I. Phần thứ nhất: Về tổ chức hệ thống y tế của Bình Dương Tình hình chung



tải về 33.61 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu07.09.2016
Kích33.61 Kb.
#31786
Sở Y tế tỉnh Bình Dương

Tham luận về Tổ chức hệ thống y tế ở địa phương và trách nhiệm của xã hội liên quan đến công tác y tế.






I. Phần thứ nhất: Về tổ chức hệ thống y tế của Bình Dương

1. Tình hình chung

Tỉnh Bình Dương có 07 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm: 01 thành phố, 02 thị xã, 04 huyện; 91 đơn vị hành chính cấp xã; 586 khu phố, ấp. Dân số năm 2013 là: 1.862.592 người.



2. Tổ chức hệ thống y tế từ năm 2008:

- Thực hiện theo văn bản:

+ Liên Bộ: Thông tư số 03/2008/TTLT-BYT-BNV ngày 25/4/2008 của Bộ Y tế và Bộ Nội vụ và Quyết định số 33/2008/QĐ-UBND ngày 07/08/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương về việc ban hành Quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Y tế tỉnh Bình Dương

- Về tổ chức:

+ Tuyến tỉnh:

Quản lý Nhà nước:


  • Sở Y tế tỉnh Bình Dương là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; Giúp Sở Y tế quản lý nhà nước về lĩnh vực có 02 Chi cục Chi cục ATVSTP, Chi cục DS-KHHGĐ.

Đơn vị sự nghiệp trực thuộc: 11 đơn vị

  • Lĩnh vực Khám chữa bệnh: 03 Bệnh viện (Bệnh viện đa khoa tỉnh quy mô1100 giường, Bệnh viện Y học cổ truyền quy mô150 giường, Bệnh viện Điều dưỡng Phục hồi chức năng quy mô100 giường)

  • Lĩnh vực dự phòng và chuyên ngành: 08 Trung tâm: Y tế dự phòng, Phòng chống HIV/AIDS, Truyền thông giáo dục sức khỏe, Kiểm nghiệm, Chăm sóc sức khỏe sinh sản, Giám định Y khoa-Pháp Y, Phòng chống Bệnh Xã hội, Sức khỏe lao động Môi trường).

+ Tuyến huyện:

Quản lý nhà nước: 07 Phòng Y tế

Đơn vị sự nghiệp (trước năm 2013): Trong mỗi huyện đều có 01 Bệnh viện Đa khoa huyện, 01 Trung tâm y tế huyện (Trạm Y tế xã phường, thị trấn và Phòng Khám Đa khoa khu vực là đơn vị thuộc Trung tâm y tế huyện), 01Trung tâm DS-KHHGĐ.

- Về nhân lực:

+ Toàn ngành hiện có 7.465 cán bộ y tế,

Tỷ lệ bác sĩ/10.000 dân đạt 6,2 (trong đó y tế công lập 3,2 bác sĩ/10.000), và tỷ lệ DSĐH/10.000 dân là 1,4 ( trong đó Y tế công lập 0,51 DS/10.000).



Tồn tại, bất cập:

+ Nguồn nhân lực vẫn còn phân tán, phân bố chưa hợp lý, cơ bản tập trung ở các thị xã, khu vực đông dân và phát triển kinh tế công nghiệp, các huyện phía bắc như Phú Giáo, Dầu Tiếng vẫn còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất và nhân lực y tế.

+ Công tác chỉ đạo về chuyên môn y tế đối với 03 đơn vị y tế tuyến huyện vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, chồng chéo về chức năng nhiệm vụ giữa khối Bệnh viện và Trung tâm y tế huyện. Phòng Y tế huyện, thị xã, thành phố chưa thực sự phát huy được vai trò và chức năng của mình.

+ Đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất dàn trải cho 03 đơn vị y tế tuyến huyện, làm lãng phí, không sử dụng được hết công sức các trang thiết bị đã được đầu tư

Trước nhu cầu thực tế của địa phương, cần thiết phải sử dụng được các nguồn lực y tế về nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế tỉnh nhà phục vụ nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân trong tình hình mới. Trên cơ sở Nghị định số 55/2012/NĐ-CP ngày 28/6/2012 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp; Sở Y tế đã tham mưu UBND tỉnh Bình Dương ban hành Quyết định số 16/QĐ-UBND ngày 03/01/2013 Thành lập các Trung tâm y tế huyện, thị, thành phố trên cơ sở sáp nhập 03 đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Y tế ở mỗi huyện, thị xã thành phố gồm BVĐK, TTYT, TTDS-KHHGĐ.

3. Tổ chức hệ thống y tế từ năm 2013:

- Tổ chức y tế tuyến tỉnh: Giữ nguyên như trên

- Tổ chức đơn vị sự nghiệp y tế ở tuyến huyện: Thống nhất 01 đầu mối là Trung tâm y tế huyện; các Trạm tế xã, phường, thị trấn và các Phòng khám đa khoa khu vực là đơn vị chuyên môn kỹ thuật thuộc Trung tâm Y tế huyện.

- Cơ chế quản lý:

+ UBND tỉnh trực tiếp quản lý bổ nhiệm và chỉ đạo BGĐ Sở, BGĐ Bệnh viện tỉnh, GĐ Bệnh viện YHCT, quản lý về đầu tư xây dựng, trang thiết bị Y tế, kinh phí.

+ Sở Y tế quản lý CB lãnh đạo các đơn vị còn lại và chuyên môn nghiệp vụ từ tỉnh đến huyện , xã

+ UBND huyện trực tiếp quản lý về đầu tư xây dựng, trang thiết bị Y tế, kinh phí cho tuyến huyện.

+ Trung tâm Y tế huyện quản lý nhân sự còn lại và chuyên môn nghiệp vụ từ huyện đến xã phường

+ Phòng Y tế là cơ quan tham mưu cho UBND huyện về quản lý y tế trên địa bàn huyện

Kết quả

- Các cấp đều thành lập Ban chỉ đạo các chương trình chăm sóc sức khỏe nhân dân có sự tham gia của các ban ngành đoàn thể và các tổ chức chính trị xã hội

- Nhận thức và sự tham gia của người dân, các cấp ủy đảng, chính quyền vào chăm sóc sức khỏe ngày càng sâu rộng.

- Hệ thống y tế tỉnh Bình Dương từng bước được xây dựng, củng cố và phát triển đều khắp trong tỉnh qua sự phân cấp quản lý của Đảng, chính quyền các cấp cụ thể:



4. Nhận định về mô hình tổ chức hệ thống y tế

Ưu điểm:

- Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời, hiệu quả của Bộ Y tế, Tỉnh ủy, HĐND-UBND tỉnh Bình Dương; sự hỗ trợ, phối kết hợp chặt chẽ của chính quyền các cấp, Sở, ban ngành, đoàn thể, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nên hầu hết chỉ tiêu kế hoạch của ngành Y tế được UBND tỉnh giao năm 2013, thực hiện đều đạt và vượt, không có dịch xảy ra, tiếp tục củng cố tuyến y tế cơ sở, thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, áp dụng nhiều kỹ thuật y tế mới trong khám chữa bệnh nhằm nâng cao chất lượng, đảm bảo đủ thuốc phục vụ người bệnh. Nhiều công trình Y tế lớn đang được Tỉnh quan tâm đầu tư, như : Bệnh viện đa khoa tỉnh, các Bệnh viện chuyên khoa..vv...

- Đặc biệt sau 1 năm thực hiện Quyết định số 16/QĐ-UBND ngày 03/01/2013 Thành lập các Trung tâm y tế huyện, thị, thành phố có một số mặt thuận lợi, như tồn tại như sau:

+ Trong công tác lãnh đạo chỉ đạo: Quá trình sáp nhập đã hợp nhất Chi bộ Đảng, công tác Công đoàn, công tác Đoàn Thanh niên tạo nhiều thuận lợi, thống nhất dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Ban Giám đốc, hiệu quả thực thi của các quyết định được nhanh chóng, đầy đủ và rõ ràng cho các hoạt động của cơ quan .

+ Về nhân sự: Đây là yếu tố thuận lợi nhất của việc sáp nhập, giải quyết được những khó khăn nan giải mà nhiều năm qua khối bệnh viện phải gánh chịu, cán bộ y tế có thể được luân chuyển, được bố trí vào các khoa lâm sàng trong những ngày cao điểm, phát huy được hiệu quả công tác của cán bộ y tế đồng thời giải quyết được phần nào vấn đề thiếu nhân lực, nhất là đội ngũ bác sĩ. Bác sĩ tuyến xã luân phiên về khám lâm sàng, cận lâm sàng, tiếp xúc với nhiều mặt bệnh, cách xử trí một số bệnh cấp cứu để khi về công tác tại trạm ứng dụng được tốt hơn;

+ Giảm được cồng kềnh bộ máy Lãnh đạo, các đơn vị làm công tác hành chính;

+ Nguồn lực được tập trung về một đầu mối quản lý, thuận lợi cho việc điều động, luân chuyển phối hợp công tác và thuận lợi cho việc trao đổi kinh nghiệm, công tác đào tạo phát triển nguồn lực.



+ Kinh phí: Kinh phí giao cho Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố tập trung tại một đầu mối không còn dàn trải như trước đây nên thuận tiện quản lý, điều hành và sử dụng có hiệu quả hơn, không phải điều chuyển nhất là kinh phí về BHYT, thuốc, vật tư y tế.

+ Cơ sở vật chất, Trang thiết bị, Hồ sơ tài liệu: Trang thiết bị đầu tư tập trung, quản lý, sử dụng có hiệu quả hơn. Là tài sản chung của TTYT nên có thể điều chuyển từ xã lên huyện, sử dụng hết các máy thiết bị hiện có.

+ Về hoạt động khám chữa bệnh, công tác phòng chống dịch:

* Cơ sở vật chất đảm bảo cho bệnh nhân nội trú, công suất sử dụng giường bệnh đạt khoảng 80%. Trung tâm y tế đã chủ động điều động các bác sĩ các khoa điều trị, dự phòng thay phiên nhau làm tốt công tác khám bệnh, nhất là giờ cao điểm và buổi sáng.

*Có sự phối hợp tốt giữa tuyến Trung tâm và các Trạm Y tế xã, phường. Công tác dự phòng được thực hiện có trọng điểm, trọng tâm. Phòng chống dịch được giám sát chặt chẽ, không xảy ra dịch bệnh trên địa bàn. Thường xuyên kiểm tra, giám sát các ổ dịch cũ, đảm bảo tốt công tác phòng chống bệnh sốt xuất huyết, cúm A(H5N1), cúm A (H1N1), tiêu chảy cấp, hội chứng tay chân miệng và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác.

* Kiểm soát tốt VSATTP, không có ngộ độc thực phẩm. Phối hợp và thực hiện tốt các đợt kiểm tra liên ngành về VSATTP, bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp lễ Tết, và các lễ hội cũng như sự kiện chính trị quan trọng của tỉnh.



Tồn tại, khó khăn

- Sau khi sáp nhập, mặc dù công tác tổ chức đã dần đi vào ổn định nhưng do đặc thù riêng trong hoạt động của ngành Y tế trong nhiều năm qua như dự phòng, điều trị, dân số, nay mới sáp nhập, điều hành chung nên ít nhiều còn bở ngỡ làm ảnh hưởng chung đến hoạt động của các đơn vị.

- Nguồn nhân lực y tế vẫn còn bất cập so với yêu cầu hoạt động của ngành; chủ yếu là thiếu Bác sỹ, cán bộ y tế có trình độ trên đại học.

- Hiệu quả sử dụng và khai thác trang thiết bị tại một số đơn vị tuyến y tế cơ sở chưa cao, bảo quản trang thiết bị chưa tốt.

- Cơ sở vật chất một số đơn vị y tế xuống cấp như BVĐK tỉnh, TYT xã, hệ thống xử lý chất thải lỏng của một số TTYT huyện và một số trạm y tế chưa đạt yêu cầu, một vài TTYT tuyến huyện PKĐKKV và TYT hiệu quả sử dụng trang thiết bị chưa cao, chưa thu hút người bệnh.

4. Kế hoạch và định hướng năm 2014 của Bình Dương

4.1. Kế hoạch

- Tiếp tục củng cố mạng lưới Y tế tuyến huyện

- Kiện toàn các Trung tâm tuyến tỉnh

4.2. Định hướng

- Mô hình phù hợp:

+ Tuyến tỉnh : Hợp nhất các TTYT khối dự phòng thành lập trung tâm y tế Dự phòng cấp tỉnh theo ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh

+ Tuyến huyện, Tuyến xã : thực hiện theo Quyết định số 16/QĐ-UBND ngày 03/01/2013 Thành lập các Trung tâm y tế huyện, thị, thành phố

- Cơ chế quản lý:

+ Quản lý theo ngành: Sở Y tế tỉnh Bình Dương là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của Ủy ban nhân dân tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Y tế.

+ Theo Lãnh thổ: Từ tỉnh đến huyện được phân cấp quản lý về công tác Đảng, kinh phí, đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị;

+ Sự cần thiết và vai trò của Phòng Y tế: là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện tham mưu cho UBND huyện về công tác quản lý nhà nước; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của Ủy ban nhân dân huyện;

- Cần có văn bản quy phạm pháp luật:

+ Văn bản của liên Bộ

+ Hướng dẫn khung chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở để làm cơ sở cho các tỉnh hướng dẫn cụ thể theo thẩm quyền

Trách nhiệm của chính quyền các cấp

- UBND cấp tỉnh: thành lập BCĐ các chương trình chăm sóc sức khỏe nhân dân cấp tỉnh do Đ/c PCT UBND làm trưởng ban và các sở ngành tham gia với vai trò là thành viên



- UBND cấp huyện, UBND cấp xã: như trên




tải về 33.61 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương