ĐẠi học quốc gia thành phố HỒ chí minh trưỜng đẠi học kinh tế luậT



tải về 0.61 Mb.
trang5/8
Chuyển đổi dữ liệu17.07.2016
Kích0.61 Mb.
#1766
1   2   3   4   5   6   7   8

4.2.2.3. Năm 2005

Năm 2004 vừa kết thúc với những thành tựu ngoạn mục của nền kinh tế Việt Nam, tạo đà tăng trưởng quan trọng cho năm 2005, năm đặc biệt quan trọng quyết định thành công của kế hoạch 5 năm 2001-2005. Sản xuất công nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng cao. Xuất khẩu đạt tốc độ tăng trưởng khá, nhập siêu liên tục giảm. Đầu tư nước ngoài tăng khá, tập trung chủ yếu trong dịch vụ và công nghiệp.

Xuất khẩu:

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2005 có tốc độ tăng trưởng cao nhờ cả giá và khối lượng xuất khẩu tăng. Xuất khẩu hàng hóa đạt 32,44 tỉ USD, tăng 22.4% so với 2004.

Xuất khẩu dịch vụ đạt 5,65 tỷ USD, tăng 10,5% so với năm 2004, bằng 12% GDP



Bảng 8 :Kim ngạch xuất khẩu hai năm gần đây (%)




KNXK tăng

(triệu USD)



Trong đó

Do tăng giá XK

Do tăng lượng XK

KN (triệu USD)

Tỷ trọng (%)

KN (triệu USD)

Tỷ trọng (%)

Năm 2004

6,327.0

1,973.4

31.2

4,353.6

68.8

Năm 2005

5,730

3,294.1

57.5

2,436.2

42.5

(Nguồn: Bộ Thương mại)

Các mặt hàng xuất khẩu chính:

+ % tổng kim ngạch : Dầu thô (23%), hàng dệt may (15 %), giày dép (9,3%), hải sản (8,5%), điện tử máy tính (4,5%), gạo (4,3%), cao su (2,4%), cà phê (2,2%).

+ Các mặt hàng có giá xuất khẩu tăng mạnh là dầu thô (40,7%), cà phê (24,7%), than đá (20,7%), cao su (17,9%), chè (15,9%), gạo (14,5%) và hạt điều (12,5%). Các mặt hàng có khối lượng xuất khẩu tăng mạnh bao gồm than đá (53,8%), gạo (28,1%), lạc nhân (26,1%) và cao su (11,9%).

+ Nhóm hàng nhiên liệu thô, sơ chế và gia công vẫn chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Đây là những nhóm mặt hàng xuất khẩu có giá trị gia tăng thấp và có giá xuất khẩu dễ bị giảm sút mạnh theo biến động của thị trường thế giới. Các điều kiện hỗ trợ xuất khẩu cũng còn nhiều hạn chế, bất cập. Kết cấu hạ tầng phục vụ hoạt động xuất khẩu còn thiếu và chưa đảm bảo chất lượng; công tác thông tin, dự báo giá cả, phân tích nguồn hàng, thị trường còn yếu và chưa kịp thời; hoạt động XTTM tuy tiến bộ nhiều song còn thiếu tính chuyên nghiệp cao. Khả năng liên kết, xâu chuỗi, hỗ trợ nhau trong hoạt động xuất nhập khẩu giữa các doanh nghiệp trong nước còn yếu; vai trò các hiệp hội ngành hàng còn chưa thật sự được phát huy.

Các thị trường xuất khẩu của Việt Nam cũng tiếp tục được mở rộng

+ Năm 2005, Việt Nam đã xuất khẩu vào 16 thị trường với kim ngạch trên 500 triệu USD, trong đó có tới 6 thị trường với kim ngạch ước đạt trên 1 tỷ USD: Mỹ (5,82 tỷ USD), Nhật Bản (4,46 tỷ USD), Trung Quốc (2,99 tỷ USD), Úc (2,59 tỷ USD), Singapo (1,66 tỷ USD) và Đức (1,05 tỷ USD). Tính chung kim ngạch xuất khẩu vào 16 thị trường lớn nhất ước đạt 24,91 tỷ USD, chiếm tới 77,3% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá năm 2005.

Hình 1 :Cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam theo thị trường, 2004-2005 (%)





(Nguồn: Bộ Thương mại và Tổng cục Hải quan.)

+ Hầu hết thị trường xuất khẩu vào các khu vực, lãnh thổ đều có sự tăng trưởng kim ngạch khá cao, từ 15% đến 65%, trong đó Châu Á tăng 21,3% (riêng các nước ASEAN tăng 42,6%), Châu Âu tăng 6,7% (riêng EU tăng 8,1%), Châu Mỹ tăng 21,7%, Châu Đại Dương tăng 51% và Châu Phi tăng 83,9%. Cơ cấu thị trường xuất khẩu năm 2005 có sự chuyển dịch tương đối rõ nét với thị phần tăng tại các khu vực/nước như ASEAN, Úc, Nhật Bản, giảm mạnh tại EU, và giảm nhẹ tại thị trường Mỹ, Trung Quốc

Nhập khẩu:

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa năm 2005 ước tính là 36,98 tỉ USD, tăng 15,4% so với 2004 Tuy nhiên, đây là năm có tốc độ tăng nhập khẩu hàng hóa thấp nhất kể từ năm 2002, thấp hơn nhiều mức tăng trung bình 19,1%/năm trong giai đoạn 2001-2005.

Các mặt hàng nhập khẩu chính (2005, % tổng kim ngạch):

+ nhóm hàng máy móc - thiết bị - phụ tùng :kim ngạch nhập khẩu năm 2005 ước đạt 13,28 tỷ USD, chiếm 36,1% tổng kim ngạch nhập khẩu, tăng 28,5% so với 2004.

+ nhóm hàng nguyên, nhiên, vật liệu: kim ngạch nhập khẩu đạt gần 22,5 tỷ USD, chiếm 61,2% tổng kim ngạch nhập khẩu, tăng 14,7%.

+ Lưu ý là một số mặt hàng là đầu vào sản xuất có kim ngạch nhập khẩu giảm mạnh so với năm 2004 là urê (giảm 40%), phân bón các loại (giảm 21,7%), bông (giảm 14,7%).

+ nhóm hàng tiêu dung: kim ngạch nhập khẩu ước đạt 994 triệu USD, giảm tới 50,5% so với năm 2004 và chỉ chiếm tỷ trọng là 2,7% trong tổng kim ngạch nhập khẩu.

+ Riêng đối với mặt hàng xăng dầu, mặc dù khối lượng nhập khẩu chỉ tăng 2,6%, song do giá tăng mạnh, nên kim ngạch nhập khẩu đã tăng tới 35,6% (xấp xỉ 1,4 tỷ USD, chiếm 28,4% phần kim ngach nhập khẩu tăng). Tuy nhiên, cũng có 2 mặt hàng quan trọng có giá nhập khẩu giảm là phôi thép (giá giảm 1,5%) và bông (giá giảm 20,6%).

Cơ cấu thị trường nhập khẩu theo châu lục: có sự chuyển dịch ngược lại so với năm 2004.

+ Năm 2005, Việt Nam chủ yếu nhập khẩu từ thị trường Châu Á, khoảng 29,7 tỷ USD, tăng 17,6%, trong đó, chỉ riêng thị trường ASEAN đã chiếm tới 25,4% tổng kim ngạch nhập khẩu, tăng 20,7%. Tỷ trọng nhập khẩu từ các châu lục còn lại, trừ Châu Phi, đều giảm đáng kể. Riêng 13 thị trường quốc gia, vùng lãnh thổ nhập khẩu lớn nhất (có kim ngạch nhập khẩu trên 600 triệu USD) đã chiếm tới 84,1% kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của cả nước, với tổng kim ngạch là 31 tỷ USD.

+ Vị trí xếp hạng về thị phần nhập khẩu của 5 thị trường nhập khẩu chính của Việt Nam về cơ bản vẫn như năm 2004, lần lượt là: Trung Quốc (15,4%), Xingapo (12,7%), Đài Loan (11,7%), Nhật Bản (11,1%) và Hàn Quốc (10%).

Mức tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu năm 2005 chậm lại có phần đáng kể nhờ công tác điều hành xuất nhập khẩu đã có sự phối hợp khá chặt chẽ giữa doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước, đặc biệt là trong công tác quản lý nhập khẩu đối với các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, phân bón.

Tuy nhiên, xét theo cơ cấu nhập khẩu, tỷ trọng nhập khẩu máy móc, thiết bị tiên tiến, công nghệ nguồn vẫn còn thấp. Trong hoạt động nhập khẩu hàng hóa, chất lượng thông tin, dự báo thị trường và diễn biến giá cả các loại hàng hoá nhập khẩu chưa cao, nên việc nhập khẩu còn bị động và nhiều khi có những tác động bất lợi cho hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh trong nước.

Tổng kim ngạch nhập khẩu dịch vụ năm 2005 ước đạt 5,1 tỷ USD, tăng 7,6% so với năm 2004. Chi vận tải quốc tế cho hàng hoá nhập khẩu là nhập khẩu dịch vụ chủ yếu, ước khoảng 46% tổng kim ngạch nhập khẩu dịch vụ. Ước tính kim ngạch chi trả nước ngoài cho du lịch là 900 triệu USD (tăng 16,5%); dịch vụ hàng không là 650 triệu USD; dịch vụ hàng hải là 170 triệu USD; và dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm là 330 triệu USD. Với mức nhập khẩu lớn hơn, năm 2005 Việt Nam nhập siêu thương mại dịch vụ trên 840 triệu USD.

Thâm hụt thương mại: 4,65 tỉ USD (giảm từ mức thâm hụt 5,45 tỷ USD năm 2004).

Tuy tốc độ tăng của xuất khẩu có xu hướng cao hơn nhiều so với tốc độ tăng của nhập khẩu (năm 2005, tăng xuất khẩu là 21,6%, nhập khẩu là 15,7%), song kim ngạch nhập khẩu luôn lớn hơn xuất khẩu, cán cân thương mại của Việt Nam vẫn đang ở tình trạng thâm hụt.

Cụ thể, năm 2005, trong khi xuất khẩu của Việt Nam đạt kim ngạch 32,44 tỷ USD thì nhập khẩu cũng tăng lên tới 36,97%. Xu hướng này không hoàn toàn có ý nghĩa tiêu cực, đây cũng là xu thế tất yếu của các nước đang trong giai đoạn đầu tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa cần nhập nhiều thiết bị, công nghệ máy móc nhằm nâng cao trình độ kỹ thuật cho sản xuất trong nước. Song bên cạnh đó cơ cấu xuất nhập khẩu của Việt Nam vẫn còn nhiều tồn tại gây hạn chế khả năng đóng góp của xuất, nhập khẩu vào tăng trưởng.

Nhận xét chung về Giai đoạn 2001-2005:

Trong thời kì đổi mới, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam mỗi năm tăng khoảng 20%, nhờ đó đã đưa tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam từ mức khoảng nửa tỷ USD/năm trong những năm trước đổi mới lên 26 tỷ USD năm 2004 và 32,23 tỷ USD năm 2005.

Như vậy sau 20 năm đổi mới, ngoại thương Việt Nam đã có mức phát triển vượt bậc với mức kim ngạch xuất nhập khẩu từ 113,439 tỷ USD trong giai đoạn 1996-2000 đã tăng lên hơn 2 lân vào 2001-2005, đạt 240,981 tỷ USD. Điều này cho thấy, việc Việt Nam gia nhập vào các tổ chức quốc tế như ASEAN(năm 1995), ký hiệp định hợp tác kinh tế - thương mại với EU(năm 1995), tham gia Chương trình Thuế quan ưu đãi có Hiệu lực chung (CEPT) từ năm 1996, gia nhập APEC (năm 1998) đã giúp nước ta ngày càng mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới, tạo điều kiện giao lưu , hợp tác, phát triển nền kinh tế- xã hội nói chung và của ngoại thương nói riêng.

Hình 2: Tổng mức lưu chuyển ngoại thương Việt Nam theo thời kỳ 5 năm từ 1986-2005

Đơn vị tính: Triệu USD



( Số liệu : Tổng cục thống kê )

Tuy nhiên tình hình xuất nhập khẩu Việt Nam trong giai đoạn này còn tồn tại một số khuyết điểm sau:


  • Thứ nhất, mặc dù xuất khẩu đã tăng trưởng rất nhanh trong thời kỳ sau đổi mới, nhưng cơ cấu xuất khẩu lại hầu như không có nhiều thay đổi, chỉ thiên về xuất khẩu nông sản chưa chế biến (lúa gạo, cà phê, thủy sản,…) và khoáng sản (chủ yếu là dầu thô), những mặt hàng có hàm lượng công nghệ, chất lượng cao xuất khẩu còn ít. Tỷ trọng hàng hóa công nghệ cao xuất khẩu trên tổng giá trị chế biến hàng xuất khẩu của Việt Nam chỉ khoảng 8,2%, thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực, so với Malaixia là 67%; Trung Quốc là 39%; Thái Lan là 49%; Philippin 33% và Inđônêxia 18% (năm 1999).

  • Thứ hai, nước ta hiện nay vẫn chưa xây dựng được mạng lưới các ngành công nghiệp phụ trợ phục vụ trực tiếp cho các hoạt động sản xuất để xuất khẩu. Ngành sản xuất xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là nhập khẩu nguyên liệu để gia công như ngành da giày, may mặc,…

  • Thứ ba, tỷ trọng hàng nhập khẩu phục vụ cho tiêu dùng và nguyên, vật liệu trong cơ cấu hàng nhập khẩu tuy đã giảm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn, tỷ trọng nhập khẩu máy móc, thiết bị, công nghệ còn khiêm tốn.

- Xuất khẩu :

+ Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá giai đoạn 2001-2005 đạt 110,83 tỷ USD, gấp hơn 2 lần giai đoạn 1996-2000, bình quân mỗi năm tăng 17,5%



+ Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu có sự chuyển dịch tiến bộ. Trong giai đoạn 1991-1995, hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam gồm dầu thô, thủy sản, gạo, dệt may, cà phê, lâm sản, cao su, lạc, hạt điều. Đến năm 2005, các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là dầu thô, dệt may, giày dép, thủy sản, sản phẩm gỗ, điện tử và gạo  Cơ cấu này phản ánh xu hướng gia tăng các chủng loại mặt hàng chế biến, chế tạo, và sự giảm đi về tỷ trọng của các mặt hàng xuất khẩu thô, chủ yếu là các mặt hàng nông, lâm, hải sản và khoáng sản. Dù có sự tiến bộ như vậy, nhưng các mặt hàng xuất khẩu thô của Việt Nam đến nay vẫn còn chiếm tỷ trọng cao, đòi hỏi một sự nỗ lực lớn hơn nữa để tăng nhanh các mặt hàng công nghiệp xuất khẩu.

Bảng 9: Trị giá xuất khẩu một số mặt hàng chủ yếu của Việt Nam

giai đoan 2000-2005

 

Đơn vị

2000

2001

2002

2003

2004

2005

Dầu thô

Nghìn tấn

15423.5

16731.6

16876.0

17142.5

19500.6

17966.6

Than đá

"

3251.2

4291.6

6047.3

7261.9

11636.1

17987.8

Thiếc

"

3.3

2.2

1.7

2.0

1.8




Hàng điện tử, máy tính và linh kiện

Triệu USD

788.6

709.5

605.4

854.7

1062.4

1427.4

Giày, dép

"

1471.7

1587.4

1875.2

2260.5

2691.1

3038.8

Hàng dệt, may

"

1891.9

1975.4

2732.0

3609.1

4429.8

4772.4

Hàng rau, hoa, quả

"

213.1

344.3

221.2

151.5

177.7

235.5

Hạt tiêu

Nghìn tấn

36.4

57.0

78.4

73.9

110.5

109.9

Cà phê

"

733.9

931.1

722.2

749.4

976.2

912.7

Cao su

"

273.4

308.1

454.8

432.3

513.4

554.1

Gạo

"

3476.7

3720.7

3236.2

3810.0

4063.1

5254.8

Hạt điều nhân

"

34.2

43.6

61.9

82.2

104.6

109.0

Lạc nhân

"

76.1

78.2

106.1

82.4

46.0

54.7

Chè

Nghìn tấn

55.7

67.9

77.0

58.6

104.3

91.7

Gỗ và sản phẩm gỗ

Triệu USD

311.4

343.6

460.2

608.9

1101.7

1561.4

Hàng thủy sản

Triệu USD

1478.5

1816.4

2021.7

2199.6

2408.1

2732.5

Каталог: nonghocbucket -> UploadDocument server07 id24231 50525
UploadDocument server07 id24231 50525 -> Lời mở đầu 1 Chương 1: Sự phát triển của các hệ thống thông tin di động 3
UploadDocument server07 id24231 50525 -> Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
UploadDocument server07 id24231 50525 -> Dự án vie/61/94 Hỗ trợ xúc tiến thương mại và phát triển xuất khẩu ở Việt Nam nguyên tắc marketing
UploadDocument server07 id24231 50525 -> MỤc lục phòng tổ chức nhân sự VÀ tiền lưƠng 11 phòng kiểm tra và kiểm toán nội bộ 12 trung tâm thông tin và CÔng nghệ tin họC 12
UploadDocument server07 id24231 50525 -> Tại các thị trường Nhật, eu, Hoa Kỳ
UploadDocument server07 id24231 50525 -> TÀi liệu tham khảo môn học tư TƯỞng hồ chí minh phần: Tập trích tác phẩm của Hồ Chí Minh TÀi liệU ĐỌc thêM
UploadDocument server07 id24231 50525 -> THỜi kì SƠ khai củA ĐIỆn từ HỌC: 2 những phát hiệN ĐẦu tiên về ĐIỆn và TỪ CỦa ngưỜi hy lạP: 2
UploadDocument server07 id24231 50525 -> MỤc lục danh mục bảng danh mục hình chưƠng I. TỔng quan về CÔng ty 1 SỰ HÌnh thành và phát triển của công ty
UploadDocument server07 id24231 50525 -> Nghiên cứU ĐẶC ĐIỂm nhiễm khuẩn sơ sinh tại khoa nhi bệnh việN Đa khoa trung ƣƠng thái nguyêN

tải về 0.61 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương