãy trả lại cho nó số tiền anh đã mượn nó! (Người nói biết về số tiền này mới nói ra câu này và người nghe cũng biết đến số tiền này vì anh ta đã mượn của 1 người thứ 3)

PLEASE GIVE ME THE KEY TO MY CAR= Vui lòng đưa tôi chìa khóa xe hơi của tôi.

THE WOMAN IN BLACK IS HIS WIFE = Người đàn bà mặc đồ đen là vợ anh ta.



  • Dùng THE trước những danh từ thông thường được xem là duy nhất, không có cái thứ hai.

VD: The sun = mặt trời, The moon = mặt trăng, The earth, world

The sea = biển, The sky = bầu trời... ,

* Dùng THE trước số thứ tự: VD: I am the first person to come here today.

(Hôm nay, tôi là người đầu tiên đến đây ) 

* Dùng THE để thành lập SO SÁNH NHẤT .

 THIS IS THE BEST DICTIONARY I HAVE EVER HAD. =  Đây là từ điển tốt nhất mà trước giờ tôi có được.

* Một số tên quốc gia phải có THE (đa số không có): THE PHILIPPINES, THE USA, THE UNITED KING DOM...

* Trong một số thành ngữ, phải có THE (học thuộc lòng):

 DONT' BEAT ABOUT THE BUSH! = Đừng có vòng vo tam quốc.

 Như vậy, chúng ta KHÔNG dùng mạo từ THE khi nào?  

*KHÔNG dùng THE khi danh từ được tiếp theo sau bằng một chữ số hoặc chữ cái.

           VD: The Chicago train is about to depart from track 5.

              Her flight leaves from gate 32.

              He fell asleep on page 816 of "War and Peace".

              She is staying in room 689.

* KHÔNG dùng THE khi có ngữ động từ đi trước một trong những danh từ bed (giường), church (nhà thờ), court (tòa án), hospital (bệnh viện), prison (nhà tù), school (trường học), college (trường đại học), university (trường đại học) nếu như chủ ngữ sử dụng những nơi đó đúng như chức năng của nó

VD: Nếu tôi đến trường học là để học, tức là đúng với chức năng của trường học, vậy tôi không cần dùng THE trước danh từ SCHOOL.

  I  MUST GO  TO school NOW !(Bây giờ tôi phải đi học rồi!)

* KHÔNG dùng THE khi nói 3 bữa ăn: ăn sáng, ăn trưa, ăn tối

 I NEVER HAVE BREAKFAST. = Tôi không bao giờ ăn sáng.

HAVE YOU HAD DINNER ? = Bạn đã dùng bữa tối chưa ? 

* KHÔNG dùng THE trong nhiều thành ngữ.

 BIRDS OF THE SAME FEATHER FLOCK TOGETHER = Ngưu tầm ngưu,mã tầm mã. Càng học chúng ta sẽ càng biết nhiều hơn về mạo từ THE này. Trước mắt bạn có thể an tâm sử dụng THE sau bài học này.


  1. Các cách diễn đạt quan hệ sở hữu

Để diễn đạt quan hệ sở hữu, ta đã học tính từ sở hữu và đại từ sở hữu. Tuy nhiên, nhiều khi quan hệ sở hữu không đơn giản chỉ là giữa các đại từ nhân xưng và danh từ mà nó còn có thể là giữa ngữ danh từ và danh từ. Ngoài cách dùng tính từ sở hữu để diễn đạt quan hệ sở hữu, ta còn có các cách sau:

* Cách thứ nhất: DÙNG OF

- OF có nghĩa là CỦA khi được dùng để diễn đạt quan hệ sở hữu. (trong tiếng Việt, có thể không cần viết CỦA cũng có thể hiểu được, nhưng trong tiếng Anh phải có OF)

- Khi dùng OF thì d.từ "bị" sở hữu đứng đầu rồi đến OF rồi mới đến danh từ chủ sở hữu

- Ta thường dùng OF để diễn đạt quan hệ sở hữu khi d.từ "bị" sở hữu là d.từ trừu tượng 

- For example: + THE BEGINNING OF THE MOVIE = phần đầu của bộ phim (phần đầu bộ phim)

+ THE SIZE OF THE PORTRAIT ['pɔ:treit]: tấm chân dung, hình tượng

= Kích thước của tấm chân dung.

* Cách thứ hai: không cần dùng gì cả, chỉ cần sắp xếp hai danh từ cạnh nhau

- Ta dùng cách sắp xếp hai danh từ cạnh nhau để diễn đạt quan hệ sở hữu khi cả hai danh từ này đều là danh từ cụ thể.

- Để diễn đạt quan hệ sở hữu theo cách này thì thứ tự sắp xếp danh từ rất quan trọng: DANH TỪ CHỦ SỞ HỮU ĐỨNG TRƯỚC DANH TỪ "BỊ" SỞ HỮU.

- For example: + THE CAR RADIO = Máy radio của xe hơi

+ THE TREE TRUNK [trʌηk]: thân cây = Thân của cây (thân cây)



* Cách thứ ba: dùng Sở Hữu Cách với 'S

- Ta đã biết 'S có thể là viết tắt của IS hoặc HAS. Giờ đây ta cần biết thêm 'S ngay sau một danh từ có khi không phải là dạng viết tắt của ai mà nó là một phương cách để diễn đạt quan hệ sở hữu giữa hai (ngữ) danh từ.

- Cách dùng 'S để diễn đạt quan hệ sở hữu:

+ Thông thường, ta chọn cách dùng 'S để diễn đạt quan hệ sở hữu khi hai (ngữ) d.từ nói về người hoặc con vật. Tuy nhiên, 'S có thể dùng cho sự vật khi nó được nhân cách hóa (ta coi nó như con người) hoặc cho các đơn vị thời gian hoặc trong những câu thành ngữ.

- For example:  + THE BOY'S HAT = cái nón cùa thằng nhỏ

+ PETER'S CAR = Xe hơi của Peter

+ THE EARTH'S SURFACE = Bề mặt của trái đất

+ A DAY'S WORK = Công việc của một ngày

- Vài điều cần lưu ý: + Khi dùng 'S, ta phải theo thứ tự sau:

Danh từ làm chủ sở hữu'S + Danh từ bị sở hữu

+ Nếu danh từ làm chủ sở hữu là một ngữ danh từ dài cũng không sao, cứ thêm 'S ngay sau chữ cuối cùng trong ngữ danh từ đó.

For example: MY SISTER-IN-LAW'S CHILDREN

= Những người con của chị dâu tôi (hoặc em dâu tôi vì sister có thể là chị gái hoặc em gái, brother có thể là anh trai hoặc em trai) 

+ Nếu bản thân danh từ làm chủ sở hữu tận cùng bằng S rồi thì ta chỉ cần thêm ' đằng sau nó thôi, khỏi thêm S.

THE STUDENTS' BOOKS = những cuốn sách của các sinh viên/học sinh

THE SMITHS' HOUSE = Căn nhà của gia đình họ SMITH.

DICKENS' NOVELS = Những cuốn tiểu thuyết của ông DICKENS (tên ông ta có S đằng sau)

  1. CÂU HỎI ĐUÔI (TAG -QUESTIONS)










Câu hỏi đuôi được thành lập sau một câu nói khẳng định hoặc phủ định, được ngăn cách bằng dấu phẩy (,) vì vậy người đặt câu hỏi đã có thông tin về câu trả lời. Tuy nhiên, thường thì người hỏi không chắc chắn lắm về thông tin này. * Nguyên tắc chung khi lập câu hỏi đuôi:

- Nếu câu nói trước dấu phẩy là câu khẳng định, câu hỏi đuôi phải ở thể phủ định.

- Nếu câu nói trước dấu phẩy là câu phủ định, câu hỏi đuôi phải ở thể khẳng định 

* Cấu tạo của câu hỏi đuôi: - Câu hỏi đuôi gồm một trợ động từ tương ứng với thì được dùng trong câu nói trước dấu phầy, có NOT hoặc không có NOT và một đại từ nhân xưng tương ứng với chủ ngữ của câu nói trước dấu phẩy.

- For example: - YOU ARE AFRAID, AREN'T YOU? (Anh đang sợ, đúng không?)

- YOU DIDN'T DO YOUR HOMEWORK, DID YOU? (Bạn đã không làm bài tập nhà, đúng không?) 

* Cách thành lập câu hỏi đuôi cho các tất cả các thì ta đã học:

1. Hiện tại đơn với TO BE: - HE IS HANDSOME, ISN'T HE? = Anh ấy đẹp trai, đúng không?

- YOU ARE WORRIED, AREN'T YOU? = Bạn đang lo lắng, phải không? 

- Đặc biệt với I AM..., câu hỏi đuôi phải là AREN'T I:

+ I AM RIGHT, AREN'T I? - Với I AM NOT, câu hỏi đuôi sẽ là AM I như quy tắc.

+ I AM NOT GUILTY, AM I?  ['gilti]: đáng khiển trách

2. Hiện tại đơn động từ thường: mượn trợ động từ DO hoặc DOES tùy theo chủ ngữ (xem lại bài Thì hiện tại đơn với động từ thường nếu cần)

- THEY LIKE ME, DON'T THEY?

- SHE LOVES YOU, DOESN'T SHE?  

3. Thì quá khứ đơn với động từ thường: mượn trợ động từ DID, quá khứ đơn với TO BE: WAS hoặc WERE:

-  YOU LIED TO ME, DIDN'T YOU?

 - HE DIDN'T COME HERE, DID HE?

- HE WAS FRIENDLY, WASN'T HE? 



4.  Thì hiện tại hoàn thành hoặc hiện tại hoàn thành tiếp diễn: mượn trợ động từ HAVE hoặc HAS

 - THEY HAVE LEFT, HAVEN'T THEY?

- THE RAIN HAS STOPPED, HASN'T IT?

5. Thì quá khứ hoàn thành hoặc quá khứ hoàn thành tiếp diễn: mượn trợ động từ HAD:

- HE HADN'T MET YOU BEFORE, HAD HE?

6. Thì tương lai đơn: - IT WILL RAIN, WON'T IT?

- YOUR GIRLFRIEND WILL COME TO THE PARTY, WON'T SHE?

* Những trường hợp đặc biệt cần lưu ý:

** USED TO: từng (diễn tả thói quen, hành động thường lập đi lập lại trong quá khứ)

- Trường hợp này, ta cứ việc xem USED TO là một động từ chia ở thì quá khứ. Do đó, câu hỏi đuôi tương ứng chỉ cần mượn trợ động từ DID

- Thí dụ:+ SHE USED TO LIVE HERE, DIDN'T SHE? 

 ** HAD BETTER:

- HAD BETTER thường được viết ngắn gọn thành 'D BETTER, nên dễ khiến ta lúng túng khi phải lập câu hỏi đuôi tương ứng. Khi thấy 'D BETTER, chỉ cần mượn trợ động từ HAD để lập câu hỏi đuôi.

- Thí dụ: + HE'D BETTER STAY, HADN'T HE?

** WOULD RATHER:

- WOULD RATHER thường được viết gọn là 'D RATHER nên cũng dễ gây lúng túng cho bạn. Chỉ cần mượn trợ động từ WOULD cho trường hợp này để lập câu hỏi đuôi.

- Thí dụ: + YOU'D RATHER GO, WOULDN'T YOU? 


  1. Câu hỏi yes và no

Sở dĩ gọi là như vậy vi trong câu trả lời có thể dùng yes hoặc no ở đầu câu.

Yes + positive verb. No + negative verb

Không được nhầm lẫn dạng câu trả lời Tiếng Việt.


Auxiliary

Be + Subject + Verb(tương ứng)

Do, does, did



For example: 1/ Is Mary going to school today ?

2/ Was Mary sick yesterday ?

3/ Have you seen this movie before ?

4/ Will the committee decide on the proposal [prə'pouzl]: sự đề xuất, đề nghị today ?

5/ Do you want to use the telephone ?

6/ Does George like peanut butter ?

7/ Did you go to class yesterday ?



  1. Thể bị động (PASSIVE VOICE)













* MỘT VÀI LƯU Ý: - Thông thường chúng ta dùng thể chủ động khi sử dụng ngôn ngữ. Đôi khi chúng ta lại có nhu cầu dùng thể bị động.

- For example 1: + Con chó đó cắn tôi (CHỦ ĐỘNG).

+ Tôi bị con chó đó cắn. (BỊ ĐỘNG).

+ Cha nó tặng nó một chiếc xe hơi nhân ngày sinh nhật thứ 21 của nó. (CHỦ ĐỘNG)

+ Nó được cha nó tặng một chiếc xe hơi nhân ngày sinh nhật thứ 21 của nó. (BỊ ĐỘNG)

- For example 2: + Tôi bị nhức đầu. ==> I HAVE A HEADACHE. (Vẫn là câu chủ động)

+ Tôi đã được gặp Bill Clinton ở Việt Nam.

===> I GOT TO MEET BILL CLINTON IN VIETNAM. (Vẫn là câu chủ động)



CÂU BỊ ĐỘNG PHẢI LÀ CÂU CÓ THỂ CHUYỂN SANG CÂU NÓI CHỦ ĐỘNG MÀ Ý NGHĨA VẪN KHÔNG THAY ĐỔI NGHIÊM TRỌNG.

- For example: + Con chó bị chiếc xe hơi cán

==> Chiếc xe hơi cán con chó. (nghĩa cũng gần giống nhau)

+ THE DOG WAS RUN OVER BY THE CAR.

===> THE CAR RAN OVER THE DOG. (nghĩa cũng gần giống nhau)

+ Công an bắt nó. ==> Nó bị công an bắt (nghĩa cũng giống nhau)

+ THE POLICE ARRESTED HIM.

==> HE WAS ARRESTED BY THE POLICE. (nghĩa cũng giống nhau)

- Như vậy, ta đặt một câu bị động như thế nào?  Bạn hãy xem công thức sau:

* CÔNG THỨC CHUNG CHO CÂU BỊ ĐỘNG Ở TẤT CẢ CÁC THÌ:


S + TO BE + P.P của đ.từ bị động (có thể thêm BY...) + ĐỘNG TỪ TO BE

Động từ TOBE chia theo thì cần thiết là: AM/ IS/ ARE nếu là thì hiện tại đơn,

AM/ IS/ ARE BEING nếu là thì hiện tại tiếp diễn,

WILL BE nếu là thì tương lai đơn,

AM/ IS/ ARE GOING TO BE nếu là cấu trúc tương lai gần, chắc chắn hoặc dự định;

WAS hoặc WERE nếu là thì quá khứ đơn,

WAS/ WERE BEING nếu là thì quá khứ tiếp diễn;

HAVE BEEN hoặc là HAS BEEN nếu là thì hiện tại hòan thành;

HAD BEEN nếu là thì quá khứ hòan thành.

Đó, chỉ bấy nhiêu thì trên là thông dụng nhất, nếu bạn chưa vững các thì trên ở dạng chủ động thì cũng nên ôn lại. Khi nào dùng thì nào là chủ yếu dựa vào thời gian hành động xảy ra, bạn nên xem lại cách dùng các thì thông dụng vừa nói trên.

+ P.P (viết tắt của PAST PARTICIPLE) : QUÁ KHỨ PHÂN TỪ là cột 3 trong bảng động từ bất quy tắc hoặc động từ nguyên mẫu thêm đuôi  ED đối với các đ.từ có quy tắc.

+ ĐỘNG TỪ BỊ ĐỘNG là động từ có thể được dùng để đổi sang câu chủ động (thí dụ: tôi bị chó cắn thì ĐỘNG TỪ BỊ ĐỘNG là cắn, có thể dùng để đổi sang chủ động là "con chó cắn tôi")

+ BY ...: BY có nghĩa là BỞI, ta có thể thêm BY... để cho biết thêm hành động thực hiện bởi ai đó. Thường thì ít khi cần BY nhưng lâu lâu vẫn có nhu cầu dùng.

- For example:+CÂU BỊ ĐỘNG THÌ H.TẠI ĐƠN: WINE IS MADE FROM GRAPES. (rượu vang được làm từ nho)

+ CÂU BỊ ĐỘNG THÌ HIỆN TẠI TIẾP DIỄN: CAN THO BRIDGE IS BEING BUILT (cầu Cần Thơ đang được xây).

+ CÂU BỊ ĐỘNG THÌ TƯƠNG LAI ĐƠN: CAN THO BRIDGE WILL BE FINISHED IN 2010.

(cầu CT sẽ được làm xong trong 5 2010)

+ CÂU BỊ ĐỘNG THÌ TƯƠNG LAI GẦN, CHẮC CHẮN HƠN:

CAN THO BRIDGE IS GOING TO BE FINISHED IN 2010 (Cầu Cần Thơ sẽ được làm xong trong năm 2010).

+ CÂU BỊ ĐỘNG THÌ QUÁ KHỨ ĐƠN:

HE WAS KILLED IN THE WAR (anh ấy đã bị giết chết trong chiến tranh).

+ CÂU BỊ ĐỘNG THÌ QUÁ KHỨ TIẾP DIỄN:

HE WAS BEING QUESTIONED BY THE POLICE AT THAT TIME(vào lúc đó anh ta đang bị cảnh sát tra hỏi).

+ CÂU BỊ ĐỘNG THÌ HIỆN TẠI HOÀN THÀNH:

THIS WEBSITE HAS BEEN UPDATED MANY TIMES IN THE PAST 2 YEARS.

(Website này được cập nhật nhiều lần trong 2 năm qua)

+ CÂU BỊ ĐỘNG THÌ QUÁ KHỨ HOÀN THÀNH:

THE HOUSE HAD BEEN BURNT TO THE GROUND WHEN THE FIRE-FIGHTERS ARRIVED.

(căn nhà đó đã bị thiêu rụi khi lính cứu hỏa đến).

 * CÁCH CHUYỂN CÂU CHỦ ĐỘNG SANG CÂU BỊ ĐỘNG:

- Chúng ta hãy lấy 1 câu chủ động làm thí dụ: +  THAT DOG BIT ME. (con chó đó đã cắn tôi)

==> Như vậy chuyển sang bị động là TÔI BỊ CẮN BỞI CON CHÓ ĐÓ:

==> I WAS BITTEN BY THAT DOG.

- Như vậy, khi chuyển sang câu bị động:



+ Tân ngữ trong câu chủ động sẽ thành CHỦ NGỮ trong câu bị động

(ME là tân ngữ, khi chuyển ME thành chủ ngữ ta phải dùng dạng đại từ chủ ngữ tương ứng là I)

====> I

+ Động từ chính trong câu chủ động sẽ bị biến thành dạng QUÁ KHỨ PHÂN TỪ để đặt sau TO BE được chia thích hợp theo thì của câu chủ động.

(ở thí dụ trên, BIT là quá khứ đơn, vậy nên TO BE chia ở quá khứ đơn là WAS hoặc WERE mà chủ ngữ ở câu bị động là I, nên ta dùng WAS)

=====>> I WAS BITTEN

+ Chủ Ngữ trong câu CHỦ ĐỘNG SẼ là tác nhân nằm đằng sau chữ BY

==============>>> I WAS BITTEN BY THAT DOG.

- Trong một số trường hợp, chủ ngữ ở câu chủ động có thể không được nhắc tới trong câu bị động, tức là TA KHÔNG CẦN DÙNG BY... (thí dụ như khi chủ ngữ là PEOPLE, THEY, THE POLICE, ...)

* Thí dụ: + CHỦ ĐỘNG: PEOPLE SAY THAT LOVE IS BLIND (người ta nói rằng tình yêu là mù quáng)

=>>> BỊ ĐỘNG: IT IS SAID THAT LOVE IS BLIND.

+ CHỦ ĐỘNG:  THE POLICE ARRESTED HIM.

=>> BỊ ĐNG: HE WAS ARRESTED (anh ta bị bắt thì ai cũng hiểu là bị bắt bởi cảnh sát nên ta không cần phải nói). 

Chủ động: Somebody should have called the president this morning.



Subject  modal + perfect complement

Bị động: The president should have been called this morning.

Subject  modal have be P.P


  1. Động từ gây nguyên nhân

Động từ gây nguyên nhân được sử dụng để chỉ ra một người gây cho người thứ hai làm một việc gì đó cho người thứ nhất. Một người có thể gây cho ai đó phải làm cái gì đó cho anh ta hoặc cho chị ta qua việc chi trả tiền, yêu cầu, hoặc cưỡng ép người đó. Các động từ gây nguyên nhân là: have, get, make.

11.1 Have/ get/ make

Mệnh đề theo sau have hoặc get có thể ở dạng chủ động hoặc bị động.


To have S.O do ST = to get SO to do ST

( Sai ai, khiến ai, bảo ai làm gì)


Mary had John wash the car. ( John washed the car)

Mary got John to wash the car . ( John washed the car)


To have/ get ST done( đưa cái gì đi làm...)


- Bản thân mình không làm được nên nhờ 1 người khác làm.

For example: + Mary got the car washed. ( The car was wash by somebody)

+ Mary had the car washed. ( The car was wash by somebody)

+ I have the laundry washed. (The laundry['lɔ:ndri] : tiệm giặt đồ is washed by someone)


To want/ like something done


Mẫu câu hỏi của 2 động từ này sẽ là: - What do you want done to … Anh muốn làm gì với……

For example: + What do you want done to your motorbike?

+ I’d like it repaired and cleaned


To make SO do ST = to force SO to do ST

( buộc ai phải làm gì)


hoặc I want it repaired and cleaned.

For example: + The robber forced the teller to give him the money. = The robber made the teller give him the money.

-Động từ to make và to cause còn được dùng theo mẫu sau:


S.O

To make/ to cause S.T + P.P (làm cho ai, cái gì bị làm sao)




For example: + Working all night on Friday made me tired on Saturday.

+ The hurricane caused many water front houses damaged.

-Đằng sau động từ to make còn có thể dùng một tính từ.


To make S.O/ S.T + adjective


For example: + Wearing flowers made her more beautiful.

Đi theo hướng này thì động từ to find có thể dùng theo công thức:


To find + S.O/ S.T + adjective (P1 – P2)


Nếu là phân từ 1 sẽ mang tính chủ động còn phân từ 2 mang tính bị động.


Каталог: file -> downloadfile3 -> 180
180 -> TỔ: tiếng anh khung ma trậN ĐỀ kiểm tra 1t lẩN 1 hkii (2011-2012) tiếng anh lớP 11
180 -> Ma trậN ĐỀ kiểm tra hkii lớP 11
downloadfile3 -> PHẦn I. Phóng xạ, TIA Phóng xạ VÀ BẢn chất khái niệm về phóng xạ: a. Khái niệm: Phóng xạ
180 -> Môn: Tiếng Anh 12 (chuẩn) Mục đích của đề kiểm tra
180 -> Ma trậN ĐỀ thi học kì II (2011-2012) Môn: Tiếng Anh 10 chương trình chuẩn và nâng cao I. Mục đích của đề kiểm tra
180 -> Ma trậN ĐỀ kiểm tra lần 2- lớP 12
180 -> Sở gd đt ninh Thuận Trường thpt phan Bội Châu
180 -> I. Mục đích của đề kiểm tra
180 -> MÔN: tiếng anh I- chọn một từ mà phần gạch chân được phát âm khác với các từ còn lại

tải về 0.71 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương