I. những ngưỜi chịu trách nhiệm chính đỐi với nội dung bản cáo bạC


Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong hai năm gần nhất



tải về 1.24 Mb.
trang8/13
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích1.24 Mb.
#2024
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13

7.Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong hai năm gần nhất.

7.1.Tóm tắt một số chỉ tiêu về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong hai năm 2004, 2005 và 06 tháng đầu năm 2006.


Đơn vị tính: đồng

STT

CHỈ TIÊU

NĂM 2004

NĂM 2005

% TĂNG GIẢM 2005 SO VỚI 2004

6 THÁNG 2006

1

Tổng tài sản

239.364.132.477

314.931.993.117

31,57%

293.320.733.675

2

Doanh thu thuần

322.723.608.005

337.334.445.669

4,53%

316.701.152.732

3

Lợi nhuận từ HĐKD

33.959.431.484

29.906.482.198

-11,93%

23.446.413.512

4

Lợi nhuận khác

1.951.111.608

101.156.759

-94,82%

-165.465.575

5

Lợi nhuận tr­ước thuế

35.910.543.092

30.007.638.957

-16,44%

23.280.947.937

6

Lợi nhuận sau thuế (*)

30.479.295.357

24.135.961.682

-20,81%

20.958.605.143

7

Tỷ lệ lợi nhuận trả cổ tức (**)

18,05%

48,80%

270,36%




Nguồn: Báo cáo kiểm toán 2004, 2005, quyết toán 06 tháng 2006.

(*) Đặc thù của doanh nghiệp trong ngành dược phẩm là quản lý theo lô sản phẩm theo phương thức nhập trước xuất trước (FIFO). Để đáp ứng yêu cầu xác định giá vốn sản phẩm khi sản xuất và xuất bán trong tháng, Công ty phải xác định giá thành cho từng loại sản phẩm theo từng lô sản xuất. Việc xác định giá thành cho từng lô được tính trên cơ sở chi phí nguyên vật liệu dùng để sản xuất cho mỗi lô và một phần chi phí sản xuất dự kiến phát sinh trong tháng để phân bổ trên cơ sở sản lượng dự kiến sản xuất được trong tháng. Do đó, nếu sản lượng thực tế sản xuất trong tháng cao hơn sản lượng dự kiến thì chi phí phân bổ sẽ cao hơn chi phí sản xuất thực tế phát sinh và ngược lại. Nếu điều chỉnh thì khối lượng công việc hạch toán sẽ tăng lên rất lớn không đáp ứng kịp yêu cầu công tác báo cáo quyết toán cuối kỳ. Vì vậy, để không làm thay đổi giá thành sản phẩm đã nhập kho trong tháng nên tháng nào sản lượng sản xuất thực tế nhập kho cao hơn dự kiến thì chi phí sản xuất phân bổ cho sản phẩm nhập kho trong tháng bị “thiếu” sẽ dùng một phần chi phí phát sinh trong kinh doanh để phân bổ vào giá thành. Ngược lại tháng nào sản lượng sản xuất thực tế thấp hơn dự kiến thì có một phần chi phí sản xuất “thừa” sẽ tính vào kết quả kinh doanh.

Việc hạch toán này sẽ làm ảnh hưởng khoản mục Hàng tồn kho và Lợi nhuận tại từng thời điểm quyết toán. Khi sản phẩm được tiêu thụ và tính doanh thu thì giá thành sản phẩm và chi phí bán hàng do cùng thuộc về Giá vốn hàng bán nên kết quả lợi nhuận (bằng Doanh thu trừ Giá vốn hàng bán) không bị ảnh hưởng. Khi sản phẩm chưa được tiêu thụ mà vẫn nằm trong khoản mục Hàng tồn kho, chi phí bán hàng do được hạch toán vào giá thành sản phẩm như đã giải thích phần trên nên đáng ra thuộc về Giá vốn hàng bán thì lại làm tăng giá trị Hàng tồn kho và làm tăng Lợi nhuận một khoản tương ứng.

Theo Báo cáo kiểm toán năm 2004, chi phí bán hàng phân bổ cho Hàng tồn kho (sản phẩm chưa tiêu thụ) chiếm 3.181.467.640 đồng. Do vậy, đã làm tăng Hàng tồn kho và Lợi nhuận của Công ty lên một khoản tương ứng là 3.181.467.640 đồng.

Tương tự, theo Báo cáo kiểm toán năm 2005, do cách hạch toán giải trình trên, chi phí bán hàng còn lại phân bổ cho Hàng tồn kho là 2.542.885.462 đồng. Do lượng sản phẩm tương ứng chưa được tiêu thụ và đang nằm trong Hàng tồn kho nên khoản chi phí bán hàng 2.542.885.462 đồng phân bổ vào giá thành sản phẩm làm tăng giá trị Hàng tồn kho và làm tăng Lợi nhuận một khoản tương ứng là 2.542.885.462 đồng.

Năm 2006 Công ty hoàn thiện Kế toán khâu tính giá thành nên không có tình trạng Chi phí kinh doanh phân bổ vào giá thành & ngược lại Chi phí sản xuất tính vào Kết quả kinh doanh như các năm qua đã phát sinh.

(**) Năm 2004, Công ty chia cổ tức 25% tính trên mệnh giá với tổng số tiền chiếm 18,05% tổng lợi nhuận sau thuế của Công ty. Năm 2005, Công ty chia cổ tức 25% tính trên mệnh giá (22% cho số lượng 4,4 triệu cổ phiếu và 3% cho số lượng 7,0 triệu cổ phiếu) với tổng số tiền chiếm 48,80% tổng lợi nhuận sau thuế của Công ty.

7.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong năm 2005.


Với sự nỗ lực của Lãnh đạo và nhân viên Công ty trong việc hoàn thiện hơn hệ thống quản lý và hệ thống sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ, tìm kiếm thêm các đối tác và khách hàng mới đã đưa đến kết quả khả quan cho năm 2005 với doanh thu thuần tăng hơn so với năm 2004 là trên 4,5%. Tuy nhiên do có nhiều biến động khách quan nên cũng làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của Công ty, lợi nhuận trước thuế giảm 16,43% so với năm 2004. Những khó khăn và thuận lợi có thể ghi nhận như sau:

a)Khó khăn.


    • Giá các loại dược liệu tăng do khan hiếm nguồn cung vì bị tác động bởi những biến động về giá dầu hoả, dịch bệnh, đặc biệt là cúm gia cầm đang xuất hiện ở nhiều nước, nhiều khu vực, tình hình khủng bố, an ninh về chính trị xảy ra trên thế giới và hệ quả là nhiều quốc gia gia tăng việc dự trữ nguyên liệu dược với mục đích dự phòng cho những biến cố phát sinh.

    • Cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp sản xuất thuốc trong nước với nhau về giá đối với các sản phẩm thuốc thông thường (generic).

    • Nguồn vốn đáp ứng cho nhu cầu tồn trữ nguyên liệu, nhu cầu đầu tư phát triển hệ thống tiêu thụ và xây dựng nhà máy sản xuất mới .v.v… còn bị hạn chế từ phía Ngân hàng.

    • Thiếu nguồn nhân lực đáp ứng cho nhu cầu phát triển.

b)Thuận lợi.


    • Hệ thống quản lý chất lượng GMP ngày càng phát huy tác dụng và tạo hiệu quả tích cực đến nhiều mặt hoạt động của Công ty.

    • Thương hiệu Imexpharm được đánh giá cao, giới điều trị tại bệnh viện tín nhiệm sản phẩm của Imexpharm.

    • Thị trường còn nhiều nhu cầu đối với các sản phẩm dược của Công ty. Tiềm năng phát triển các sản phẩm mới còn rất cao.

    • Đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ, được đào tạo căn bản, nắm vững công nghệ và có kinh nghiệm vững vàng.


tải về 1.24 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương