ĐẠi học nông lâm tp. HỒ chí minh lập và thẩM ĐỊnh dự Án mở ĐẠi lý 3s của hãng xe máy sym việt nam lê VÂn anh khóa luận tốt nghiệP



tải về 0.85 Mb.
trang5/11
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích0.85 Mb.
#1533
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

Nguồn: ĐTTT - TTTH

Khu vực mặt tiền trước giành cho khách hàng để xe khi muốn vào đại lý mua xe hoặc xem xe là 12 m2, yêu cầu của khu vực này không cần thiết phải rộng.

Tiếp theo là khu vực trưng bày xe, khu vực này cần phải bố trí một cách hợp lý và rộng rãi làm sao cho khách hàng có thể xem bất cứ loại xe nào có trong khu vực trưng bày mà khách hàng muốn xem một cách dễ dàng, đây là khu vực quan trọng nhất của một đại lý, khu vực này có thể được xem là bộ mặt của đại lý. Vì khi khu vực trưng bày xe được bố trí một cách gọn gàng và đẹp mắt thì mới thu hút được khách hàng vào xem và mua xe. Tuy nhiên để thu hút được khách hàng mua xe của đại lý còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa, như : phong cách phục vụ nhiệt tình của nhân viên bán hàng, giá cả hợp lý của xe…

Diện tích của khu vực giành cho khách chờ, bảo hành và bảo trì xe là 48 m2, khu vực này sẽ giành một phần nhỏ dùng cho khách hàng ngồi chờ trong khi xe của khách được các nhân viên kỹ thuật bảo hành hoặc bảo trì, khu vực này chỉ chiếm khoảng 8 m2, phần còn lại là khu giành cho các nhân viên kỹ thuật bảo hành, bảo trì xe cho khách hàng.

Bên cạnh khu vực giành cho khách chờ, bảo hành và bảo trì xe là kho phụ tùng sữa chữa, kho này dùng để chứa những loại phụ tùng đã bị hư hỏng, nhớt thải… Tiếp đến là văn phòng làm việc của đại lý, văn phòng của đại lý không lớn lắm vì khu vực này chỉ giành cho 3 người, đó là: giám đốc, quản lý và kế toán, diện tích của văn phòng là 14 m2. Nằm kế bên văn phòng là kho phụ tùng xe, kho này khác hoàn toàn với kho phụ tùng sữa chữa, kho này dùng để chứa những linh kiện chính hãng của đại lý, có nghĩa là chứa những phụ tùng hoàn toàn mới, diện tích giành cho khu này là 12m2. Cuối cùng là phòng vệ sinh với diện tích là 6 m2.

Như vậy với tổng mặt bằng là 204 m2 thì phải thuê đất có diện tích bằng hoặc lớn hơn 204 m2. Tại quận 2 có một lô đất phù hợp với diện tích mà đại lý cần thuê là 210 m2 nằm trên đường Nguyễn Thị Định – P.An Phú – Quận 2, với số tiền thuê 20triệu/tháng. Theo dự kiến dự án có thể ký hợp đồng thuê trong vòng 5 năm, trả tiền một lần. Vậy tổng chi phí thuê đất: 20.000.000 x 12 x 5 = 1.200.000.000 đồng.

4.3.4. Phân tích chi phí

a) Chi phí xây dựng

Vì đây là dự án không thuộc về lĩnh vực xây dựng nên về vấn đề chi phí xây dựng của đại lý sẽ không tính một cách chi tiết mà được xác định theo giá thị trường theo đơn vị 1m2. Theo Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Xây Dựng An Việt thì giá xây dựng tính theo đơn vị m­­­­­2 hiện nay là 4 triệu/m2. Như vậy, với diện tích cần xây dựng là 204 - 12 = 192 m2 (12m2 là mặt tiền trước không cần phải xây dựng) thì tổng chi phí để xây dựng Đại lý là: 192 m2 x 4triệu/m2 = 768 trđ.



b) Chi phí trang thiết bị

Trang thiết bị của đại lý được chia thành hai loại: trang thiết bị sữa chữa và trang thiết bị văn phòng mỗi loại sẽ được giới thiệu chi tiết ngay bên dưới.



Trang thiết bị sữa chữa

Dựa trên quy mô của dự án, tham khảo những trang thiết bị sữa chữa cần thiết của một đại lý 3S của SYM và đi điều tra về giá cả hiện tại trên thị trường của những trang thiết bị này có được chí phí dự kiến trang thiết bị sữa chữa của đại lý dưới bảng 4.8

Bảng 4.8. Bảng Dự Trù Chi Phí Trang Thiết Bị Sữa Chữa của Đại Lý

Trang thiết bị đại lý

Thời gian sử dụng

(năm)

Số lượng

(cái)

Giá

(trđ/cái)

Thành tiền (trđ)

Bàn nâng

5

5

11

55

Kệ đựng đồ nghề +

tủ đựng đồ nghề



5

5

3

15

Bộ khoá mở ốc

5

5

2,5

12,5

Bộ súng tuýp mở ốc

5

5

3

15

Súng bắn vít

5

5

0,5

2,5

Máy khoan tay

5

5

0,8

4

Máy mài tay

5

5

0,8

4

Máy mài bàn

5

1

2,1

2,1

Máy khoan bàn

5

1

7,2

7,2

Bình hơi

5

1

9

9

Máy thay vỏ

5

1

14,5

14,5

Máy rửa đồ

5

1

3,8

3,8

Máy êtô

5

1

0,8

0,8

Tổng chi phí

 




 

145,4

Nguồn: ĐTTT – TTTH

Trang thiết bị sữa chữa của đại lý sẽ gồm có: 5 bàn nâng giành cho 5 nhân viên kỹ thuật, bàn nâng sẽ dùng để nâng xe máy khi cần thiết trong quá trình sữa chữa, phía sau của mỗi bàn nâng sẽ là nơi để kệ và tủ dùng để đựng đồ nghề, mỗi nhân viên kỹ thuật sẽ có một tủ và kệ đựng đồ nghề để dễ dàng sử dụng những đồ nghề cần thiết trong quá trình sữa chữa xe. Những đồ nghề được đựng trong kệ và tủ bao gồm: bộ khoá mở ốc, bộ súng tuýp mở ốc, súng bắn vít, máy khoan tay, máy mài tay. Như vậy đại lý sẽ phải chuẩn bị 5 cái kệ và tủ đựng đồ nghề, 5 bộ khoá mở ốc, 5 bộ súng tuýp mở ốc, 5 súng bắn vít, 5 máy khoan tay, 5 máy mài tay. Tiếp theo là 1 máy mài bàn, 1 máy khoan bàn, 1 bình hơi, 1 máy thay vỏ, 1 máy rửa đồ và 1 máy êtô (máy kẹp).



Hình 4.7. Một Số Hình Ảnh Trang Thiết Bị Sữa Chữa của Đại Lý

Bàn nâng Bộ súng tuýp mở ốc Bộ khoá mở ốc



Súng bắn vít Máy mài tay Máy khoan tay




Máy khoan bàn Máy mài bàn Máy êtô (máy kẹp)


Trang thiết bị văn phòng

Cũng như trang thiết bị sữa chữa, chi phí dự kiến của trang thiết bị văn phòng được dựa trên quy mô của dự án, tham khảo những trang thiết bị văn phòng cần thiết của một đại lý 3S của SYM và đi điều tra về giá cả hiện tại trên thị trường của những trang thiết bị này. Chi phí dự kiến được thể hiện ở bảng 4.9.



Bảng 4.9. Bảng Dự Trù Chi Phí Trang Thiết Bị Văn Phòng của Đại Lý

Trang thiết bi văn phòng


Thời gian sử dụng (năm)

Số lượng (cái)

Giá

(trđ/cái)

Thành tiền

(trđ)

Máy in

5

1

8,5

8,5

Máy fax

5

1

6,2

6,2

Máy tính bàn

5

2

7

14

Laptop

5

1

16,7

16,7

Máy đếm tiền

5

1

6

6

Máy lạnh

5

1

8,9

8,9

Điên thoại bàn

3

1

0,39

0,39

Tủ lạnh

5

1

2,46

2,46

Máy làm nóng lạnh nước uống

3

1

4,1

4,1

Bàn làm việc giành cho giám đốc

5

1

3,212

3,212

Bàn làm việc giành cho quản lý

5

1

1,75

1,75

Bàn làm việc giành cho kế toán

5

1

0,8

0,8

Ghế làm việc giành cho giám đốc

5

1

0,9

0,9

Ghế làm việc giành cho quản lý

5

1

0,7

0,7

Ghế làm việc giành cho kế toán

5

1

0,343

0,343

Ghế băng chờ 4 chỗ

3

2

1,2

2,4

Tivi LG 42 inch

5

1

18

18

Tổng chi phí

95,355

Nguồn: ĐTTT – TTTH

Trang thiết bị văn phòng mà đại lý cần chuẩn bị gồm: 1 máy in – hiệu Samsung – xuất xứ: Hàn Quốc, giá : 8.500.000đ/cái, dùng để in, coppy, scan những tài liệu cần thiết cho đại lý. Tiếp đến là 1 máy Fax – hiệu Panasonic – xuất xứ: Malaysia, giá: 6.200.000đ/cái dùng để nhận và chuyển fax. Bô máy tính bàn cần 2 bộ – hiệu acer – xuất xứ Trung Quốc, giá: 7.000.000đ, 1 máy dùng cho quản lý của đại lý, 1 máy dùng cho nhân viên kế toán của đại lý. Giám đốc sẽ được trang bị 1 laptop – hiệu Dell – xuất xứ: Mỹ, giá: 16.700.000đ/cái. Đại lý cần có 1 máy đếm tiền – hãng sản xuất: XinDa – xuất xứ: Trung Quốc, giá: 6.000.000đ/cái, vì mỗi lần khách hàng thanh toán tiền mua xe cho đại lý, hoặc đại lý thanh toán tiền xe và linh kiện chính hãng nhập về là một số tiền lớn nên phải sử dụng máy đếm tiền để nhanh và chính xác.

Văn phòng cần 1 máy lạnh – hiệu LG – xuất xứ: Hàn Quốc, giá: 8.900.000đ/cái. Tiếp đến cần 1 cái điện thoại bàn – hiệu Pansonic – xuất xứ: Malaysia, giá: 390.000đ/cái. Văn phòng của đại lý cũng cần 1 tủ lạnh – hiệu LG – xuất xứ: Hàn Quốc, giá: 2.460.000đ/cái, dùng để phục vụ cho nhân viên trong văn phòng. Tiếp theo là 1 máy làm nóng lạnh nước uống – hiệu Alaska- xuất xứ: Hàn quốc, giá: 4.100.000đ/cái, dùng để phục vụ cho nhân viên của đại lý và khách hàng.

Giám đốc, quản lý và kế toán của đại lý cần 3 bộ bàn ghế để làm việc. Bộ bàn ghế làm việc giành cho giám đốc sẽ được trang bị tốt nhất, với giá: 4.121.000đ/bộ, bộ bàn ghế giành cho quản lý có giá: 2.450.000đ và bộ bàn ghế giành cho kế toán có giá: 1.143.000đ. Đại lý cũng cần trang bị 2 hàng ghế băng chờ để phục vụ cho khách hàng mỗi khi vào đại lý bảo trì - bảo hành xe hoặc mua xe, mỗi băng ghế có 4 chỗ với giá: 1.200.000đ/băng ghế.

Cuối cùng đại lý cần trang bị một tivi LG màn hình LCD 42 inch – giá: 18.000.000/cái, để phục vụ cho khách hàng mỗi khi ngồi chờ, để khách hàng sẽ cảm thấy thời gian trôi qua nhanh hơn mỗi khi phải ngồi đợi lâu. Đây cũng là một cách để đại lý tạo được hình ảnh tốt với khách hàng.

Như vậy tổng chi phí trang thiết bị sẽ là:



145.400.000 + 95.355.000 = 240.755.000 đồng

c) Kế hoạch khấu hao

Để có được giá tri khấu hao khoá luận này dùng phương pháp khấu hao đều, công thức tính khấu hao được thể hiện như sau:

Giá trị khấu hao = ( Giá trị tài sản mới – Giá trị thanh lý)/ số năm sử dụng

Giá trị thanh lý của tài sản được tính theo giá thanh lý của thị trường ngay thời điểm thanh lý tài sản, ước lượng giá trị thanh lý bằng 10% giá trị tài sản mới.

- Đầu tiên tính giá trị khấu hao của trang thiết bị, như đã nêu ở bảng 4.8 và bảng 4.9 trong các loại trang thiết bị của đại lý thì có 3 loại chỉ có thời gian sử dụng là 3 năm là: điện thoại bàn, máy làm nước nóng lạnh và ghế băng chờ 4 chỗ, do vậy thời gian khấu hao của 3 loại này là 3 năm, cứ hết 3 năm lại mua mới và tiếp tục khấu hao như vậy cho đến năm thứ 5 của dự án, nguyên giá của 3 loại trang tiết bị này ở năm 0 của dự án là 6,8 trđ, đầu năm thứ 4 đại lý phải mua mới 3 loại trang thiết bị này, vì tình trạng lạm phát diễn ra hàng năm trên thị trường nên nguyên giá của 3 loại trang thiết bị này ở đầu năm thứ 4 bằng với nguyên giá ở năm 0 cộng thêm phần lạm phát trung bình mỗi năm.

Chỉ số lạm phát được tính bằng cách lấy tỷ số lạm phát trung bình của 3 năm 2008, 2009, 2010 trên thị trường. Theo trang điện tử vietbao.vn, chỉ số lạm phát năm 2008 là: 8,1%, theo trang baomoi.com, chỉ số lạm phát năm 2009 là: 6,8%, và theo trang vnexpress.net thì chỉ số lạm phát năm 2010 là : 11,75%. Như vậy chỉ số lạm phát trung bình của 3 năm sẽ là 8,88%. Vậy nguyên giá ở đầu năm thứ 4 là:

6,8 = 8,89 trđ

Còn các trang thiết bị còn lại thì số năm sử dụng là 5 năm nên thời gian khấu hao là 5 năm. Nguyên giá của những trang thiết bị này là: 233,87 trđ Cách tính khấu hao giống như cách tính của 3 loại trang thiết bị có thời gian sử dụng 3 năm ở trên.

Áp dụng phương pháp khấu hao đều cho từng năm ta có giá trị khấu hao và giá trị còn lại của trang thiết bị như sau:

Đối với loại thiết bị có thời gian sử dụng 3 năm:

+ Năm thứ nhất: Giá trị khấu hao bình quân/năm ==2,07 trđ

..+ Cuối năm thứ 3: Giá trị thanh lý = 6,89 10% = 0,689 trđ

+ Năm thứ 4: Giá trị khấu hao bình quân/năm ==2,67trđ

..+ Cuối năm thứ 5: Giá trị thanh lý = 8,89 – (2,672) +(8,8910%)= 4,44 trđ

Đối với loại thiết bị sử dụng 5 năm:

+ Năm thứ nhất:

Giá trị khấu hao bình quân/năm == 42,10 trđ

..+ Cuối năm thứ 5:

Giá trị thanh lý = 233,8710%= 23,39 trđ

- Giá trị khấu hao và giá trị thanh lý của chi phí xây dựng và thuê đất được tính như sau:

Đối với xây dựng

+ Giá trị thanh lý = 768 trđ * 10% = 76,8 trđ

+ Giá trị khấu hao bình quân/năm = = 138,24 trđ

Đối với thuê đất, không có giá trị thanh lý mà chỉ có giá trị khấu hao

+ Giá trị khấu hao = = 240 trđ

Giá trị khấu hao và giá trị thanh lý chi tiết hàng năm của đại lý sẽ được thể hiện dưới bảng 4.10.

Bảng 4.10. Bảng Kế Hoạch Khấu Hao và Giá Trị Thanh Lý Tài Sản của Đại Lý

ĐVT: trđ


Chỉ tiêu

Năm

1

2

3

4

5

Giá trị khấu hao

422,41

422,41

422,41

423,01

423,01

Giá trị thanh lý

 

 

0,689

 

104,63

Nguồn: TTTH

d) Chi phí sinh hoạt

Tham khảo một số mô hình đại lý cùng quy mô ta dự trù các khoản chi phí sinh hoạt của đại lý như sau:

+ Nước: đinh mức nước 1 m3/người/tháng.

+ Nước uống: 10 bình/tháng.

+ Điện: 700kw/tháng.

+ Điện thoại: 800.000 đồng/tháng.

+ Internet: 300.000 đồng/tháng

Chi tiết chi phí sinh hoạt của đại lý được tính như sau: nước phục vụ cho việc sinh hoạt và kinh doanh trong đai lý được dự tính 1 m3/người/tháng nhân với đơn giá 9000đ/m3, nước uống phục vụ cho nhân viên và khách hàng khoảng 10 bình nước/tháng với giá mỗi bình là 10.000 đồng. Tiếp đến là chi phí tiền điện dự tính cho mỗi tháng là 700kw, giá của điện dùng cho kinh doanh hiện tại là 2000 đồng/kw, chi phí điện thoại để phục vụ cho công việc kinh doanh của đại lý khoảng 800.000 đồng/tháng và cuối cùng là chi phí internet, đại lý sẽ trả tiền cuớc phí cố định hàng tháng cho internet là 300.000 đồng/tháng. Ta theo dõi chi tiết chi phí sinh hoạt trong một tháng và chi phí sinh hoạt trong một năm của đại lý dưới bảng 4.11.

Bảng 4.11. Bảng Tổng Hợp Chi Tiết Chi Phí Sinh Hoạt Trong 1 Năm

ĐVT: trđ


Khoản mục

Tổng tiền/Tháng

Tổng tiền/Năm

Điện

1,4

16,8

Nước sinh hoạt

0,09

1,08

Nước uống

0,1

1,2

Điện thoại

0,8

9,6

Internet

0,3

3,6

Tổng cộng

2,69

32,28

Nguồn: TTTH

e) Chi phí nhân sự đại lý

Việc xây dựng cơ cấu tổ chức nhân sự cho đại lý là rất quan trọng vì đại lý cần có một đội ngũ nhân viên có đủ trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, có đủ khả năng để tạo cảm tình tốt với khách hàng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách nhanh nhất để tạo niềm tin cho khách hàng khi sử dụng các sản phẩm của SYM và dịch vụ của đại lý đưa ra, thu hút đông đảo khách hàng đến với đại lý và trung thành với đại lý. Dựa vào cơ cấu tổ chức nhân sự để có thể dự kiến được chi phí nhân sự cho đại lý. Theo dự kiến và theo sự tham khảo về cơ cấu nhân sự của một số đại lý 3S của SYM có cùng quy mô có được cơ cấu tổ chức nhân sự của đại lý như sau:


Каталог: doc
doc -> Qctđhn 01: 2014/btnmt quy chuẩn kỹ thuật về khí thải công nghiệP ĐỐi với bụi và CÁc chất vô CƠ trêN ĐỊa bàn thủ ĐÔ HÀ NỘI
doc -> 1. MỞ ĐẦu tính cấp thiết của đề tài
doc -> I. Quản lý sâu bệnh ở khu vực dự án Ô Môn – Xà No 4 II. Quản lý thuốc bảo vệ thực vật 12 Chủ sở hữu có trách nhiệm liên hệ với một đại diện phê duyệt của tỉnh để truyền đạt các hướng dẫn và yêu cầu xử lý
doc -> Tr­êng thcs nguyÔn §øc C¶nh Gi¸o ¸n §¹i Sè 7 Ch­¬ngI sè h÷u tØ. sè thùc
doc -> Ban chỉ ĐẠo công nghệ thông tin của cơ quan đẢng giáo trình thiết kế, XÂy dựng và quản trị CƠ SỞ DỮ liệu hà NỘI, 2004
doc -> THỦ TƯỚng chính phủ
doc -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh thừa thiên huế Độc lập Tự do Hạnh phúc
doc -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
doc -> Sè: 90/2003/Q§-ub
doc -> Chương 1 Các khái niệm căn bản về mạng và giao thức mạng Mạng máy tính

tải về 0.85 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương