ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH



tải về 0.69 Mb.
trang3/4
Chuyển đổi dữ liệu06.07.2016
Kích0.69 Mb.
#44
1   2   3   4

2.3.4. Phương pháp thu thập tài liệu

Phương pháp thu thập, kế thừa các thông tin, tài liệu, kết quả của các công trình, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học, bài báo nghiên cứu và các kinh nghiệm trong và ngoài nước có liên quan tới nội dung của luận văn.


2.4.5. Phương pháp đánh giá cho điểm theo trọng số

Để đánh giá mức độ PTBV của các công trình cấp nước tập trung theo các tiêu chí đã phân tích ở trên, tác giả sử dụng phương pháp cho điểm theo trọng số, cụ thể:

2.4.5.1. Bền vững về nguồn nước (tổi đa 4 điểm)

- Bảo vệ nguồn nước, giảm các hoạt động sản xuất, sinh hoạt gây ô nhiễm nguồn nước (2 điểm);

- Sử dụng hiệu quả nguồn nước, tránh thất thoát thu nước (1 điểm);

- Có cơ chế chia sẻ lợi ích giữa các đối tượng sử dụng nước (1 điểm);

2.4.5.2. Bền vững về công trình (tối đa 4 điểm):

- Đảm bảo cung cấp nước sạch tới người sử dụng đạt Quy chuẩn chất lượng của Bộ Y tế ban hành năm 2009 với 14 chỉ tiêu (1 điểm);

- Điều tiết tỷ lệ thất thoát thu nước mức tối thiếu (dưới 5%) (1 điểm);

- Công tác vận hành bảo dưỡng tốt (1 điểm);

- Đội ngũ công nhân tham gia quản lý vận hành được đào tạo chuyên sâu và chuyên nghiệp hoá (1 điểm);

2.4.5.3. Bền vững khi có sự tham gia cộng đồng:

- Người hưởng lợi được tham gia dự án từ khâu giải phóng mặt bằng đến quản lý, vận hành (2 điểm);

- Người hưởng lợi được tham gia một phần trong quá trình triển khai thực hiện dự án (1 -2 điểm);

- Người hưởng lợi không được tham gia trong quá trình thực hiện dự án (0 điểm).

2.4.5.4. Bền vững về tài chính:

- Tỷ lệ đấu nối và sử dụng công trình nước sạch của người dân trong khu vực đạt 95% (2 điểm); đạt 70-95% (1 điểm); dưới 70% (0 điểm);

- Đơn vị quản lý vận hành có lãi trong quá trình kinh doanh nước sạch và có kinh phí trong vận hành, bảo dưỡng (2 điểm), hoà vốn hoặc lỗ (0 điểm).

2.4.5.5. Bền vững về công nghệ:

- Áp dụng công nghệ thân thiện môi trường (2 điểm), trong đó đặc biệt phải có hệ thống xử lý nước thải sau quá trình sản xuất nước sạch;

- Công nghệ áp dụng trong cấp nước là công nghệ đơn giản, phù hợp với phong tục, tập quán của địa phương, phù hợp với nhiều đối tượng tham gia quản lý, vận hành (1 điểm);

- Chất lượng xây dựng và đầu tư tốt (1 điểm);

2.4.5.6. Bền vững về tổ chức:

- Tổ chức, cá nhân tham gia quản lý vận hành phải thực hiện đúng cam kết cung cấp nước sạch cho người dân đảm bảo số lượng và chất lượng đạt hiệu quả bền vững lâu dài (2 điểm);

- Tổ chức cá nhân tham gia quản lý vận hành có đủ nhân lực, tài chính vận hành hiệu quả bền vững công trình (1 điểm);

- Tổ chức, cá nhân tham gia quản lý, vận hành kết hợp các biện pháp tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức của người dân trong việc sử dụng nước sạch và bảo vệ nguồn nước (1 điểm).



2.4.6. Phương pháp chuyên gia

Quá trình thực hiện đề tài tác giả đã được các chuyên gia về quản lý nhà nước trong lĩnh vực Nước sạch và VSMTNT, các giảng viên chuyên ngành góp ý trực tiếp cho để đề tài được hoàn thiện.


CHƯƠNG III

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đánh giá kết quả thực hiện cấp nước nông thôn tại khu vực nghiên cứu

3.1.1. Hiện trạng sử dụng nước sinh hoạt của người dân trước năm 1990

Trước năm 1990 chưa có bất kỳ hệ thống cung cấp nước sạch nào cho nhân dân trong khu vực, chưa có một dự án hay công trình xử lý nước sạch nào được xây dựng từ trước cho đến nay, các hộ dân trong khu vực đều sử dụng các loại nguồn nước chưa qua xử lý như sau:

Nước mưa: Hầu hết các hộ gia đình đều có bể chứa nước mưa để sử dụng làm nguồn nước ăn uống trong cả năm. Mỗi hộ dân đều xây dựng bể chứa nước mưa có dung tích từ 1 - 5m3, xây dựng ở phía trước sân nhà. Việc thu nước mưa thông qua hệ thống máng đón nước mưa từ mái nhà. Theo số liệu điều tra khảo sát, 90% số hộ dân sử dụng nước mưa làm nguồn nước chính trong gia đình.

Nước giếng đào: một số hộ ở đây có giếng đào với chiều sâu khoảng 3m. Nước ngầm mạch nông thường bị ô nhiễm. Do đó chất lượng nước rất xấu. Hàm lượng sắt và mangan ở mức cao.

Nước giếng khơi chiều sâu khoảng 3- 5m. Hầu hết giếng khơi chất lượng nước không đảm bảo.

Nước giếng khoan đa số khoan sâu từ 30m. Chất lượng và trữ lượng nước không đảm bảo vì nguồn nước ngầm bị nhiễm sắt, nitơ, asen ở mức cao.



Nhận xét: nhân dân các xã hiện nay đang sử dụng nước không đảm bảo vệ sinh cho ăn uống và sinh hoạt. Do đó cần phải đầu tư xây dựng cho xã một hệ thống cấp nước sạch hoàn chỉnh.

3.1.2. Kết quả thực hiện chương trình cấp nước sinh hoạt của Chính phủ từ năm 1990 đến nay

- Trên địa bàn huyện có 07 công trình cấp nước tập trung đang hoạt động tính đến hết năm 2012, luỹ tích kết quả cung cấp nước sạch cho người dân từ các công trình:

+ Tổng số dân được cấp nước sạch: 75% (trong đó có khoảng 38% nước đạt QCVN 02:2009/BYT của Bộ Y tế).

+ Tỷ lệ trường học được cấp nước sạch và nhà vệ sinh: 85%.

+ Tỷ lệ trạm y tế được cấp nước sạch và nhà vệ sinh: 88%.

- Nguồn cung cấp nước cho các công trình được lấy từ sông Sắt, sông Châu Giang. Với lợi thế nguồn nước dồi dào đáp ứng nhu cầu cấp nước quanh năm cho người dân.

Đánh giá chung: Từ trước những năm 1990, người dân không được tiếp cận nguồn nước sạch, sử dụng nguồn nước tự nhiên, không qua xử lý, không đảm bảo vệ sinh và sức khoẻ. Tuy nhiên, từ những những năm 1990 đến nay, nhờ có sự đầu tư từ Chính phủ, các tổ chức quốc tế, sự ưu tiên trong chính sách đầu tư của tỉnh, và ý thức sử dụng nước sạch của người dân nhờ đó các công trình cấp nước tập trung được xây dựng và mở rộng đáp ứng tốt hơn nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt hàng ngày và đảm bảo nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Nguồn nước cấp cho các công trình từ hệ thống các sông lớn của tỉnh và các hệ thống sông này đang bị đe doạ về mức độ ô nhiễm và lưu lượng không ổn định giữa các mùa. Vì vậy, cần có một chiến lược ngắn hạn và dài hạn cho việc xây dựng, vận hành và quản lý công trình nhằm phát huy hiệu quả phát triển bền vững trong cấp nước nông thôn.

3.2. Đánh giá sự PTBV của công trình CNTTNT tại khu vực nghiên cứu

Tiêu chí đánh giá sự PTBV của các công trình như sau: (i) Bền vững về nguồn nước; (ii) Bền vững về quản lý, vận hành; (iii) Bền vững về tài chính; (iv) Bền vững khi có sự tham gia của cộng đồng; (v) Bền vững về công nghệ; (vi) Bền vững tổ chức. Kết quả được đánh giá chi tiết, như sau:



3.2.1. Bền vững về nguồn nước

- Nguồn nước cấp đến các công trình từ sông Sắt và sông Châu Giang. Hai con sông này được bổ sung nước thường xuyên từ sông Đáy. Tuy trữ lượng nước được đánh giá có xu hướng giảm theo mạnh trong những năm gần đây nhưng vẫn có khả năng đáp ứng cho các công trình cấp nước sinh hoạt. Nguồn nước không ổn định giữa các mùa mưa và mùa khô.

- Chất lượng nguồn nước cấp là yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng nguồn nước đầu ra cho các công trình. Tuy nhiên, vấn đề bảo vệ chất lượng nước chưa được ưu tiên và quan tâm đúng mức. Hiện tượng chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi cá ở các cửa sông làm ảnh hưởng quá trình xử lý nước và chất lượng nước cấp.

- Chế độ quan trắc nước thô định kỳ: Hiện tại, các công trình trong khu vực nghiên cứu chưa có chế độ quan trắc nước thô. Một số công trình công nhân quản lý theo dõi bằng cảm quan, nếu thấy có hiện tượng bất thường, người quản lý lấy mẫu và gửi Sở Khoa học và Công nghệ phân tích và có giải pháp phù hợp. Ví dụ: Công trình thị trấn Bình Mỹ làm tốt công tác này.

- Quy hoạch cấp nước của toàn tỉnh được lập trong giai đoạn nền kinh tế của tỉnh còn khó khăn nên việc quy hoạch chưa thực hiện công tác dự báo nhu cầu Nước sạch và xử lý môi trường của ngành ở giai đoạn phát triển trong tương lai, chưa lập tính toán cân bằng nước dẫn đến tình trạng công suất thiết kế của các công trình cao hơn nhiều so với nhu cầu thực tế và gây lãng phí nguồn tài nguyên nước. Theo thống kê cho thấy, các công trình tại khu vực nghiên cứu hiện nay đạt 70-85% số hộ dân sử dụng so với kế quy hoạch thiết kế là 100% số hộ dân sử dụng.

- Các công trình cấp nước tập trung chưa có hệ thống xử lý nước thải sau quá trình xử lý. Nước thải được thải trực tiếp ra các lưu vực sông gây ô nhiễm nguồn nước sông và ô nhiễm trở lại với nguồn nước cấp cho công trình và dẫn đến không bền vững đối với nguồn nước.

- Chưa có cơ chế chia sẻ lợi ích giữa việc sử dụng nguồn nước cấp cho sinh hoạt và nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp.

Nhận xét 01: Tiêu chí đánh giá bền vững về nguồn nước trong việc xây dựng và quản lý, vận hành công trình CNTTNT là kém bền vững.

3.2.2. Bền vững về quản lý, vận hành

- Về chất lượng nước cấp cho người sử dụng: Phân tích chất lượng nước cập tại các công trình cấp nước và từ hộ dân sử dụng được trình bày theo kết quả tại bảng 06 dưới đây.



Bảng 06. Kết quả phân tích chất lượng nước tại các công trình CNTTNT khu vực nghiên cứu



TT

Thông số

Đơn vị tính

Phương pháp thử

Kết quả phân tích

QCVN 02/2009/BYT (cột 1)

Công trình xã Hưng Công

Công trình TT Bình Mỹ

Công trình xã An Ninh

Công trình xã Phú Phúc

Công trình xã Bối Cầu

Công trình xã Ngọc Lũ

Công trình xã Vũ Bản

1

Màu sắc

TCU

TCVN 6185-1996

8

10

6

8

11

7

11

15

2

Mùi vị

-

Cảm quan

Không mùi

Không mùi

Không mùi

Không mùi

Không mùi

Không mùi

Không mùi

Không mùi

3

Độ đục

NTU

TCVN6184-1996

1

2

2

3

5

7

4

5

4

Clo dư

mg/l

SMEWW 4500Cl

0.28

0.15

0.10

0.3

0.28

0.32

0.17

0.3-0.5

5

pH

-

TCVN6194-1196

7.2

7.1

7.0

7.3

7.5

7.3

7.8

6.0-8.5

6

Độ cứng

mg/l

TCVN 6221-1996

70

80

65

80

75

60

90

350

7

Chỉ số Pecmanganat

mg/l

TCVN 6186:1996

2

3

2.5

3.6

4.0

4.15

4.2

4

8

Amoni

mg/l

TCVN 5988-1995

2

1

3

3.5

6

5

5.5

3

9

Florua

mg/l

TCVN 6195-1996

0.09

0.013

0.12

0.15

0.02

0.10

0.01

1.5

10

Clorua

mg/l

TCVN 6194-1996

45

58

40

52

48

50

48

300

11

Asen

mg/l

TCVN 6182-1996

0.002

0.0021

0.01

0.0015

0.002

0.002

0.003

0.01

12

Sắt

mg/l

TCVN 6177-1996

0.1

0.05

0.2

0.1

0.21

0.3

0.1

0.5

13

Coliform

VK/

100ml


TCVN 6187-1996

35

23

50

60

55

42

35

50

14

Ecoli

VK/

100ml


TCVN 6187-1996

0

0

0

0

0

0

0

0

Ghi chú: VK: là vi khuẩn

- Kết quả trên cho thấy chất lượng nước cấp cho người dân tại một số công trình: công trình xã Hưng Công, công trình thị trấn Bình Mỹ chất lượng nước được kiểm soát tốt, đảm bảo chất lượng theo Quy chuẩn 02:2009/BYT. Tuy nhiên, các công trình còn lại vẫn còn một số chỉ tiêu vi sinh, độ đục, coliform cao so với Quy chuẩn. Điều này, làm ảnh hưởng đến sức khoẻ và niềm tin của người sử dụng dịch vụ cấp nước.

- Về vấn đề kiểm tra chất lượng nước định kỳ và thường xuyên khi có những phát hiện xấu về nguồn nước, chỉ có 02 công trinh ở Hưng Công và Bình Mỹ thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra chất lượng nước định kỳ theo tháng và mẫu nước được gửi về Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hà Nam phân tích. Kết quả phân tích được Ban quản lý công trình cấp nước tổng hợp vả lưu giữ trong hồ sơ cấp nước. Trong trường hợp có những chỉ tiêu vượt Quy chuẩn cho phép được xử lý kịp thời.

- Vấn đề về thất thoát nước: Sổ nhật ký vận hành không được công nhân ghi chép đầy đủ. Không thường xuyên kiểm tra công trình, hệ thống van, đường ống bị hỏng một số khâu do đó gây thất thoát lớn. Tỷ lệ thất thoát tương đối cao trung bình 20-40%. Do vậy về tiêu chí này được đánh giá là không bền vững;

- Nhận thức của nhiều đối tượng hoạt động trong lĩnh vực cấp nước nông thôn vẫn chỉ coi trọng công tác đầu tư xây dựng các công trình cấp nước, chưa coi công tác quản lý vận hành, hệ thống chưa được bảo dưỡng và tu sửa kịp thời, đúng quy định;

- Số lượng công nhân tham qia quản lý vận hành ít, chưa được đào tạo chuyên sâu và còn đảm nhiệm theo hình thức kiêm nhiệm. Mức thu nhập bình quân trên tháng thấp (400-600nghìn đồng/tháng). Dẫn đến không khuyến khích sự nhiệt tình trong công việc. Mức độ hiệu quả không cao.

- Yếu tố khách quan: Văn bản chính sách của cơ quan nhà nước quy định về quản lý vận hành chưa cụ thể, chưa có chế tài nào cho việc vi phạm chất lượng nước cấp theo Quy chuẩn Quốc gia; chưa có Thông tư nào hướng dẫn chi tiết thực hiện Quyết định 131/2009/QĐ-TTg ngày 02/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý sau đầu tư các công trình cấp nước tập trung nông thôn.

Nhận xét 02: Đánh giá tiêu chí về quản lý vận hành, kết quả cho thấy có 02 công trình ở xã Hưng Công và thị trấn Bình Mỹ bền vững, các công trình khác kém bền vững.

3.2.3. Bền vững khi có sự tham gia của cộng đồng

- Đối với những công trình có sự tham gia của dân hoặc công trình tư nhân, doanh nghiệp làm chủ dự án thì người dân được tham gia ngay từ khâu giải phóng mặt bằng, chuẩn bị dự án, xây dựng và quản lý vận hành.

- Công trình vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, của UBND tỉnh, của nhà tài trợ thì người dân được tham gia rất hạn chế. Việc tham gia chỉ xem là hình thức trong việc hoàn thiện hồ sơ thẩm định dự án, cam kết trong việc đấu nối sử dụng khi dự án hoàn thành.

Nhận xét 03: Về tiêu chí có sự tham gia của cộng đồng khi xây dựng và quản lý vận hành công trình CNTTNT được đánh giá từ kém bền vững đến bền vững.

3.2.4. Bền vững về tài chính

- Theo kết quả thu thập được từ các đơn vị quản lý công trình cho thấy kinh phí duy trì hoạt động của công trình thường bị lỗ hoặc lãi suất thấp. Một vài công trình bắt đầu có tích luỹ. Nguyên nhân thu phí sử dụng nước không đủ cho việc duy trì hoạt động, vận hành của công trình. Thực tế, tổng số hộ dân đấu nối sử dụng nước cấp trung bình lên tới 85% nhưng các hộ sử dụng mức nước thấp (4m3/hộ/tháng-20m3/hộ/tháng) với giá thành 4000-4500 đồng/m3. Mức giá này chưa đáp ứng đủ các yếu tố tính đúng, tính đủ. Mặt khác, nếu giá thành cao người dân không sử dụng. Yêu cầu đặt ra giảm suất đầu tư trong quá trình sản xuất.

- Thêm vào đó, mức cấp bù hiện nay của Sở Tài chính tỉnh Hà Nam chưa cao, hoặc chưa có chính sách cấp bù đối với những doanh nghiệp, tư nhân tham gia quản lý.

Nhận xét 04: Tình trạng thu không đủ chi tại các công trình cấp nước tập trung diễn ra phổ biến. Điều này dẫn đến tình trạng duy tu, bảo dưỡng công trình không đảm bảo và công trình hoạt động không bền vững. Tiêu chí này được đánh giá là kém bền vững đến bền vững.

3.2.5. Bền vững về công nghệ

- Công nghệ áp dụng với công trình cấp nước thường là công nghệ đơn giản, dễ thay thế thiết bị và phù hợp với nhiều loại hình quản lý, phù hợp với trình độ dịch vụ và truyền thống văn hoá của địa phương. Mô hình công nghệ tại huyện được áp dụng cho công trình nước mặt theo 02 dạng (Hình 05 và hình 06)





Hình 05. Mô hình công nghệ áp dụng trước năm 2005

(Nguồn: Trung tâm Nước sạch và VSMTNT tỉnh Hà Nam)


Hình 06. Mô hình công nghệ áp dụng trước năm 2005

(Nguồn: Trung tâm Nước sạch và VSMTNT tỉnh Hà Nam)

- Nhìn chung, các công trình có chất lượng xây dựng tốt. Tuy nhiên, một số công trình có chất lượng xây dựng kém, không đồng bộ, không phù hợp với điều kiện nguồn nước như công trình xã Ngọc Lũ. Một số công trình thiếu một số khâu xử lý quan trọng như công trình xã Vũ Bản, Ngọc Lũ chưa có bể khử trùng.

- Việc tiêu tốn điện năng ở các công trình CNTTNT rất lớn. Nhất là bộ phận trạm bơm. Mặc dù được đầu tư ở các công trình được đầu tư hệ thống tiết kiệm điện năng nhưng chưa đưa vào vận hành.

Nhận xét 05: Tiêu chí bền vững về công nghệ được đánh giá kém bền vững đến bền vững.

3.3.6. Bền vững về mặt tổ chức

- Các công trình xây dựng xong giao cho UBND xã, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp có thu, Hợp tác xã quản lý, vận hành. Đối với một số đơn vị quản lý, vận hành công trình chưa hiệu quả và đúng trách nhiệm. Qui trình quản lý vận hành chưa tuân thủ theo hướng dẫn khi được bàn giao.

- Một số công trình giao cho doanh nghiệp, tư nhân hoạt động tốt. Đội ngũ công nhân, chủ quản lý có trách nhiệm, công trình hoạt động hiệu quả.

Bảng 07. Mô hình quản lý, vận hành

các công trình CNTTNT tại khu vực nghiên cứu

TT

Tên công trình

Mô hình quản lý, vận hành

Ghi chú

1

Công trình cấp nước xã Hưng Công

Doanh nghiệp quản lý, vận hành

Hoạt động hiệu quả

2

Công trình cấp nước thị trấn Bình Mỹ

Doanh nghiệp quản lý, vận hành

Hoạt động hiệu quả

3

Công trình cấp nước xã An Ninh

Hợp tác xã quản lý, vận hành

Hoạt động ban đầu kém hiệu quả nhưng những năm gần đây có xu hướng tốt

4

Công trình cấp nước xã Phú Phúc

Hợp tác xã quản lý, vận hành

Hoạt động hiệu quả

5

Công trình cấp nước xã Bối Cầu

UBND xã quản lý, vận hành

Hoạt động kém hiệu quả

6

Công trình cấp nước xã Ngọc Lũ

UBND xã quản lý, vận hành

Hoạt động không hiệu quả

7

Công trình cấp nước xã Vũ Bản

Trung tâm Nước sạch và VSMTNT tỉnh Hà Nam quản lý, vận hành

Hoạt động theo hình thức kiêm nhiệm, kém hiệu quả


Nhận xét 06: Đánh giá tiêu chí bền vững về mặt tổ chức được đánh giá từ không bền vững đến bền vững.
3.2.7. Đánh giá chung sự PTBV của các công trình CNTTNT theo phương pháp trọng số

- Theo kết quả đánh giá PTBV của công trình CNTNT theo phương pháp trọng số, các công trình cấp nước tại khu vực nghiên cứu có 02/7 công trình hoạt động tốt hơn, mặc dù chưa đạt hiệu quả bền vững bao gồm công trình xã Hưng Công và công trình thị trấn Bình Mỹ. Các công trình còn lại được đầu tư kinh phí rất lớn từ chính phủ, nhà tài trợ, sự ưu tiên trong ngân sách của địa phương nhưng hoạt động kém bền vững. Đặc biệt, công trình xã Ngọc Lũ hoạt động không bền vững (chi tiết theo dõi bảng 08 dưới đây).



Bảng 08: Bảng tổng hợp kết quả đánh giá PTBV công trình theo phương pháp trọng số

TT

Tên công trình

Tiêu chí 01 (Hệ số 2)

Tiêu chí 02 (Hệ số 2)

Tiêu chí 03 (Hệ số 2)

Tiêu chí 04 (Hệ số 2)

Tiêu chí 05 (Hệ số 1)

Tiêu chí 06 (Hệ số 1)

Tổng điểm

Đánh giá mức độ bền vững

1

Công trình cấp nước xã Hưng Công

6

6

6

8

3

4

33

Kém bền vững

2

Công trình cấp nước thị trấn Bình Mỹ

6

6

8

6

3

4

33

Kém bền vững

3

Công trình cấp nước xã An Ninh

6

6

4

4

3

3

26

Kém bền vững

4

Công trình cấp nước xã Phú Phúc

6

6

4

4

3

3

26

Kém bền vững

5

Công trình cấp nước xã Bối Cầu

6

4

4

4

3

3

26

Kém bền vững

6

Công trình cấp nước xã Ngọc Lũ

4

2

2

4

2

3

17

Không bền vững

7

Công trình cấp nước xã Vũ Bản

6

4

4

4

2

4

25

Kém bền vững

Ghi chú:

Tiêu chí 01: Tiêu chí đánh giá bền vững về nguồn nước.

Tiêu chí 02: Tiêu chí đánh giá bền vững về quản lý vận hành.

Tiêu chí 03: Tiêu chí đánh giá bền vững về kinh tế, tài chính.

Tiêu chí 04: Tiêu chí đánh giá có sự tham gia của cộng đồng.

Tiêu chí 05: Tiêu chí đánh giá bền vững về công nghệ.

Tiêu chí 06: Tiêu chí đánh giá bên vững về tổ chức.

3.2.8. Đánh giá tồn tại trong công tác quản lý, vận hành các công trình CNTTNT huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam

Công tác quản lý và vận hành các trạm cấp nước tập trung nông thôn tỉnh Hà Nam đến nay vẫn còn nhiều bất cập và chưa được thực hiện tốt, thể hiện ở những mặt sau:

a. Công tác quy hoạch

(i) Công tác khảo sát phục vụ cho quy hoạch thiếu chi tiết, nhất là khảo sát địa hình, địa chất tuyến ống; (ii) Phương pháp điều tra thu thập số liệu phục vụ quy hoạch chưa chú ý đến sự tham gia của người dân vùng hưởng lợi, nếu có tham khảo thì cũng chỉ là hình thức hoặc lấy ý kiến của cán bộ xã. Có nhiều công trình chuẩn bị thi công thì dân mới phát hiện một số vấn đề chưa hợp lý; (iii) Trong quy hoạch việc đưa ra các tiêu chí làm căn cứ sắp xếp thứ tự mức độ thuận lợi, khó khăn của vùng thiếu tính thuyết phục, thiếu quy hoạch cho cấp huyện, xã để làm căn cứ xây dựng kế hoạch.

b. Công tác kế hoạch

(i) Kế hoạch chưa hoàn toàn tuân thủ theo các quy hoạch được phê duyệt, việc xây dựng kế hoạch dựa vào nguồn vốn ngân sách Nhà nước và sự hỗ trợ từ bên ngoài là chính nên việc cân đối kế hoạch gặp nhiều khó khăn. Khi sự hỗ trợ không đáp ứng thì mục tiêu luôn bị phá vỡ, kèm theo cả quy trình lập dự án, thiết kế, lựa chọn công nghệ, triển khai xây dựng, việc ưu tiên đầu tư đều phải cân đối lại; (ii) Phương pháp xây dựng kế hoạch chưa dựa trên nhu cầu, có sự tham gia của người dân và cộng đồng; (iii) Nhân viên trạm cấp nước chưa nắm vững thực tế dẫn đến nhiều hạn chế trong công tác xây dựng kế hoạch.

c. Công tác lập dự án và hồ sơ thiết kế

(i) Không có (hoặc không đầy đủ) sự tham gia của người dân trong việc lập dự án và báo cáo đầu tư (có công trình khởi công dân mới biết, có công trình dân không nhất trí về chọn nguồn nước, về loại hình và công nghệ đã thiết kế, về phương thức đóng góp của người tham gia xây dựng); (ii) Hồ sơ thiết kế công trình cấp nước sạch nông thôn thường được lập sơ sài, chưa đảm bảo chất lượng, khi thẩm định và thi công thường chỉnh sửa nhiều ảnh hưởng đến tiến độ thi công; (iii) Chất lượng khảo sát chưa tốt, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng và hiệu quả hoạt động của công trình sau khi đưa vào sử dụng; (iv) Công tác thiết kế gắn kết đầy đủ với công tác quản lý (thiếu các chi tiết phục vụ quản lý công trình: Các thiết bị van, hình thức bể lọc, vị trí đầu mối,...) hoặc sử dụng các thiết kế định hình không phù hợp; (v) Do quy mô công trình nhỏ nên khâu đối chiếu hồ sơ thiết kế với thực tế thường bị bỏ qua; (vi) Thủ tục thẩm định và trình duyệt chậm, phức tạp, nếu có sự thay đổi so với hồ sơ là gặp rất nhiều khó khăn.

d. Công tác xây dựng công trình

(i) Việc chọn đơn vị thi công cho một số công trình chưa dược làm tốt (các đơn vị thi công thường được chọn theo kết quả đấu thầu và chỉ thầu nên trong quá trình thi công vẫn còn gặp một số đơn vị thi công thiếu kinh nghiệm, công nhân chưa có tay nghề cao trong xây dựng công trình cấp nước sạch làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công trình); (ii) Nhiều đơn vị giám sát chưa có tính chuyên nghiệp, nhất là cấp huyện, cấp xã làm chủ  đầu tư thường thiếu cán bộ kỹ thuật chuyên ngành, chất lượng giám sát có nơi còn thấp, chưa tuân thủ theo các quy định hiện hành; (iii) Chi phí cho giám sát rất thấp, trong khi một cán bộ trong cùng một thời gian phải giám sát nhiều công trình một lúc nên sự có mặt của cán bộ giám sát tại hiện trường là không thường xuyên; (iv) Việc nghiệm thu giai đoạn nhiều công trình không thực hiện đầy đủ, thiếu các thành phần theo quy định, có nơi còn hình thức, nghiệm thu hết bảo hành nhiều nơi không thực hiện đúng theo quy định; (v) Một số công trình cấp nước sạch nông thôn có vốn và công sức của nhân dân tham gia thường thiếu sự giám sát của người dân, nếu có chỉ là cán bộ xã, thôn chưa có đại diện giám sát do dân bầu ra; (vi) Công trình thi công xong, việc bàn giao tổ chức sử dụng chưa được hướng dẫn cụ thể, có nơi lãnh đạo xã đứng ra nhận, rất khó khăn trong quản lý và vận hành.

e. Công tác quản lý, vận hành

Hầu hết các công trình sau khi xây dựng xong đều giao cho địa phương quản lý, vận hành. Kết quả điều tra nhận thấy trong công tác quản lý, vận hành ở các công trình cấp nước tập trung nông thôn tại khu vực nghiên cứu còn một số tồn tại sau:

- (i) Chất l­ượng n­ước sinh hoạt ở một số công trình còn ch­ưa đạt tiêu chuẩn tối thiểu (mức độ giám sát A) do Bộ Y tế quy định tại Quyết định số 1329 ngày 18/4/2002; (ii) Tỷ lệ thất thoát cao (Có nhiều trạm cấp nước thất thoát từ 25 - 40%); (iii) Nhiều thiết bị xử lý bị xuống cấp hoặc hư­ hỏng. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do: (a) Cán bộ quản lý và công nhân vận hành hầu hết ch­ưa đư­ợc đào tạo chuyên sâu; (b) Thiếu kinh nghiệm trong quản lý, kỹ thuật vận hành; (c) Thiếu công cụ và ph­ương tiện kiểm tra, cũng như­ xử lý các sự cố, hỏng hóc trong quá trình vận hành, sửa chữa, bảo d­ưỡng; (d) Công tác thông tin, giáo dục, truyền thông chư­a đ­ược coi trọng; (e) Thu nhập của công nhân vận hành thấp: khoảng 400.000÷600.000 đ/tháng. [13]

f. Năng lực quản lý vận hành

(i) Công tác bảo vệ công trình còn yếu. Nhiều hệ thống bị người dân làm hỏng do đục ống lấy nước hoặc bị thiên tai không được sửa chữa kịp thời; (ii) Năng lực kỹ thuật chuyên môn không đồng đều, số cán bộ, công nhân được đào tạo cơ bản thấp, công tác đào tạo tăng cường năng lực chưa được quan tâm đầy đủ.

g. Năng lực quản lý công trình, quản lý tài chính còn yếu

- Trang thiết bị phục vụ sửa chữa nâng cấp hệ thống cấp nước ở đại đa số các trạm là thô sơ, quá trình cấp kinh phí cho sửa chữa ở nhiều công trình còn phiền hà, không kịp thời...

- Chất lượng nước nguồn chưa được kiểm soát và bảo vệ đúng quy định, không có chế độ quan trắc phân tích nước thô định kỳ, không có các biện pháp bảo vệ nguồn nước trong các đới phòng hộ vệ sinh theo quy định...

- Chất lượng nước sau xử lý chưa được kiểm soát đúng quy định từ đơn vị cấp nước và từ cơ quan quản lý nhà nước.

h. Một số nguyên nhân khác

- Công tác quản lý nhà nước trong cấp nước sinh hoạt nông thôn chưa được đặt đúng tầm. Bộ máy quản lý nhà nước chưa nhất quán, chức năng nhiệm vụ chưa rõ ràng và thống nhất.

- Công tác chuẩn bị đầu tư chưa kỹ: Việc khảo sát nguồn nước, đánh giá nhu cầu, lựa chọn công nghệ và giải pháp quản lý chưa được làm tốt từ khâu chuẩn bị đầu tư, dẫn đến Không ít Công trình CNTTNT có kinh phí đầu tư khá lớn, nhưng không hoạt động hết công suất, hoạt động cầm chừng, thậm chí không hoạt động.

- Nhận thức của nhiều đối tượng hoạt động trong lĩnh vực cấp nước nông thôn vẫn chỉ coi trọng công tác đầu tư xây dựng các công trình cấp nước, chưa coi công tác quản lý vận hành tốt, hệ thống được bảo dưỡng và tu sửa kịp thời, đúng quy định, cơ chế tài chính lành mạnh, người lao động có thu nhập tương đương với lao động ở các đơn vị dịch vụ công khác trên địa bàn mới là mục đích lâu dài phải vươn tới.

- Chất lượng xây dựng kém, không đồng bộ, không phù hợp với điều kiện nguồn nước. Nhiều hệ thống xây dựng không đồng bộ, chỉ có đầu mối và trục chính không đủ mạng lưới. Những hệ thống này rất khó khăn cho đơn vị quản lý vận hành, không thể có hiệu quả và bền vững.

- Cơ chế chính sách của Nhà nước ban hành còn chưa đáp ứng kịp thời dẫn đến việc quản lý vận hành sau đầu tư còn thiếu và yếu.

- Chưa có chế tài nào thuộc thẩm quyền của nhà nước áp dụng cho các công trình cấp nước tập trung không đảm bảo quy chuẩn hịên hành.



3.3. Đánh giá hiệu quả môi trường từ việc xây dựng công trình CNTTNT

3.3.1. Bảo vệ nguồn tài nguyên nước ngầm và loại bỏ ô nhiễm Asen

- Huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam là một huyện còn nghèo. Trước năm 1999, nguồn nước sinh hoạt cấp cho người dân chủ yếu lấy từ nguồn nước ngầm qua các hình thức khai thác: giếng khơi, giếng khoan. Tuy nhiên, nguồn nước ngầm tại khu vực không lớn lại bị ô nhiễm Asen với nồng độ cao hơn tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Do đó, việc xây dựng các công trình cấp nước tập trung là cần thiết. Thực tế cho thấy, từ khi có công trình cấp nước tập trung người dân đã không sử dụng nước ngầm.

- Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy hiện tượng khai thác tài nguyên nước ngầm phục vụ cho cấp nước sinh hoạt từ các công trình cấp nước hộ gia đình đã ảnh hưởng xấu đến nền địa chất báo động nguy cơ sụt giảm mức nước ngầm và nền địa chất. Các công trình cấp nước tập trung khai thác nước mặt sẽ loại bỏ vấn đề này. Nhất là trong bối cảnh hiện nay, tài nguyên nước ngầm khan hiếm, cần được bảo vệ thì các công trình cấp nước tập trung càng phát huy ưu điểm vượt trội.

- Hiện tượng khai thác nguồn nước ngầm từ các công trình cấp nước hộ gia đình tác động tiêu cực đến tài nguyên nước ngầm và phát tán ô nhiễm Asen đến tài nguyên đất, sản xuất nông nghiệp.



3.3.2. Nước sạch và sức khoẻ của người hưởng lợi

Theo kết quả điều tra, đánh giá của UNICEF năm 1993, Hà Nam là một trong những tỉnh có nguồn nước ngầm bị ô nhiễm Asen lớn nhất khu vực miền Bắc của Việt Nam. Vì vậy, việc sử dụng nguồn nước khai thác nước ngầm phục vụ cho sinh hoạt của người dân theo hình thức truyền thống gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của người dân. Thống kê của Sở Y tế tỉnh Hà Nam năm 2008 cho biết tỷ lệ số người dân Hà Nam nói chung bị nhiễm các bệnh liên quan đến tiêu hoá, ngoài da, đường hô hấp, mắt, ung thư đặc biệt là bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ lên tới 70% do sử dụng nước ngầm không qua xử lý. Vì vậy, việc cung cấp nước sạch cho người dân thông qua công trình cấp nước tập trung nông thôn là cần thiết.



3.3.3. Tác dụng tích cực đến hệ thống giáo dục tại địa phương

- Chương trình cấp nước sạch và VSMTNT nói chung trên địa bàn tỉnh, các công trình cấp nước tập trung nói riêng trên địa bàn huyện đã và đang kết hợp với hiệu quả truyền thông tích cực thay đổi hành vi sử dụng nước sạch của của các cháu học sinh trong nhà trường thông qua các giờ học ngoại khoá: các cuộc thi vẽ tranh “Tôi yêu Nước sạch và VSMTNT”, các cuộc thi viết bài “Tìm hiểu về Nước sạch

và thói quen sử dụng nước sạch, nhà tiêu Hợp vệ sinh”… Hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và VSMTNT. Thông qua các cuộc thi đã làm thay đổi nhận thức và thói quen của các cháu học sinh trong việc sử dụng Nước sạch và tuyên truyền cho các thành viên khác trong gia đình mình cùng hưởng ứng việc sử dụng Nước sạch.

- Đặc biệt, từ năm 2000 đến nay với sự hỗ trợ của UNICEF, tổ chức LienAID, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã mời Nghệ sỹ Xuân Bắc (Nghệ sỹ gần gũi với trẻ nhỏ) đảm nhận vai trò Đại sứ thiện chí cho Chương trình Nước sạch và VSMTNT. Đại sứ Xuân Bắc đã có rất nhiều hoạt động liên quan đến việc thay đổi hành vi và nhận thức của các cháu học sinh tại các nhà trường, tỉnh Hà Nam và tạo ra nhiều hiệu ứng tích cực. [6]



3.4. Tác động tích luỹ từ hệ thống các công trình CNTTNT đến hệ thống môi trường xã hội và tài nguyên nước tại khu vực nghiên cứu

Tiêu chí đánh giá tác động tích luỹ từ hệ thống công trình cấp nước đến môi trường xã hội và tài nguyên nước tại khu vực nghiên cứu được dựa trên “Đánh giá môi trường chiến lược Chương trình MTQG Nước sạch và VSMTNT giai đoạn 2006-2010” do Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành năm 2009. [2]

Các tiêu chí đánh giá được tác giả lựa chọn, bao gồm: Thay đổi kết cấu đất, ô nhiễm đất, suy giảm nguồn nước mặt và thay đổi chế độ thuỷ văn, ô nhiễm không khí, suy giảm đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu, sức khoẻ cộng đồng, biến động xã hội, phát triển kinh tế:

a. Thay đổi kết cấu đất

Xói mòn, lở đất, hoang hoá (suy kiệt các chất hữu cơ và chất dinh dưỡng): Việc xây dựng các công trình trên có thể làm tăng tình trạng xói mòn do việc xây dựng cống rãnh thoát nước bất hợp lý, chặt bỏ cây cối trong quá trình giải phóng mặt bằng. Đặc biệt với công trình cấp nước tập trung tại xã Hưng Công, huyện Bình Lục được xây dựng trên diện tích đất có độ dốc lớn thì vấn đề xói mòn biểu hiện rõ nhất.

b. Ô nhiễm đất

Ô nhiễm dầu mỡ từ dầu thải của hệ thống máy móc từ công trình cấp nước: máy bơm, máy tăng áp…

c. Suy giảm nguồn nước mặt

Khai thác với số lượng nước có thể dẫn đến cạn kiệt nguồn nước trong tương lai. Thể hiện như sau: (i) Khai thác nguồn nước không sử dụng hết công suất; (ii) Hiện tượng thất thoát nước trong quá trình vận hành. Theo số liệu thống kê tại khu vực nghiên cứu tỷ lệ thất thoát nước chiếm từ 25-40%.

d. Ô nhiễm không khí

Ô nhiễm không khí từ các công trình cấp nước bởi chỉ số bức xạ nhiệt.

e. Suy giảm đa dạng sinh học

Tích luỹ khí thải nhà kính, tăng tần suất lũ lụt: Quá trình giải phóng mặt bằng trước khi xây dựng công trình cấp nước tập trung nông thôn tại khu vực nghiên cứu đã phá hủy rất nhiều cây gỗ, thảm thực vật... làm mất đi nơi cư trú của hệ động vật bản địa làm mất đa dạng sinh học.

f. Sức khoẻ cộng đồng

Thay đổi kết cấu bệnh tật, xuất hiện dịch bệnh lây lan nhanh trong cộng đồng. Trong trường hợp hệ thống cấp nước bị nhiễm trùng hay nhiễm các chất độc hại, nguy cơ lây lan ra cộng đồng là rất lớn. Các công trình cấp nước với hồ chứa có khả năng tạo cơ hội cho muỗi Anopheles spp (là loài côn trùng chính gây bệnh sốt rét ở Việt Nam) có điều kiện sinh sống quanh năm. Đây là vấn đề cần hết sức lưu tâm khi triển khai các dự án cấp nước. Bên cạnh đó, các giải pháp công nghệ xử lí nước thải sử dụng hồ sinh học cũng có nguy cơ tương tự.

g. Biến động xã hội

Thay đổi nghề nghiệp, cơ cấu việc làm của huyện.

h. Phát triển kinh tế

Ảnh hưởng đến chỉ số phát triển con người, chỉ số rủi ro.

3.5. Đề xuất quy trình quản lý các công trình CNTTNT theo hướng PTBV áp dụng tại huyện Bình lục tỉnh Hà Nam

Quy trình quản lý công trình cấp nước tập trung nông thôn tập trung vào 06 nội dung: (i) Quản lý tài nguyên nước và môi trường lưu vực; (ii) Thực hiện quy trình quản lý vận hành bền vững; (iii). Quản lý tài chính; (iv). Cộng đồng tham gia quản lý công trình CNTTNT. (v). Áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong cấp nước và bảo vệ môi trường lưu vực. (vi). Tổ chức quản lý, vận hành công trình CNTTNT.



3.5.1. Quản lý tài nguyên nước và môi trường lưu vực

Đối với các công trình CNTTNT tại khu vực nghiên cứu được khai thác từ nguồn nước các sông: sông Sắt, sông Châu Giang thì việc quản lý nguồn nước mặt cả về số lượng và chất lượng cần được thực hiện nghiêm túc. Hiện nay, việc ô nhiễm nguồn nước mặt do hoạt động sản xuất kinh doanh, sinh hoạt, nông nghiệp tại các tại các dòng sông này bởi các tác nhân ô nhiễm: Vi sinh vật, coliform, kim loại nặng…làm ảnh hưởng chất lượng đầu vào và đầu ra của hệ thống công trình. Vì vậy, cần phải xây dựng quy trình quản lý chất lượng nước:

- Xây dựng trạm quan trắc nước thô định kỳ nhằm phục vụ công tác: ổn định nguồn nước, điều tiết nguồn nước cấp vào các mùa trong năm, phát hiện nguồn nước bị ô nhiễm bất thường và có biện pháp xử lý kịp thời.

- Thực hiện tốt cơ chế chia sẻ lợi ích trong việc sử dụng tài nguyên nước. giữa các ngành, cụ thể ngành nông nghiệp và kinh doanh nước sạch và trong cùng ngành sản xuất nước sạch. Tránh tình trạng xung đột lợi ích giữa các ngành. Đảm bảo hiệu quả bền vững các công trình.



3.5.2. Thực hiện quy trình quản lý vận hành bền vững

a. Giám sát chất lượng nước

Việc đảm bảo chất lượng cấp đến người sử dụng là nhiệm vụ quan trọng trong việc đảm bảo hoạt động bền vững của công trình. Chất lượng nước đảm bảo theo quy chuẩn QCVN 02-2009/BYT phải được thực hiện bởi cả đơn vị cung cấp dịch vụ và cơ quan quản lý nhà nước.

- Đơn vị cung cấp dịch vụ: Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn đã đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, kiểm tra theo quy định để đảm bảo chất lượng nước. Cụ thể, là đơn vị cung cấp dịch vụ phải thực hiện giám sát định kỳ đối với các chỉ tiêu A theo QCVN 02: 2009/BYT là 3 tháng ít nhất 1 lần.

- Cơ quan quản lý nhà nước: Theo quy định hiện hành, Trung tâm Y tế dự phòng thuộc sở Y tế các tỉnh chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát chất lượng nước trên địa bàn tỉnh. Hàng năm, cơ quan quản lý nhà nước phải xây dựng kế hoạch và dự trù kinh phí từ nguồn sự nghiệp để phục vụ cho nhiệm vụ kiểm soát chất lượng nước theo quy định. Cụ thể là giám sát định kỳ đối với các chỉ tiêu mức độ A, xét nghiệm ít nhất 1 lần trong 6 tháng do cơ quan có thẩm quyền thực hiện. Khi kết quả kiểm tra vệ sinh nguồn nước hoặc điều tra dịch tễ cho thấy nguồn nước có nguy cơ ô nhiễm, khi xảy ra sự cố môi trường có thể ảnh hưởng đến chất lượng vệ sinh nguồn nước hoặc khi có yêu cầu đặc biệt khác, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và thực hiện giám sát đột xuất.

b. Đào tạo, nâng cao năng lực cán bộ quản lý, vận hành

- Bố trí đủ nhân lực đảm bảo công tác quản lý, vận hành công trình.

- Đảm bảo công tác đào tạo và nâng cao năng lực thường xuyên đáp ứng yêu cầu quản lý vận hành. Là hoạt động mang tính khoa học công nghệ, đội ngũ công nhân vận hành nhất thiết phải được đào tạo cơ bản, có tay nghề cao, vì thế để nâng cao hiệu quả quản lý vận hành và phát triển bền vững cần phải đào tạo và không ngừng nâng cao trình độ của đội ngũ công nhân vận hành bảo dưỡng.

- Đội ngũ công nhân vận hành bảo dưỡng phải được học tập nắm vững các nội quy, quy định của đơn vị, phải được học tập để nắm chắc các quy trình, tiêu chuẩn, quy chuẩn trong quản lý vận hành. Những công nhân mới ra trường phải được học tập, kèm cặp, giúp đỡ của những công nhân có tay nghề cao, hiểu biết tình hình hệ thống công trình trước khi chính thức được tham gia vận hành bảo dưỡng.

- Hàng năm, đội ngũ công nhân vận hành phải được học tập để tiếp thu những công nghệ, quy trình quản lý mới, được học tập để nâng cao trình độ và thi nâng bậc, tay nghề.

- Cần cử các cán bộ quản lý, kỹ thuật, nghiệp vụ tham gia các lớp đào tạo nâng cao trình độ, hội thảo trao đổi kinh nghiệm gữa các đơn vị quản lý vận hành trong tỉnh và gữa các tỉnh với nhau. Những kinh nghiệm, thông tin được trao đổi, chia sẻ không chỉ giúp trực tiếp mà còn gợi mở nhiều hướng đi, giải pháp giúp nâng cao nghiệp vụ vận hành, quản lý của đội ngũ cán bộ kỹ thuật, nghiệp vụ.

- Giúp cán bộ tại các đơn vị dịch vụ cấp nước sử dụng tài liệu để thực hiện các tính toán đơn giản tra cứu các bảng biểu lập các biểu mẫu ghi chép theo dõi đánh giá, lập kế hoạch hành động trung dài hạn và hàng năm, kiểm tra, theo dõi giám sát, phân tích, kiểm nghiệm chất lượng nước sạch theo qui chuẩn Bộ Y tế ban hành.

c. Duy tu và sửa chữa, thay thế công trình, thiết bị

- Các công trình CNTTNT sau khi xây dựng xong đưa vào quản lý vận hành nhất thiết phải có quy trình vận hành, trong đó có quy định rõ thời gian, trình tự và các nội dung bảo trì bảo dưỡng, sửa chữa và thay thế các công trình, thiết bị. Quy trình phải được các cán bộ kỹ thuật và công nhân vận hành nắm vững, thực hiện đầy đủ, nghiêm túc.

- Các công trình CNTTNT cũng phải xây dựng các định mức duy tu sửa chữa, thay thế công trình thiết bị. Các đơn vị quản lý vận hành công trình CNTTNT căn cứ vào quy trình duy tu sửa chữa và định mức kinh tế kỹ thuật để tính toán chi phí vận hành bảo dưỡng trong giá thành dịch vụ cấp nước và lập kế hoạch hàng năm của đơn vị.

- Công tác duy tu bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế thiết bị có ý nghĩa vô cùng quan trong đối với hiệu quả hoạt động và sự bền vững của hệ thống. Công tác duy tu, sửa chữa thay thế công trình thiết bị được làm theo đúng quy định thực tế sẽ tiết kiệm chi phí, kéo dài tuổi thọ và nâng cao hiệu quả công trình.

d. Kiểm tra và giám sát thất thoát nước.

Đối với các công trình cấp nước có thu tiền sử dụng nước theo đồng hồ, khối lượng nước thô được khai thác, sau khi xử lý và được sử dụng được tính qua đồng hồ và từ đây tính được mức độ thất thoát trong quá trình xử lý nước và thất thoát do rò rỉ. Tại công trình số liệu về thời gian hút nước, lượng nước hút, lượng nước được bơm lên tháp hoặc bơm đẩy vào hệ thống cấp cung cấp nước được ghi chép một cách đầy đủ để kiểm soát cân bằng khối lượng nước khai thác, cung cấp cũng như thất thoát. Từ số liệu tính toán thất thoát nước sẽ có biện pháp điều chỉnh kịp thời.



3.5.3. Quản lý tài chính

Sự bền vững của quản lý vận hành các dịch vụ công phải dựa trên một giải pháp tài chính đồng bộ. Nguyên tắc chung là thu chi phải cân bằng và rõ ràng.



Каталог: files -> ChuaChuyenDoi
ChuaChuyenDoi -> TS. NguyÔn Lai Thµnh
ChuaChuyenDoi -> Luận văn Cao học Người hướng dẫn: ts. Nguyễn Thị Hồng Vân
ChuaChuyenDoi -> 1 Một số vấn đề cơ bản về đất đai và sử dụng đất 05 1 Đất đai 05
ChuaChuyenDoi -> Lê Thị Phương XÂy dựng cơ SỞ DỮ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loàI ĐỘng vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứU
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Hà Linh
ChuaChuyenDoi -> ĐÁnh giá Đa dạng di truyền một số MẪu giống lúa thu thập tại làO
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiêN
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Văn Cường
ChuaChuyenDoi -> ĐÁnh giá thực trạng và ĐỀ xuất giải pháP

tải về 0.69 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương