Đại học Ngành đào tạo: Công nghệ kỹ thuật hóa học


Lý thuyết xác suất và thống kê toán (Probability Theory and Mathematical Statistics) 3 TC



tải về 1.39 Mb.
trang5/8
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích1.39 Mb.
#13316
1   2   3   4   5   6   7   8
Lý thuyết xác suất và thống kê toán (Probability Theory and Mathematical Statistics) 3 TC
Học phần cung cấp cho người học: các khái niệm cơ bản về xác suất, các hiện tượng ngẫu nhiên và ứng dụng vào thực tế, phương pháp thu thập thông tin, chọn mẫu, phương pháp ước lượng, kiểm định giả thuyết, tương quan hồi quy, phân tích phương sai nhằm giúp người học biết cách thu thập và xử lý thông tin.

  1. Đại số tuyến tính B (Linear Algebra B) 2 TC

Học phần trang bị cho người học những kiến thức cơ bản và ứng dụng về: ma trận, định thức, hệ phương trình tuyến tính, không gian vector, giá trị riêng, vector riêng, dạng toàn phương, dạng song tuyến tính nhằm giúp người học phát triển khả năng tư duy logic, giải quyết các bài toán liên quan đến chuyên ngành.

  1. Phương pháp tính (Mathematical Methods) 2 TC

Học phần cung cấp cho người học những kiến thức và kỹ năng cơ bản về các phương pháp giải gần đúng các bài toán sử dụng công cụ máy tính điện tử. Các ví dụ và bài tập được minh hoạ bằng ngôn ngữ lập trình C/C++.

  1. Sinh thái học (Ecology) 3 TC

Học phần trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về sinh thái bao gồm: sinh thái môi trường đất, nước, sinh thái môi trường đô thị và nông thôn, các hệ sinh thái và nguyên lý sinh thái; nhằm giúp người học hiểu rõ vai trò, tầm quan trọng của các hệ sinh thái, ứng dụng các nguyên lý sinh thái trong khoa học bảo vệ môi trường nói riêng và các lĩnh vực khác của đời sống nói chung.

  1. Kỹ thuật điện, điện tử (Electric and Electronic Engineering) 3 (2+1) TC

Học phần trang bị cho người học kiến thức cơ bản về các mạch điện, các loại máy điện, đo lường cảm biến, các linh kiện điện tử và mạch điện tử thông dụng nhằm giúp người học biết sử dụng các loại máy điện và biết phân tích và đo lường các mạch điện, điện tử thông dụng.



  1. Hóa lý (Physical Chemistry) 4 (3+1) TC

Học phần trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng thực hành cơ bản về nhiệt động học dung dịch và hỗn hợp khí; cân bằng hóa học; cân bằng pha; động học các phản ứng phức tạp và xúc tác; điện hóa học, làm cơ sở cho việc tiếp thu kiến thức cơ sở và chuyên ngành liên quan.

  1. Hóa vô cơ (Inorganic Chemistry) 3 (2+1) TC

Học phần trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về hóa vô cơ, bao gồm: cấu tạo, tính chất, phương pháp điều chế và ứng dụng một số đơn chất và hợp chất vô cơ quan trọng trong công nghiệp và kỹ thuật, làm cơ sở cho việc tiếp thu kiến thức cơ sở và chuyên ngành liên quan.

  1. Hóa hữu cơ (Organic Chemistry) 3 (2+1) TC

Học phần trang bị cho người học kiến thức cốt lõi về hóa hữu cơ (các hiệu ứng điện tử, cơ chế phản ứng hữu cơ; quan hệ giữa cấu trúc phân tử và tính chất vật lý - hóa học của các nhóm hợp chất hữu cơ quan trọng) và các kỹ năng thực hành hóa hữu cơ cơ bản, làm cơ sở cho việc học tập các học phần cơ sở và chuyên ngành liên quan.

  1. Hóa phân tích (Analytical Chemistry) 3 (2+1) TC

Học phần cung cấp cho người học những kiến thức và kỹ năng cơ bản về các phương pháp phân tích định lượng, bao gồm phương pháp phân tích thể tích, phân tích khối lượng và các phương pháp phân tích hóa – lý đơn giản (trắc quang – so màu; đo thế, phương pháp sắc ký cổ điển), đồng thời giới thiệu phương pháp thu mẫu và xử lý mẫu; phương pháp xử lý số liệu thực nghiệm.

  1. Phương pháp phân tích hiện đại (Modern Methods in Analytical Chemistry) 3 (2+1) TC

Học phần cung cấp cho người học kiến thức và các kỹ năng thực hành cơ bản về các phương pháp phân tích hóa - lý hiện đại thường dùng trong định tính, định lượng các cấu tử vi lượng và vết (phương pháp quang phổ nguyên tử, phương pháp sắc ký hiện đại) và phương pháp nghiên cứu cấu trúc vật chất (phổ IR, Raman, MS, NMR, nhiễu xạ tia X).

  1. Vẽ kỹ thuật ((Engineering Drawing) 2 TC

Học phần trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng cơ bản để xây dựng bản vẽ kỹ thuật, bao gồm: các tiêu chuẩn hình thành bản vẽ kỹ thuật, các yếu tố cơ bản của bản vẽ kỹ thuật, cách xây dựng các bản vẽ chi tiết và bản vẽ lắp, nhằm ứng dụng trong quá trình làm đồ án môn học và đồ án tốt nghiệp.

  1. Các quá trình cơ học (Mechanical Processes) 2 TC

Học phần cung cấp cho người học cơ sở lý thuyết của các quá trình thuỷ lực (các quá trình vận chuyển chất lỏng, chất khí; khuấy trộn chất lỏng; phân riêng hệ lỏng và khí không đồng nhất; đập, nghiền, sàng và phân loại vật liệu), làm cơ sở cho việc phân tích, tính toán và lựa chọn lựa các thiết bị cơ học ứng dụng trong công nghệ hoá học.

  1. Truyền nhiệt (Heat Transfer) 3 TC

Học phần cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về các phương thức truyền nhiệt, cấu tạo và nguyên lý làm việc của các thiết bị trao đổi nhiệt, phương pháp tính toán các thiết bị nhiệt thường gặp, các biện pháp để tăng cường sự trao đổi nhiệt), làm cơ sở cho việc phân tích, tính toán và lựa chọn thiết bị truyền nhiệt phù hợp với yêu cầu công nghệ.

  1. Truyền khối (Mass Transfer) 3 TC

Học phần cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về các phương thức chuyển chất, cấu tạo và nguyên lý làm việc của các thiết bị chuyển chất, phương pháp tính toán các quá trình chuyển chất thường gặp (hấp phụ, hấp thụ, chưng cất, trích ly, kết tinh, sấy) làm cơ sở cho việc phân tích, tính toán và lựa chọn thiết bị truyền khối phù hợp với yêu cầu công nghệ.

  1. Kỹ thuật phản ứng (Chemical Reaction Engineering) 2 TC

Học phần cung cấp cho người học kiến thức và kỹ năng tính toán thiết kế, mô phỏng các thiết bị phản ứng dựa trên mô hình khuấy trộn và mô hình ống; cách đánh giá hiệu quả của một quá trình phản ứng, hiệu suất thiết bị, làm cơ sở cho việc lựa chọn hay tối ưu hóa các thiết bị phản ứng.

  1. Cơ sở thiết kế máy và thiết bị hóa học (Fundamentals of Chemical Equipment Design) 2 TC

Học phần trang bị cho người học những kiến thức cơ bản nhất về phương pháp thiết kế, tính toán cơ khí và công nghệ chế tạo các chi tiết và cụm chi tiết thông dụng của các thiết bị dùng trong công nghệ hóa học (thân, bản mỏng, vỏ mỏng đáy và nắp, mặt bích - đệm, vỉ ống, các chi tiết quay nhanh, thùng quay, đường ống, dao động và chống rung cho thiết bị).

  1. Đồ án quá trình - thiết bị (Unit - Operation Project) 3 (1+2)TC

Học phần rèn luyện cho người học kỹ năng tính toán thiết kế các quá trình và thiết bị cơ bản trong công nghệ hóa học.

  1. Thực hành quá trình - thiết bị (Unit - Operation Experiments) 2 (0 +2) TC

Học phần rèn luyện cho người học kỹ năng tháo lắp và vận hành các thiết bị cơ bản trong công nghệ hóa học.

  1. Hóa keo (Colloid Chemistry) 3 (2+1) TC

Học phần cung cấp cho người học kiến thức cơ bản về các hiện tượng bề mặt và tính chất của các hệ vi dị thể nhằm giúp người học có khả năng ứng dụng giải quyết các vấn đề thực tế liên quan trong công nghệ hóa học.

  1. Tin học trong công nghệ hóa học (Informatics Applied in Chemical Engineering) 3 (2+1) TC

Học phần hướng dẫn người học ứng dụng phần mềm Matlab và phần mềm PRO/II để giải các bài toán điển hình trong hóa kỹ thuật và thiết kế mô phỏng quá trình - thiết bị.

  1. Thiết kế và phân tích thí nghiệm (Experimental Design and Data Analysis) 3 TC Học phần cung cấp cho người học kiến thức cơ bản và kỹ năng sử dụng một số phần mềm chuyên dụng trong thiết kế thí nghiệm, thu thập, biểu diễn kết quả và phân tích dữ liệu thực nghiệm nhằm giúp người học ứng dụng trong nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực chuyên môn.

  2. Đồ họa kỹ thuật CAD 3 (2+1) TC

Học phần hướng dẫn người học cách sử dụng phần mềm AutoCAD để vẽ một số bản vẽ kỹ thuật dưới dạng 2D và 3D.

  1. Tiếng Anh chuyên ngành (Specialized English) 3 TC

Học phần cung cấp cho người học những thuật ngữ, cụm từ và cấu trúc các loại câu thông dụng trong các văn bản khoa học bằng tiếng Anh liên quan đến các lĩnh vực hóa học và hóa công nghệ nhằm giúp người học có khả năng đọc hiểu các tài liệu tiếng Anh chuyên ngành.

  1. Hóa học và hóa lý polyme (Chemistry and Physical Chemistry of Polymers) 4 (3+1) TC

Học phần trang bị cho người học kiến thức về các phương pháp, cơ chế và động học của các quá trình tổng hợp polyme, phương pháp tổng hợp polyme có kiểm soát cấu trúc phân tử; tính chất cơ lý, cấu trúc phân tử polyme và một số phương pháp nghiên cứu tính chất và cấu trúc polyme.

  1. Công nghệ vật liệu composit (Composite Material Technology) 3(2+1) TC

Học phần cung cấp kiến thức tổng quát về thành phần, phương pháp gia công các loại vật liệu composite, đồng thời trang bị cho người học những kỹ năng cần thiết để chế tạo và đánh giá các tính chất của vật liệu composite.


  1. Công nghệ chế biến dầu mỏ (Petroleum Processing Technology) 4 (3+1) TC

Học phần cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về nguồn gốc của dầu mỏ, thành phần hóa học, tính chất vật lý của dầu mỏ và các quá trình công nghệ chế biến dầu mỏ bằng phương pháp vật lý (lọc dầu, chưng cất) và phương pháp hóa học (cracking, reforming, alkyl hóa và isomer hóa).

  1. Công nghệ chế biến khí (Gas Processing Technology) 2 TC

Học phần cung cấp cho người học kiến thức về nguồn gốc và thành phần khí thiên nhiên và khí đồng hành, các quá trình công nghệ cơ bản trong chế biến, chuyển hóa, tồn trữ và vận chuyển khí; cách tính tóan cân bằng vật chất, cân bằng nhiệt lượng và phương pháp đánh giá chất lượng khí. Mục đích là giúp người học có khả năng giải quyết các vấn đề kỹ thuật liên quan đến công nghệ chế biến, tồn trữ và vận chuyển khí.

  1. Hợp chất thiên nhiên (Chemistry of Natural Products) 3 (2+1) TC

Học phần cung cấp cho người học kiến thức cơ bản về các hợp chất thiên nhiên (định nghĩa, cấu tạo, phân loại, tính chất lý học và hóa học, tác dụng sinh học và dược lý) và ứng dụng của các nhóm hợp chất thiên nhiên quan trọng trong y học, công nghiệp thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm.

  1. Tách chiết và tinh chế hợp chất thiên nhiên (Techniques for Isolation and Purification of Natural Products ) 3 (2+1) TC

Học phần cung cấp những kiến thức và kỹ năng cơ bản về kỹ thuật tách chiết, tinh chế, định danh và xác định cấu trúc phân tử của các hợp chất thiên nhiên.

  1. Đồ án chuyên ngành (Specialized Project) 1 TC

Người học được phân nhóm (mỗi nhóm 2 -3 sinh viên) và được giao thực hiện một đồ án thiết kế/cải tiến một công đoạn/thiết bị công nghệ hóa học (Thời gian thực hiện đồ án là 12 tuần). Học phần nhằm giúp người học vận dụng một cách tổng hợp và sáng tạo những kiến thức và kỹ năng đã học vào việc cải tiến/ phát triển sản phẩm, đồng thời rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm và các kỹ năng nghề nghiệp cần thiết khác.

  1. Thực tập chuyên ngành (Professional Practicum) 4 (0+4) TC

Người học được giới thiệu đi thực tập (6 tuần) tại các nhà máy hóa học nhằm tìm hiểu công việc của người kỹ sư hóa học, hoạt động sản xuất, trình độ kỹ thuật và hệ thống tổ chức của nhà máy. Học phần nhằm giúp người học tiếp cận với thực tế ngành nghề, qua đó củng cố kiến thức đã học, mở rộng hiểu biết, bồi dưỡng những kỹ năng nghề nghiệp cần thiết phục vụ cho công tác sau này.

  1. Kỹ thuật sản xuất chất dẻo (Plastic Engineering) 2 TC

Học phần trang bị cho người học kiến thức về công nghệ sản xuất các loại loại polyme trùng hợp và polyme trùng ngưng thông dụng trong kỹ thuật và đời sống.

  1. Gia công polyme (Polymer Processing) 3(2 +1) TC

Học phần trang bị cho người học kiến thức cơ bản về cấu trúc và tinh chất lưu biến của polyme; phương pháp gia công nguyên liệu (nghiền, trộn, tạo hạt polyme) và gia công sản phẩm polyme (ép, đùn, đúc phun, đúc thổi, đúc ép) nhằm giúp người học có khả năng thao tác và lựa chọn các thiết bị gia công polyme phù hợp với yêu cầu sản xuất.

  1. Tổng hợp hữu cơ hóa dầu (Organic Synthesis in Petrochemistry) 3 (2+1) TC

Học phần cung cấp cho người học những hiểu biết cơ bản về hóa học, nhiệt động học, cơ chế phản ứng, xúc tác và sơ đồ công nghệ của các quá trình tổng hợp hữu cơ thông dụng trong công nghiệp hóa dầu; đồng thời trang bị cho người học kỹ năng tổng hợp các sản phẩm mới từ các nguồn nguyên liệu cơ bản trong công nghiệp chế biến dầu mỏ và xác định các tính chất đặc trưng của các sản phẩm tổng hợp được.

  1. Tồn trữ và vận chuyển sản phẩm dầu khí (Store and transport of petroleum products)

3 (2+1) TC

Học phần cung cấp cho người học kiến thức và kỹ năng cơ bản nhằm ứng dụng trong tính toán thiết kế, thi công, lựa chọn các loại bể chứa và đường ống dùng để tồn trữ và vận chuyển các sản phẩm dầu khí.



  1. Công nghệ chất màu và chất mùi tự nhiên (Technology of Natural Colorant, Flavour and Fragrance) 3 (2+1) TC

Học phần cung cấp cho người học kiến thức và kỹ năng thực hành cơ bản về phương pháp tách chiết, phân tích và khả năng ứng dụng của các chất màu, chất mùi tự nhiên trong công nghiệp thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm.

  1. Chất chống oxy hóa tự nhiên (Natural Antioxydants) 3 (2+1) TC

Học phần cung cấp cho người học những hiểu biết cơ bản về các hoạt chất chống oxy hóa tự nhiên (nguồn gốc, cấu trúc phân tử, phân loại, tính chất, khả năng ứng dụng), đồng thời trang bị kỹ năng tách chiết, xác định hoạt tính chống oxy hóa của chúng.

  1. Đồ án tốt nghiệp (Graduation Thesis) 10 TC

Người học được giao thực hiện một đề tài nghiên cứu phù hợp với khả năng và nguyện vọng công tác sau này (Thời gian thực hiện đề tài: 4 tháng). Học phần nhằm giúp người học vận dụng tổng hợp kiến thức và kỹ năng đã được trang bị vào việc giải quyết vấn đề thực tiễn liên quan, qua đó tích lũy thêm kiến thức chuyên sâu và kỹ năng nghề nghiệp cần thiết.

  1. Thực tập ngành (Production Practicum) 4 TC

Người học tự liên hệ với các doanh nghiệp hóa chất để tìm hiểu cơ cấu tổ chức và quản lý, hệ thống nhà xưởng, dây chuyền sản xuất, thiết bị; hệ thống bảo đảm và quản lý chất lượng sản phẩm và chất thải, các biện pháp an toàn lao động. Học phần nhằm giúp người học củng cố kiến thức đã học, tiếp cận sâu hơn với thực tiễn sản xuất, rèn luyện kỹ năng và nâng cao nhận thức nghề nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp.

  1. Hóa học xanh (Green Chemistry) 2 TC

Học phần cung cấp kiến thức tổng quát về hóa học xanh và kỹ thuật xanh bao gồm: những nguyên tắc cơ bản của hóa học xanh và kỹ thuật xanh; xu hướng và triển vọng ứng dụng xúc tác xanh, dung môi xanh, thiết bị xanh và kích hoạt xanh trong công nghệ hóa học đương đại. Học phần nhằm bổ sung cho người học những kiến thức đương đại cần thiết để có thể phát triển các sản phẩm thân thiện với môi trường.

  1. Công nghệ nano (Nanotechnology ) 2 TC

Học phần cung cấp cho người học những khái niệm cơ bản về công nghệ nano: nguyên tắc điều chế hạt nano, phương pháp nghiên cứu và ứng dụng của công nghệ nano trong tổng hợp vật liệu, y dược, nông nghiệp và công nghệ thực phẩm. Học phần nhằm bổ sung cho người học những kiến thức đương đại cần thiết để có thể tạo ra các sản phẩm tiên tiến phù hợp với sự phát triển của nền công nghệ hóa học trên thế giới.

  1. Cơ sở thiết kế nhà máy hóa chất (Fundamentals of Chemical Plant Design) 2 TC

Học phần cung cấp cho người học kiến thức cơ bản để có thể tham gia thiết kế nhà máy hóa chất (lựa chọn địa điểm xây dựng; lập luận chứng kinh tế kỹ thuật; thiết kế kỹ thuật, mặt bằng, hệ thống điện, nước, xử lý chất thải; thiết kế kiến trúc công nghiệp, chi tiết và kết cấu nhà xưởng). 

  1. An toàn lao động và vệ sinh môi trường công nghiệp (Occupational Safety and Industrial Environmental Sanitation) 2 TC

Học phần trang bị cho người học những khái niệm cơ bản về bảo hộ lao động, hệ thống quản lý sức khỏe và an toàn nghề nghiệp OHSAS 18001, các mối nguy về an toàn lao động. Từ đó, giúp người học có ý thức bảo hộ và khắc phục các điều kiện bất lợi về an toàn lao động trong sản xuất.

  1. Hóa kỹ thuật môi trường (Chemical Enviromental Engineering) 4 (3+1) TC

Học phần cung cấp cho người học kiến thức về: thành phần hóa học và các quá trình hóa học xảy ra trong môi trường; cơ sở hóa học, ý nghĩa và ứng dụng của các phương pháp xác định các chỉ tiêu môi trường; các phương pháp hóa học xử lí ô nhiễm môi trường. Học phần nhằm trang bị cho người học kiến thức và kỹ năng cơ bản để đánh giá chất lượng và xử lý môi trường.

  1. Kỹ thuật nhuộm – in (Dyeing and Printing Techniques) 3 (2+1) TC

Học phần cung cấp cho ngươi học các hiểu biết cơ bản về các loại phẩm nhuộm, bản chất các loại vật liệu dệt, kỹ thuật chuẩn bị vải sợi trước khi nhuộm-in; kỹ thuật nhuộm và in trên vải.

  1. Công nghệ sản xuất chất tạo màng và sơn (Binder and Coating Technology) 3 (2+1) TC

Học phần trang bị cho người học kiến thức tổng quát về thành phần hóa học của sơn (dung môi, chất làm khô, bột màu, chất tạo màng, phụ gia), công nghệ sản xuất sơn và phương pháp gia công màng sơn.

  1. Polyme phân hủy sinh học (Biodegradable Polymer) 3 (2+1) TC

Học phần trang bị cho người học kiến thức cơ bản về các loại polyme có khả năng phân hủy sinh học, cơ chế và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phân hủy sinh học, các loại polyme phân hủy sinh học phổ biến trên thị trường và xu hướng phát triển của chúng đồng thời giúp người học có khả năng tổng hợp, phát triển và sử dụng các polyme phân hủy sinh học thân thiện với môi trường.

  1. Tái chế polyme (Polymer Recycling) 3 (2+1) TC

Học phần trang bị cho người học kiến thức và kỹ năng cơ bản về tái chế polyme: phương pháp, qui trình công nghệ, thiết bị tái chế các loại polyme thông dụng; phương pháp nhận biết và phân tích các loại polyme, phương pháp đánh giá chất lượng phế liệu polyme; các phụ gia thường sử dụng trong công nghệ tái chế; polyme, phương pháp xử lý chất thải polyme.

  1. Công nghệ chế biến khoáng sản (Mineral Technology) 3 (2+1) TC

Học phần giới thiệu khái quát về các loại khoáng sản và công nghệ chế biến khoáng sản (cách chuẩn bị khoáng sản, hòa tách và xử lý dung dịch hòa tách).

  1. Công nghệ gốm sứ và thủy tinh (Ceramic and Glass Technology) 3 (2+1) TC

Học phần giới thiệu thành phần hóa học, cấu trúc, tính chất hóa - lý, công nghệ sản xuất các loại gốm sứ và thủy tinh công nghiệp và dân dụng chủ yếu (phương pháp gia công nguyên liệu và phối liệu, tạo hình, sấy, nung, trang trí sản phẩm).

  1. Công nghệ điện hóa (Electrochemical Technology) 3 (2+1) TC

Học phần cung cấp kiến thức cơ bản về cơ sở lý thuyết và ứng dụng công nghệ điện hóa trong bảo vệ chống ăn mòn, sản xuất hóa chất và tinh luyện kim loại bằng công nghệ điện phân, ứng dụng công nghệ điện hóa trong xử lý nước thải.

  1. Ăn mòn và bảo vệ vật liệu (Corrosion and Material Protection Engineering) 3 (2+1) TC

Học phần cung cấp cho người học kiến thức về các dạng ăn mòn, động học và đặc điểm của các quá trình ăn mòn trong từng môi trường, các giải pháp kỹ thuật thích hợp để chống lại ăn mòn và bảo vệ vật liệu.


  1. Marketing căn bản (Fundamentals of Marketing) 2 TC

Học phần cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về marketing và ứng dụng marketing phục vụ cho doanh nghiệp sản xuất/kinh doanh thực phẩm; nhằm giúp người học hiểu được kiến thức nền tảng về marketing và ứng dụng được kiến thức đã học trong thương mại sản phẩm của doanh nghiệp.

  1. Quản trị nhân sự (Human Resource Management) 2 TC

Học phần cung cấp những kiến thức căn bản về vai trò quản trị nguồn nhân lực trong tổ chức, chiến lược của tổ chức và quản lý nhân lực, hoạch định, tuyển chọn và bố trí lao động, đánh giá thực hiện công việc, đào tạo và phát triển nhân lực, thù lao và các phúc lợi cho người lao động, các quan hệ lao động và những vấn đề liên quan; nhằm giúp người học ứng dụng được kiến thức đã học vào thực tế để quản lý nhân sự tại đơn vị công tác.

X. Danh sách giảng viên thực hiện chương trình

STT

Họ và tên

Chức danh

Năm sinh

Học phần phụ trách



BM Lý luận chính trị







Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 1



BM Lý luận chính trị







Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 2



BM Lý luận chính trị







Tư tưởng Hồ Chí Minh



BM Lý luận chính trị







Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam



Đỗ Như An

Nguyễn Đức Thuần

(Khoa CNTT)


GVC. TS

GVC. ThS


1961

1962


Tin học cơ sở



BM Thực hành tiếng-Khoa Ngoại ngữ







Ngoại ngữ 1



BM Thực hành tiếng-Khoa Ngoại ngữ







Ngoại ngữ 2



BM GDTC







Giáo dục thể chất 1 (Điền kinh)



BM GDTC







Giáo dục thể chất 2 (tự chọn)



BM GDTC







Giáo dục thể chất 3 (tự chọn)



TT GDQP







Giáo dục quốc phòng và an ninh



Nguyễn Văn Ngọc

Phan Thị Xuân Hương

Phạm Hồng Mạnh

Đặng Hoàng Xuân Huy



GVC.TS

GV.ThS


GV.ThS

GV.ThS





Kinh tế học đại cương



BM KHXH & NV







Kỹ năng giao tiếp



BM KHXH & NV







Thực hành văn bản tiếng Việt



Lê Hồng Lam

Ninh Thị Kim Anh

Lê Chí Công


GV.ThS

GV. CN


GV. CN

1971

1977


1980

Nhập môn quản trị học



BM KHXH & NV







Pháp luật đại cương



BM Lý luận chính trị







Lịch sử các học thuyết kinh tế



Ngô Đăng Nghĩa

Nguyễn Minh Trí

Huỳnh Nguyễn Duy Bảo


PGS.TS

GVC.TS


GVC.TS

1960

1964


1972

Phương pháp nghiên cứu khoa học





BM Toán







Giải tích B



BM Vật lý







Vật lý đại cương B



BM Hóa







Hóa đại cương



BM Hóa







Nhập môn CNKT Hóa học



BM Toán







Lý thuyết xác suất và thống kê toán



BM Toán







Đại số tuyến tính B



BM Kỹ thuật phần mềm







Phương pháp tính



BM QL MT và Bệnh TS

GVC.ThS.

1965

Sinh thái học



- Nguyễn Thị Ngọc Soạn

- Mai Văn Công



GVC.ThS.

GV.KS.


1962

1958


Kỹ thuật điện, điện tử



- Nguyễn Đại Hùng

- Trần Quang Ngọc

- Phạm Anh Đạt


GVC.ThS.

GV.TS.


CN.GVTH

1962

1976


1963

Hóa lý



- Nguyễn Phước Hòa

- Nguyễn Văn Hòa



GVC.TS.

GV.TS.


1956

1979


Hóa vô cơ



- Nguyễn Phước Hòa

- Trần Thị Hoàng Quyên



GVC.TS.

GV.TS.


1956

1982


Hóa hữu cơ



- Hoàng Thị Huệ An

- Nguyễn Văn Hòa

- Phạm Anh Đạt


GVC.TS.

GV.TS.


CN.GVTH

1961

1979


1963

Hóa phân tích





- Hoàng Thị Huệ An

- Nguyễn Thanh Sơn

- Phan Vĩnh Thịnh (thỉnh giảng TT TCĐLCL Khánh Hòa)

- Nguyễn Duy Nhứt (thỉnh giảng; Viện NC và ƯD CN Nha Trang)



GVC.TS.

ThS.


TS.

1961

1978


1982

1966

Phương pháp phân tích hiện đại




Nguyễn Đình Long

Nguyễn Thắng Xiêm



GVC.ThS.

GV.TS.


1958

1972


Vẽ kỹ thuật



BM KT Nhiệt – Lạnh







Các quá trình cơ học



BM KT Nhiệt – Lạnh







Truyền nhiệt



Thỉnh giảng (Khoa KT Hóa học, ĐH BK HCM)

- BM KT Nhiệt – Lạnh

- BM Hóa








Truyền khối



Thỉnh giảng (Khoa KT Hóa học, ĐH BK HCM)

- BM Hóa








Kỹ thuật phản ứng



Thỉnh giảng (Khoa KT Hóa học, ĐH BK HCM)

- BM KT Nhiệt – Lạnh

- BM Hóa







Cơ sở thiết kế máy và thiết bị hóa học





Thỉnh giảng (Khoa KT Hóa học, ĐH BK HCM)

- BM KT Nhiệt-Lạnh

- BM Hóa







Đồ án quá trình – thiết bị





Thỉnh giảng (Khoa KT Hóa học, ĐH BK HCM)

- BM KT Nhiệt-Lạnh

- BM Hóa







Thực hành quá trình – thiết bị





- Nguyễn Đại Hùng

- Phạm Minh Hoàng

- Phạm Anh Đạt


GVC.ThS.

GV.ThS.


CN.GVTH

1962

1986


1963

Hóa keo




Thỉnh giảng (Khoa KT Hóa học, ĐH BK HCM)

- Nguyễn Hữu Nghĩa

- Khổng Trung Thắng

- BM Hóa


GV.ThS.


GV.ThS.

1977


1972

Tin học trong CN Hóa học





Ngô Đăng Nghĩa

Đặng Thị Thu Hương



PGS.TS.

GV.ThS.


1960

1977


Thiết kế và phân tích thí nghiệm



Nguyễn Thắng Xiêm

Trương Trọng Ánh

Trần Doãn Hùng


GV.TS.

GVC.ThS.


GV.TS.

1982

1962


1976

Đồ họa kỹ thuật CAD



Trần Thị Minh Khánh

Nguyễn Văn Hòa

Hoàng Thị Huệ An

------------------------------

Lê Văn Sự

Trần Quang Ngọc

Tạ Thị Minh Ngọc

Nguyễn Hải Đăng

------------------------------

Trần Thị Hoàng Quyên

Phan Thị Khánh Vinh

Phan Vĩnh Thịnh (thỉnh giảng TT TCĐLCL Khánh Hòa)



GV.ThS.

GV.TS.


GVC.TS.

-----------

GV.TS.

GV.TS.


GV.TS
-----------GV.TS

GV.TS.


TS.

1979

1979


1961

--------
1976

1982
--------

1982


1982

1982

Anh văn chuyên ngành
--------------------------------------
Pháp văn chuyên ngành

--------------------------------------


Nga văn chuyên ngành



- Trần Quang Ngọc

- Trần Nguyễn Vân Nhi



GV.TS.

GV.ThS.


1976

1980


Hóa học và hóa lý polyme



- Phạm Tuấn Anh

- Nguyễn Văn Hòa

- Quách Hoài Nam


GV.ThS.

GV.TS.


GV.TS

1984

1979


1975

Công nghệ vật liệu composit



- Thỉnh giảng (Khoa KT Hóa học, ĐH BK HCM)

- BM Hóa


- ...........







Công nghệ chế biến dầu mỏ



- Thỉnh giảng (Khoa KT Hóa học, ĐH BK HCM)

- BM Hóa


- .........







Công nghệ chế biến khí



- Thỉnh giảng (Khoa KT Hóa học, ĐHBK HCM)

- Vũ Ngọc Bội

- Trần Thị Hoàng Quyên

- Nguyễn Công Minh



GVC.TS


GV.TS

GV.ThS


1966


1982

1977


Hợp chất thiên nhiên






- Thỉnh giảng (Khoa Hóa, ĐH KH-TN, tp. HCM)

- Hoàng Thị Huệ An

- Trần Thị Hoàng Quyên

- Nguyễn Công Minh



GVC.TS.


GV.TS.

GV.ThS.


1961


1982

1977

Tách chiết và tinh chế hợp chất thiên nhiên




- Thỉnh giảng (Khoa KT Hóa học, ĐH BK HCM)

- BM Hóa


- BM KT Nhiệt – Lạnh

- BM Cơ học – Vật liệu








Đồ án chuyên ngành





BM Hóa







Thực tập chuyên ngành



- Thỉnh giảng (Khoa KT Hóa học, ĐH BK HCM)

- Bộ môn Hóa









Kỹ thuật sản xuất chất dẻo



- Thỉnh giảng (Khoa KT Hóa học, ĐH BK HCM)

- BM Hóa


- PTN UNISHIP






Gia công polyme





- Thỉnh giảng (Khoa KT Hóa học, ĐH BK HCM)

- BM Hóa


- ………..







Tổng hợp hữu cơ hóa dầu



- Thỉnh giảng (Khoa KT Hóa học, ĐH BK HCM)

- BM Hóa


- ………







Tồn trữ và vận chuyển sản phẩm dầu khí



- Thỉnh giảng (Khoa KT Hóa học, ĐHBK HCM)

- Tạ Thị Minh Ngọc

- Nguyễn Hải Đăng


GV.TS


GV.ThS.

1982


1983

Công nghệ chất màu và chất mùi tự nhiên





- Thỉnh giảng (Khoa KT Hóa học, ĐHBK HCM)

- Huỳnh Nguyễn Duy Bảo

- Nguyễn Xuân Duy


GVC.TS.


GV.KS.




Chất chống oxy hóa tự nhiên





- BM Hóa

- BM Cơ học – Vật liệu



Thỉnh giảng:

- Khoa KT Hóa học, ĐHBK tp. HCM

- Khoa Hóa, ĐH KHTN tp. HCM

- Viện NC chế tạo tàu thủy UNISHIP

- Viện Hóa học, Hà Nội

- Viện NC và ƯD Công nghệ Nha Trang








Đồ án tốt nghiệp






BM Hóa







Thực tập ngành



- Thỉnh giảng (Khoa KT Hóa học, ĐH BK HCM)

- Bộ môn Hóa









Hóa học xanh





- Thỉnh giảng (Khoa KT Hóa học, ĐH BK HCM)

- Nguyễn Văn Hòa

- Trần Hưng Trà


GV.TS.


GV.TS.

1976


1976

Công nghệ nano





Thỉnh giảng (Khoa KT Hóa học, ĐH BK HCM)

- Lê Công Lập



- BM Hóa

GV.ThS.


1982


Cơ sở thiết kế nhà máy hóa chất





- Lê Văn Khẩn

- Thái Văn Đức



GVC.TS.

GV.ThS.


1956

1974


An toàn lao động và vệ sinh trong môi trường công nghiệp



- Nguyễn Phước Hòa

- Trần Quang Ngọc

- Ngô Phương Linh

- Phạm Thị Lan



GVC.TS.

GV.TS


GV.ThS.

GVTH.CN


1956

1976


1987

1985


Hóa kỹ thuật môi trường



- Thỉnh giảng (Khoa KT Hóa học, ĐHBK HCM)

- Tạ Thị Minh Ngọc

- Nguyễn Hải Đăng


GV.TS


GV.ThS.

1982


1983

Kỹ thuật nhuộm – in hoa





- Thỉnh giảng (Khoa KT Hóa học, ĐH BK HCM)

- Trần Quang Ngọc

- Trần Nguyễn Vân Nhi


GV.TS.


GV.ThS.

1976


1980

Công nghệ sản xuất chất tạo màng và sơn





- Thỉnh giảng (Khoa KT Hóa học, ĐH BK HCM)

- Trần Quang Ngọc

- Trần NguyễnVân Nhi


GV.TS.


GV.ThS.

1976


1980

Polyme phân hùy sinh học





- Thỉnh giảng (Khoa KT Hóa học, ĐH BK HCM)

- Ngô Đăng Nghĩa

- Trần Quang Ngọc


PGS.TS


GV.TS.

1960


1976

Tái chế polyme





- Thỉnh giảng (Khoa KT Hóa học, ĐH BK HCM)

- Nguyễn Phước Hòa

- Nguyễn Văn Hòa


GVC.TS.


GV.TS.

1956


1979

Công nghệ chế biến khoáng sản





- Thỉnh giảng (Khoa KT Hóa học, ĐH BK HCM)

- Nguyễn Phước Hòa

- Nguyễn Văn Hòa


GVC.TS.


GV.TS.

1956


1979

Công nghệ gốm sứ và thủy tinh





- Thỉnh giảng (Khoa KT Hóa học, ĐH BK HCM)

- Phạm Trung Sản (Viện NC và ƯD Công nghệ Nha Trang)

- Nguyễn Đại Hùng

- Phạm Minh Hoàng



TS.


GVC.ThS.

GV.ThS.


1964


1962

1986

Công nghệ điện hóa




- Thỉnh giảng (Khoa KT Hóa học, ĐH BK HCM)

- Phạm Trung Sản (Viện NC và ƯD Công nghệ Nha Trang)

- Phạm Tuấn Anh

- Dương Tử Tiên



TS.
GV.NCS.

GV.TS.


1964


1978

1973


Ăn mòn và bảo vệ vật liệu





- Nguyễn Thị Trâm Anh

- Hồ Huy Tựu



GVC.TS

GV.TS


1969

1971


Marketing căn bản



- Lê Hồng Lam

- Ninh Thị Kim Anh



GVC. ThS

GV.CN


1971

1977


Quản trị nhân sự


Каталог: Portals
Portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
Portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
Portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
Portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
Portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
Portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
Portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016

tải về 1.39 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương