I. SỰ HÌnh thành và phát triển vùng đẤt nam bộ HẬu giang: Khái quát vùng đất Nam Bộ



tải về 123.23 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích123.23 Kb.
#30603


ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN

DIỄN ĐÀN HỢP TÁC KINH TẾ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - HẬU GIANG 2016 (MDEC - HẬU GIANG NĂM 2016)

***


I. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN VÙNG ĐẤT NAM BỘ - HẬU GIANG:

1. Khái quát vùng đất Nam Bộ:

Từ thế kỷ XVI, do sự can thiệp của Xiêm, triều đình Chân Lạp bị chia rẽ sâu sắc và dần bước vào thời kỳ suy vong, hầu như không có điều kiện quan tâm đến vùng đất còn ngập nước ở phía Đông và trên thực tế đã không đủ sức quản lý vùng đất này. Trong bối cảnh đó, nhiều cư dân Việt từ đất Thuận Quảng đã vào vùng Mô Xoài, Đồng Nai (miền Đông Nam Bộ) khai khẩn đất hoang, lập làng, sinh sống.

Năm 1620, vua Chân Lạp Chey Chetta II đã cưới công chúa Ngọc Vạn con gái của chúa Nguyễn Phúc Nguyên làm vợ. Đối với Chân Lạp, việc kết thâm giao với chúa Nguyễn là để dựa vào lực lượng quân sự của người Việt lúc này đang rất mạnh làm giảm sức ép từ phía Xiêm. Với chúa Nguyễn, quan hệ hữu hảo này tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt vốn đã có mặt từ trước, được tự do khai khẩn đất hoang và làm ăn sinh sống trên đất “Thủy Chân Lạp” và tăng cường ảnh hưởng của họ Nguyễn với triều đình Oudong (U-Đông là nơi vua Chey Chetta II xây dựng cung điện).

Năm 1623, chúa Nguyễn chính thức yêu cầu triều đình Chân Lạp để cho dân Việt mở rộng địa bàn khai phá trên những vùng đất thưa dân và để quản lý chúa Nguyễn lập ở Pray Kor (vùng Sài Gòn ngày nay) một trạm thu thuế. Vua Chân Lạp đã chấp nhận đề nghị này. Vào thời điểm đó, cư dân Việt đã có mặt ở hầu khắp miền Đông Nam Bộ và Sài Gòn.

Sau cái chết của vua Chey Chetta II vào năm 1628, nội bộ giới cầm quyền Chân Lạp bị chia rẽ sâu sắc. Nhiều cuộc chiến tranh giữa các phe phái đã diễn ra với sự trợ giúp quân sự của một bên là quân Xiêm (Thái Lan), một bên là quân Nguyễn. Những cuộc chiến ấy chẳng những không ảnh hưởng đến người Việt tiến hành khai phá những vùng đất hoang hóa ở đồng bằng sông Cửu Long, mà trái lại còn tạo điều kiện cho chúa Nguyễn thiết lập quyền kiểm soát chính thức của mình trên những vùng đất cư dân Việt đã dựng nghiệp.

Mặt khác, cùng thời kỳ này một số quan lại nhà Minh (Trung Quốc) không thần phục nhà Thanh đã vượt biển đi về phía Nam, đã góp phần đẩy nhanh quá trình xác lập chủ quyền của chúa Nguyễn trên vùng đất Nam Bộ. Từ năm 1679, chúa Nguyễn Phúc Tần đã tạo điều kiện để nhóm Dương Ngạn Địch cùng nha môn, quân sĩ vùng Quảng Tây (Trung Quốc) tổ chức khai phá và phát triển kinh tế vùng lưu vực Tiền Giang (Mỹ Tho), cho nhóm Trần Thượng Xuyên và những đồng hương Quảng Đông (Trung Quốc) của ông chiêu dân tiếp tục mở mang vùng Biên Hòa - Đồng Nai.

Trên cơ sở những tụ điểm dân cư đông đúc ấy đã hình thành những trung tâm kinh tế phát triển. Năm 1698, chúa Nguyễn đã cử thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lý vùng đất này và cho lập ra ở đây một đơn vị hành chính lớn là phủ Gia Định. Như vậy vào cuối thế kỷ XVII chúa Nguyễn đã xác lập được quyền lực của mình tại vùng trung tâm của Nam Bộ, khẳng định chủ quyền của người Việt trên vùng đất mà trên thực tế, Chân Lạp chưa khi nào thực thi một cách đầy đủ chủ quyền của mình.

Sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng là vào năm 1708, Mạc Cửu ở Hà Tiên xin quy phục chúa Nguyễn. Là một thương dân Hoa kiều ở Lôi Châu (Trung Quốc), thường xuyên tới buôn bán ở vùng biển Đông Nam Á, Mạc Cửu đã sớm nhận ra vị trí địa lý thuận lợi của vùng đất Mang Khảm (sau đổi là Hà Tiên) nên đã lưu ngụ lại, chiêu mộ dân đinh để trấn giữ, bảo vệ quyền lợi, sửa sang bến thuyền, mở mang chợ búa, khai phá đất đai, biến một vùng đất hoang vu thành một nơi buôn bán sầm uất. Lúc này (vào khoảng năm 1680) Mạc Cửu đã từng quan hệ thần phục với vua Chân Lạp, nhưng sau này thế lực Chân Lạp suy giảm, không đủ sức bảo vệ cho công việc làm ăn của cư dân vùng đất này khỏi sự tiến công cướp bóc của người Xiêm nên Mạc Cửu đã tìm đến chúa Nguyễn xin thần phục vào năm 1708 và được chúa Nguyễn phong chức, giao quyền quản lý vùng đất này.

Năm 1757, khi đất Tầm Phong Long (tương đương với vùng Tứ Giác Long Xuyên) được vua Chân Lạp là Nặc Tôn dâng cho chúa Nguyễn để đền ơn cứu giúp trong lúc hoạn nạn và giành lại ngôi vua. Quá trình xác lập chủ quyền lãnh thổ của người Việt trên đất Nam Bộ đến năm 1757 về cơ bản đã hoàn thành.



2. Hậu Giang ngày trước:

Sau thời Mạc Cửu đến thời Mạc Thiên Tứ (thế kỷ XVIII), đã có những bước chân đầu tiên dọc theo sông Cái Lớn, Cái Bé - nhưng mãi đến những đợt khai thác sau này, thì một phần lớn vùng đất thuộc tỉnh Hậu Giang hôm nay mới thật sự chuyển mình. Nếu trước năm 1897, khu vực huyện Giồng Riềng, Gò Quao, Long Mỹ (tỉnh Rạch Giá) mới chỉ có 2 tổng, không tới 10 thôn thì đến năm 1939, riêng quận Long Mỹ có đến 3 tổng, 12 làng:



Tổng An Ninh gồm các làng: Hòa An, Hỏa Lựu, Long Bình, Vị Thủy, Vĩnh Thuận Đông và Vĩnh Tường. Tổng Thanh Tuyên với các làng: Lương Tâm, Thuận Hưng, Vĩnh Tuy, Vĩnh Viễn và Xà Phiên. Tổng Thanh Giang có các làng: An Lợi, Long Phú, Phương Bình, Phương Phú, Tân Long và Long Trị. Vùng đất thuộc huyện Vị Thủy ngày nay là xã Vị Đông, Vị Thanh (xưa thuộc quận Giồng Riềng).

Quận Phụng Hiệp, trước khi đào kênh chỉ ở phạm vi một vài làng, đến năm 1939, có đến 2 tổng, 14 làng. Tổng Định Hòa có các làng: Hòa Mỹ, Mỹ Phước, Tân Bình, Tân Hưng, Tân Lập, Thạnh Hưng, Thạnh Xuân, Trường Hưng. Tổng Định Phước có các làng: Đông Sơn, Như Lang, Phụng Hiệp, Long Mỹ, Thường Phước, Trường Thạnh Sơn.

Như vậy, vùng đất xưa chủ yếu là quận Long Mỹ (tỉnh Rạch Giá) và quận Phụng Hiệp (tỉnh Cần Thơ), địa giới hành chính vẫn còn giữ cho đến suốt thời kỳ chống Pháp.

Vùng đất Hậu Giang được biết đến từ thời kỳ đầu công cuộc khẩn hoang miền Nam, khi Mạc Thiên Tứ kế nghiệp cha là Mạc Cửu, được Nhà Nguyễn phong chức Tổng binh Đại Đô đốc của Trấn Hà Tiên và ông đã lập Trấn Giang tức Cần Thơ ngày nay. Nhưng vùng đất Hậu Giang được khai khẩn thật sự là vào thời điểm đào kinh xáng Xà No. Năm 1901, người Pháp đã cho khởi công để khai thác vùng đất màu mỡ này đồng thời cũng để mở đường giao thương giữa các vùng lân cận, nối Hậu Giang qua Vịnh Xiêm La, xuyên qua Long Mỹ với nhánh sông Cái Lớn và rạch Cần Thơ, và đây cũng là con đường thủy chiến lược nối Hậu Giang với lục tỉnh và đến Sài Gòn - Chợ Lớn. Đến tháng 7 năm 1903 kinh xáng Xà No đã được đào xong bắt nguồn từ ngã ba Vàm Xáng (huyện Phong Điền hiện nay) cho đến ngã ba Vàm Xáng Hỏa Lựu (phường 7, thành phố Vị Thanh ngày nay) với bề mặt rộng 60 mét, đáy sâu 40 mét, tổng phí đào kinh là 3.680.000 quan. Theo đó, xóm, làng được lập mới men theo hai bờ con sông, dân chúng nhanh chóng phá những cánh đồng điên điển, sậy, đế để trồng lúa. Công cuộc khai hoang lập nghiệp được nối tiếp nhiều thế hệ, lớp người đi trước khẩn đất ở hai bờ kinh, lớp người theo sau lấn sâu hơn vào trong, từ đó đất được mở ra từ vùng hạ nguồn (Vị Thanh, Vị Thủy, Hỏa Lựu) cho đến giáp cả con sông chạy dài 34 kilômét.

Từ khi đào kinh xáng Xà No, giao thương đường thủy ở vùng Cần Thơ trở nên tấp nập, ghe xuồng tập hợp ngày càng nhiều ở ngã ba Vàm Xáng để chờ con nước qua Rạch Giá hoặc chợ Cần Thơ, từ đó chợ Vàm Xáng đã ra đời. Cũng nhờ có con kinh xáng Xà No mà việc canh tác của nhân dân vùng này trở nên thuận lợi, đất rỏ phèn, ngày một màu mỡ, nông dân sản xuất trúng mùa đẩy năng suất sản lượng lúa gạo của tỉnh Cần Thơ năm 1906 lên đến 116.000 tấn, xếp hạng nhất Nam Kỳ lúc bấy giờ. Lượng lúa gạo chở ra Cái răng ngày thêm tấp nập, các tàu đò chở khách từ Cần Thơ xuống Long Mỹ, Gò Quao, Vĩnh Thuận ngày thêm đông đúc. Từ đó, tạo điều kiện cho vùng Long Mỹ phát triển mạnh hơn về giao thương hàng hóa và quy tụ nhân dân ngày một đông thêm.

Giữa Cần Thơ, Sóc Trăng và ranh tỉnh Rạch Giá còn một cánh đồng lau, sậy, nước ngọt, đất không quá sình lầy và nhiều phèn, có nhiều voi sinh sống, sau người Pháp gọi là “Đồng sậy”, đó chính là mảnh đất Phụng Hiệp ngày nay. Đây là mảnh đất đầu tiên sau khi khai thông đường thủy bằng con kinh xáng Xà No được người Pháp chú ý đến. Cuối tháng 5 năm 1908, người Pháp đã ứng mộ một số dân chúng của tỉnh Thái Bình vào Nam để khai khẩn vùng đất Phụng Hiệp, gồm 84 gia đình, tổng cộng 283 người, bao gồm cả người lớn và trẻ em. Cứ 8 ngày phát gạo, 15 ngày phát tiền để họ khai khẩn, nhưng đa số những người được chiêu mộ không chịu làm lụng, không quen kỹ thuật canh tác ở địa phương, làm ruộng không có hiệu quả nên số đông là bỏ trốn vì vậy cuộc di dân lần này thực dân Pháp không thu được kết quả gì từ mảnh đất Phụng Hiệp. Nhằm mục đích biến Phụng Hiệp thành một giang cảng và với thâm ý vơ vét thuộc địa, người Pháp đã bắt nhân công bản xứ cho cơ giới (tàu cuốc, tàu xáng) của giới tư bản Pháp đào một hệ thống thủy lợi chằng chịt ở miệt Hậu Giang (theo cách gọi vào đầu thế kỷ, vùng này được tính từ tả ngạn sông Mê Kông trở xuống mũi Cà Mau).

Đây là một cuộc làm thủy lợi lớn nhất trong lịch sử làm nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long. Vì thế, nó giải phóng năng lực cho một vùng đất rộng lớn của miền Hậu Giang cò bay thẳng cánh, bằng việc đưa nước ngọt từ sông Mê Kông về và tháo úng xổ phèn ra biển Đông. Theo đó, các con kinh mới nối Phụng Hiệp với Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và nhiều con kinh khác ra đời, hình thành hệ thống đường thủy lưu thông giữa các vùng lân cận, dần dần Phụng Hiệp có nhiều con kinh quy tụ về một trung tâm gọi là Ngã Bảy và đến năm 1915 quận lỵ Rạch Gòi dời đến Ngã Bảy - Phụng Hiệp, gọi là quận Phụng Hiệp. Kinh được đào thì các làng cũng theo đó mọc lên, cư dân tiến sâu vô các cánh đồng lau sậy, khai hoang trồng lúa, bắt cá, bắt chim. Lúa gạo nông sản các tỉnh theo kinh Quản Lộ chở lên Cần Thơ, Sài Gòn, ngang qua Phụng Hiệp, thương lái, tàu đò tấp nập, do đó chợ Ngã Bảy cũng được thành lập, nhưng do nhu cầu mua bán ngày càng quy mô, trên bờ chật hẹp, dần dần chợ được họp nhóm giữa bảy ngã sông, từ đó Chợ nổi Ngã Bảy ra đời.

Năm 1907, do nhu cầu dân số gia tăng, Pháp chia tách quận mới và quận Long Mỹ đã được thành lập, giáp đất Cần Thơ, quận lỵ đặt tại làng Thuận Hưng, các làng mới theo đó cũng được thành lập và công cuộc khai khẩn lại được tiếp tục với hình thức địa chủ bắt dân khai khẩn rồi mua lại với giá rẻ. Thời điểm này, vùng đất Phụng Hiệp cũng được khai thác, để cải tạo đất nông nghiệp và mở đường thủy cho giao thương nhiều con kinh đã được đào, trong đó có con kinh Lái Hiếu nối liền tới ngọn sông Cái Lớn, các con lộ huyết mạch nối liền các tỉnh cho tới Miên, Lào được thực dân Pháp cho đắp, vì vậy chợ quận Long Mỹ cũng bắt đầu phát triển bề thế và quy mô. Có thể nói, chưa hết nửa đầu thế kỷ XX Pháp đã khai thác trọn vẹn vùng đất Tây sông Hậu và vùng đất Hậu Giang ngày nay coi như đã được hình thành rõ nét với hai quận Phụng Hiệp và Long Mỹ, quận Long Mỹ thì thuộc tỉnh Rạch Giá còn quận Phụng Hiệp thì thuộc tỉnh Cần Thơ.

Thời kỳ này, dân chúng ở vùng Hậu Giang canh tác theo 3 hình thức: làm ruộng, làm rẫy và lên liếp lập vườn. Vùng đất trũng cập kinh xáng Xà No thì dùng để canh tác lúa, vùng Trà Ban - Long Mỹ đất giồng thì trồng khoai lang, vùng Hỏa Lựu - Vị Thanh thì trồng khóm, dưa hấu và các thương hiệu: “Khoai lang Trà Ban”, “Khóm Cầu Đúc”, “Dưa hấu Cầu Đúc” đã trở nên nổi tiếng khắp lục tỉnh Nam Kỳ thời bấy giờ.

Sau Hiệp định Genève năm 1954, Pháp rút, Mỹ can thiệp vào miền Nam Việt Nam, chế độ Ngô Đình Diệm được thiết lập, vùng đất Hậu Giang có nhiều thay đổi. Năm 1960 quận Long Mỹ được tách ra thành quận Long Mỹ và quận Đức Long trực thuộc tỉnh Phong Dinh. Quận lỵ Đức Long đóng tại xã Hỏa Lựu sau dời về xã Vị Thủy và Chính quyền Ngô Đình Diệm đã thành lập khu trù mật Vị Thanh - Hỏa Lựu. Tiếp theo, nhằm ngăn chặn lực lượng cách mạng từ cửa ngõ U Minh, kiểm soát dân chúng cắt giao tế cho cách mạng để giữ vững Cần Thơ và Vùng 4 Chiến thuật, chính quyền Ngô Đình Diệm đã thành lập tỉnh Chương Thiện bao gồm 5 quận: Long Mỹ, Đức Long, Kiến Hưng (huyện Gò Quao, Kiên Giang ngày nay), Kiến Thiện (huyện Hồng Dân, Bạc Liêu ngày nay), Kiến Long (huyện Vĩnh Thuận, Kiên Giang ngày nay). Trung tâm tỉnh lỵ Chương Thiện được đặt tại chợ Cái Nhum thuộc xã Vị Thanh (Chợ Hai Bà Trưng, thành phố Vị Thanh ngày nay).

Về phía ta, ngay từ năm 1961, Huyện ủy Long Mỹ đã quyết định thành lập thị trấn Vị Thanh bao gồm cả khu vực chợ Cái Nhum và các ấp xung quanh, đến năm 1966 ta thành lập thị xã Vị Thanh, bao gồm thị trấn Vị Thanh và một số ấp của xã Vị Thanh. Sau năm 1975, thị xã Vị Thanh hợp nhất với huyện Long Mỹ thành huyện Long Mỹ thuộc tỉnh Hậu Giang vào ngày 01 tháng 01 năm 1978 khu vực thuộc thị xã Vị Thanh trước đây được đổi thành thị trấn Vị Thanh, song song tồn tại với xã Vị Thanh. Ngày 15 tháng 02 năm 1982, huyện Long Mỹ tách thành 2 huyện Vị Thanh và Long Mỹ, bấy giờ, địa danh Vị Thanh được dùng cho cả 3 đơn vị hành chính khác nhau là thị trấn Vị Thanh và xã Vị Thanh cùng trực thuộc huyện Vị Thanh. Năm 1991, tỉnh Hậu Giang (cũ) tách thành tỉnh Cần Thơ và tỉnh Sóc Trăng; Vị Thanh là một huyện thuộc tỉnh Cần Thơ. Ngày 01 tháng 7 năm 1999, Chính phủ Việt Nam ra Nghị định số 45-NĐ/CP về việc thành lập thị xã Vị Thanh và đổi tên huyện Vị Thanh thành huyện Vị Thủy, xã Vị Thanh chuyển sang trực thuộc huyện Vị Thủy, tất cả đều thuộc tỉnh Cần Thơ kể cả địa giới trước và sau ngày giải phóng là các huyện: Phụng Hiệp, Châu Thành (tháng 01/2003, chia tách thành Châu Thành và Châu Thành A).

Có thể nói, trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, thành phố Vị Thanh là một vùng đất trọng yếu trong tầm chiến lược của địch, chúng xây dựng nơi đây khu trù mật lớn nhất miền Tây (trại giam trá hình) bức ép hơn 10.000 gia đình nông dân vào để cắt đứt đường liên lạc giữa dân với quân cách mạng, xây dựng pháo đài phòng thủ kiên cố để tiêu diệt quân ta, đây là sở chỉ huy, là bàn đạp, nơi tập kết quân và điểm xuất phát của các trận càn với quy mô lớn. Về phía ta, Vị Thanh là mảnh đất anh hùng, nơi các chiến sĩ cách mạng đã hy sinh biết bao xương máu để giành lại nền hòa bình cho dân tộc, nơi ta đã lập nên bao chiến công hiển hách, tiêu diệt 75 lượt Tiểu đoàn địch để làm nên lịch sử oai hùng của địa phương. Vị Thanh ngày nay vững bước đi lên, khẳng định vai trò của một trung tâm tỉnh lị của Hậu Giang, từng bước mở rộng đô thị, xây dựng cơ bản, phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ để vươn mình tiến lên đô thị lớn, xứng tầm với một trung tâm tỉnh lỵ của Tiểu vùng Tây sông Hậu, bên bờ kinh xáng Xà No - con đường thủy giao thương kinh tế huyết mạch giữa Hậu Giang với các tỉnh trong khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh.

Sau ngày giải phóng, năm 1976, tỉnh Hậu Giang được thành lập bao gồm 2 đơn vị hành chính hiện nay: tỉnh Cần Thơ, tỉnh Sóc Trăng. Đến cuối năm 1991, tỉnh Hậu Giang được chia tách thành 2 tỉnh: Cần Thơ và Sóc Trăng (tỉnh Hậu Giang ngày nay là một huyện lỵ của tỉnh Cần Thơ trước kia).



3. Hậu Giang ngày nay:

Trước đây (1976 - 1991) tỉnh Hậu Giang (cũ) bao gồm 3 đơn vị hành chính hiện nay là thành phố Cần Thơ, tỉnh Sóc Trăng và tỉnh Hậu Giang. Cuối năm 1991 tỉnh Hậu Giang được chia thành hai tỉnh: Cần Thơ và Sóc Trăng. Ngày 01 tháng 01 năm 2004, tỉnh Cần Thơ được chia thành thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương và tỉnh Hậu Giang ngày nay.

Thực hiện Nghị quyết số 22/2003/QH.11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội khóa XI Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Nghị định số 05/2004/NĐ-CP ngày 02/01/2004 của Chính phủ, tỉnh Cần Thơ được chia tách thành: Thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương và tỉnh Hậu Giang. Kể từ ngày 01/01/2004, tỉnh Hậu Giang ngày nay được thành lập và chính thức đi vào hoạt động, với 8 đơn vị hành chính: thị xã Vị Thanh (nay là thành phố Vị Thanh), huyện Châu Thành, Châu Thành A, thị xã Ngã Bảy, huyện Phụng Hiệp, thị xã Long Mỹ, huyện Long Mỹ (điều chỉnh địa giới hành chính theo Nghị quyết 933/NQ-UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2014) và huyện Vị Thủy, tỉnh lỵ đặt tại thị xã Vị Thanh và đến ngày 23 tháng 9 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã ký Nghị quyết số 34/NQ-CP, thành lập thành phố Vị Thanh thuộc tỉnh Hậu Giang trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính trực thuộc của thị xã Vị Thanh.

Hậu Giang hiện nay là đơn vị hành chính cấp tỉnh của nước Việt Nam, nằm trong khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long thuộc Tiểu vùng Tây sông Hậu, với diện tích 1.601 km2, dân số 770.352 người, trong đó: nữ chiếm 49,71%, nguồn lao động xã hội hiện tại rất dồi dào, chiếm 72% dân số.

Tỉnh Hậu Giang, phía bắc giáp thành phố Cần Thơ - trung tâm động lực thu hút các nguồn lực của vùng đồng bằng sông Cửu Long; phía nam giáp tỉnh Sóc Trăng; phía đông giáp sông Hậu có nhiều tiềm năng lớn về cung cấp nước ngọt, vận tải sông biển, khai thác cát sông san lấp mặt bằng và tỉnh Vĩnh Long - trục đường thủy chính vào cảng quốc tế Cái Cui, Cần Thơ; phía tây giáp tỉnh Kiên Giang và tỉnh Bạc Liêu.

Nằm trung gian giữa châu thổ sông Hậu và vùng ven biển Đông, Hậu Giang là nhịp cầu nối giữa hệ thống sông Hậu (phía Đông) và sông Cái Lớn (phía Tây, Tây Nam).

Là vùng đất được khai khẩn muộn nhất, cũng là đơn vị hành chính được thành lập muộn nhất Đồng bằng Sông Cửu Long, nhưng được chia tách từ Cần Thơ nên những lợi thế chung để phát triển về kinh tế, xã hội của Hậu Giang là không ít. Ngoài phát huy thế mạnh của kinh tế nông nghiệp (trồng lúa và vườn cây ăn trái), Hậu Giang còn tranh thủ phát triển về công nghiệp, xây dựng Cụm công nghiệp tập trung Tân Phú Thạnh, diện tích 220 ha cập theo quốc lộ 1A nối liền từ ngã ba Cái Tắc đến giáp quận Cái Răng (thành phố Cần Thơ); Cụm công nghiệp tập trung sông Hậu, diện tích 578 ha với hướng phát triển ra vùng Biển Đông để tìm cơ hội mới. Đồng thời, phát triển khu vực Ngã Bảy thành nơi giao thương với TP. Hồ Chí Minh, TP. Cần Thơ, vùng Nam sông Hậu và bán đảo Cà Mau cũng là khu đô thị sinh thái nằm trong quần thể du lịch liên hoàn của Đồng bằng Sông Cửu Long, cụm du lịch TP. Cần Thơ và các tỉnh Tây sông Hậu. Song song đó, tại thành phố Vị Thanh, các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung và các dự án du lịch cũng được đầu tư, phát triển.

Đến năm 2015, toàn tỉnh có 16.897 cán bộ chông chức, viên chức (trong đó: 30 tiến sỹ và chuyên khoa 2; 309 thạc sỹ và chuyên khoa 1; 8.597 kỹ sư, cử nhân (đại học); 7.961 người có trình độ cao đẳng, trung cấp). Nhân lực nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ có 1.986 cán bộ, công chức, viên chức, trong đó có trình độ cao đẳng, đại học trở lên 1.466 người.

Đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ và chuyên môn khác trong đội ngũ công chức, viên chức do tỉnh quản lý trên 10.000 người, trong đó: Trung học chuyên nghiệp 5.000 người, cao đẳng 2.500 người, đại học và trên đại học 2.600 người.

Do giáp ranh với thành phố Cần Thơ - trung tâm kinh tế, tài chính, khoa học kỹ thuật vùng đồng bằng sông Cửu Long, nên cơ sở hạ tầng kỹ thuật kinh tế - xã hội rất thuận lợi cho các nhà đầu tư tại tỉnh Hậu Giang như: Sân bay quốc tế Cần Thơ; bến cảng quốc tế Cái Cui; nhiều trường đại học đa ngành, chuyên ngành và hệ thống trường cao đẳng, dạy nghề, trường dạy ngoại ngữ tiếng Anh, Hoa, Pháp, Nga…, bệnh viện Trung ương khu vực. Các dịch vụ về khoa học kỹ thuật, tài chính, ngân hàng, kiểm toán, bảo hiểm, dịch vụ thương mại, vui chơi, giải trí, các cơ sở an sinh ở khu đô thị mới, dịch vụ nhà hàng, khách sạn, hệ thống siêu thị, hoạt động nghệ thuật và du lịch sinh thái… đều có sẵn và rất tiện ích trên địa bàn thành phố Cần Thơ, tỉnh Hậu Giang và khu vực lân cận.

Ngoài 2 tuyến đường bộ quốc gia là quốc lộ 1A, quốc lộ 61 chạy qua, Hậu Giang có mạng lưới sông rạch rất thuận lợi với trục giao thông thủy quan trọng là sông Hậu - một trong 2 nhánh sông lớn của sông MêKông, là trục đường chính vào cảng quốc tế Cái Cui, Cần Thơ. Kinh xáng Xà No, kinh Quản lộ Phụng Hiệp là đường thủy quốc gia từ thành phố Hồ Chí Minh xuyên đồng bằng đổ ra biển Tây, nối các tỉnh ĐBSCL đi Camphuchia, biển Đông và các nước Đông Nam Á. Ngoài ra, trung ương và tỉnh đã đầu tư mới tuyến Quản lộ Phụng Hiệp, tuyến lộ Nam sông Hậu nối cầu Cần Thơ đi các tỉnh ĐBSCL.

Xác định vị trí địa lý của Hậu Giang là trung tâm Tiểu vùng Tây sông Hậu, cửa ngõ của Bắc bán đảo Cà Mau, có lợi thế đẩy nhanh tốc độ phát triển công nghiệp, ngay sau khi tỉnh mới thành lập, nhiều đồng chí lãnh đạo cơ quan trung ương đến thăm, khảo sát thực tế và đã khẳng định vai trò, vị trí kinh tế của tỉnh mới Hậu Giang đối với khu vực châu thổ sông MêKông, đồng thời hoạch định chiến lược phát triển tương lai nhằm vực dậy kinh tế vùng đất Tây sông Hậu.

Kế thừa và phát huy tiềm năng, lợi thế, thành quả đã đạt được trong xây dựng và phát triển, từ ngày được thành lập (01/01/2004) đến nay, đặc biệt hơn 8 năm qua, tỉnh Hậu Giang đã nỗ lực phấn đấu vươn lên giành được nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng an ninh và xây dựng hệ thống chính trị.

Qua hơn 100 năm hình thành và phát triển, Hậu Giang dần khẳng định vị thế của mình là một trung tâm của tiểu vùng Tây sông Hậu và bán đảo Cà Mau, là cầu nối giữa TP. Cần Thơ - Kiên Giang - Bạc Liêu, Sóc Trăng tạo thành trục phát triển mới cho cả vùng Tây sông Hậu. Hậu Giang ngày nay vững bước đi lên, từ một tỉnh khó, nghèo lúc mới chia tách đến nay đã vươn lên thành tỉnh có chỉ số cạnh tranh trong tốp những tỉnh, thành hàng đầu trong khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Trong tương lai, Hậu Giang sẽ còn vươn xa hơn, phát huy hết tiềm năng của một vùng đất mới, còn non trẻ, còn ẩn chứa nhiều tiềm lực để sánh vai cùng các tỉnh, thành trong khu vực và cả nước.



II. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH TỔ CHỨC MDEC (DIỄN ĐÀN HỢP TÁC KINH TẾ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG):

1. Lịch sử hình thành:

Diễn đàn Hợp tác kinh tế đồng bằng sông Cửu Long (The Mekong Delta Economic Cooporation), gọi tắt là MDEC do Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ chủ trì, phối hợp thực hiện. MDEC là hoạt động liên kết mở nhằm tăng tính hợp tác và liên kết giữa các địa phương trong vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), giữa vùng với các bộ, ngành Trung ương, giữa ĐBSCL với thành phố Hồ Chí Minh, các vùng và địa phương trong nước; liên kết giữa ĐBSCL với các tổ chức quốc tế và các nước nhằm phát triển kinh tế - xã hội và đối ngoại, phát huy tiềm năng to lớn của vùng ĐBSCL. MDEC là kênh đối ngoại chính thức được Thủ tướng Chính phủ cho phép tổ chức (theo Quyết định 388/QĐ-TTg, ngày 25/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ) luân phiên hàng năm để tập hợp sáng kiến, cơ chế, chính sách phát triển vùng.

Qua 8 lần tổ chức, MDEC đã diễn ra rất thành công, tạo được dấu ấn và thế mạnh riêng so với các chương trình hội nghị, hội thảo khác về các vấn đề của vùng ĐBSCL. MDEC đã được tổ chức tại các tỉnh như sau:

- Năm 2007 tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh với chủ đề “Đồng bằng sông Cửu Long chủ động hội nhập WTO”.

- Năm 2008 tổ chức tại Cần Thơ với chủ đề “Vì sự phát triển hạ tầng giao thông”.

- Năm 2009 tổ chức tại An Giang với chủ đề “Phát triển nguồn nhân lực đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ hội nhập”.

- Năm 2010 tổ chức tại Kiên Giang với chủ đề “Phát huy lợi thế sông, biển - phát triển kinh tế bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long”.

- Năm 2011 tổ chức tại Cà Mau với chủ đề “Đồng bằng sông Cửu Long - liên kết phát triển bền vững”.

- Năm 2012 tổ chức tại Tiền Giang với chủ đề “Đồng bằng sông Cửu Long hướng đến nền nông nghiệp chất lượng và bền vững”.

- Năm 2013 tổ chức tại Vĩnh Long với chủ đề “Đồng bằng sông Cửu Long hướng đến nền kinh tế xanh”.

- Năm 2014, tổ chức tại tỉnh Sóc Trăng với chủ đề “Tái cơ cấu nông nghiệp - Xây dựng nông thôn mới vùng đồng bằng sông Cửu Long”.

Thông qua MDEC, tính hợp tác và liên kết vùng, liên kết và hợp tác giữa đồng bằng sông Cửu Long và các bộ, ngành, liên kết và hợp tác giữa ĐBSCL với Thành phố Hồ Chí Minh ngày càng hiệu quả và sâu rộng, hướng đến hợp tác phát triển toàn diện. MDEC là nơi quan trọng, biến các sáng kiến, đề xuất đã được Chính phủ phê duyệt thành quyết tâm chính trị của cả vùng và tổ chức thực hiện một cách hiệu quả. 



2. Mục đích, ý nghĩa của MDEC - Hậu Giang 2016:

MDEC - HẬU GIANG 2016, với chủ đề “Đồng bằng sông Cửu Long – chủ động hội nhập và phát triển bền vững” là một hoạt động liên kết mở nhằm góp phần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng trong việc hội nhập kinh tế quốc tế, bàn các giải pháp chủ động hội nhập kinh tế quốc tế cho vùng đồng bằng sông Cửu Long; Tăng cường mối quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư với quốc tế; tạo môi trường thuận lợi trong việc xuất khẩu các sản phẩm chủ lực của vùng đồng bằng sông Cửu Long; tiếp thu khoa học công nghệ tiên tiến trong sản xuất, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường giao lưu hợp tác kinh tế, các chương trình hợp tác giữa các tỉnh, thành phố trong vùng với nhau, với các địa phương trong cả nước, đặc biệt là thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phía Bắc; huy động các nguồn lực thực hiện công tác an sinh xã hội, đầu tư xây dựng một số công trình phúc lợi xã hội cho tỉnh Hậu Giang, tạo cơ hội giao lưu văn hóa, triển lãm các thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội; các sản phẩm đặc trưng của vùng đồng bằng sông Cửu Long và của tỉnh Hậu Giang.



III. TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG TRONG KHUÔN KHỔ MDEC - HẬU GIANG 2016:

1. Các hoạt động chính của Diễn đàn Hợp tác kinh tế đồng bằng sông Cửu Long - Hậu Giang 2016, được tổ chức tại thành phố Vị Thanh từ ngày 11 đến ngày 15/7/2016 với chủ đề “Đồng bằng sông Cửu Long - chủ động hội nhập và phát triển bền vững”, gồm có các hoạt động chính cụ thể như sau:

1.1. Hội thảo phát triển du lịch ĐBSCL:

- Thời gian: vào lúc 8 giờ, ngày 11/7/2016 (thứ hai).

- Địa điểm: Hội trường Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang, số 02, đường Hòa Bình, phường 5, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.

- Số lượng: khoảng 150 đại biểu.

- Đơn vị chủ trì: Tổng cục Du lịch.

- Đơn vị thực hiện tại Hậu Giang: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

1.2. Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Hậu Giang:

- Chủ đề: “Hậu Giang tiềm năng đầu tư và phát triển”.

- Thời gian: vào lúc 13 giờ 30 phút, ngày 11/7/2016 (thứ hai).

- Số lượng: khoảng 300 đại biểu.

- Địa điểm: Hội trường Tỉnh ủy Hậu Giang, đường Nguyễn Huệ, phường 4, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.

- Nội dung Hội nghị: giới thiệu, quảng bá hình ảnh, tiềm năng và thế mạnh của tỉnh Hậu Giang, các dự án cụ thể để kêu gọi đầu tư vào tỉnh Hậu Giang, đặc biệt là các dự án đầu tư vào nông nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao và các dự án phát triển thương mại, du lịch… Bên cạnh đó, vinh danh vai trò của doanh nghiệp trong nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hậu Giang; đồng thời, trao Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho các doanh nghiệp tiêu biểu của Hậu Giang.

- Đơn vị chủ trì: UBND tỉnh Hậu Giang, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, Chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Cần Thơ, Trường Đại học Cần Thơ.

- Đơn vị thực hiện chính: Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh, Sở Giao thông vận tải, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Giáo dục và Đào tạo, Đơn vị tổ chức sự kiện, Báo Hậu Giang, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Hậu Giang và các sở ngành liên quan phối hợp Ban Thư ký Diễn đàn chuẩn bị nội dung, tổng hợp, cập nhật thông tin theo dõi trình các Tiểu ban có liên quan thống nhất trước khi thực hiện.

- Thành phần tham dự: Lãnh đạo Chính phủ; thành viên Ban Chỉ đạo MDEC; các bộ, ban ngành, đoàn thể Trung ương có liên quan; các sở, ban, ngành có liên quan của các tỉnh, thành Tây Nam Bộ; Tổng lãnh sự, lãnh sự và một số hiệp hội kinh tế của nước ngoài tại thành phố Hồ Chí Minh, các doanh nghiệp đồng bằng sông Cửu Long, các doanh nghiệp trong và ngoài nước; các ngân hàng thương mại; các viện, trường; các nhà tài trợ; các cơ quan báo chí.

1.3. Hội chợ Công thương khu vực đồng bằng sông Cửu Long:

- Thời gian: Khai mạc vào lúc 17 giờ 00, ngày 11/7/2016 (thứ hai) và bế mạc vào lúc 18 giờ 00, ngày 15/7/2016 (thứ sáu).

- Địa điểm: Công viên Chiến Thắng, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.

- Quy mô: khoảng 1.000 gian hàng.

- Đơn vị tổ chức: UBND tỉnh Hậu Giang.

- Đơn vị phối hợp: Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, Bộ Công thương.

- Đơn vị thực hiện chính: Ban Tổ chức MDEC, Ban Thư ký MDEC và đơn vị tổ chức sự kiện.

- Đơn vị phối hợp tại Hậu Giang: Sở Công Thương chủ trì cùng với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Đơn vị tổ chức sự kiện và các sở ngành liên quan phối hợp Ban Thư ký Diễn đàn chuẩn bị nội dung, tổng hợp, cập nhật thông tin theo dõi trình các Tiểu ban có liên quan trước khi cung cấp thông tin cho đơn vị thực hiện chính.

1.4. Lễ khai mạc MDEC - Hậu Giang 2016:

- Chủ đề: “Nghĩa tình Hậu Giang”.

- Thời gian: vào lúc 20 giờ 00, ngày 11/7/2016 (thứ hai).

- Số lượng: khoảng 1.000 đại biểu (chưa kể quần chúng nhân dân).

- Địa điểm: Quảng trường Hòa Bình, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.

- Nội dung: phát biểu khai mạc của Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, phát biểu chào mừng của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang, phát biểu chỉ đạo của Chính phủ, vinh danh các đơn vị hỗ trợ an sinh xã hội cho vùng Tây Nam Bộ, công bố quỹ an sinh xã hội vùng Tây Nam Bộ và tỉnh Hậu Giang năm 2016 và biểu diễn nghệ thuật.

- Đơn vị chủ trì: Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, UBND tỉnh Hậu Giang.

- Đơn vị phối hợp: Bộ Công Thương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Đơn vị thực hiện chính: Ban Tổ chức MDEC, Ban Thư ký MDEC, các đơn vị trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Công thương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Ngoại giao và đơn vị tổ chức sự kiện.

- Đơn vị phối hợp tại Hậu Giang: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, cùng với các sở ngành liên quan của tỉnh phối hợp với Ban Thư ký Diễn đàn chuẩn bị nội dung, tổng hợp, cập nhật thông tin trình các Tiểu ban có liên quan trước khi cung cấp thông tin cho đơn vị thực hiện chính.

- Thành phần tham dự: Lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước; thành viên Ban Chỉ đạo MDEC; ngành ngân hàng; các Ban Chỉ đạo: Tây Bắc, Tây Nguyên; một số bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương; lãnh đạo thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành Nam Bộ; doanh nghiệp, nhà đầu tư.

1.5. Hội nghị “Đồng bằng sông Cửu Long - Chủ động hội nhập và phát triển bền vững”:

- Thời gian: vào lúc 08 giờ 00, ngày 12/7/2016 (thứ ba).

- Địa điểm: Hội trường Công an tỉnh Hậu Giang, số 09 Đại lộ Võ Nguyên Giáp, phường 5, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.

- Số lượng: khoảng 350 đại biểu.

- Nội dung: tìm cơ chế, chính sách phù hợp cho vùng hội nhập, phát triển kinh tế, nhất là nâng cao giá trị các sản phẩm chủ lực của vùng là lúa gạo, trái cây, thủy sản khi Việt Nam tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP); tiếp thu khoa học, công nghệ tiên tiến để áp dụng vào sản xuất. Vận động tài trợ vốn đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi cấp thiết khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

- Đơn vị chủ trì: Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ, UBND tỉnh Hậu Giang.

- Đơn vị phối hợp: Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường.

- Đơn vị thực hiện chính: Các đơn vị trực thuộc Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ban Tổ chức MDEC, Ban Thư ký MDEC.

- Đơn vị phối hợp tại Hậu Giang: Sở Công thương chủ trì, cùng với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ và các sở ngành liên quan phối hợp Ban Thư ký Diễn đàn chuẩn bị nội dung, tổng hợp, cập nhật thông tin trình các Tiểu ban có liên quan trước khi cung cấp thông tin cho đơn vị thực hiện.

- Thành phần tham dự: Ban Chỉ đạo MDEC; một số bộ, ban ngành, đoàn thể Trung ương; các Ban Chỉ đạo: Tây Bắc, Tây Nguyên; một số cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế tại Việt Nam; lãnh đạo thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh, thành Nam Bộ; ngành ngân hàng, các doanh nghiệp; các chuyên gia kinh tế, các viện, trường.

1.6. Hội thảo về hoạt động tín dụng ngân hàng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long:

- Thời gian: vào lúc 14 giờ 00, ngày 12/7/2016 (thứ ba).

- Địa điểm: Hội trường Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang, số 02, đường Hòa Bình, phường 5, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.

- Số lượng: khoảng 200 đại biểu.

- Nội dung: sơ kết, đánh giá hoạt động tín dụng cho vùng thời gian qua; tìm các giải pháp để tháo gỡ những khó khăn cho hoạt động tín dụng, góp phần
phát triển kinh tế - xã hội của vùng; ký cam kết thỏa thuận vay vốn giữa ngân hàng và doanh nghiệp.

- Đơn vị chủ trì: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, UBND tỉnh Hậu Giang.

- Đơn vị phối hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Tài chính.

- Đơn vị thực hiện chính: Các đơn vị trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ban Tổ chức MDEC, Ban Thư ký MDEC và đơn vị tổ chức sự kiện.

- Đơn vị phối hợp tại Hậu Giang: Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Hậu Giang chủ trì, cùng với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh, Sở Công Thương, Báo Hậu Giang, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Hậu Giang phối hợp Ban Thư ký Diễn đàn chuẩn bị nội dung, tổng hợp, cập nhật thông tin theo dõi trình các Tiểu ban có liên quan trước khi cung cấp thông tin cho đơn vị thực hiện chính.

- Thành phần tham dự: Ban Chỉ đạo MDEC; một số bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương; ngành ngân hàng; lãnh đạo các tỉnh, thành Tây Nam Bộ, các doanh nghiệp.

1.7. Hội nghị sơ kết công tác bình ổn thị trường 06 tháng đầu năm 2016 giữa các tỉnh, thành khu vực đồng bằng sông Cửu Long và thành phố Hồ Chí Minh:

- Thời gian: vào lúc 14 giờ 00, ngày 12/7/2016 (thứ ba).

- Địa điểm: Hội trường Tỉnh ủy Hậu Giang, đường Nguyễn Huệ, phường 4, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.

- Số lượng: khoảng 150 đại biểu.

- Đơn vị chủ trì: UBND tỉnh Hậu Giang.

- Đơn vị phối hợp: Các sở ban ngành và đoàn thể có liên quan.

- Đơn vị thực hiện chính: Sở Công thương chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành, đoàn thể chuẩn bị nội dung trình các Tiểu ban có liên quan thống nhất trước khi thực hiện.

- Thành phần tham dự: Đại diện Bộ Công thương; UBND tỉnh Hậu Giang; Sở Công thương các tỉnh, thành đồng bằng sông Cửu Long và thành phố Hồ Chí Minh; một số sở, ban, ngành tỉnh; UBND, Phòng Kinh tế, Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh; Báo Công thương, cơ quan báo đài tỉnh và các doanh nghiệp tham gia bình ổn thị trường có liên quan.

1.8. Diễn đàn Doanh nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long năm 2016:

- Thời gian: vào lúc 8 giờ, ngày 13/7/2016 (thứ tư).

- Địa điểm: Hội trường Tỉnh ủy Hậu Giang, đường Nguyễn Huệ, phường 4, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.

- Số lượng: khoảng 300 đại biểu.

- Nội dung: Gặp gỡ, đối thoại với các doanh nghiệp; vinh danh vai trò của doanh nghiệp; bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hỗ trợ vốn; giới thiệu các dự án để hợp tác, trao chủ trương đầu tư các dự án.

- Đơn vị chủ trì: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, UBND tỉnh Hậu Giang, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ.



- Đơn vị phối hợp: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

- Đơn vị thực hiện chính: Các đơn vị trực thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Ban Tổ chức MDEC, Ban Thư ký MDEC.



- Đơn vị phối hợp tại Hậu Giang: Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, cùng với Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh, Sở Công thương, Báo Hậu Giang, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Hậu Giang và các sở, ban ngành liên quan phối hợp Ban Thư ký Diễn đàn chuẩn bị nội dung, tổng hợp, cập nhật thông tin theo dõi trình các Tiểu ban có liên quan trước khi cung cấp thông tin cho đơn vị thực hiện chính.

- Thành phần tham dự: Lãnh đạo Chính phủ; Ban Chỉ đạo Diễn đàn; một số bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương; một số cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế tại Việt Nam; lãnh đạo các tỉnh, thành Tây Nam Bộ; ngành ngân hàng, các doanh nghiệp, viện, trường.

1.9. Hội thảo “Các giải pháp kiểm soát mặn, trữ nước ngọt phục vụ sản xuất và dân sinh vùng ĐBSCL”:

- Thời gian: vào lúc 14 giờ, ngày 13/7/2016 (thứ tư).

- Địa điểm: Hội trường Ủy ban nhân dân tỉnh, số 02, đường Hòa Bình, phường 5, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.

- Số lượng: khoảng 250 đại biểu.

- Nội dung: đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp công trình và phi công trình trữ nước ngọt để phục vụ sản xuất và dân sinh vùng đồng bằng sông Cửu Long.

- Đơn vị chủ trì: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, UBND tỉnh Hậu Giang.



- Đơn vị thực hiện tại Hậu Giang: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Thành phần tham dự: Ban Chỉ đạo Diễn đàn; một số bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương; lãnh đạo UBND và các sở, ngành các tỉnh, thành Tây Nam Bộ; các chuyên gia kinh tế, doanh nghiệp, viện, trường.

1.10. Hội nghị triển khai thực hiện Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 21/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ V/v phê duyệt Đề án “Thí điểm hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới tại vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2016 - 2020” tại tỉnh Hậu Giang:

- Thời gian: lúc 8 giờ, thứ năm ngày 14/7/2016.

- Địa điểm: Hội trường Ủy ban nhân dân tỉnh, số 02, đường Hòa Bình, phường 5, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.

- Số lượng: khoảng 160 đại biểu.

- Đơn vị chủ trì: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, UBND tỉnh Hậu Giang.



- Đơn vị thực hiện tại Hậu Giang: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

1.11. Khởi công, khánh thành một số công trình trên địa bàn hưởng ứng MDEC - Hậu Giang 2016:

- Thời gian: lúc 8 giờ, ngày 14/7/2016 (thứ năm).

- Địa điểm: tại địa điểm xây dựng Trụ sở làm việc của các Hội đặc thù tỉnh Hậu Giang, đường Võ Văn Kiệt, phường 5, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.

- Nội dung: Công bố khởi công hoặc khánh thành các công trình của cấp tỉnh, cấp huyện quản lý.

- Đơn vị chủ trì: Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang

- Đơn vị thực hiện chính: Sở Kế hoạch và Đầu tư, đơn vị tổ chức sự kiện.

- Đơn vị phối hợp: Các đơn vị có liên quan.

- Thành phần tham dự: Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, thành viên Ban Chỉ đạo MDEC; các bộ, ban ngành, đoàn thể Trung ương có liên quan; các sở, ban ngành có liên quan; các nhà tài trợ, doanh nghiệp, cơ quan thông tấn báo chí.

1.12. Giới thiệu, quảng bá các làng nghề, sản phẩm đặc sản truyền thống của địa phương:

- Thời gian: lúc 8 giờ, ngày 14/7/2016 (thứ năm).

- Địa điểm: các địa điểm du lịch văn hóa, làng nghề tỉnh Hậu Giang.

- Nội dung: Tham quan các địa điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, các cơ sở sản xuất các mặt hàng đặc sản của địa phương, góp phần quảng bá tiềm năng du lịch, xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư của địa phương.

- Đơn vị chủ trì: UBND tỉnh Hậu Giang.

- Đơn vị phối hợp: Các sở ban ngành và đoàn thể có liên quan.

- Đơn vị thực hiện chính: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Sở Công thương cùng các sở, ban ngành, đoàn thể liên quan chuẩn bị nội dung trình các Tiểu ban có liên quan thống nhất trước khi thực hiện.

- Thành phần: Các đại biểu tham dự MDEC có nhu cầu tham quan đăng ký với Ban Tổ chức MDEC - Hậu Giang 2016.

1.13. Hội thảo “Hỗ trợ và thúc đẩy ứng dụng, đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp theo chuỗi giá trị”:

- Thời gian: lúc 14 giờ 00, ngày 14/7/2016 (thứ năm).

- Địa điểm: Hội trường Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang, số 02 đường Hòa Bình, phường 5, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.

- Số lượng: khoảng 250 đại biểu.

- Nội dung: Thảo luận về các tiến bộ khoa học kỹ thuật để áp dụng vào sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trong điều kiện biến đổi
khí hậu, nước biển dâng, xâm nhập mặn; đổi mới công nghệ trong cộng đồng doanh nghiệp, phát triển chuỗi giá trị sản phẩm chủ lực của vùng; làm rõ các
giải pháp để thúc đẩy hợp tác, kết nối đầu tư để đẩy mạnh ứng dụng, đổi mới công nghệ, tạo ra chuỗi giá trị bền vững.

- Đơn vị chủ trì: Bộ Khoa học và Công nghệ, UBND tỉnh Hậu Giang, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, Bộ Công thương.



- Đơn vị phối hợp: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

- Đơn vị thực hiện chính: Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ, Vụ Thị trường trong nước thuộc Bộ Công thương, Ban Tổ chức MDEC, Ban Thư ký MDEC, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hậu Giang.



- Đơn vị phối hợp tại Hậu Giang: Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, cùng với Ban Quản lý các khu công nghiệp, Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Báo Hậu Giang, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Hậu Giang và các sở ngành liên quan phối hợp Ban Thư ký Diễn đàn chuẩn bị nội dung, tổng hợp, cập nhật thông tin theo dõi trình các Tiểu ban có liên quan trước khi cung cấp thông tin cho đơn vị thực hiện chính.

- Thành phần tham dự: Lãnh đạo Chính phủ; thành viên Ban Chỉ đạo Diễn đàn; một số bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương; lãnh đạo các tỉnh, thành Tây Nam Bộ; các doanh nghiệp, các quỹ đầu tư công nghệ, các viện, trường.

1.14. Hội nghị Ban Chỉ đạo và Bế mạc MDEC - Hậu Giang 2016:

- Thời gian: lúc 14 giờ 00 phút, ngày 15/7/2016 (thứ sáu).

- Địa điểm: Hội trường Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang, số 2 đường Hòa Bình, phường 5, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.

- Số lượng: khoảng 150 đại biểu.

- Nội dung: Đánh giá kết quả tổ chức Diễn đàn; quyết định các vấn đề đưa ra thảo luận tại các hội nghị, hội thảo trước đó; tổng hợp các sáng kiến, đề xuất để kiến nghị Chính phủ, các cơ quan Trung ương; thông qua Tuyên bố chung MDEC - Hậu Giang 2016; chọn địa phương đăng cai MDEC năm 2018.

- Đơn vị chủ trì: Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, Bộ Công thương, UBND tỉnh Hậu Giang.

- Đơn vị thực hiện chính: Ban Tổ chức MDEC, Ban Thư ký MDEC.

- Đơn vị phối hợp tại Hậu Giang: Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, cùng với Ban quản lý các Khu công nghiệp, Sở Công thương, Báo Hậu Giang, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Hậu Giang và các sở ngành liên quan phối hợp Ban Thư ký Diễn đàn chuẩn bị nội dung, tổng hợp, cập nhật thông tin theo dõi trình các Tiểu ban có liên quan trước khi cung cấp thông tin cho đơn vị thực hiện chính.

- Thành phần tham dự: Ban Chỉ đạo Diễn đàn, Ban Tổ chức Diễn đàn, Ban Thư ký MDEC, các nhà tài trợ.

2. Các hoạt động kết hợp:

Hoạt động truyền thông (có kế hoạch riêng): Ban Thư ký MDEC ký kết hợp đồng bảo trợ thông tin với một số cơ quan báo chí. Phối hợp xây dựng chuyên mục định kỳ trên kênh Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh và Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Hậu Giang nhằm quảng bá MDEC - Hậu Giang 2016. Cung cấp thông tin trên website Diễn đàn: www.mdec.vn và website: mdec.haugiang.gov.vn. Tổ chức họp báo thông tin về Diễn đàn. Thực hiện công tác truyền thông ngoài trời thông qua các panô, băng rôn, cờ phướn ở các tỉnh, thành Tây Nam Bộ và thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh.

III. HIỆU QUẢ TỪ VIỆC TỔ CHỨC MDEC- HẬU GIANG 2016:

1. Hiệu quả về kinh tế:

- Nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện những giải pháp, cơ chế, chính sách thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới vùng ĐBSCL.

- Thúc đẩy liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, nhất là các mặt hàng chủ lực như: Lúa, gạo, trái cây, tôm cá, tạo sự thống nhất chuỗi ngành hàng từ khâu sản xuất, chế biến đến tiêu thụ và xuất khẩu, nâng cao giá trị gia tăng hàng hóa nông nghiệp; phối hợp giữa các địa phương xây dựng thương hiệu chung cho các sản phẩm chủ lực của vùng ĐBSCL; giới thiệu công nghệ kỹ thuật cao sản xuất, chế biến nông sản.

- Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư, quảng bá hình ảnh, tiềm năng thế mạnh của vùng đến các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; tăng cường hợp tác kinh tế, các chương trình hợp tác giữa các tỉnh, thành phố trong vùng với nhau, với các địa phương trong cả nước, với các bộ, ngành Trung ương.



2. Hiệu quả về chính trị:

Đây là môi trường tốt để tuyên truyền chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Xây dựng được mối liên kết giữa các địa phương trong vùng đồng bằng sông Cửu Long; giữa vùng và các địa phương trong cả nước; giữa vùng với các tổ chức quốc tế… nhằm tạo ra môi trường thuận lợi để phát huy tiềm năng của vùng trên nhiều lĩnh vực.



3. Hiệu quả về xã hội:

MDEC - Hậu Giang 2016 với chủ đề “Đồng bằng sông Cửu Long - chủ động hội nhập và phát triển bền vững” còn có hoạt động công bố quỹ an sinh xã hội, vinh danh các đơn vị ủng hộ quỹ an sinh xã hội vùng Tây Nam Bộ và tỉnh Hậu Giang năm 2016 mang ý nghĩa tôn vinh, tri ân các mạnh thường quân đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân trong tỉnh. Hội thảo khoa học và ghi nhận công lao đóng góp của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, doanh nghiệp và nông dân - những người đã cống hiến sức lao động và trí tuệ để làm ra hạt lúa - gạo trong nhiều thập niên qua, hướng đến mục tiêu phát triển nông nghiệp - nông dân và nông thôn Việt Nam bền vững, hiện đại.



IV. KHẨU HIỆU TUYÊN TRUYỀN:

1. NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG ĐẠI BIỂU VỀ DỰ HỘI NGHỊ DIỄN ĐÀN HỢP TÁC KINH TẾ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - HẬU GIANG NĂM 2016 (MDEC - HẬU GIANG 2016)!

2. DIỄN ĐÀN HỢP TÁC KINH TẾ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - HẬU GIANG NĂM 2016, CƠ HỘI ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN!

3. MDEC - HẬU GIANG 2016, CHỦ ĐỘNG HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG!

4. DIỄN ĐÀN HỢP TÁC KINH TẾ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - HẬU GIANG NĂM 2016 TIỀM NĂNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN!

5. HỘI NGHỊ DIỄN ĐÀN HỢP TÁC KINH TẾ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - HẬU GIANG NĂM 2016, TỪ NGÀY 11/7 ĐẾN NGÀY 15/7/2016, TẠI THÀNH PHỐ VỊ THANH!



BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY HẬU GIANG




tải về 123.23 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương