ĐẠi học quốc gia thành phố HỒ chí minh trưỜng đẠi học kinh tế luậT



tải về 0.61 Mb.
trang8/8
Chuyển đổi dữ liệu17.07.2016
Kích0.61 Mb.
#1766
1   2   3   4   5   6   7   8

c.Năm 2008

Kim ngạch hàng hoá nhập khẩu ước tính 80,4 tỷ USD, tăng 28,3% so với năm 2007, bao gồm khu vực kinh tế trong nước đạt 51,8 tỷ USD, tăng 26,5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 28,6 tỷ USD, tăng 31,7%.

Nhập khẩu nguyên liệu cho sản xuất những tháng cuối năm có xu hướng giảm nhiều, đây là một trong những dấu hiệu của sự chững lại trong đầu tư và sản xuất. Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu hàng tiêu dùng đang có xu hướng tăng vào các tháng cuối năm cho thấy hàng tiêu dùng nước ngoài đang tạo sức ép lớn lên hàng tiêu dùng của Việt Nam ngay tại thị trường trong nước.

Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu



+ Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng:kim ngạch nhập khẩu nhóm mặt hàng này năm 2008 là 13,99 tỷ USD, tăng 25,8% so với năm trước và thực hiện vượt 3,7% mức kế hoạch năm.

Các thị trường chính cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam là: Trung Quốc: 3,77 tỷ USD, tăng 57,4% so với năm 2007; Nhật Bản: 2,48 tỷ USD, tăng 27,5%; Hàn Quốc: 1,02 tỷ USD, tăng 22,6%; Đài Loan: 984 triệu USD, tăng 24,5%,....



+Phân bón các loại: tổng lượng phân bón các loại nhập khẩu vào Việt Nam là 3,03 triệu tấn, giảm 20% so với năm 2007. Đây cũng là nhóm hàng có tốc độ tăng giá cao trong năm 2008 (tăng 84% so với giá nhập khẩu trung bình của năm 2007) nên trị giá nhập khẩu đạt 1,47 tỷ USD, tăng tới 47,3% so với năm 2007.

Trung Quốc tiếp tục là thị trường lớn nhất cung cấp phân bón các loại cho Việt Nam với 1,5 triệu tấn, chiếm gần 50% tổng lượng phân bón cả nước nhập về, tiếp theo là Nga: 346 nghìn tấn, Nhật Bản: 199 nghìn tấn,…



+Xăng dầu: Tính đến hết tháng 12 năm 2008, tổng lượng xăng dầu nhập vào Việt Nam là 12,96 triệu tấn, tăng nhẹ (0,9%) so với năm 2007 và lượng nhập khẩu chỉ đạt 89,4% mức kế hoạch năm. Xăng dầu được xem là nhóm mặt hàng có nhiều biến động về giá nhất trong năm. Giá nhập khẩu nhóm hàng này tăng liên tục trong hai quý đầu năm và đạt đỉnh vào hồi tháng 7, sau đó liên tiếp giảm mạnh và giá nhập khẩu bình quân vào tháng 12 chưa bằng 30% giá của tháng 7. Tuy nhiên, do những tháng đầu năm khi giá cao, chúng ta nhập khẩu nhiều nên giá nhập khẩu bình quân mặt hàng này cả năm tăng 41%, trị giá lên tới 10,97 tỷ USD, tăng 42,2% so với năm 2007.

Xăng dầu nhập vào Việt Nam trong năm 2008 chủ yếu từ Singapore với hơn 6,12 triệu tấn, chiếm 47% tổng lượng nhập khẩu mặt hàng này của cả nước, tiếp theo là Đài Loan: 2,6 triệu tấn, Trung Quốc: 516 nghìn tấn,…



+ Chất dẻo nguyên liệu: tổng lượng năm 2008 đạt 1,75 triệu tấn, tăng 5,5% so với năm 2007. Giá nhập khẩu bình quân mặt hàng này trong năm 2008 tăng 11,4% nên trị giá đạt 2,95 tỷ USD, tăng 17,5% so với năm 2007.

Các thị trường chính cung cấp chất dẻo nguyên liệu cho Việt Nam trong năm qua là: Đài Loan: 319 nghìn tấn, Hàn quốc: 291 nghìn tấn, Thái Lan: 271 nghìn tấn, Singapore: 214 nghìn tấn,..



+ Sắt thép: tổng lượng sắt thép nhập vào Việt Nam trong năm 2008 lên 8,26 triệu tấn, tăng nhẹ (2,9%) so với năm 2007 và chỉ đạt 87% kế hoạch năm.Kkim ngạch nhập khẩu sắt thép đạt 6,72 tỷ USD, tăng 31,5%  so với năm 2007.

Lượng phôi thép nhập khẩu cả năm 2008 lên 2,39 triệu tấn, tăng 11,1% so với năm 2007 và hoàn thành được 95,7% kế hoạch năm. Giá nhập khẩu bình quân phôi thép trong năm 2008 là  684 USD/tấn, tăng 33,5% và trị giá đạt 1,64 tỷ USD, tăng 48,3% so với năm 2007.

Nhập khẩu sắt thép từ Trung Quốc trong năm qua giảm mạnh 30% trong khi nhiều thị trường khác lại có tốc độ tăng trưởng khá cao như: Nhật Bản tăng 24%, Hàn Quốc 107%, Liên Bang Nga 106%,…

+ Ôtô : Nhập khẩu ô tô năm 2008 đạt mức cao kỷ lục với 2,4 tỷ USD, trong đó ô tô nguyên chiếc đạt 1 tỷ USD với 50,4 nghìn chiếc (ô tô dưới 12 chỗ ngồi 27,5 nghìn chiếc, tương đương 380 triệu USD).

Ô tô nguyên chiếc chủ yếu được nhập khẩu trong 5 tháng đầu năm (khoảng 72% lượng nhập khẩu cả năm). Do thuế cao và chính sách nhập khẩu đối với nhóm hàng này thắt chặt hơn nên những tháng còn lại của năm lượng ôtô nhập khẩu giảm nhiều.

Hàn Quốc tiếp tục là thị trường chính cung cấp ô tô nguyên chiếc cho Việt Nam với 24,17 nghìn chiếc, chiếm tới 7% tổng lượng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu của cả nước, tiếp theo là Hoa Kỳ: 9,9 nghìn chiếc, Trung Quốc: 7,9 nghìn chiếc, Nhật Bản: 2 nghìn chiếc, …

+Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: tổng trị giá nhập khẩu trong năm 2008 lên 3,71 tỷ USD, tăng 25,5% so với năm 2007 và thực hiện được 100,4% kế hoạch năm. Trong đó, nhập khẩu nhóm hàng này theo loại hình nhập để sản xuất hàng xuất khẩu và nhập gia công là hơn 1,83 tỷ USD, chiếm khoảng 50% trị giá nhập khẩu nhóm hàng này.

Việt Nam nhập khẩu mặt hàng này chủ yếu từ Nhật Bản với 929 triệu USD, Singapore: 815 triệu USD, Trung Quốc: 654 triệu USD, Hồng Kông: 368 triệu USD, Maylaysia: 252 triệu USD,…



+Nhóm hàng nguyên, phụ liệu phục vụ ngành dệt may và da giày: tổng trị giá nhập khẩu nhóm hàng này trong cả năm 2008 đạt 8,06 tỷ USD, tăng 13,2% so với cùng kỳ năm 2007. Trong đó, trị giá vải nhập khẩu là: 4,46 tỷ USD, nguyên phụ liệu: 2,36 tỷ USD, bông: 467 triệu USD (300 nghìn tấn) và sợi là 775 triệu USD (414 nghìn tấn).

Hết năm 2008, Việt Nam nhập khẩu nhóm mặt hàng này chủ yếu từ các nước Đông Á, trong đó Trung Quốc dẫn đầu với 2,03 tỷ USD, Đài Loan: 1,62 tỷ USD, Hàn Quốc: 1,38 tỷ USD, Hồng Kông: 732 triệu USD, Nhật Bản: 482 triệu USD,… Tổng trị giá nhập khẩu từ 5 thị trường này là 6,24 tỷ USD, chiếm 77%  tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước.



+ Thức ăn gia súc và nguyên liệu:tổng trị giá nhập khẩu mặt hàng này trong năm 2008 lên 1,75 tỷ USD, tăng 48% so với năm trước.

Mặt hàng khô dầu đậu tương nhập khẩu trong tháng là 259 nghìn tấn, trị giá 95 triệu USD, nâng lượng nhập khẩu nhóm hàng này cả năm lên 2,31 triệu tấn với trị giá là 1,05 tỷ USD. Giá nhập khẩu trung bình khô dầu đậu tương tăng cao so với năm 2007 (tăng 55%), vì vậy mặc dù lượng nhập khẩu mặt hàng này chỉ tăng 0,8% nhưng trị giá nhập khẩu tăng tới 55,9%.

Thị trường chính cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam là Ấn Độ: 792 triệu USD, Áchentina: 230 triệu USD, Mỹ: 140 triệu USD, Trung Quốc: 99 triệu USD, Pê ru: 68 triệu USD,…

Hình 4

(Nguồn: theo Café F)

Thị trường nhập khẩu

+ Trong các thị trường nhập khẩu của Việt Nam năm 2008, kim ngạch hàng hoá nhập khẩu từ khu vực ASEAN, ước tính 19,5 tỷ USD, tăng 22,5% so với năm 2007; Trung Quốc 15,4 tỷ USD, tăng 23,2%; thị trường EU 5,2 tỷ USD, tăng 1,7%; Đài Loan 8,4 tỷ USD, tăng 21,8 %; Nhật Bản 8,3 tỷ USD, tăng 37,7%.

Nhập siêu năm 2008 ước tính 17,5 tỷ USD, tăng 24,1 % so với năm 2007, bằng 27,8% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhập siêu đã giảm nhiều so với dự báo những tháng trước đây nhưng mức nhập siêu năm nay vẫn khá cao.



- Nhận xét chung: Trích bài : “Tổng quan kinh tế Việt Nam sau 2 năm gia nhập WTO” của Nguyễn Sinh Cúc (PGS,TS, Tổng cục thống kê )

● Số mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỉ USD tăng từ 10 năm 2007 lên trên 20 năm 2008, trong đó có 8 mặt hàng đạt trên 2 tỉ USD: dầu thô 10,45 tỉ USD, dệt may 9,11 tỉ USD, giày dép 4,7 tỉ USD, thủy sản 4,56 tỉ USD.. cao hơn nhiều so với các năm trước. Thị trường xuất khẩu mở rộng.

  ● Một số thị trường lớn, tốc độ tăng cao sau khi vào WTO như Mỹ, năm 2007 đạt 10 tỉ USD, chiếm 20,7% thị phần và tăng 28%; năm 2008 đạt 11,6 tỉ USD, tăng 14,5%. Thị trường ASEAN năm 2007 đạt 8 tỉ USD, tăng 26%, năm 2008 đạt 10,2 tỉ USD, tăng 31% so năm 2007. Thị trường EU năm 2007 đạt 8,7 tỉ USD, tăng 24%, năm 2008 đạt 10 tỉ USD, tăng 15% so năm 2007. Thị trường Nhật Bản năm 2007 đạt 5,5 tỉ USD, năm 2008 đạt 8,8 tỉ USD, tăng 45% so với năm 2007….

● Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu cũng đã biến động theo chiều hướng tăng tỷ trọng hàng hoá công nghiệp chế biến và nông sản chất lượng cao. Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 2,4 tỉ USD, tăng 22,4%, năm 2008 đạt 2,8 tỉ USD, tăng 16,6%; mặt hàng máy tính điện tử năm 2007 đạt 2,2 tỉ USD, tăng 27,5%, năm 2008 đạt 2,7 tỉ USD, tăng 22,7%.

● Các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực không chỉ giữ vững vị trí hàng nhất, nhì thế giới về số lượng mà bước đầu vươn tới cả chất lượng , giá cả và vệ sinh an toàn thực phẩm. Tính chung 2 năm sau khi vào WTO, kim ngạch xuất khẩu nông sản, thủy sản Việt Nam tiếp tục tăng trưởng cao; năm 2007 đạt 10,9 tỉ USD, tăng 21,7% so năm 2006, năm 2008 đạt 15,6 tỉ USD tăng 43,1% so năm 2007. Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực đã tăng cao hơn mức cùng kỳ 2007, trong đó: hạt điều tăng 42,8%; gạo tăng 94,6%; cà phê tăng 83,2%; cao su tăng 73,1%, chè tăng 22,6%, thủy sản tăng 33,7% so với năm 2007. Nét nổi bật trong những kết quả xuất khẩu nông sản trong 2 năm qua không phải chỉ tăng số lượng mà là tăng chất lượng và độ an toàn thực phẩm nên giá cả xuất khẩu tăng lên, thị trường mở rộng kể cả thị trường khó tính như Nhật Bản, EU và Mỹ. Nhiều mặt hàng nông sản Việt Nam đã xâm nhập ngày càng nhiều vào các thị trường mới như Nam Mỹ, châu Phi, Nam Á là thành viên WTO với lượng và giá tăng dần.

● Trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu, thị tr­ường xuất khẩu biến động bất lợi, nhất là Hoa Kỳ và EU, nh­ưng hoạt động xuất khẩu năm 2007 và năm 2008 đạt kết quả nh­ư trên là đáng ghi nhận.

( Nguồn : Tạp Chí Cộng sản số 10 (178) năm 2009)

4.2.4. Giai đoạn 2009-2010

4.2.4.1.Năm 2009

-Tình hình chung :

Năm 2009 kinh tế thế giới đi vào giai đoạn trì trệ. Những tình huống tiềm ẩn khó lường của cơn bão khủng khoảng tài chính thế giới, các dư chấn của nó tiếp tục gây ra các tác động xấu đến tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế Việt Nam: Thương mại, tài chính ngân hàng, đầu tư nước ngoài... Nói đến ngoại thương, thị trường xuất khẩu sẽ bị thu hẹp, các thị trường quan trọng như Mỹ, Nhật bản, Châu Âu sức mua không còn như những năm trước. Hàng hoá Việt Nam phải cạnh tranh khốc liệt hơn với hàng hoá cùng loại của các nước châu Á. Thuận lợi về giá sẽ không còn, khả năng thanh toán của các đối tác cũng không thuận lợi như những năm trước... Nhiều mặt hàng xuất khẩu truyền thống, có thế mạnh của ta như: may mặc, giày da, cao su, gạo, cà phê, cá, tôm, hàng thủ công mỹ nghệ... chắc chắn sẽ giảm lượng xuất khẩu.

Khủng hoảng kinh tế khiến các rào cản thương mại được dựng lên ngày càng nhiều như: đạo luật Lacey, đạo luật Nông nghiệp 2008 của Mỹ; Đạo luật FLEGT , quy định IUU của EU…

Trong năm nay, các chính sách thuế được điều chỉnh, tỷ giá đô biến động mạnh,lạm phát Việt Nam đã trên 6.5%, số lượng vụ kiện chống bán phá giá đối với Việt Nam tăng lên (tính đến hết tháng 7/2009, Việt Nam bị kiện chống bán phá giá 39 vụ, tỷ lệ thua kiện gần 70%, đứng thứ 7 trong 100 nước bị kiện nhiều nhất thế giới.).

Xuất khẩu :

Trong tháng 12, kim ngạch xuất khẩu thực tế của cả nước đạt 5,76 tỷ USD, tăng 22% so với tháng trước nhưng vẫn giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái.

●Trong tháng này, kim ngạch xuất khẩu của nhiều mặt hàng chủ lực tăng mạnh so với tháng trước, như:

+ Xuất khẩu hàng dệt may đạt 881 triệu USD, tăng 21% so với tháng trước và tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái.

+ Xuất khẩu giầy dép đạt 471 triệu USD, tăng 37% so với tháng trước

+ Gỗ và sản phẩm gỗ đạt 327 triệu USD, tăng 31% so với tháng trước.

+ Xuất khẩu dầu thô chỉ tăng nhẹ 4%

+ Thủy sản giảm 4% so với tháng trước.

+ Trong tháng 12 cũng chứng kiến nhiều mặt hàng với mức tăng khá cao như cà phê tăng 50%, gạo tăng 63%, cao su tăng 19% so với tháng trước.

Về giá cả :Trong tháng 12, nhiều mặt hàng có giá tăng như cao su tăng 10,7% so với tháng trước, lên mức 2.190 USD/tấn, hạt điều tăng 2,9%, lên mức 5.315 USD/tấn, chè tăng 4,8% lên 1.510 USD/tấn. Tuy vậy, một số mặt hàng giá vẫn giảm như cà phê giảm 17,6% so với tháng trước, xuống còn 1.303 USD/tấn, gạo giảm 15,4% xuống còn 423 USD/tấn. 

Tính chung cả năm 2009, kim ngạch xuất khẩu của cả nước đạt 57 tỷ USD, giảm 11,5% so năm 2008(So sánh với số liệu tương ứng từ 1986 trở lại đây, năm 2009 là năm đầu tiên kim ngạch xuất khẩu giảm so với năm trước đó). Đóng góp vào việc giảm kim ngạch xuất khẩu trong năm nay, dầu thô chiếm 69,7%. Tiếp đến, giày dép chiếm khoảng 12,6%; cao su chiếm xấp xỉ 6,8%; cà phê 6,7%; gỗ và sản phẩm gỗ 4,7%; thủy sản 4,4%...Trong đó, những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu giảm mạnh nhất là dầu thô giảm 40,2%; cao su giảm 23,5%; giày dép giảm 14,7%; cà phê giảm 18% ...so với năm 2008.

Tthị trường xuất khẩu: Trong năm 2009, duy nhất xuất khẩu sang thị trường khu vực Châu Phi có mức tăng trưởng dương, ước khoảng 17,5% do tăng xuất khẩu gạo sang thị trường Bờ biển Ngà và tái xuất khẩu vàng sang Nam Phi, còn các thị trường khác đều giảm, giảm mạnh nhất là thị trường châu Đại dương (khoảng 44,8%) do lượng dầu thô xuất khẩu sang Ôxtrâylia giảm, cụ thể như sau:

+ Thị trường Châu Á đạt kim ngạch 25,27 tỷ USD, giảm 13,1% so với năm 2008, trong đó: Thị trường Nhật Bản đạt 6,2 tỷ USD, giảm 27,4%, thị trường ASEAN đạt 8,6 tỷ USD, giảm 16,2% so với năm 2008. Thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc và Hồng Kông tăng tương ứng 5,4%; 15,7% và 17%.

+ Thị trường châu Âu đạt 12,28 tỷ USD, giảm 0,9 % so với năm 2008, trong đó: Khối EU đạt kim ngạch 9,2 tỷ USD, giảm 14,9%; khối các nước Tây Âu, Bắc Âu và Đông Âu, tăng 98% do tái xuất khẩu vàng sang Thuỵ sỹ trong những tháng đầu năm.

+ Thị trường châu Mỹ đạt 12,94 tỷ USD, giảm 7,2% so với năm 2008, trong đó: Thị trường Hoa Kỳ đạt kim ngạch 11,2 tỷ USD, giảm 5,5%; Canada đạt 634 triệu USD, giảm 3,4%.

+ Thị trường Châu Phi đạt 986 triệu USD, tăng 17,5% so với năm 2008.

+ Thị trường Châu Đại dương đạt 2,27 tỷ USD, giảm 47,2% so với năm 2008, chủ yếu do xuất khẩu dầu thô xuất khẩu sang Ôxtrâylia giảm 48%.

Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ năm 2009 ước tính đạt 5766 triệu USD, giảm 18,1% so với năm 2008, trong đó dịch vụ du lịch đạt 3050 triệu USD, giảm 22,4%; dịch vụ vận tải 2062 triệu USD, giảm 12,5%.

Nhập khẩu:

Kim ngạch cả năm 2009 ước đạt 68,83 tỷ USD và giảm 14,7% so với năm 2008. Năm nay là năm thứ hai, sau năm 1998, kim ngạch nhập khẩu giảm so với năm trước đó, nhưng mức độ giảm mạnh hơn (năm 1998 chỉ giảm 0,8%).

Trong các nguyên nhân giảm kim ngạch nhập khẩu, xăng dầu chiếm 40%; sắt thép chiếm khoảng 13,2%; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phương tiện chiếm 6,1%; nguyên phụ liệu dệt may, giày dép chiếm 3,5%...

Tthị trường nhập khẩu: Châu Á vẫn chiếm tỉ trọng lớn nhất là 77,8% KNNK cả nước. Trong đó, từ ASEAN chiếm hơn 19,8%, các nước Đông Á chiếm 53,9%, riêng Trung Quốc chiếm hơn 23,2%.

Nhìn chung, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu, đã giảm mạnh trong năm 2009, từ mức 143,4 tỷ USD của năm 2008 xuống chỉ còn trên 125,4 tỷ USD, giảm tới 12,6%.

Kim ngạch nhập khẩu dịch vụ năm 2009 ước tính đạt 6837 triệu USD, giảm 14,1% so với năm 2008, trong đó cước phí vận tải và bảo hiểm hàng nhập khẩu đạt 3579 triệu USD, giảm 14,7%; dịch vụ du lịch 1100 triệu USD, giảm 15,4%; dịch vụ vận tải 860 triệu USD, giảm 21,8%.

Nhập siêu dịch vụ cả năm là 1071 triệu USD, tăng 17% so với năm 2008 và bằng 18,6% kim ngạch xuất khẩu dịch vụ năm 2009.

4.5.4.2.Năm 2010

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, hoạt động xuất nhập khẩu quý I/2010 như sau:



Xuất khẩu:

Kim ngạch xuất khẩu tháng 3 năm 2010 ước đạt gần 5,2 tỉ USD, tăng 37,7% so với tháng 2 năm 2010, trong đó xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) đạt gần 2,5 tỉ USD.

Tính chung quý I năm 2010, kim ngạch xuất khẩu đạt 14 tỉ USD, giảm 1,6% so với cùng kỳ năm 2009. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) đạt gần 6,7 tỉ USD, tăng 40,5% so với cùng kỳ năm 2009.

Các thị trường xuất khẩu chủ yếu là EU với tỷ trọng ước đạt 26,4%, Mỹ đạt 20,2%, ASEAN đạt 16,8%, Nhật Bản đạt11,95%, Trung Quốc đạt 9,4%.



Về hàng hóa: Trong tháng 3 và cả quí I năm 2010

+ Khối lượng các mặt hàng nông sản (gạo, điều, cà phê, chè, sắn), khoáng sản (than đá, dầu thô) và vàng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2009. Trong đó có một số mặt hàng do các doanh nghiệp chủ động giảm xuất khẩu, như dầu thô để phục vụ cho chế biến trong nước, còn gạo, hạt tiêu và cà phê... do giá cả chưa đạt mức kỳ vọng.

+ Một số mặt hàng công nghiệp chế biến như: dệt may, giày dép, điện tử, dây cáp điện, đồ gỗ... thì lượng và giá xuất khẩu vẫn tăng khá, mà lực đẩy chủ yêu là từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Tuy nhiên, nhìn chung thì khối lượng hàng hóa xuất khẩu quí I năm nay vẫn giảm so với cùng kỳ năm 2009. Tính sơ bộ, khối lượng hàng hóa xuất khẩu quí I năm nay giảm 9,7% so với cùng kỳ năm 2009 làm cho kim ngạch xuất khẩu chung giảm 1,28 tỉ USD.



Về giá cả, trong quí I/2010 giá cả một số mặt hàng đã có sự hồi phục ở mức khá làm cho kim ngạch xuất khẩu tăng thêm đáng kể so với cùng kỳ năm 2009. Giá hầu hết các mặt hàng nông sản đều tăng (chỉ trừ cà phê), giá dầu thô và than đá cũng tăng cao so với cùng kỳ năm 2009. Tính sơ bộ, giá cả hàng hóa xuất khẩu quí I tăng bình quân 9% so với cùng kỳ năm 2009 làm cho kim ngạch xuất khẩu chung tăng lên 1,16 tỉ USD. Như vậy, giá cả xuất khẩu trong quí I năm nay tăng khá là yếu tố quan trọng hỗ trợ cho kim ngạch xuất khẩu không bị giảm nhiều trong khi khối lượng nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực giảm.

Nếu không kể đến yếu tố vàng nguyên liệu tái xuất trong quí I/2009 thì kim ngạch xuất khẩu quí I năm nay vẫn tăng trên 19% so với cùng kỳ năm 2009. Dự báo, trong các tháng tới kim ngạch cũng như tốc độ tăng trưởng xuất khẩu sẽ cao hơn các tháng vừa qua.



Nhập khẩu:

Kim ngạch nhập khẩu tháng 3 ước đạt 6,5 tỉ USD, tăng 28,2% so với tháng 2. Dù số lượng các mặt hàng nhập khẩu chủ lực như phân bón, xăng dầu, thép và ô tô giảm nhưng kim ngạch nhập khẩu trong tháng 3 vẫn tăng khá so với cùng kỳ năm 2009. Chủ yếu do giá cả nhập khẩu tăng lên, đồng thời khối lượng nhiều mặt hàng còn lại khác cũng tăng lên khá cao, đơn cử như: chất dẻo, cao su, bông, sợi, giấy, kim loại màu, linh kiện điện tử, linh kiện xe gắn máy, hoá chất,…

Tính chung quý I/2010, kim ngạch nhập khẩu ước đạt hơn 17,5 tỉ USD, tăng 37,6% so với cùng kỳ năm 2009 (cùng kỳ giảm 45%), nhưng chỉ bằng 80,6% so với cùng kỳ năm 2008 - năm đạt kim ngạch nhập khẩu cao nhất. Trong đó nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 7,1 tỉ USD, tăng 53,1%.

Về hàng hóa, phần lớn các mặt hàng quan trọng đối với sản xuất trong nước được nhập khẩu với khối lượng khá cao so với cùng kỳ năm 2009.

+ Tăng nhiều nhất là linh kiện ô tô, linh kiện xe gắn máy, bông, sợi, phân bón, thép và phôi thép, kim loại màu, linh kiện điện tử, cao su và lúa mỳ.

+ Các mặt hàng giảm gồm có: xăng dầu, khí đốt hoá lỏng, phân bón tổng hợp và xe gắn máy nguyên chiếc.

Nhìn chung thì khối lượng hàng hóa nhập khẩu quí I năm nay vẫn tăng so với cùng kỳ năm 2009. Tính sơ bộ, khối lượng hàng hóa nhập khẩu quí I năm 2010 tăng hơn 25% so với cùng kỳ năm 2009 làm cho kim ngạch nhập khẩu chung tăng 3,1 tỉ USD.



Về giá cả, trong quí I/2010 giá cả hàng hóa trên thị trường thế giới tăng làm cho kim ngạch nhập khẩu nước ta tăng thêm đáng kể so với cùng kỳ năm 2009. Giá hầu hết các mặt hàng nhiên liệu (dầu, khí đốt, than đá), nguyên liệu (chất dẻo, bông, sợi, cao su, giấy, thép và kim loại màu,..) tăng cao so với cùng kỳ năm 2009. Tính sơ bộ, giá cả hàng hóa nhập khẩu quí I tăng bình quân 10% so với cùng kỳ năm 2009 làm cho kim ngạch xuất khẩu chung tăng thêm 1,59 tỉ USD.

-Nhập siêu

Nhập siêu hàng hoá trong 2 tháng đầu năm đã đạt 2,16 tỉ USD, bằng 24,4% kim ngạch xuất khẩu. Ước tháng 3 mức nhập siêu sẽ đạt 1,35 tỉ USD, nâng tổng mức nhập siêu quí I/2010 lên 3,5 tỉ USD, bằng 25,1% kim ngạch xuất khẩu. Đây là tỷ lệ nhập siêu khá cao so với dự kiến kế hoạch đề ra là khoảng 20%.

Dự báo trong các tháng tới kim ngạch nhập khẩu vẫn tăng, nhưng kim ngạch xuất khẩu sẽ đạt mức khả quan hơn, vì thế tình hình nhập siêu có thể sẽ dịu bớt. 

Nhận xét chung ngoại thương Việt Nam từ 2000 đến nay



Từ 2000 đến nay, Kinh tế thế giới và Việt Nam đã có nhiều biến động ảnh hường đến ngoại thương Việt Nam. Cùng với lộ trình thực hiện AFTA, ký kết hiệp địn thương mại, tham gia các tổ chức kinh tế xã hôi, ngoại thương Việt Nam đã tăng qua các năm và tăng mạnh nhất từ khi Việt Nam gia nhập WTO năm 2007.

Gia nhập WTO là một bước ngoặt lớn trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và có tác động tích cực tới sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Đây là thời cơ lớn cho nước ta trong hoạt động ngoại thương, đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá đã có bước phát triển mạnh mẽ. Bởi xuất khẩu là hướng ưu tiên và là trọng điểm của hoạt động ngoại thương ở các nước nói chung và Việt Nam nói riêng.

Sự phát triển của ngoại thương đã góp phần đưa nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới; góp phần tăng tích luỹ nội bộ nền kinh tế nhờ sử dụng hiệu quả lợi thế so sánh trong trao đổi quốc tế; là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; nâng cao trình độ công nghệ và chuyển dịch cơ cấu ngành nghề trong nước; tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người lao động…

Bước vào năm 2009, nền kinh tế nước ta tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức. Khủng hoảng tài chính của một số nền kinh tế lớn trong năm 2008 đã đẩy kinh tế thế giới vào tình trạng suy thoái, làm thu hẹp đáng kể thị trường xuất khẩu và nhập khẩu.

Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, 2010 là năm kinh tế thế giới bước vào giai đoạn phục hồi, tuy còn chật vật, khó khăn, nhưng sẽ khá hơn năm 2009:

+ 2010 là năm chúng ta kết thúc kế hoạch 5 năm, kết thúc chiến lược phát triển kinh tế 10 năm, việc triển khai các công việc trong năm nay sẽ có ảnh hưởng tới kết quả toàn cục

+ 2010 sẽ là ngưỡng cửa nước ta bước vào giai đoạn nước rút để trở thành nước công nghiệp vào năm 2020 thông qua chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2010 - 2020).

Việt Nam đã làm tốt vai trò Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc, năm nay lại là Chủ tịch luân phiên ASEAN, đây sẽ là cơ hội để thu hút đầu tư nước ngoài.

Kinh tế thế giới phục hồi nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ chưa được giải đáp. Việc nhận ra vận hội là rất khó. Nền kinh tế Việt Nam qua khủng hoảng đã bộc lộ nhiều yếu điểm yếu: chất lượng nguồn nhân lực hạn chế, cơ sở vật chất kém, thể chế chưa hoàn chỉnh.

Hiện nay toàn thế giới đang tái cấu trúc nền kinh tế, nếu ta không thay đổi kịp sẽ bị hất ra ngoài tiến trình phát triển.

Chúng ta không dừng lại ở gia nhập WTO mà sẽ tham gia thương mại tự do, trước mắt là thị trường Trung Quốc, ký hiệp định đầu tư với Nhật Bản, đàm phán với Hoa Kỳ, Ốt-trây-li-a, EU...

Vì vậy Nhà nước, Chính phủ và các doanh nghiệp sẽ phải nhận diện, dự báo thật tốt những thay đổi của thị trường thế giới vốn rất đỏng đảnh, để từ đó có cách ứng xử hợp lý, tránh rơi vào lúng túng, bị động. Bên cạnh đó, hệ thống chính sách của chúng ta không thể bất biến mà phải cơ động, linh hoạt, muốn vậy thì không giải pháp nào tốt hơn việc thực hiện công khai, minh bạch, ban hành chính sách rõ ràng để các doanh nghiệp có thể nhận biết, xử lý kịp thời các tình huống.

Qua 10 năm , nước ta vẫn là nước nhập siêu. Ngoại trừ năm 2005 và 2009 tình hình nhập siêu gỉam nhẹ còn lại các năm đều tăng liên tục. Hoạt động ngoại thương vẫn còn những hạn chế như : thị trường xuất khẩu chưa đa dạng, cơ cấu xuất nhập khẩu chậm biến đổi, khu vực knh tế trong nước hoạt động chưa hiệu quả...



Cụ thể hoạt động xuất khẩu vẫn còn những hạn chế:

- Một số hàng chủ lực gặp khó khăn vì phải đối phó với rào cản thương mại mới ngày càng nhiều, với các hành vi bảo hộ thương mại tinh vi của các nền kinh tế lớn.

- Việc tăng trị giá xuất khẩu vẫn còn phụ thuộc nhiều vào những thị trường lớn, khi những địa bàn này biến động, xuất khẩu của Việt Nam lập tức bị xáo động theo.

- Xuất khẩu vẫn phụ thuộc nhiều vào các mặt hàng khoáng sản, nông, lâm, thuỷ sản, mà các mặt hàng này giá cả rất dễ biến động. Còn các mặt hàng chế biến đa phần lại là hàng gia công, nên phần lợi nhuận chủ yếu trong chuỗi lợi nhuận lại thuộc phía nước ngoài.

- Chưa tận dụng hết những lợi ích từ việc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), các hiệp định song phương và khu vực đã ký kết để khai thác tiềm năng của các đối tác lớn như Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc.

- Việc tiếp cận nguồn vay, các dự án đầu tư chiều sâu bằng tiền Việt Nam cho sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu vẫn còn bất cập, nhất là đối với nông sản, thuỷ sản và với các doanh nghiệp vừa và nhỏ - đang chiếm số đông tuyệt đối trong cộng đồng doanh nghiệp.



Hình 5 : Ngoại thương Việt Nam 2000-2009

( Số liệu: Tổng cục thống kê)



Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động ngoại thương

Tính đến thời điểm hiện tại, nền kinh tế Việt Nam đã bước sang năm thứ ba sau khi gia nhập WTO. Trong ba năm qua, cả chính phủ lẫn các doanh nghiệp Việt Nam đã cố gắng nắm bắt những cơ hội, giảm thiểu những rủi ro trong thử thách mà việc tham gia vào tổ chức thương mại quốc tế đem lại. Ba năm cho một nền kinh tế non trẻ hòa nhập vào nền kinh tế thế giới rộng lớn là quá ít nhưng cũng đủ dài để chúng ta có thể rút ra được những bài học và đặc biệt là kinh nghiệm để duy trì nền kinh tế đứng vững và hồi phục qua khủng hoảng kinh tế, như cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 vừa qua. Trong tương lai gần và xa, chúng ta còn nhiều việc cần làm, để đẩy mạnh hoạt động ngoại thương hơn nữa :

+Thứ nhất, cần tiếp tục thay đổi một cách sâu sắc nhận thức và tư duy trong xây dựng chính sách và điều hành quản lý nhà nước theo hướng từ trực tiếp, hành chính, mệnh lệnh sang gián tiếp thông qua việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chí và các đòn bẩy kinh tế.

+Thứ hai, để góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, cần áp dụng các chính sách để hạn chế nhập siêu và thâm hụt thương mại, đẩy mạnh xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, khuyến khích việc sử dụng hàng hóa sản xuất trong nước.

+ Thứ ba, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức và luật lệ cuả WTO, để nâng cao nhận thức và sự hiểu biết, tạo sự đồng thuận đối với các doanh nghiệp và cộng đồng dân cư.

+ Thứ tư, tiếp tục nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trên cả ba cấp độ nhà nước, doanh nghiệp và ngành hàng. Phát huy nội lực, bảo vệ thị trường trong nước, xây dựng chiến lược và quy hoạch chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế.

+ Thứ năm, phải tăng kim ngạch xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu. Đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng chế biến có giá trị gia tăng và năng suất lao động cao. Hoàn thiện cơ chế quản lý xuất nhập khẩu như triển khai các công cụ quản lý xuất nhập khẩu mới phù hợp với yêu cầu hội nhập và các cam kết quốc tế.

+ Thứ sáu, tiếp tục đẩy mạnh vận động các nước công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường, tham gia tích cực vào vòng đàm phán Ðô-ha, tiếp tục thực thi đầy đủ các cam kết gia nhập WTO, tận dụng tốt những quyền lợi mà thành viên WTO được hưởng, xử lý hài hòa, thống nhất mối quan hệ giữa cam kết gia nhập WTO với khuôn khổ pháp lý hiện hành, tạo nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư.

+ Thứ bảy, thực hiện chính sách phát triển kinh tế gắn liền với bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững; xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, chính sách an sinh xã hội, giảm khoảng cách giàu - nghèo trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

+ Thứ tám, xây dựng và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng. Kết cấu hạ tầng tốt sẽ thúc đẩy và tạo điều kiện cho các hoạt động ngoại thương thực hiện có hiệu quả. Đẩy mạnh ứng dụng các phương thức thương mại hiện đại, thương mại điện tử, công nghệ thông tin trong hoạt động thương mại. Xây dựng và củng cố các tiêu chuẩn quản trị chất lượng như ISO, HACCP, ISO-14000, GMP…

+ Thứ chín, phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt chú trọng nâng cao số lượng và chất lượng nguồn nhân lực cho xuất khẩu là yêu cầu cấp bách để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và đảm bảo sự phát triển bền vững của nền kinh tế trong quá trình hội nhập quốc tế. Chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ hoạt động kinh tế đối ngoại có bản lĩnh chính trị, vững vàng trong môi trường vừa hợp tác vừa đấu tranh.

Tiếp tục phát huy tinh thần độc lập, tự chủ, tự cường, với phương châm chủ động, hiệu quả và linh hoạt, phát huy những thành tựu đã đạt được trong hai năm qua, chúng ta tự tin và năng động vượt qua mọi thách thức, phấn đấu giành những thắng lợi mới trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.



Tài liệu tham khảo

Tài liệu tham khảo từ sách :

1. Bùi Xuân Lưu(2002), Giáo trình Kinh tế ngoại thương, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội

2. Võ Thanh Thu (1998),Kinh tế đối ngoại, NXB Thống kê.

Website tham khảo :


  1. Tổng cục thống kê : www.. GSO .gov.vn

  2. www.tapchicongsan.org.vn

  3. www.Kienthuckinhte.com

  4. www.docjax.com

  5. www.diendankinhte.info

  6. Vnexpress.net

  7. Vn.answer.yahoo.com

  8. danketoan.com

  9. Vnecon.com

  10. Saga.vn

  11. Tailieu.vn

  12. business.phanvien.com

  13. vneconomy.vn




Каталог: nonghocbucket -> UploadDocument server07 id24231 50525
UploadDocument server07 id24231 50525 -> Lời mở đầu 1 Chương 1: Sự phát triển của các hệ thống thông tin di động 3
UploadDocument server07 id24231 50525 -> Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
UploadDocument server07 id24231 50525 -> Dự án vie/61/94 Hỗ trợ xúc tiến thương mại và phát triển xuất khẩu ở Việt Nam nguyên tắc marketing
UploadDocument server07 id24231 50525 -> MỤc lục phòng tổ chức nhân sự VÀ tiền lưƠng 11 phòng kiểm tra và kiểm toán nội bộ 12 trung tâm thông tin và CÔng nghệ tin họC 12
UploadDocument server07 id24231 50525 -> Tại các thị trường Nhật, eu, Hoa Kỳ
UploadDocument server07 id24231 50525 -> TÀi liệu tham khảo môn học tư TƯỞng hồ chí minh phần: Tập trích tác phẩm của Hồ Chí Minh TÀi liệU ĐỌc thêM
UploadDocument server07 id24231 50525 -> THỜi kì SƠ khai củA ĐIỆn từ HỌC: 2 những phát hiệN ĐẦu tiên về ĐIỆn và TỪ CỦa ngưỜi hy lạP: 2
UploadDocument server07 id24231 50525 -> MỤc lục danh mục bảng danh mục hình chưƠng I. TỔng quan về CÔng ty 1 SỰ HÌnh thành và phát triển của công ty
UploadDocument server07 id24231 50525 -> Nghiên cứU ĐẶC ĐIỂm nhiễm khuẩn sơ sinh tại khoa nhi bệnh việN Đa khoa trung ƣƠng thái nguyêN

tải về 0.61 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương