ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học công nghệ Nguyễn Duy Tùng nghiên cứu triển khai hp openview khoá luận tốt nghiệP ĐẠi học hệ chính quy ngành: Công Nghệ Thông Tin


Chương 3. Triển khai HP Openview Network Node Manager



tải về 382.35 Kb.
trang5/6
Chuyển đổi dữ liệu07.09.2016
Kích382.35 Kb.
#31772
1   2   3   4   5   6

Chương 3. Triển khai HP Openview Network Node Manager


Việc triển khai phần mềm HP Openview bao gồm các bước sau:

  • Cài đặt phần mềm HP OpenView NNM sau đó liên lạc với HP để lấy được các thông tin về license.

  • Cài đặt Ciscowork

  • Cài đặt bản tích hợp giữa Ciscowork và HP OpenView NNM

Mô hình mạng VNUNet trước khi triển khai hệ thống HP Openview:

Hình 33: Mô hình mạng VNUNet

Hệ thống được cài đặt triển khai trên máy có địa chỉ IP 192.168.0.49/24 đặt tại Trung tâm máy tính – Đại học Công Nghệ.

Hình 34: Mô hình mạng VNUNet với HP Openview

Hệ thống hiện tại hỗ trợ tối đa 250 nút và 250 kết nối. Hệ thống có thể giám sát tới từng máy tính đầu cuối nhưng có thể bỏ qua một số máy tính đầu cuối nếu không cần thiết. Vì vậy phải có kế hoạch lựa chọn các thiết bị cần giám sát, dưới đây là danh sách các thiết bị được lựa chọn:


  • Switch Cisco Catalyst 6509 – địa chỉ IP là 10.10.0.1: được đặt tại trung tâm máy tính – Đại học Công Nghệ, là switch trung tâm của đại học đại học công nghệ.

  • Router Cisco 2800 – địa chỉ IP là 192.168.0.7 : đặt tại trung tâm máy tính - Đại học công nghệ, là thiết bị định tuyến và kết nối ra internet cho toàn mạng VNUNet.

  • Switch Cisco Catalyst 2950 – địa chỉ IP là 10.6.0.11: đặt tại VNUNet.

  • Switch Cisco Catalyst 4507 – địa chỉ IP là 172.16.0.1: đặt tại VNUNet, là switch trung tâm của VNUNet.

  • Webserver đại học công nghệ - địa chỉ IP là 10.10.0.10, địa chỉ ngoài là 203.113.130.201.

  • Server Văn thư – địa chỉ Ip là 10.10.0.20.

  • Checkpoint Nokia – địa chỉ IP là 192.168.0.71, địa chỉ ngoài là 210.86.230.116.

Trên đây là những thiết bị quan trọng cần phải giám sát, quản lý, ngoài ra có thể để NNM tự động nhận thêm các thiết bị trong các dải mạng mà nó nhận được.

Dưới đây là kết quả thực nghiệm của việc triển khai hệ thống HP OpenView tại trung tâm máy tinh – Đại học Công Nghệ


3.1. Mô hình mạng của VNUNet


Kết quả sau khi triển khai, NNM đã nhận và vẽ ra bản đồ mạng VNUNet

Hình 35: Mô hình mạng VNUNet trên HP Openview

Đây là mô hình tầng Internet của VNUNet bao gồm 2 mảng khác nhau của CTNet và VNUNet.


  • CTnet bao gồm các một router được nối với switch trung tâm thông qua dải địa chỉ nội bộ giữa 2 thiết bị. Dải mạng của CTNet là dải 10.10 được phân thành nhiều VLAN và nối đến switch trung tâm.

  • VNUNet bao gồm một switch trung tâm được chia thành nhiều dải mạng cho các trường như tự nhiên, nhân văn, kinh tế…

Trong mô hình trên thể hiện rõ tình trạng hoạt động của các thiết bị và các dải mạng thông qua màu sắc. Dựa vào mô hình này người quản trị có thể nắm được tình trạng của mạng để quản lý mạng:

  • Các dải mạng và thiết bị màu xanh là có các thiết bị bên trong hoạt động bình thường, các đường kết nối tới switch trung tâm và router là bình thường.

  • Các dải màu đỏ là do tất cả các thiết bị bên trong dải đó hoạt động không bình thường.

  • Các thiết bị gateway có màu vàng là do trong các interface của thiết bị có interface không sử dụng hoặc đang tắt.

Tình trạng hoạt động của mạng sẽ cập nhật sau 5ph. Khoảng thời gian cập nhật là do người quản trị cấu hình.

Tầng Mô hình mạng của tầng Internet thể hiện các kết nối giữa các dải mạng với nhau thông qua các gateway là các router, switch được cấu hình SNMP. Ở tầng này chỉ thể hiện các thiết bị lớp 3 còn các thiết bị khác được gộp chung thành một dải mạng.



Hình 36: Mô hình mạng tầng Network của dải 10.6

Mô hình ở lớp Network là mô hình một dải mạng bao gồm một hoặc nhiều segment cùng một dải mạng được kết nối vào các gateway.

Dưới tầng Network là tầng Segment bao gồm các thiết bị từ lớp 3. Tầng này hiển thị tình trạng của từng thiết bị thuộc cùng dải mạng theo mô hình bus hoặc star. Dưới đây là mô hình tầng Segment của dải mạng chứa các server dịch vụ của trường đại học công nghệ:



Hình 37: Mô hình tầng segment của dải mạng chứa các server của CTNet

Trong mô hình này các thiết bị của Segment đều hoạt động bình thường. Dải mạng này có hiển thị 2 thiết bị mà ta cần quản lý là webserver trường Đại học Công Nghệ, server Văn thư. Các thiết bị này được hiển thị khác với các nút khác bởi vì các thiết bị này đã được bật SNMP để hỗ trợ trong việc quản lý.

Hình 38: Mô hình tầng Node của switch cisco 6509

Cuối cùng là mô hình tình trạng hoạt động các interface của một node. Hình bên trên là mô hình tình trạng của switch trung tâm của CTNet có địa chỉ IP 10.10.0.1 (switch cisco catalyst 6509).

Mô hình này hiển thị tất cả các interface của thiết bị và các dải IP của nó, ở đây là các dải Vlan của các phòng ban trong trường đại học Công Nghệ. Các màu thể hiện tình trạng của các interface và các Vlan:



  • Màu xanh: Interface hoặc Vlan hoạt động bình thường.

  • Màu nâu: Interface hoặc Vlan chưa sử dụng.

  • Màu đỏ: Interface hoặc Vlan tắt.

Dựa vào mô hình mạng do NNM đưa ra, người quản trị sẽ có một cái nhìn tổng quan về mạng mà họ giám sát, có thể quan sát hoạt động của mạng để khi có hiện tượng bất thường, ví dụ khi interface kết nối với internet của router hoạt động không bình thường thì người quản trị có thể nhận biết và có biện pháp đề phòng, có thể chuyển sang một interface dự phòng khác để đảm bảo tính thông suốt của mạng…


tải về 382.35 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương