ĐẠi học quốc gia thành phố HỒ chí minh đẠi học khoa học xã HỘi và nhân văn khoa đỊa lý



tải về 5.57 Mb.
trang3/9
Chuyển đổi dữ liệu09.06.2018
Kích5.57 Mb.
#39771
1   2   3   4   5   6   7   8   9

III. Ô NHIỄM

1. Khái niệm

1.1 Khái niệm ô nhiễm môi trường.

- Theo điều 3.6 Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam - 2005:

“Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật”.

-Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO: World Health Organization):

“Ô nhiễm môi trường là việc chuyển các chất thải hoặc nguyên liệu vào môi trường đến mức có khả năng gây hại cho sức khỏe con người và sự phát triển sinh vật hoặc làm giảm chất lượng môi trường sống”.

-Theo Giáo sư Tiến sĩ Khoa Học Lê Hy Bá

“Ô nhiễm môi trường là hiện tượng suy giảm chất lượng môi trường quá một giới hạn cho phép, đi ngược lại mục đích sử dụng môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và sinh vật”

1.2. Khái niệm ô nhiễm môi trường đất.

-Theo Giáo sư Tiến sĩ Khoa Học Huy Bá

“Ô nhiễm môi trường đất là sự thay đổi về thành phần và các tính chất lý, hóa, sinh của đất vượt quá mức bình thường, sự thay đổi này đã làm thay đổi tính chất của đất, khiến cho đất không còn phù hợp với mục đích sử dụng”.

Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường đất là do quá trình lan truyền các chất ô nhiễm từ môi trường không khí, môi trường đất và môi trường nước, các chất thải rắn trong trong hoạt động công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.



2.Tình hình ô nhiễm môi trường đất trên thế giới và Việt Nam

2.1.Tình hình ô nhiễm môi trường đất trên thế giới

Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường đất nói chung rất nhiều nhưng trước nhất và quan trọng nhất phải nói là do việc thải bỏ không hợp lý những chất thải không hợp lý những chất thải dưới dạng đặc hay lỏng từ các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt,…. Làm cho đất bị ô nhiễm bẩn, thậm chí hoại cả môi trường đất, làm cho đất không còn khả năng sản xuất được.

Từ năm 1990 trở lại đây, một số nước giàu như Mỹ, Canada, Anh, Đức,…đã xuất sang các nước nghèo một lượng rác khổng lồ khoảng 4 triệu tấn/năm. Từ năm 1976, nước Mỹ còn ban hành một hình phạt rất nặng nề việc xử lý chất thải không đúng. Ở Mỹ, muốn xử lý một tấn rác tốn 276 đô la, còn tống ra nước ngoài mất có 36 đô la. Hàng năm, cả thế giới có tất cả 45.000 triệu tấn chất thải. Tuy Mỹ chỉ chiếm 5% dân số thế giới nhưng hơn 25% lượng chất thải từ thế giới là nước Mỹ mà ra. Năm 1989, hơn 100 nước trên thế giới đã cùng nhau ký công ước xuất khẩu rác.

Do tốc độ phát triển công nghiệp như vũ bão và vậy lượng chất thải trên thế giới ngày một tích lũy nhiều them. Ở các nước công nghiệp, người ta còn biến lòng đất thành nơi chôn cất bã phóng xạ, chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt.

Ở Mỹ có 76.000 bãi rác công nghiệp không được thiêu đốt. Ở Đan Mạch có 3.200 bãi thải, trong đó có 500 bãi thải hóa chất. Ở Nhật mỗi năm có hơn 50 triệu chất thải công nghiệp.

Các phế thải công nghiệp rắn tạo nên nguồn quan trọng các chất gây ô nhiễm đất do các sản phẩm hóa học độc hại gây ra. Theo ước tính, trong số 50% các phế thải công nghiệp có tới 15% có khả năng gây độc hại nguy hiểm. Ở Mỹ, gần 106 tấn chất thải bỏ không cháy, axit ăn mòn hoặc gây độc hại được xả bừa bãi ra môi trường xung quanh. Nếu tính theo đầu người là 20kg chất thải công nghiệp/năm. Những chất hóa học độc hại thường gặp ở trong đất là asen, flo, chì,…

Các chất phóng xạ từ các vụ nổ bom hạt nhân hoặc các chất thải phóng xạ phát ra từ các trung tâm công nghiệp hoặc trung tâm nghiên cứu khoa học lắng xuống mặt đất và được tích tụ lại trong đất như các C14, Sr90, Cs,…Ngoài ra, còn có các yếu tố vi lượng như Be, Bo, Se,…Các chất thải trên có thể lắng xuống mặt đât và tích tụ ở đó. Như chất phóng xạ C14 xâm nhập vào cơ thể động vật và vào đất. C14 tham gia chuyển hóa cacbon trong cây cỏ,…một số thực vật trên đất như nấm, địa y tích tụ C3 gây nguy hại cho động vật ăn phải thực vật đó.

Các chất rắn vô cơ có kích thước lớn như vật liệu xây dựng, phế liệu sắt, thép,…hoặc các chat nhựa tổng hợp, Polyetilen,…bền vững trong đất. Chúng khó bị phân hủy và khi thải vào đất sẽ ngăn cản sự phát triển của thảm thực vật, thay đổi cấu trúc đất và địa hình. Vì thế, người ta thường tận dụng các loại này để san nền hoặc sử dụng lại.

Trên đất nông nghiệp với mục đích nâng cao năng suất, san lượng, con người đã dung nhiều loại phân hóa học, làm cho đất ngày càng bị ô nhiễm bởi hóa chất.

Hiện nay, nhân loại đã mất đi 500 triệu ha đất đai canh tác trong suốt lịch sử của mình.



2.2 Tình hình ô nhiễm môi trường đất ở Việt Nam.

Hà nội và Thành phố Hồ Chí Minh là 2 nơi tập trung nhiều khu sản xuất lớn, nơi có mật độ dân số khá cao nên dẫn đến ô nhiễm đất nhiều nhất so với các nơi khác trên cả nước.

Sau đây chỉ nêu lên một số tình hình xử lý những chất thải bỏ trong sinh hoạt của Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh làm điển hình

Hà Nội với diện tích 4.300 ha rừng nhưng mới chỉ giành riêng có 120 chỗ tập trung rác, thật là vô cùng ít so với thủ đô gần 2 triệu dân. Mỗi ngày Hà Nội có 2.000m3 rác, 200m3 chất thải, 400.000m3 nước thải công nghiệp, có 24 bệnh viện lớn và hang nghìn phòng khám, hang ngày thải đổ ra cống rãnh thành phố không biết bao nhiêu chất thải bẩn mà chưa qua xử lý nước. Mỗi con lợn hang năm bài tiết từ 3.000-4.000kg phân và nước tiểu, nhưng một số hộ gia đình vẫn nuôi lợn giữa thành phố và tống luôn phân vào nhà xí hoặc tuôn luôn ra cống rãnh công cộng… Hà Nội có 143 dự án của 22 nước đầu tư xây dựng nhưng rất ít có dự án nào để đề cập đến vấn đề xử lý chất thải…

-Thành phố Hồ Chí Minh – thành phố đông dân nhất nước, mỗi ngày sản sinh ra hơn 3000 tấn rác, đặc biệt nghiêm trọng là trong đó có từ 80 – 100 tấn rác từ các bệnh viện. Mỗi ngày thành phố xử lý hơn 8.000 tấn rác, trong đó 5.895 tấn rác là rác hữu cơ, 2.300 tấn xà bần các loại. Tình trạng ùn tắc rác, không xử lý rác kịp. Rác là những chất thải bẩn là thành phần và cũng là nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm môi trường đất. Trong những năm trở lại đây, quá trình đô thị hóa phát triển nhanh chóng, quy mô các thành phố hiện có không đủ sức chứa với số dân hiện tại, thêm vào đó làn sóng di cư tìm nguồn lao động, một bộ phận sống lang thang mà xã hội không quản lý hết đã góp phần không nhỏ làm ô nhiễm môi trường đất ở những thành phố.

3. Phân loại đất bị ô nhiễm:

Người ta có thể phân loại đất bị ô nhiễm theo các nguồn gốc phát sinh hoặc theo các tác nhân gây ô nhiễm. Nếu theo nguồn gốc phát sinh có:


  • Ô nhiễm đất do các chất thải sinh hoạt.

  • Ô nhiễm đất do chất thải công nghiệp.

  • Ô nhiễm đất do hoạt động nông nghiệp.

Tuy nhiên, môi trường đất có những đặc thù và một số tác nhân gây ô nhiễm có thể cùng một nguồn gốc nhưng lại gây tác động bất lợi rất khác biệt. Do đó, người ta còn phân loại ô nhiễm đất theo các tác nhân gây ô nhiễm:

  • Ô nhiễm đất do tác nhân hoá học: Bao gồm phân bón N, P (dư lượng phân bón trong đất), thuốc trừ sâu (clo hữu cơ, DDT, lindan, aldrin, photpho hữu cơ v.v.), chất thải công nghiệp và sinh hoạt (kim loại nặng, độ kiềm, độ axit v.v...).

  • Ô nhiễm đất do tác nhân sinh học: Trực khuẩn lỵ, thương hàn, các loại ký sinh trùng (giun, sán v.v...).

  • Ô nhiễm đất do tác nhân vật lý: Nhiệt độ (ảnh hưởng đến tốc độ phân huỷ chất thải của sinh vật), chất phóng xạ (U ran, Thori, Sr90, I131, Cs137).

  • Chất ô nhiễm đến với đất qua nhiều đầu vào, nhưng đầu ra thì rất ít. Đầu vào có nhiều vì chất ô nhiễm có thể từ bầu không khí, từ nước chảy vào, do con người trực tiếp thải vào đất.

Đầu ra rất ít vì nhiều chất ô nhiễm sau khi thấm vào đất sẽ lưu lại trong đó. Hiện tượng này khác xa với hiện tượng ô nhiễm nước sông, ở đây chỉ cần chất ô nhiễm ngừng xâm nhập thì khả năng tự vận động của không khí và nước sẽ nhanh chóng tống khứ chất ô nhiễm ra khỏi chúng. Đất không có khả năng này, nếu thành phần chất ô nhiễm quá nhiều, con người muốn khử ô nhiễm cho đất sẽ gặp rất nhiều khó khăn và tốn nhiều công sức.

Tuy nhiên, với tốc độ phát triển công nghiệp nhanh như hiện nay thì vấn đề ô nhiễm do chất thải đô thị, đặc biệt là ở các dạng rắn, lỏng và khí là vấn đề lớn, thu hút sự quan tâm của mọi người.



4. Nguyên nhân, cơ chế tác động của các loại chất thải công nghiệp đối với môi trường đất.

    1. Chất thải rắn công nghiệp (CTRCN)

Việt Nam đang trong thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa nên tốc độ đô thị hóa vô hình thành các khu công nghiệp ngày một tăng nhanh.Tuy nhiên quá trình chuyển đổi cơ cấu trong công nghiệp nhanh chóng xuất hiện ở Việt Nam không tương ứng với những chú trọng về những vấn đề môi trường mà là một tất yếu gây ra nhiều vấn đề môi trường. Một trong những vấn đề chính là chất thải rắn công nghiệp (CTRCN).

Ở nước ta chính sách quản lí môi trường vẫn chưa chặt chẽ và đặc biệt là vào lúc này là trường hợp cho quản lí CTRCN. Một vài tổ chức có liên quan đến hệ thống quản lí CTRCN nhưng hệ thống còn nhiều rối rắm. Chính phủ không thể thu thập và xử lí chúng một cách có hiệu quả và triệt để. Nghĩa là những nguy hiểm đang đe dọa môi trường vì phần lớn CTRCN là chất độc hại.

Chất thải rắn công nghiệp là tất cả những vật chất ở dạng rắn được thải vào môi trường sau một quá trình sản xuất công nghiệp.Trong CTRCN có chứa 35-41% các chất có tính độc hại cao.

Thành phần CTRCN thường rất phức tạp. Các chất rắn vô cơ có kích thước lớn như vật liệu xây dựng, phế liệu sắt, thép,…hoặc các chat nhựa tổng hợp, Polyetilen,…bền vững trong đất. Chúng khó bị phân hủy và khi thải vào đất sẽ ngăn cản sự phát triển của thảm thực vật, thay đổi cấu trúc đất và địa hình. Vì thế, người ta thường tận dụng các loại này để san nền hoặc sử dụng lại. Hoạt động tiểu thủ công nghiệp thường thải ra chất thải rắn là: sản xuất các sản phẩm tẩy rửa, nước chấm, sơn,in ấn; sản xuất hàng mỹ nghệ, đan lát,....CTRCN là chất thải rắn phát sinh ở các cơ sở sản xuất công nghiệp bao gồm chất thải rắn phát sinh từ các dây chuyền sản xuất ( nguyên - nhiên liệu, sản phẩm/bán sản phẩm phế thải, từ hệ thống xử lí chất thải, từ hoạt động của cán bộ và công nhân ở cơ sở sản xuất). Các CTRCN có thể được thu gom đem xử lí riêng hoặc đổ chúng vào bãi thải đô thị.

Lượng CTRCN thường chiếm 15-20% tổng lượng chất thải rắn đô thị. Tổng chất thải rắn phát sinh từ các đô thị và khu công nghiệp trong cả nước tích dần những năm cuối thập kỉ 90của thế kỉ XX đã lên tới khoảng 11728 tấn/ngày. Trong đó rác thải sinh hoạt là 7190 tấn, chất thải rắn xây dựng là 1789 tấn, chất thải rắn công nghiệp là 25000 tấn, rác thải bệnh viện là 240 tấn. Nhiều cơ sở hạ tầng còn yếu kém, thiếu đồng bộ nên mới chỉ thu gom được gần 55% lượng chất thải này.

Tới năm 2010 ở Việt Nam tổng lượng chất thải rắn phát sinh trong ngày sẽ là 32575 tấn (gấp 2,77 lần so với thập kỉ 90 của XX), dự báo năm 2020 con số này lên tới 59533 tấn (gấp 5,07 lần). Tới những năm đó khối lượng chất thải rắn phải phân loại, thu gom vận chuyển và xử lí là 2350 tấn/ngày.

CTRCN sinh ra trong nhà máy có những đặc điểm thuận lợi trong việc quản lý chất thải là:


  • Nguồn thải tập trung nằm ngay trong nhà máy

  • Cơ sở sản xuất có trách nhiệm, có nhân viên thu gom tại nhà máy.

  • Có dụng cụ chứa chuyên dùng được nhà máy đầu tư.

  • Chi phí cho xử lý, quản lý chất thải nằm trong hạch toán giá thành sản phẩm.

  • Đã có luật môi trường, quy chế về quản lý chất thải nguy hại.

Tuy nhiên, chất thải rắn công nghiệp có đặc điểm là có tính độc hại cao hơn rác sinh hoạt, do đó chúng cần được kiểm soát chặt chẽ theo quy định.

Một số chất thải rắn là những chất có tính độc hại tức thời đáng kể hoặc tiềm ẩn đối với con nguời và các sinh vật khác do:



  • Không phân hủy sinh học hay tồn tại lâu bền trong tự nhiên.

  • Gia tăng số lượng đáng kể không thể kiểm soát.

  • Liều lượng tích lũy đến một mức độ nào đó sẽ gây tử vong hay gây ra tác động tiêu cực.

Các chất thải được phân loại là chất thải nguy hại khi có ít nhất một trong các tính chất sau:

  • Dễ nổ (N)

Các chất thải ở thể rắn hoặc lỏng mà bản thân chúng có thể nổ do kết quả của  phản ứng hoá học (tiếp xúc với ngọn lửa, bị va đập hoặc ma sát), tạo ra các loại khí ở nhiệt độ, áp suất và tốc độ gây thiệt hại cho môi trường xung quanh.

  • Dễ cháy (C)

  • Chất thải lỏng dễ cháy

Là các chất lỏng, hỗn hợp chất lỏng hoặc chất lỏng chứa chất rắn hoà tan hoặc lơ lửng có nhiệt độ chớp cháy không quá 550C.

  • Chất thải rắn dễ cháy

Là các chất rắn có khả năng sẵn sàng bốc cháy hoặc phát lửa do bị ma sát trong các điều kiện vận chuyển.

  • Chất thải có khả năng tự bốc cháy

Là chất rắn hoặc lỏng có thể tự nóng lên trong điều kiện vận chuyển bình thường, hoặc tự nóng lên do tiếp xúc với không khí và có khả năng bắt lửa.

  • Ăn mòn (AM)

Các chất thải, thông qua phản ứng hoá học, sẽ gây tổn thương nghiêm trọng các mô sống khi tiếp xúc, hoặc trong trường hợp  rò  rỉ  sẽ phá huỷ  các loại vật liệu, hàng hoá và  phương tiện vận chuyển. Thông thường đó là các chất hoặc hỗn hợp các chất có tính axit mạnh (pH nhỏ hơn hoặc bằng 2), hoặc kiềm mạnh (pH lớn hơn hoặc bằng 12,5).

  • Oxi hoá (OH)

Các chất thải có khả năng nhanh chóng thực hiện phản ứng oxy hoá toả nhiệt mạnh khi tiếp xúc với các chất khác, có thể gây ra hoặc góp phần đốt cháy các chất đó.

  • Gây nhiễm trùng (NT)

Các chất thải chứa các vi sinh vật hoặc độc tố được cho là gây bệnh cho con người và động vật.

  • Có độc tính (Đ)

  • Độc tính cấp

Các chất thải có thể gây tử vong, tổn thương nghiêm trọng hoặc có hại cho sức khoẻ qua đường ăn uống, hô hấp hoặc qua da.

  • Độc tính từ từ hoặc mãn tính

Các chất thải có thể gây ra các ảnh hưởng từ từ hoặc mãn tính, kể cả gây ung thư, do ăn phải, hít thở phải hoặc ngấm qua da.

  • Có độc tính sinh thái (ĐS)

Các chất thải có thể gây ra các tác hại ngay lập tức hoặc từ từ đối với môi trường, thông qua tích luỹ sinh học và tác hại đến các hệ sinh vật.

4.1.1. Nguyên nhân

Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên như:



  • Hệ thống các biện pháp và quy trình về bỏ vệ môi trường còn thiếu và không đồng bộ.

  • Tổ chức quản lí và kiểm soát chất thải rắn còn xảy ra chồng chéo hoặc bỏ lọt ở một số địa phương.

  • Năng lực hoạt động của các cơ sở còn nhiều hạn chế.

  • Các khu công nghiệp chưa quy hoạch các bãi chôn lắp chất thải, có nhiều nơi xảy ra sự cố môi trường như tràn nước rác.

  • Ý thức chấp hành pháp luật của nhà sản xuất còn yếu kém.

  • Đầu tư tài chính chưa cân đối và chưa đẩy mạnh xã hội hóa lĩnh vực này.

4.1.2 Tác đông của CTRCN đến môi trường đất:

Phần lớn lượng chất thải rắn công nghiệp được sử dụng để tái chế các sản phẩm khác. Hơn nữa, nguồn phát sinh chất thải rắn công nghiệp chủ yếu là các khu công nghiệp, khu chế xuất và các nhà máy lớn mà ở đây đã có quy trình xử lý và tái chế chất thải rắn khép kín. Do vậy lượng chất thải rắn thực sự thải ra môi trường và ảnh hưởng xấu tới môi trường đất không lớn và không sâu sắc như tác động của nước thải công nghiệp chưa qua xử lý (như vụ nhà máy bột ngọt Vedan gây ô nhiễm cho dòng sông Thị Vải,…). Mặt khác ảnh hưởng của chất thải đến môi trường thường được nghiên cứu và đánh giá trên các phương diện tổng thể cả về môi trường đất, nước, không khí.

Một số ví dụ về việc sử dụng chất thải rắn công nghiệp để tái chế các sản phẩm khác:



  • Ngành may mặc, dệt nhuộm: vải vụn do có giá trị thấp, đòi hỏi một khối lượng lớn và qui trình tái chế phức tạp nên ít được vận dụng, chỉ một phần được sử dụng lại cho mục đích khác như làm giẻ lau nhà, đan thành tấm chà chân; xơ sợi phế phẩm được dùng để nhồi vào thú bông, tận dụng làm đệm…Khả năng tái sử dụng ở ngành này nhìn chung là thấp do đa số các thành phần chất thải này bị đổ bỏ chung với rác sinh hoạt. Mặt khác, trên thực tế các ngành này không có xu hướng tái chế tại chỗ mà thường đổ bỏ họac bán với giá rẻ cả một số lượng lớn. Do chất thải loại này trên thị trường sử dụng không nhiều và giá thành sản phẩm tương đối rẻ nên có ít cơ sở tái sử dụng và chủ yếu chỉ làm bằng thủ công.

  • Ngành chế biến thực phẩm: bao bì bằng giấy, nhựa… bán lại cho các cơ sở tái chế giấy, tái chế nhựa, còn thành phấn chủ yếu là chất thải hữu cơ thì thích hợp làm phân bón và thức ăn gia súc. Tuy nhiên do khả năng thu gom và quản lý chưa thích hợp nên phần lớn lượng rác này được đưa đến các bãi chôn lấp hoặc bị thải bỏ bừa bãi. Hơn nữa, các hạn chế trong việc chế biến thành phân compost như đòi hỏi chất thải phải được loại bỏ khỏi tạp chất, quỹ đất hạn hẹp của thành phố, sự ô nhiễm môi trường xung quanh…cũng hạn chế khả năng tái sử dụng loại chất thải này.

  • Ngành sản xuất thủy tinh: chai lọ thủy tinh phế phẩm, mảnh vỡ thủy tinh…được tái sản xuất tại nhà máy hoặc được các cơ sở tái chế thu gom gần như toàn bộ.

  • Ngành giấy và bột giấy: giấy vụn, bột giấy, các loại giấy phế phẩm thường được tái chế ngay tại nhà máy. Phần bột giấy lẫn trong nước thải được tuần hoàn trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên trên thực tế, do công nghệ sản xuất và thiết bị xử lý của một số nhà máy quá lạc hậu nên có một lượng lớn bột giấy lẫn trong nước thải và bị đổ bỏ chung với nước thải. Đây là nguồn ô nhiễm chính trong nghành công nghiệp này.

  • Ngành sản xuất gỗ: gỗ vụn, mạt cưa, dăm bào…được tận dụng lại làm chất đốt.

  • Ngành cơ khí-luyện kim: kim loại phế thải, vụn sắt được tái chế ngay trong nhà máy. CÁc phế thải có lẫn nhiều tạp chất được bán cho các cơ sở tái chế khác bên ngòai nhà máy hoặc đổ bỏ. Xỉ được bán với giá rẻ hoặc dùng san lấp mặt bằng.

  • Ngành sản xuất nhựa – plastic : hầu như tất cả các loại nhựa phế phẩm, bao bì nylon, ống nước PVA,…đều được tái sử dụng hoặc tái chế thành hững sản phẩm khác ngay tại nhà máy hoặc được bán cho các cơ sở tái chế khác ngoài nhà máy .

  • Ngành sản xuất hóa chất : thường chỉ có bao bì, chai lọ phế thải là có thể được tận dụng để tái chế thành những sản phẩm khác. Ngoài ra còn có một lượng nhỏ các hóa chất, dung môi có thể tái sinh, tận dụng lại trong sản xuất.

Đánh giá tỉ lệ % khả năng tái chế chất thải của từng ngành sản xuất công nghiệp( trừ công nghiệp khai khoáng):
Chế biến thực phẩm: 60 - 80%
Dệt nhuộm, may mặc: 80 – 90%
Thủy tinh: 100%
Giấy và bột giấy: 100%
Gỗ: 80 – 95%
Cơ khí: 90 – 100%
Hóa chất – Xi mạ: 30%
Luyện kim: 70 – 90%
Nhựa – plastic: 100%
Điện tử: 50 – 80%.

4.2 chất thải lỏng (nước thải công nghiệp)

Nước thải công ngiệp là dung dịch thải ra từ các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp vào nguồn tiếp nhận nước thải. (theo QCVN 24-2009).


Trong quá trình sản xuất các nguồn nước thải công nghiệp hình thành do:

  • Nước thải hình thành do phản ứng hóa học (chúng bị ô nhiễm bởi tác chất và các sản phẩm của phản ứng).

  • Nước ở dạng ẩm tự do và liên kết trong nguyên liệu và chất ban đầu, được tách ra trong quá trình chế biến.

  • Nước rửa nguyên liệu, sản phẩm, thiết bị.

  • Nước hấp thu, nước làm nguội.

4.2.1 nguyên nhân gây ô nhiễm

Nước thải công nghiệp chứa nhiều các chất vô cơ (như các kim loại nặng, các hợp chất nito, photpho, lưu huỳnh, các cặn lắng vô cơ…) các chất hữu cơ đặc biệt là lignin, chất hữu cơ tổng hợp, dung môi hữu cơ…các chất dầu mỡ, các chất tẩy rửa.. mà thành phần chất ô nhiễm phụ thuộc vào đặc trưng ngành công nghiệp (đặc trưng bằng chỉ số COD, BOD,SS…)

Con người khai thác các nguồn nước tự nhiên để cung cấp nước cho các nhu cầu sinh hoạt và sản xuất. Sau khi sử dụng nước bị nhiễm bẩn do chứa nhiều vi trùng và các chất thải khác. Nếu không được xử lý trước khi thải vào các nguồn nước công cộng, chúng sẽ làm ô nhiễm môi trường, trong đó môi trường đất sẽ chịu tác động trước tiên. Vì nước thải được thải ra chảy vào các sông hồ và từ từ ngấm dần vào đất. ngoài ra các hồ sử lý nước thải còn cố tình để nước thải ngấm xuống đất.

Đất chỉ có thể lọc bớt một số chất độc hại không thể lọc hết tất cả, như các kim loại nặng, các ion NO2, NO3,.. . khoảng 70% lượng nước thải trong số 1 triệu m3/ ngày không qua xử lý và được đổ trực tiếp ra các sông, hồ… các điểm nóng đang diễn ra ô nhiễm là các lưu vực sông Đồng Nai, sông Nhuệ- Đáy, sông Cầu.





4.2.2 tác động của nước thải công nghiệp tới môi trường đất

Các hoạt động công nghiệp rất phong phú và đa dạng, chúng có thể là nguồn gây ô nhiễm đất một cách trực tiếp (khi chúng được thải trực tiếp vào môi trường đất) hoặc gián tiếp (nguồn gây ô nhiễm được thải vào môi trường nước, môi trường không khí nhưng do quá trình vận chuyển, lắng đọng, chúng di chuyển đến đất và gây ô nhiễm đất.



  • Kim loại nặng

Trong quá trình sản xuất có nhà máy thải ra một số nguyên tố kim loại nặng như Cd, Ni, Cr…các kim loại này khi được thải vào môi trường nước sẽ dễ dàng phân tán ra trong môi trường rộng hơn và tích tụ ở trong đất, sinh vật do tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp qua lưới thức ăn. Kim loại nặng sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển của sinh vật hoặc gây chết sinh vật.

Tác động của kim loại nặng đến môi trường đất:

- Hình thành hay làm xuất hiện nhiều loại khoáng.

(VD: As với ái lực mạnh có khả năng hình thành hay làm xuất hiện khoảng hơn 200 loại khoáng vật ).

- Tồn tại dưới nhiều trạng thái và trong nhiều dạng hợp chất khác nhau, dễ gây tác động xấu tới cấu trúc đất ở những điều kiện nhất định.

- Ảnh hưởng tới pH của môi trường đất.

- Có tác động qua lại tới một số nguyên tố khác làm giảm sự hòa tan của các nguyên tố vi lượng làm giảm độ phì nhiêu của đất gây ảnh hưởng đến hệ sinh vật trong môi trường đất

Nguồn gốc công nghiệp của các kim loại nặng



Kim loại

Nguồn gốc

As

Nước thải công nghiệp thủy tinh, sản xuất phân bón

Cd

Luyện kim, mạ điện, xưởng thuốc nhuộm

Cu

Luyện kim, công nghiệp chế đồ uống, thuốc bảo vệ thực vật

Cr

Luyện kim, mạ, nước thải xưởng in và nhuộm

Hg

Xưởng sản xuất hợp chất có chứa Hg, BVTV có chứa Hg

Pb

Nước thải luyện kim, BVTV, nhà máy sản xuất pin, ắc quy

Zn

Nước thải luyện kim, xưởng dệt, nông dược chứa Zn và phân lân

Ni

Nước thải luyện kim, mạ, luyện dầu, thuố nhuộm

F

Nước thải sau khi sản xuất phân lân

Axit

Nước thải nhà máy sản xuất axit Sunfuric, đá dầu, mạ điện

Каталог: 2012
2012 -> Những câu nói tiếng Anh hay dùng hằng ngày
2012 -> I. NỘi dung quy hoạch cao đỘ NỀn và thoát nưỚc mặt bản đồ hiện trạng cao độ nền và thoát nước mặt
2012 -> BÀI 1: KỸ NĂng thuyết trình tổng quan về thuyết trình 1 Khái niệm và các mục tiêu
2012 -> Người yêu lạ lùng nhất
2012 -> Thi thử ĐẠi họC ĐỀ thi 11 MÔN: tiếng anh
2012 -> SÔÛ giao thoâng coâng chính tp. Hcm khu quaûn lyù giao thoâng ñOÂ thò soá 2
2012 -> Commerce department international trade
2012 -> Những câu châm ngôn hay bằng tiếng Anh
2012 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO ĐỀ thi tuyển sinh đẠi họC 2012 Môn Thi: anh văN – Khối D
2012 -> Tuyển tập 95 câu hỏi trắc nghiệm hay và khó Hoá học 9 Câu 1

tải về 5.57 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương