I. những ngưỜi chịu trách nhiệm chính đỐi với nội dung bản cáo bạC


Vị thế của Công ty so với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành



tải về 1.24 Mb.
trang9/13
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích1.24 Mb.
#2024
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13

8.Vị thế của Công ty so với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành.

8.1. Vị thế của Công ty trong ngành.


Theo cục quản lý dược Việt Nam, cho đến năm 2006 cả nước đã có 174 doanh nghiệp sản xuất thuốc, với 162 doanh nghiệp trong nước và 12 là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đến tháng 8 năm 2006 có 61 doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn GMP trong đó 19 doanh nghiệp đạt GMP WHO. Trong những doanh nghiệp đạt GMP có 13 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, 05 doanh nghiệp liên doanh còn lại là các công ty trong nước. Tuy nhiên trong 54 cơ sở sản xuất đạt tiêu chuẩn GMP chỉ có 31 cơ sở được chứng nhận thực hành kiểm nghiệm thuốc tốt (GLP) và 16 cơ sở được chứng nhận bảo quản thuốc tốt (GSP).

Theo số liệu thống kê năm 2005, 05 doanh nghiệp sản xuất tân dược trong nước có doanh thu về sản xuất thuốc cao nhất là: Dược Hậu Giang (373 tỷ), Công ty Sanophi Aventis VN (340,7 tỷ), Công ty cổ phần Hoá Dược phẩm Mekophar (332 tỷ), Công ty cổ phần dược phẩm Imexpharm (301 tỷ), Công ty cổ phần XNK y tế Domesco (259 tỷ).

Công ty cổ phần dược phẩm Imexpharm là một trong những công ty sản xuất Dược hàng đầu của Việt Nam đạt đầy đủ các tiêu chuẩn của GMP từ sản xuất đến tồn trữ. Năm 2006 hệ thống quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2000 từ sản xuất đến kinh doanh dược phẩm.

8.2.Triển vọng phát triển của ngành.


Theo đánh giá của các chuyên gia, ngành công nghiệp được Việt Nam đứng ở vị trí từ 2,5-3 trên thang đo 04 mức, phân loại theo tiêu chuẩn của WHO-UNTAC.

WHO &UNTAC

phân loại công nghiệp dược các nước theo 04 cấp độ

Cấp độ 1

Hoàn toàn nhập khẩu

Cấp độ 2

Sản xuất được một số generic, đa số phải nhập khẩu

Cấp độ 3

Có công nghiệp dược nội địa sản xuất generic, xuất khẩu được một số dược phẩm

Cấp độ 4

Sản xuất được nguyên liệu và phát minh thuốc mới

Hiện tại, mức tăng trưởng bình quân hàng năm của ngành Dược là 18 - 20%, vài năm gần đây các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm trong nước đã có nhiều nỗ lực để giành thị phần. Mỗi năm lại có thêm một số công ty, xí nghiệp xây mới, đến nay cả nước có khoảng 100 dây chuyền sản xuất đạt tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt. Tuy nhiên, sản xuất thuốc trong nước hiện tại chỉ đáp ứng được gần 49% nhu cầu tính theo giá trị, còn lại nhập khẩu là trên 50%.

Theo Chiến lược phát triển ngành dược đến năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ, mục tiêu cụ thể đến 2010 là:



    • Đầu tư công nghệ hiện đại, đổi mới trang thiết bị và đổi mới quản lý để ngành công nghiệp Dược từng bước đáp ứng nguồn nguyên liệu làm thuốc. Đến hết năm 2010, tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nghiên cứu và kiểm nghiệm dược phẩm đều đạt tiêu chuẩn thực hành tốt (Good Practice-GP).

    • Xây dựng cơ sở công nghiệp sản xuất kháng sinh và hoá dược, sản xuất các nguyên liệu làm thuốc có thế mạnh, đặc biệt từ dược liệu.

    • Cung ứng đủ thuốc thường xuyên và có chất lượng, không để thiếu các thuốc thuộc danh mục thuốc thiết yếu, thuốc cho các chương trình, mục tiêu y tế quốc gia (thuốc phòng chống sốt rét, phòng chống lao, phòng chống bướu cổ v.v...). Chú trọng bảo đảm đầy đủ các dịnh vụ cung ứng thuốc cho nhân dân vùng khó khăn.

    • Bảo đảm sử dụng thuốc hợp lý an toàn và hiệu quả.

    • Bảo đảm sản xuất từ trong nước 60% nhu cầu thuốc phòng bệnh và chữa bệnh của xã hội, mức tiêu dùng thuốc bình quân đạt 12 -15 USD/người/năm; có 1,5 dược sỹ đại học/10.000 dân.

      Tháng 11 năm 2004, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ra quyết định số 3886/2004/QĐ-BYT về triển khai áp dụng các nguyên tắc tiêu chuẩn thực hành sản xuất thuốc tốt theo khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới (GMP - WHO). Theo hướng dẫn, đến hết năm 2005 tất cả các cơ sở sản xuất thuốc tân dược phải thực hiện theo nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP, đến hết năm 2006 tất cả các cơ sở sản xuất thuốc tân dược theo nguyên tắc tiêu chuẩn GMP - WHO, đến hết 2010 tất cả các doanh nghiệp có chức năng sản xuất thuốc dược liệu phải đạt tiêu chuẩn GMP - WHO.

      Theo số liệu của Vụ điều trị-Bộ Y tế, trong năm 2005 chi tiêu tiền thuốc của người dân đạt khoảng 630 triệu USD/năm. Như vậy, với mức tiêu thụ 10-12 USD/người/năm vào năm 2010 thì kích thước thị trường sẽ đạt trên 1 tỷ USD.

      Có thể nhận định rằng thị trường Dược trong nước còn tiềm năng phát triển rất lớn cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước, nhất là các doanh nghiệp có GMP, trong đáp ứng cho nhu cầu xã hội trong thay thế hàng ngoại nhập. Tuy nhiên, bên cạnh đó ngành dược trong nước cũng phải đối diện với những thách thức khó khăn khi Việt nam gia nhập WTO là: ít hiểu biết về thị trường Thế giới và pháp luật quốc tế, năng lực quản lý còn yếu, trình độ công nghệ còn lạc hậu, hiệu quả sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh tranh còn yếu kém nên dễ dẫn tới mất thị phần và thị trường, nhiều doanh nghiệp được tiên đoán có thể bị phá sản do không cạnh tranh được với hàng nhập khẩu.


8.3.Định hướng phát triển của Công ty


      Sản xuất, kinh doanh:

    • Đầu tư vào lĩnh vực nghiên cứu phát triển, đặc biệt là sản phẩm mới mang thương hiệu Imexpharm. Nâng cao hơn tỷ lệ sản phẩm thương hiệu Imexpharm so với tỷ lệ hàng nhượng quyền lên 80%.

    • Đưa nhà máy sản xuất sữa bột Imex-milk vào hoạt động cuối năm 2006 đạt tiêu chuẩn ISO 22000.

    • Đưa nhà máy sản xuất kháng sinh chích tại khu Công nghiệp Bình Dương vào hoạt động năm 2008, GMP WHO.

    • Tăng cường vốn cho đầu tư và dự trữ nguyên liệu.

    • Bảo đảm và nâng cao chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế đã được khẳng định.

      Tiếp thị:



    • Đẩy mạnh các chương trình tiếp thị, quảng bá thương hiệu tạo dựng hình ảnh thương hiệu tốt trong lòng người tiêu dùng. Mở rộng các chương trình ra các địa bàn Tây Nguyên, Miền Trung, Miền Bắc và nước ngoài.

    • Mở rộng chiều sâu hệ thống phân phối tại thị trường các khu vực Tây Nguyên, Miền Trung, Miền Bắc. Đẩy mạnh đấu thầu cung cấp thuốc cho mảng điều trị tại các bệnh viện.

    • Nâng cao thị phần cung cấp sản phẩm cho thị trường trong nước của Công ty từ 2,8% trong hiện tại lên 4 - 5% vào năm 2008.

      Tài chính:



    • Duy trì tình hình tài chính lành mạnh và ổn định.

    • Tích cực tìm nguồn vốn với chi phí thấp.

    • Tham gia niêm yết trên thị trường chứng khoán vào cuối năm 2006.

      Nhân lực:



    • Xây dựng chính sách nhằm thu hút thêm lao động có năng lực vào Công ty, trẻ hoá lực lượng cán bộ của Công ty.

    • Cải tiến chính sách lương thưởng theo hướng tạo động lực thúc đẩy sáng tạo và đóng góp tích cực của người lao động.

    • Tổ chức huấn luyện các khoá huấn luyện đào tạo cho cán bộ nhân viên về chuyên môn với sự hỗ trợ của các tổ chức chuyên nghiệp trong và ngoài nước.

    • Thường xuyên phát động và tổ chức các phong trào thi đua trong sản xuất, phát huy sáng tạo, cải tiến tăng năng suất, tiết kiệm trong sản xuất để nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh của Công ty và thu nhập người lao động.


tải về 1.24 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương