ĐẠi học quốc gia thành phố HỒ chí minh đẠi học khoa học xã HỘi và nhân văn khoa đỊa lý



tải về 5.57 Mb.
trang2/9
Chuyển đổi dữ liệu09.06.2018
Kích5.57 Mb.
#39771
1   2   3   4   5   6   7   8   9

II. HOẠT ĐỘNG CÔNG NGHIỆP

1.Khái quát chung

Công nghiệp là một bộ phận của nền kinh tế, là lĩnh vực sản xuất hàng hóa vật chất mà sản phẩm được "chế tạo, chế biến" cho nhu cầu tiêu dùng hoặc phục vụ hoạt động kinh doanh tiếp theo. Đây là hoạt động kinh tế, sản xuất quy mô lớn, được sự hỗ trợ thúc đẩy mạnh mẽ của các tiến bộ công nghệ, khoa họckỹ thuật.

Công nghiệp là ngành kinh tế đặc biệt quan trọng đối với bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ nào. Nó là động lực cho sự phát triển của các ngành kinh tế, là cơ sở của các ngành dịch vụ, thương mại, là yếu tố trung tâm của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Công nghiệp góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo cho các quốc gia, nâng cao vị thế, hình ảnh của các quốc gia.

Tuy nhiên bên cạnh những vai trò to lớn đó, các khu cụm công nghiệp cũng gây ra hậu quả nghiêm trọng về nhiều mặt như tác động đến đời sống, sức khoẻ, sinh hoạt của dân cư làm ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến phát triển bền vững.


Khu, cụm công nghiệp là hình thức ra đời và phổ biến ở các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Đây là một mô hình sử dụng các ưu đãi đặc biệt (thuê đất, ưu đãi thuế, thủ tục hành chính, lao động,...) để thu hút vốn, khoa học công nghệ của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Mô hình này được đánh giá là phù hợp với các quốc gia đang ở giai đoạn đầu quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đồng thời, các khu, cụm công nghiệp cũng là nơi tạo ra một nguồn thu ngân sách lớn cho các địa phương, cho các quốc gia, giải quyết hàng ngàn, thâm chí hàng trăm ngàn lao động trong một khu, cụm công nghiệp với diện tích từ vài chục đến hàng trăm ha...

Tuy có nhiều đóng góp như vậy nhưng khu, cụm công nghiệp cũng còn rất nhiều điều đáng bàn. Trước hết, đó là nơi tập trung các cơ sở sản xuất công nghiệp với nhiều loại hình khác nhau, dù các cơ sở này có công nghệ hiện đại đến mấy cũng đều tác động đến môi trường,  ở những khía cạnh và mức độ khác nhau (ô nhiễm nước mặt, nước ngầm, không khí, khói, bụi, tiếng ồn, giao thông, ô nhiễm nhiệt độ, độ ẩm...) làm cho các khu vực xung quanh bị ảnh hưởng.

Các khu, cụm công nghiệp là trung tâm, nơi duy trì và phát tán nguồn gây ô nhiễm. Các tác động này không chỉ diễn ra trước mắt mà diễn ra lâu dài, không chỉ diễn ra tại vị trí đặt cơ sở sản xuất mà còn lan rộng theo nguồn nước, theo gió....

Trong thời gian qua, Việt Nam có tốc độ phát triển công nghiệp rất nhanh, cả về tốc độ, quy mô và phân bố. Hiện nay, cả nước có gần 600 khu, cụm công nghiệp đã, đang và sẽ đi vào hoạt động và 15 khu kinh tế (thực chất là một dạng khu công nghiệp). Các khu công nghiệp tập trung ở Việt Nam mới chỉ đi vào hoạt động khoảng 20 năm. Tân Thuận là một trong những khu chế xuất hoạt động sớm nhất tại Việt Nam, đã nảy sinh hàng hoạt vấn đề về kinh tế và tàn phá môi trường thiên nhiên, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và sức khoẻ dân cư. Hàng loạt các “con sông chết”, “vùng đất chết”, “cánh đồng chết” kéo theo đó là những làng ung thư, những hồ tôm, ao cá với hàng ngàn tấn cá chết hàng loạt xuất hiện khắp mọi vùng miền của đất nước.

2. Phân loại hoạt động công nghiệp:

Bởi hoạt động công nghiệp là vô cùng đa dạng, có rất nhiều cách phân loại công nghiệp:



  • Theo mức độ thâm dụng vốn và tập trung lao động: Công nghiệp nặngcông nghiệp nhẹ

  • Theo sản phẩm và ngành nghề: công nghiệp dầu khí, công nghiệp ô tô, công nghiệp dệt, công nghiệp năng lượng, v.v..

  • Theo phân cấp quản lý: công nghiệp địa phương, công nghiệp trung ương.

3.Các ngành công nghiệp chính ở Việt Nam

3.1 Công nghiệp khai thác nguyên, nhiên liệu

3.1.1 Công nghiệp khai thác than

Than ở nước ta có trữ lượng đứng đầu trong khu vực Đông Nam Á, tập trung chủ yếu ở bể than Đông Bắc, khu vực Quảng Ninh chiếm 90% trữ lượng than đá của cả nước (3 – 3,5 tỷ tấn). Ngoài ra, còn có than ở Làng Cẩm (Thái Nguyên) và một vài mỏ khác. Trong những năm gần đây, do mở rộng thị trường tiêu thụ và đầu tư trang thiết bị khai thác nên sản lượng trung bình hàng năm lien tục tăng

3.1.2 Công nghiệp khai thác dầu, khí

Dầu khí ở nước ta tập trung ở các bể trầm tích chứa dầu bên ngoài thềm lục địa ( các bể trầm tích sông Hồng, Trung Bộ, Cửu Long, Nam Côn Sơn, Thổ Chu – Mã Lai), trong đó có 2 bể Cửu Long và Nam Côn Sơn có trữ lượng và triển vọng khai thác hơn cả. Nước ta có trữ lượng khoảng vài tỷ tấn dầu thô và hàng trăm tỷ m3. Khai thác dầu khí là ngành non trẻ, bắt đầu hoạt động năm 1986. Ngoài dầu thô, hiện nay khí thiên nhiên được phục vụ cho các nhà máy điện (Phú Mỹ). Một ngành đang ra đời đó là ngành lọc, hóa dầu (nhà máy Dung Quất, công suất 6,5 triệu tấn/năm).

3.1.3 Công nghiệp điện lực

Nước ta có nhiều tiềm năng để phát triển công nghiệp điện lực. Đó là trữ lượng than, dầu, khí thuên nhiên và nguồn thủy năng dồi dào. Riêng về thủy năng, công suất có thể đạt 30 triệu Kw với sản lượng 260 – 270 kWh và tập trung chủ yếu ở hệ thống sông Hồng (37%) và hệ thống sông Đồng Nai (19%). Một số nhà máy thủy điện lớn như: thủy điện Hòa Bình (1920 MW), Yali (720 MW), Sơn La (đang xây dựng 2400 MW). Nhiệt điện ( chạy bằng than) như Phả Lại ( tổng công suất 1040 MW) Uông Bí (150 MW). Nhiệt điện ( chạu bằng khí) như Phú Mỹ (1090 MW), Bà Rịa (328 MW)

3.2 Công nghiệp lương thực thực phẩm

Công nghiệp lương thực thực phẩm Việt Nam được phát triển sớm (từ thời Pháp thuộc), đặc biệt là sản xuất bia và thuốc lá. Các nhà máy mọc lên ở nhiều nơi, ở cả ba miền. Năm 2000, ngành chế biến lương thực thực phẩm vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu tổng giá trị sản phẩm công nghiệp Việt Nam: 26,5%. Ngành này có số lượng xí nghiệp nhiều nhất: gần 400 xí nghiệp quốc doanh, 200 xí nghiệp tập thể, hơn 2.600 xí nghiệp tư nhân.



3.3 Ngành dệt may

Ngành dệt may Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể trong những năm vừa qua. Xuất khẩu dệt may Việt Nam cũng đạt những kết quả tăng trưởng khá ấn tượng. Ngành dệt may Việt Nam có thể tận dụng một số điểm mạnh. Trang thiết bị của ngành may mặc đã đổi mới và hiện đại hóa 90%. Các sản phẩm đã có chất lượng tốt hơn, đáp ứng nhiều thị trường khó tính như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản chấp nhận.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp dệt may đã xây dựng được mối quan hệ chặt chẽ với

Nhiều nhà xuất nhập khẩu, nhiều tập đoàn tiêu thụ lớn trên thế giới.



Bản than Việt Nam tích cực tham gia hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, tiếp cận thị trường cho hàng xuất khẩu nói chung và hàng dệt may xuất khẩu nói riêng. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam vẫn tăng trong giai đoạn 2000 – 2007, tuy có giảm mạnh trong năm 2008

 Đến năm 2010, Dệt May Việt Nam đã vươn trở thành ngành đạt kim ngạch xuất khẩu lớn nhất cả nước với doanh thu 11,5 tỷ đô la Mỹ

Hình: Tình hình phân bố các khu công nghiệp trên toàn quốc


Каталог: 2012
2012 -> Những câu nói tiếng Anh hay dùng hằng ngày
2012 -> I. NỘi dung quy hoạch cao đỘ NỀn và thoát nưỚc mặt bản đồ hiện trạng cao độ nền và thoát nước mặt
2012 -> BÀI 1: KỸ NĂng thuyết trình tổng quan về thuyết trình 1 Khái niệm và các mục tiêu
2012 -> Người yêu lạ lùng nhất
2012 -> Thi thử ĐẠi họC ĐỀ thi 11 MÔN: tiếng anh
2012 -> SÔÛ giao thoâng coâng chính tp. Hcm khu quaûn lyù giao thoâng ñOÂ thò soá 2
2012 -> Commerce department international trade
2012 -> Những câu châm ngôn hay bằng tiếng Anh
2012 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO ĐỀ thi tuyển sinh đẠi họC 2012 Môn Thi: anh văN – Khối D
2012 -> Tuyển tập 95 câu hỏi trắc nghiệm hay và khó Hoá học 9 Câu 1

tải về 5.57 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương