ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH



tải về 0.69 Mb.
trang4/4
Chuyển đổi dữ liệu06.07.2016
Kích0.69 Mb.
#44
1   2   3   4

a. Cơ chế tài chính


Với bất kỳ mô hình tổ chức quản lý nào, để đảm bảo phát triển bền vững đều phải thực hiện cơ chế tài chính trong đó các chi phí sản xuất hơp lý phải được tính đúng tính đủ, các chi phí đó phải được bù đắp đủ từ người sử dụng hoặc từ nguồn hỗ trợ vì một chiến lược hoặc chính sách của nhà nước.

b. Giá thành và giá bán


- Giá thành nước sạch phải được tính đúng, tính đủ các yếu tố chi phí hợp lý trong quá trình sản xuất, phân phối nước sạch, thuế và lợi nhuận bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các đơn vị cấp nước và khách hàng sử dụng nước được UBND tỉnh chấp thuận.

- Giá bán nước sạch được xác định phù hợp với đặc điểm nguồn nước, chất lượng nước, điều kiện KTXH từng vùng, từng địa phương, từng khu vực do UBND tỉnh quyết định trong khung giá do liên Bộ, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành tại Thông tư số 75/2012-TTLT-BTC- BNNPTNT ngày 15/5/2012 và đảm bảo người dân nông thôn có thể chi trả.

- Trường hợp giá bán nước sạch được quyết định thấp hơn giá thành nước sạch đã được tính đúng, tính đủ các chi phí hợp lý, UBND tỉnh phải sử dụng ngân sách địa phương trợ giá, cấp bù phần chênh lệch cho tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ này. Cũng cần xem xét việc thu tối thiểu 3-4m3/ tháng đối với những hộ sử dụng ít hơn để bù đắp các chi phí bảo dưỡng, quản lý, ghi thu... và cũng là khuyến khích người sử dụng dùng nước hợp vệ sinh tối thiểu cho ăn uống.

Có thể căn cứ vào điều kiện kinh tế xã hội của từng vùng để xác định giá nước sạch bán cho người sử dụng như sau:

- Vùng thu nhập ổn định, đời sống khá: Thu đúng, đủ giá thành với khung giá từ 5.000đ-8.000đ/m3 có xét đến các mục đích sử dụng khác nhau để có thể bù chéo.

- Vùng có đời sống trung bình: Thu một phần giá thành, nhà nước hỗ trợ một phần, cụ thể là giá nước chưa tính đến thu hồi phần vốn nhà nước đầu tư ban đầu với khung giá từ 5.000đ- 6.000đ/m3, có xét đến các mục đích sử dụng khác nhau để có thể bù chéo.

- Vùng khó khăn: Giá nước chỉ thu đủ chi phí quản lý vận hành và sửa chữa thường xuyên chưa thu khấu hao sửa chữa lớn và vốn đầu tư ban đầu với khung giá từ 2.000-4.000đ/m3. Khi công trình phải sửa chữa lớn nhà nước sẽ đầu tư để sửa chữa từ ngân sách.

c. Chính sách hỗ trợ


Chính sách hỗ trợ từ ngân sách nhà nước phải được xác định đây là hỗ trợ của nhà nước đối với người nông dân vùng khó khăn có thu nhập thấp chứ không phải hỗ trợ đơn vị quản lý vận hành công trình cấp nước tập trung. Sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước vì thế không phân biệt loại hình của đơn vị quản lý vận hành công trình CNTTNT. Phần kinh phí này phải được đưa vào kế hoạch ngân sách sự nghiệp kinh tế hàng năm của tỉnh để đảm bảo bình đẳng và rõ ràng trong hoạt động của đơn vị quản lý vận hành công trình.

3.5.4. Để cộng đồng tham gia quản lý công trình CNTTNT

- Đặc điểm của cộng đồng quản lý: gắn chặt chẽ với ý thức là người sở hữu hệ thống cấp nước của họ. Là người chủ, họ có trách nhiệm và có quyền ra quy định.

- Cộng đồng có trách nhiệm: Bảo dưỡng, sửa chữa; đề ra nội quy sử dụng; tổ chức quản lý ở địa phương; Quản lý tài chính

- Cộng đồng quyết định về: Lựa chọn kỹ thuật; mức phục vụ; phương thức tổ chức ở địa phương; qui định về việc sử dụ và Cơ chế tài chính.

- Các hoạt động chính của từng giai đoạn dự án cấp nước khi có sự tham gia của cộng đồng được thể hiện như sau:

+ Bước 1: Liên lạc với cộng đồng

Gặp gỡ với cộng đồng để trình bày về triển vọng thực hiện dự án trong tương lai, thực hiện việc khảo sát tại các hộ gia đình kết hợp với nghiên cứu điều kiện nguồn nước. Lắng nghe cộng đồng tham gia trình bày nhu cầu, những hạn chế và mong muốn của họ. Thêm vào đó khảo sát về tình hình kinh tế xã hội để rút ra các kết luận quan trọng cho tính bền vững của dự án: Mong muốn chi trả của cộng đồng, sự tham gia của phụ nữ và những thói quen vệ sinh.

+ Bước 2: Lựa chọn dự án

Hoàn thành các kế hoạch chi tiết cho dự án bao gồm nhiệm vụ trong tương lai có liên quan đến công tác vận hành và bảo dưỡng (chi phí, yêu cầu, về kỹ thuật, nhu cầu đào tạo, hỗ trợ bên ngoài, vật liệu sẵn có....), nghiên cứu lựa chọn phương án và xây dựng phương án.

+ Bước 3: Thành lập Ban quản lý về cấp nước

Đào tạo cho Ban quản lý về kỹ năng cần thiết để thực hành nhiệm vụ ban đầu và giai đoạn tiếp theo thông qua các qui định về sử dụng nước, thành lập quỹ cho vận hành bảo dưỡng và cơ chế thu hồi vốn, chuẩn bị xây dựng, lựa chọn người bảo dưỡng và xác định vai trò của công tác vận hành bảo dưỡng trong tương lai và trách nhiệm.

+ Bước 4: Xây dựng hệ thống cấp nước

Đào tạo cho tất cả các cán bộ tham gia vào việc xây dựng, hỗ trợ cho Ban quản lý thực hiện các thủ tục về xây dựng cơ bản (hoàn tất dự án, trình duyệt, tổ chức lựa chọn nhà thầu...) giám sát việc xây dựng và đưa hệ thống vào hoạt động.

+ Bước 5: Tiến hành và nâng cao nhận thức của người dân.

+ Bước 6: Vận hành, bảo dưỡng và phân giao hệ thống.

3.5.5. Áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong cấp nước và bảo vệ môi trường lưu vực

- Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ nói chung và công nghệ cấp nước tập trung nông thôn nói riêng. Các địa phương khi xây dựng công trình có nhiều cơ hội lựa chọn mô hình công nghệ phù hợp. Tuy nhiên, trong quá trình lựa chọn công nghệ xây dựng công trình CNTTNT cần phù hợp với điều kiện địa hình, kinh tế, giảm thất thoát nguồn nước và đặc biệt là năng lực quản lý, vận hành của địa phương.

- Ngoài ra, áp dụng một số công nghệ cải tiến đơn giản trong việc tiết kiệm điện năng tại các trạm bơm: Sử dụng pin năng lượng mặt trời chạy máy bơm. Hiện nay, vấn đề này đang được các tổ chức quốc tế quan tâm bởi nó liên quan đến việc phát triển công nghệ theo hướng tăng trưởng xanh.

- Áp dụng công nghệ xử lý nước thải tại các trạm xử lý nước cấp trước khi thải ra môi trường: Nước thải tại các trạm xử lý nước cấp theo khuyến nghị từ các chuyên gia thực hiện bao gồm: hồ sơ lắng → đóng bánh → nước thải ra môi trường.



3.5.6. Tổ chức quản lý, vận hành công trình CNTTNT

3.5.6.1. Lựa chọn mô hình quản lý, vận hành phù hợp

Mô hình cung cấp nước sạch, bảo vệ môi trường gắn với quản lý tài nguyên nước theo lưu vực sông. Đây là mô hình hiện đại và có hiệu quả nhất để khai thác nguồn lợi của lưu vực, đi đôi với bảo vệ dòng sông, hạn chế tác hại lũ lụt, hạn hán, xói mòn màu mỡ đất vùng trung lưu và hạ lưu. Theo đánh giá, các mô hình quản lý vận hành phù hợp với địa phương như sau:

a. Mô hình doanh nghiệp quản lý, vận hành

- Đối với những công trình chưa bền vững, kém hiệu quả do nguyên nhân quản lý, vận hành có thể bàn giao cho doanh nghiệp quản lý theo hình thức thoả thuận.

- Đối với các công trình khởi công mới thực hiện bằng nguồn vốn của doanh nghiệp, thực hiện Quyết định 131/2009/QĐ-TTg ngày 02/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ. Tong đó,doanh nghiệp được hỗ trợ đầu tư từ ngân sách nhà nước theo mức hỗ trợ quy định. Khi đó tài sản của doanh nghiệp sẽ là công tư phối hợp. Quá trình quản lý vận hành, doanh nghiệp cần tính toán giá thành theo nguyên tắc tính đúng tính đủ các chi phí hợp lý trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trong trường hợp giá bán thấp hơn giá thành Ngân sách phải cấp bù theo quy định.

- Mô hình doanh nghiệp hiệu quả với các công trình cấp nước quy mô lớn. Cụ thể, đối với khu vực nghiên cứu: Công trình cấp nước xã Hưng Công, công trình cấp nước thị trấn Bình Mỹ, công trình cấp nước, công trình cấp nước xã An Ninh, công trình cấp nước xã Phú Phúc.

b. Mô hình tư nhân quản lý, vận hành

- Cơ chế hoạt động thể hiện trong hợp đồng quản lý vận hành giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tư nhân được giao quản lý theo chính sách hiện hành. Theo mô hình này, tư nhân chịu trách nhiệm vận hành công trình sau khi đã được xây dựng xong, nhưng không yêu cầu đầu tư tài chính. Hình thức sắp xếp đơn giản này có thể chỉ là 01 hoặc 02 cá nhân được hợp đồng để vận hành công trình. Mô hình này có thể giúp nuôi dưỡng sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân tại những địa phương nơi mà họ chưa quen với lĩnh vực này.

- Hình thức này phù hợp với những công trình cấp nước quy mô nhỏ. Cụ thể khu vực nghiên cứu áp dụng các công trình: Công trình cấp nước xã Bối Cầu, công trình cấp nước xã Ngọc Lũ.

c. Mô hình Hợp tác xã quản lý, vận hành

- Thể chế hoạt động theo Luật Hợp tác xã. Có thể tổ chức thành hợp tác xã quản lý riêng công trình CNTTNT, cũng có thể tổ chức HTX kinh doanh tổng hợp ở địa phương vừa sản xuất nông nghiệp, các ngành nghề khác và quản lý vận hành công trình nước sạch. Cần củng cố bộ máy quản lý thật gọn nhẹ và hợp lý.

- Mô hình hợp tác xã quản lý vận hành hiệu quả với những công trình quy mô nhỏ, kết hợp với mô hình quản lý nông nghiệp. Điển hình, áp dụng với công trình xã Vũ Bản, công trình xã An Ninh.



3.5.6.2. Chức năng nhiệm vụ của đơn vị tham gia quản lý, vận hành

- Thực hiện các quy định trong giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước.

- Tuân thủ các quy trình, quy phạm vận hành hệ thống cấp nước.

- Duy tu, bảo dưỡng, kịp thời phát hiện và sửa chữa, xử lý các sự cố công trình trong quá trình khai thác, khôi phục việc cấp nước.

- Thực hiện các quy định của pháp luật về tài nguyên nước và bảo vệ môi trường.

- Thực hiện chế độ kiểm tra chất lượng nước định kỳ; thường xuyên tự kiểm tra vệ sinh nước sạch nông thôn theo quy định của Bộ Y tế.

- Chịu trách nhiệm về chất lượng nước cung cấp cho khách hàng sử dụng; kịp thời khắc phục, xử lý khi nước không đạt tiêu chuẩn vệ sinh theo quy định.

- Thực hiện đúng thỏa thuận thực hiện dịch vụ cấp nước sạch nông thôn đã ký kết với cơ quan nhà nước.

- Thực hiện công tác kế toán, thống kê, nghĩa vụ thuế, chế độ báo cáo theo quy định của pháp luật.

- Căn cứ vào quy định của pháp luật, hồ sơ thiết kế kỹ thuật và đặc điểm của công trình để lập phương án bảo vệ công trình và bảo vệ nguồn nước; xây dựng hàng rào, biển báo, biển cấm, nội quy bảo vệ và trực tiếp tổ chức bảo vệ công trình cấp nước sạch nông thôn.

- Có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho khách hàng sử dụng nước do những sai sót trong quá trình cung cấp dịch vụ không đúng với các điều khoản ghi trong Hợp đồng dịch vụ cấp nước theo quy định của pháp luật.

- Có kế hoạch phòng chống thiên tai, phòng ngừa, ngăn chặn những hành vi gây thiệt hại, hư hỏng công trình nhằm đảm bảo chất lượng nước liên tục và hiệu quả.

- Chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, của các ngành liên quan và người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm nước sạch.

- Tổ chức quản lý, bảo vệ an toàn nguồn nước, hệ thống cấp nước; phát hiện và ngăn chặn kịp thời; kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi xâm phạm gây mất an toàn cho hoạt động cấp nước trên địa bàn do mình quản lý.

- Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

I. KẾT LUẬN
Việc xây dựng các công trình cấp nước tập trung nông thôn nhằm cung cấp nước sạch cho nhiều người sử dụng trên cùng một địa bàn sinh sống trong điều kiện nguồn nước khan hiếm và ô nhiễm là một định hướng đúng của Chính phủ trong sự phát triển KTXH và bảo đảm sức khoẻ người dân. Tuy nhiên, quản lý và kiểm soát chất lượng công trình trong mục tiêu PTBV theo mục tiêu thứ 07, mục tiêu phát triển thiên niên kỷ đến năm 2020 thì chưa được đặt đúng mức.

Luận văn đã thực hiện một số nội dung trong việc xây dựng quy trình quản lý các công trình CNTTNT.

1. Luận văn nghiên cứu tổng quan về cấp nước sạch nông thôn tại Việt Nam và chú trọng đến các công trình cấp nước huyện Bình lục tỉnh Hà Nam. Phân tích đánh giá tìm ra nguyên nhân thiếu quy trình quản lý hợp lý, đồng bộ làm cho các công trình cấp nước tồn tại không bền vững.

2. Đánh giá hiện trạng và hiệu quả hoạt động của các công trình cấp nước tập trung nông thôn áp dụng tại huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam theo hướng phát triển bền vững. Kết quả đánh giá chỉ ra rằng một số công trình hoạt động tốt, điển hình công trình xã Hưng Công, công trình thị trấn Bình Mỹ. Bên cạnh đó, một số công trình hoạt động không hiệu quả, bền vững, gây lãng phí tài nguyên, nguồn lực của nhà nước, nhà tài trợ, không đáp ứng nhu cầu cấp thiết của người dân.

3. Đánh giá những tồn tại trong khâu quản lý, vận hành công trình cấp nước tập trung nông thôn. Điểm tồn tại lớn nhất trong khâu quản lý vận hành ở khâu quy hoạch, thiết kế, sự tham gia của cộng đồng chưa cao, lựa chọn đơn vị quản lý, vận hành chưa phù hợp, cơ chế tài chính của địa phương chưa đủ mạnh.

4. Đánh giá lợi ích môi trường theo hướng tích cực và tiêu cực từ các công trình cấp nước tập trung nông thôn. Việc xây dựng công trình và vận hành công trình cấp nước tập trung nông thôn sử dụng nguồn nước mặt tại huyện Bình Lục trước tình hình ô nhiễm nguồn nước ngầm là cần thiết. Nó đáp ứng nhu cầu nước sạch hàng ngày cho người dân, góp phần tích cực cải thiện môi trường nông thôn.

5. Xây dựng quy trình quản lý vận hành các công trình cấp nước tập trung nông thôn theo hướng phát triển bền vững được thực hiện ở 06 nôi dung quan trọng, đó là: (i) Quản lý nguồn nước và môi trường lưu vực; (ii) Quản lý vận hành bảo dưỡng công trình; (iii) Quản lý tài chính; (iv) Quản lý khi có sự tham gia của cộng đồng; (v) Quản lý công nghệ trong cấp nước nông thôn; (vi) Quản lý về tổ chức.

II. KIẾN NGHỊ

1. Việc đánh giá sự phát triển bền vững các công trình cấp nước tập trung nông thôn cần được quan tâm đúng mức hơn.

2. Để đánh giá mức độ bền vững của các công trình theo phương pháp mà luận văn trình bày cần phải thường xuyên cập nhật số liệu, thông tin của từng công trình theo các chỉ tiêu đánh giá để sử dụng công trình lâu dài.

3. Việc xây dựng quy trình quản lý, vận hành công trình cấp nước tập trung phải được theo dõi trong thời gian dài để rút ra những bài học kinh nghiệm cho địa phương.



TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2012), Bộ chỉ số Theo dõi và Đánh giá hệ thống cấp nước sạch và VSMTNT.

2. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2010), Đánh giá môi trường chiến lược Cấp nước sạch và VSMTNT giai đoạn 2006-2010.

3. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2011), Kết quả thực hiện Chương trình MTQG Nước sạch và VSMTNT giai đoạn 2006-2010.

4. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2012), Kết quả thực hiện Chương trình MTQG Nước sạch và VSMTNT năm 2012.

5. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2010), Hệ thống văn bản Quy phạm pháp luật trong cấp nước và VSMTNT.

6. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2012), Tạp chí Nước sạch và VSMTNT, số 43.

7. Bộ Y tế (2009) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt.

8. Cổng thông tin điện tử huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam, Điều kiện tự nhiên, KTXH huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.

9. Cục Bảo vệ môi trường (2005), Hồ sơ Tài nguyên Nước Quốc gia, Văn phòng Hội đồng Quốc gia về Tài nguyên nước.

10. Hội Nước sạch và vệ sinh môi trường Việt nam (2002), Nước sạch và Vệ sinh môi trường Việt Nam trong Phát triển bền vững.

11. Huỳnh Phú (2008), Bài giảng Kỹ thuật xử lý nước cấp, NXB Trường Đại học Công nghiệp TP HCM.

12. Huỳnh Phú (2008), Cấp nước nông thôn, NXB Trường Đại học Công Nghiệp TP HCM.

13. Lê Trình (2000), Đánh giá tác động môi trường phương pháp và ứng dụng, NXB Khoa học kỹ thuật.

14. Lưu Đức Hải (2003), Cơ sở Khoa học Môi trường, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

15. Lưu Đức Hải (2003), Quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

16. Trung tâm Quốc gia Nước sạch và VSMTNT (2011), Báo cáo đánh giá hiện trạng quản lý, khai thác, vận hành và bảo dưỡng các công trình CNTTNT và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý hiệu quả, bền vững.

17. Trung tâm Quốc gia Nước sạch và VSMTNT (2008), Mô hình quản lý công trình cấp nước tập trung nông thôn.

18. Trung tâm Nước sạch và VSMTNT tỉnh Hà Nam (2008), Đánh giá hiện trạng các công trình cấp nước tập trung nông thôn tỉnh Hà Nam.

19. Trung tâm Nước sạch và VSMTNT tỉnh Hà Nam (2010), Kết luận của Đoàn kiểm tra liên ngành các cơ sở cấp nước sạch trên địa bàn tỉnh Hà Nam.



II. TÀI LIỆU TIẾNG ANH

20. International Water and Sanitation Center (1998), Management for sustainability in Water supply and Sanitation Programmes.



21. World Bank (5/2012), Economic Assessment of water and sanitaion interventions in Vietnam.



Каталог: files -> ChuaChuyenDoi
ChuaChuyenDoi -> TS. NguyÔn Lai Thµnh
ChuaChuyenDoi -> Luận văn Cao học Người hướng dẫn: ts. Nguyễn Thị Hồng Vân
ChuaChuyenDoi -> 1 Một số vấn đề cơ bản về đất đai và sử dụng đất 05 1 Đất đai 05
ChuaChuyenDoi -> Lê Thị Phương XÂy dựng cơ SỞ DỮ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loàI ĐỘng vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứU
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Hà Linh
ChuaChuyenDoi -> ĐÁnh giá Đa dạng di truyền một số MẪu giống lúa thu thập tại làO
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiêN
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Văn Cường
ChuaChuyenDoi -> ĐÁnh giá thực trạng và ĐỀ xuất giải pháP

tải về 0.69 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương