I. CÔNg tác chỉ ĐẠO, TỔ chức triển khai thực hiệN



tải về 266.28 Kb.
trang2/4
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích266.28 Kb.
#21208
1   2   3   4

3. Đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, tạo cơ hội cho mọi thanh niên được học tập, nâng cao trình độ, có tri thức và kỹ năng, vươn lên ngang tầm các nước tiên tiến trên thế giới

a) Về ưu tiên đầu tư cho giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Tăng cường các giải pháp hỗ trợ để hạn chế tối đa tình trạng thanh thiếu nhi bỏ học. Giữ vững thành quả phổ cập bậc trung học phổ thông theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII:

- Thành phố duy trì ở mức cao kết quả thực hiện công tác Phổ cập giáo dục Trung học cơ sở (PCGD THCS) và phổ cập bậc Trung học phổ thông (PC THPT). Toàn Thành phố tiếp tục duy trì đạt chuẩn phổ cập bậc THPT.

- Kết quả kiểm tra hồ sơ phổ cập năm 2014 có 24/24 quận - huyện đạt chuẩn phổ cập bậc trung học theo chuẩn của Thành phố (quyết định số 5164/QĐ-UBND ngày 27 tháng 10 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố quy định tạm thời về chuẩn phổ cập bậc trung học trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2011-2015). Có 319/319 phường, xã đạt chuẩn phổ cập bậc trung học. Tỷ lệ đạt khá cao và duy trì vững chắc. Có 9 quận - huyện đạt chuẩn PCGD THCS với mức độ 3 là Quận 6, 8, 10, 11, 12, Gò Vấp, Phú Nhuận, Tân Phú, Bình Tân, huyện Nhà Bè, Cần Giờ. Có 20 quận - huyện có tỉ lệ đạt chuẩn phổ cập bậc trung học trên 85%. Trong đó, có 5 quận đạt tỷ lệ trên 90% là quận 5 (95.37%), quận 10 (96.36%), quận Phú Nhuận (96.91%), quận Tân Bình (90.85%) và quận Bình Tân (91.49%).

- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền vận động, nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân và cộng đồng dân cư trong quá trình triển khai thực hiện công tác phổ cập.

- Các điều kiện thực hiện phổ cập luôn được bảo đảm, ngoài nguồn ngân sách thành phố đầu tư, các địa phương còn ưu tiên dành kinh phí để đầu tư cho công tác phổ cập, huy động các lực lượng xã hội đầu tư cơ sở vật chất, hỗ trợ cán bộ giáo viên làm công tác phổ cập và các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn đi học phổ cập. Phát huy được sự năng động và nhiệt tình của lực lượng chuyên trách phổ cập ở các phường, xã, quận - huyện. Đến nay, mỗi phường, xã có từ 1 đến 3 giáo viên chuyên trách công tác PCGD, mỗi trường THPT đều có một giáo viên phụ trách phổ cập.

- Các trường THCS và THPT đã chú trọng nâng cao hiệu suất đào tạo, đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá; quan tâm sâu sát đến từng đối tượng học sinh, thực hiện giảm tỉ lệ lưu ban, chống bỏ học có hiệu quả.

b) Về tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo: Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn Thành phố đẩy mạnh việc rà soát, điều chỉnh, xây dựng chương trình đào tạo bảo đảm thống nhất, liên thông theo từng ngành, nhóm ngành, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; nghiên cứu tiếp nhận, chuyển giao chương trình đào tạo từ các nước tiên tiến cho các trường cao đẳng và trung cấp. Áp dụng 02 chương trình tiên tiến ngành Cơ Điện tử và IT Media Design theo dự án TF-SP-DOET cho 04 trường Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp.

Thành phố cũng tạo điều kiện để các trường chủ động hợp tác, liên kết với các doanh nghiệp, học viện, các trường cao đẳng và đại học có uy tín trong và ngoài nước, nhằm huy động các nguồn lực để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo thông qua việc bồi dưỡng cán bộ quản lý, tư vấn xây dựng chương trình đào tạo, trao đổi học thuật, sinh hoạt giao lưu với giáo viên và sinh viên. Đẩy mạnh bồi dưỡng chuyên môn và nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên, giảng viên cơ hữu đạt chuẩn và vượt chuẩn của các trường chuyên nghiệp. Tính đến hết năm học 2013-2014, tỷ lệ đạt trình độ Đại học 98,24% (Trong đó: Thạc sĩ 20,86%, Tiến sĩ 2,82%, Giáo sư - Phó giáo sư 2.02%), thông qua công tác bồi dưỡng đội ngũ, tăng cường đổi mới phương pháp giảng dạy, đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất, tổ chức các hoạt động ngoại khóa trong nhà trường nhằm thu hút và tạo hứng thú cho học sinh góp phần giảm bớt tình trạng bỏ học, kết quả học tập và rèn luyện yếu kém, đến nay hiệu suất đào tạo được nâng lên đạt 71,4%.

c) Về công tác kiểm tra, giám sát chất lượng giáo dục tại các trường ngoài công lập:

Trong quy trình cấp phép thành lập trường phổ thông Ngoài công lập, Sở Giáo dục đã thực hiện kiểm tra tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, đến nay đã phối hợp thẩm định với các ngành chức năng cấp phép hoạt động cho 88 trường Trung học phổ thông ngoài công lập trên địa bàn Thành phố.

Thực hiện Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường và Quyết định số 1466/QĐ-TTg ngày 10 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục chi tiết các loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn của các cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường đã tạo điều kiện cho Thành phố phát triển mạnh các trường ngoài công lập với số lượng trường, số lượng đơn vị và học sinh ngoài công lập đạt chất lượng đều tăng đáng kể từ năm 2010 đến nay.

d) Về đầu tư, xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia là yêu cầu tất yếu khách quan của sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo. Những năm qua, công tác xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia ở các quận - huyện, các cơ sở giáo dục trên địa bàn Thành phố đã có sự phối hợp chặt chẽ của các đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội, sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân, các doanh nghiệp trong và ngoài địa bàn. Tuy nhiên, một số trường trên địa bàn Thành phố đang gặp phải khó khăn trong việc thực hiện các tiêu chí cũng như giữ vững danh hiệu trường đạt chuẩn quốc gia, đặc biệt là trong vấn đề đầu tư tài chính, cơ sở vật chất và thiết bị dạy học. Qua thống kê, toàn Thành phố hiện có 91 trường mầm non, 52 trường Tiểu học, 23 trường THCS và 3 THPT đạt chuẩn quốc gia.

đ) Thành ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân Thành phố rất quan tâm, chỉ đạo sâu sát, quyết liệt đối với công tác quy hoạch mạng lưới trường học coi đây là một nhiệm vụ trọng tâm của thành phố thể hiện trong các Nghị quyết Thành ủy, Nghị quyết Hội đồng nhân dân và các văn bản chỉ đạo của Ủy ban Nhân dân Thành phố.

Lãnh đạo các Sở - ban - ngành Thành phố, lãnh đạo Đảng, chính quyền và các đoàn thể từ quận - huyện đến phường, xã - thị trấn đều quán triệt, nhận thức sâu sắc tinh thần chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về công tác quy hoạch chi tiết mạng lưới trường học trên toàn địa bàn Thành phố đến năm 2020; đó là động lực rất lớn tạo ra kết quả cơ sở vật chất trường học hiện hữu đáp ứng cơ bản chỗ học cho con em nhân dân trên địa bàn Thành phố kể cả các em học sinh không có hộ khẩu Thành phố trong bối cảnh Thành phố chịu áp lực vô cùng lớn dân số cơ học ngày một tăng nhanh. Cụ thể, trong 10 năm qua, Thành phố đã xây dựng mới 14.224 phòng; trong đó từ nguồn ngân sách là 11.549 phòng và các trường ngoài công lập là 2.675 phòng học. Số trường, lớp học được xây dựng đạt tiêu chuẩn tiến tiến hiện đại, đạt yêu cầu về diện tích/học sinh. Được trang bị các thiết bị đầy đủ đáp ứng nhu cầu dạy và học cho giáo viên và học sinh.

Song song với chương trình xây dựng nông thôn mới ở các huyện ngoại thành, chương trình chỉnh trang đô thị, cải tạo cơ sở hạ tầng ở các quận nội thành và quận ven đã được triển khai thực hiện có hiệu quả. Quy mô trường lớp trên địa bàn Thành phố đã được nâng cấp và xây thêm trường mới với trang thiết bị đầy đủ phục vụ tốt cho việc dạy và học, tạo điều kiện cho việc quy hoạch phát triển giáo dục nói chung và làm cơ sở cho việc xây dựng mạng lưới trường học nói riêng theo đúng quy hoạch và tiến độ thời gian. Đồng thởi, đã Sử dụng và phát huy hiệu quả các cơ sở vật chất trường học hiện hữu trên cơ sở nâng cấp, điều chỉnh, sắp xếp xây lại và phát triển theo quy hoạch.



4. Nâng cao chất lượng lao động trẻ, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống thanh niên Thành phố

a) Về thực hiện đầu tư, nâng cấp, nâng cao chất lượng đào tạo của các cơ sở hướng nghiệp, dạy nghề:

Theo Đề án “Hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm” năm 2008 do Thủ tướng chính phủ ban hành, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã quyết định đổi tên Trung tâm từ “Trung tâm giới thiệu việc làm thanh niên” thành “Trung tâm Hướng nghiệp, Dạy nghề và Giới thiệu việc làm Thanh niên” vào năm 2010 và bổ sung thêm chức năng hướng nghiệp, hướng nghề, tổ chức đào tạo, dạy nghề cho thanh niên, công nhân trên địa bàn Thành phố. Trung tâm Hướng nghiệp, Dạy nghề và Giới thiệu việc làm Thanh niên cũng được Trung ương Đoàn chọn là 1 trong 10 Trung tâm kiểu mẫu của toàn quốc và đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ công tác đào tạo nghề cho thanh niên, công nhân với tổng chi phí hơn 70 tỷ đồng. Tháng 02/2012, Trung tâm đã chính thức tiếp nhận trụ sở chính tại Quận Gò Vấp (Số 1A Nguyễn Văn Lượng, P6, Q.Gò Vấp).

Ngày 13 tháng 01 năm 2012, Ủy ban nhân dân Thành phố đã ban hành Quyết định số 24/QĐ-UBND về việc thành lập Trung tâm hỗ trợ học sinh, sinh viên trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm hỗ trợ sinh viên Thành phố và được bổ sung thêm chức năng, nhiệm vụ hỗ trợ học sinh. Năm 2012, Trung tâm hỗ trợ học sinh, sinh viên Thành phố đã thành lập bộ phận tham vấn học đường tổ chức tham vấn miễn phí cho học sinh, sinh viên, phụ huynh có nhu cầu về tâm lý, sức khỏe, hướng nghiệp, kỹ năng… qua hình thức tham vấn trực tiếp, qua email, thông qua chuyên đề, hội thảo… Ngoài ra, Trung tâm tiếp tục tổ chức các hoạt động thường xuyên như chăm sóc sức khỏe học đường, trang bị kỹ năng cho học sinh, chương trình Tiếp sức mùa thi, ngày hội học sinh toàn thành và các hoạt động hỗ trợ cho sinh viên.

Thực hiện Chương trình đầu tư tăng cường thiết bị dạy nghề cho trường đầu tư nghề trọng điểm thuộc Dự án Đổi mới và phát triển dạy nghề giai đoạn 2011 - 2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: Thành phố có 06 trường tham gia Dự án (trường Cao đẳng nghề Thành phố, trường Cao đẳng nghề Nguyễn Trường Tộ, trường Trung cấp nghề Kỹ thuật Công nghệ Hùng Vương, trường Trung cấp nghề Nhân Đạo, trường Trung cấp nghề Thủ Đức, Trung tâm Giáo dục lao động - Xã hội Phước Bình) với tổng kinh phí 48.300.000 ngàn đồng.

Năm 2014, tiếp tục thực hiện Chương trình đầu tư tăng cường thiết bị dạy nghề thuộc Dự án Đổi mới và phát triển dạy nghề cho 02 trường tham gia Đề án phát triển trường chất lượng cao theo Quyết định số 761/QĐ-TTg ngày 23/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ là trường Cao đẳng nghề thành phố Hồ Chí Minh, trường Trung cấp nghề Kỹ thuật Công nghệ Hùng Vương với tổng kinh phí là 16.350.000 ngàn đồng.

Triển khai Chương trình tăng cường thiết bị để dạy nghề cho lao động nông thôn theo Dự án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn” (nguồn NSTW): có 05 cơ sở dạy nghề công lập tại 05 huyện và 02 TTGDLĐXH (trường Trung cấp nghề Củ Chi, trường Trung cấp Kinh tế kỹ thuật Hóc Môn, Trung tâm dạy nghề huyện Nhà Bè, Trung tâm dạy nghề huyện Bình Chánh, Trung tâm dạy nghề huyện Cần Giờ, Trung tâm giáo dục lao động và xã hội Phước Bình, Trung tâm giáo dục dạy nghề Thanh thiếu niên 2) tham gia Dự án với tổng kinh phí 02 năm (2011; 2012) là 12.776.059 ngàn đồng.

Thành phố phê duyệt dự án hợp tác do Temasek Foundation tài trợ thông qua trường Singapore Polytechnic dưới hình thức chuyển giao công nghệ các nghề: Công nghệ thông tin đa truyền thông, Cơ điện tử cho 04 trường (Trường cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Phú Lâm, Trường cao đẳng công nghệ Thủ Đức, Trường trung cấp Kỹ thuật nghiệp vụ Nam Sài Gòn, Trường trung cấp Kinh tế kỹ thuật Nguyễn Hữu Cảnh) với tổng kinh phí là 88.164.000 ngàn đồng.

Giai đoạn 2011 - 2014, Thành phố đã tổ chức thí điểm nâng cấp 06 trung tâm dạy nghề (TTDN) thành các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề và trung cấp chuyên nghiệp cụ thể: TTDN Quận 2 thành trường Cao đẳng nghề Quận 2; TTDN Quận 9 thành trường Trung cấp nghề Đông Sài Gòn; TTDN Quận 12 thành trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Quận 12; TTDN huyện Hóc Môn thành trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Hóc Môn; TTDN Quận Bình Thạnh thành trường Trung cấp nghề Bình Thạnh; TTDN huyện Bình Chánh thành trường Trung cấp nghề Trần Đại Nghĩa.

b) Thành phố đã chỉ đạo Thành Đoàn triển khai thực hiện Đề án “Vườn ươm khởi sự doanh nghiệp”, Chương trình “Bồi dưỡng nâng cao tay nghề, giải quyết việc làm cho thanh niên, góp phần xây dựng nguồn nhân lực trẻ Thành phố” (Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên Khởi nghiệp thuộc Thành Đoàn đã xây dựng chương trình ươm tạo doanh nghiệp mang tên Vườn ươm Doanh nghiệp trẻ). Đến nay, đã có 15 doanh nghiệp tham gia và được ươm tạo trong khuôn khổ Vườn ươm, hưởng những chính sách hỗ trợ thiết thực cho hoạt động như: hỗ trợ cơ sở vật chất, văn phòng làm việc; hỗ trợ tiếp cận tài chính; hỗ trợ tư vấn chuyên gia - đào tạo; hỗ trợ xúc tiến thương mại… Từ năm 2012, Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên Khởi nghiệp phối hợp với Hội Liên hiệp thanh niên các quận - huyện tổ chức 02 chương trình tham quan các mô hình làm kinh tế hiệu quả; kết nối chuyển giao công nghệ nuôi trồng tại các huyện: Bình Chánh, Cần Giờ, Củ Chi… Tổ chức 05 khóa tập huấn về Quỹ Hỗ trợ Thanh niên Khởi nghiệp và cách thức quản lý dự án cho cán bộ phụ trách vốn và thanh niên vay vốn cơ sở, thu hút hơn 500 lượt thanh niên tham gia.



Thực hiện tốt chỉ tiêu tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức kinh doanh, thành lập doanh nghiệp: Thành phố cũng đã chỉ đạo Thành Đoàn tập trung đẩy mạnh các hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề và giới thiệu việc làm cho thanh niên, tổ chức Hội thi “Học sinh giỏi nghề” thu hút 85 đội tuyển với 425 thí sinh của 30 trường đại học, cao đẳng, trung cấp nghề tham gia; tổ chức Ngày hội “Hướng nghiệp, dạy nghề” với chủ đề “Vững tay nghề - sáng tương lai” thu hút hơn 10.000 lượt sinh viên, học sinh tham gia. Các cơ sở Đoàn tổ chức 309 hội thi nâng cao tay nghề cho 26.131 lượt đoàn viên, thanh niên tham gia.

c) Nhằm tạo điều kiện thuận lợi để thanh niên làm kinh tế và có các chính sách cụ thể trong hỗ trợ các loại hình kinh tế của thanh niên, từ năm 2009 đến nay, Ủy ban nhân dân Thành phố giao Sở Công Thương đã tổ chức Chương trình Kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp được triển khai trên địa bàn thành phố từ tháng 7/2012 hỗ trợ 4.500 doanh nghiệp (với sự tham gia của hơn 700 doanh nghiệp trẻ) tiếp cận được ngân hàng với vốn vay hợp lý, trong 03 năm qua, thông qua chương trình kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp đã có hơn 67.500 tỉ đồng được ngân hàng cho vay, góp phần giảm bớt chi phí sản xuất, nâng cao năng lực tài chính, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Sở Lao Động, Thương binh và Xã hội thực hiện tốt công tác giải quyết việc làm thông qua các ngày hội việc làm, sàn giao dịch việc làm trên địa bàn Thành phố: Trong năm 2014, đã tổ chức 14 phiên giao dịch cố định và 21 phiên lưu động tại các quận huyện; tổng số nhu cầu tuyển dụng là 51.409 vị trí công việc, số lao động được giới thiệu việc làm là 22.174 người, trong đó đã nhận được việc làm là 12.252 người. Các hoạt động của sàn giao dịch việc làm cũng góp phần giải quyết việc làm cho người lao động tham gia cũng như số lao động đang thất nghiệp hưởng trợ cấp. Ngoài ra, các trường đại học, cao đẳng, trung cấp nghề,… cũng đã tổ chức nhiều ngày hội việc làm có sự tham gia tích cực của hệ thống giới thiệu việc làm để tư vấn, giới thiệu việc làm cho sinh viên của trường tạo điều kiện để sinh viên tiếp cận nhanh chóng vào thị trường lao động.

Bên cạnh đó, Lãnh đạo Thành phố thường xuyên quan tâm và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc Sở Công Thương chủ động tổ chức các lớp tập huấn hướng dẫn về các chương trình khuyến mại, các nhãn hiệu hàng Việt Nam, cách thức xử lý tình huống giao tiếp khách hàng liên quan đến hàng Việt Nam, tiến hành vận động đoàn viên, thanh niên tăng cường sử dụng hàng Việt Nam, tham gia diễu hành, quảng bá thương hiệu trong các ngày hội, bán hàng lưu động, phát hành các cẩm nang mua sắm, giới thiệu các nhãn hiệu hàng Việt cho khách hàng.

Ngoài ra, Thành phố cũng đã tổ chức các hoạt động trợ vốn, hướng nghiệp, giới thiệu việc làm cho thanh niên, khai thác tốt nguồn vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội, Quỹ hỗ trợ Nông dân; Quỹ hỗ trợ Thanh niên khởi nghiệp2 giúp 9.997 thanh niên vay tổng kinh phí hơn 92,847 tỷ đồng (nổi bật trong năm 2013: có 7.158 thanh niên được vay hơn 64,849 tỷ đồng).

Theo phân công của Ủy ban nhân dân Thành phố, Sở Tài chính phối hợp chặt chẽ với các Sở - ngành Thành phố trong việc bố trí kinh phí hàng năm đúng tiến độ, đảm bảo thực hiện các mục tiêu Chương trình, Đề án về phát triển thanh niên trong việc nâng cao chất lượng lao động, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho thanh niên: Sở Kế hoạch đầu tư được bố trí kinh phí Chương trình đào tạo đội ngũ doanh nhân cho 2.900 thanh niên (58 lớp) số tiền là 2,997 tỷ đồng/năm; Thành Đoàn được bố trí kinh phí thực hiện Đề án 103 qua 4 năm thực hiện (từ 2012 đến nay) với tổng kinh phí là 10,673 tỷ đồng; Sở Nội vụ được bố trí kinh phí đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước về thanh niên trong dự toán hàng năm là 390 triệu đồng.

d) Ủy ban nhân dân Thành phố có Quyết định số 4532/QĐ-UBND ngày 13 tháng 10 năm 2010 về việc thành lập Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên khởi nghiệp (trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm Thông tin tư vấn Kinh tế Thanh niên thành lập từ năm 1994), là đơn vị có chức năng đào tạo kỹ năng, cổ vũ và kết nối thanh niên, giúp thanh niên khởi nghiệp.

Từ năm 2000, hàng năm Sở Công Thương phối hợp với Thành Đoàn, Hội Doanh nhân trẻ Thành phố tiến hành bình chọn, trao Giải thưởng "Doanh nhân trẻ xuất sắc Thành phố Hồ Chí Minh” đến nay, đã vinh danh 15 doanh nhân trẻ tiêu biểu và 71 gương mặt doanh nhân trẻ ưu tú nhất. Chương trình đã được Đài truyền hình, Đài Tiếng nói nhân dân Thành phố phát sóng thường xuyên trong các bản tin hàng ngày của các đài, qua đó giúp các doanh nghiệp khẳng định được thương hiệu, sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ trong thương trường.

Để khuyến khích và tạo điều kiện quảng bá các thương hiệu kinh tế của đội ngũ doanh nhân trẻ, hỗ trợ cho các mô hình kinh doanh của thanh niên, Sở Công Thương cũng đã phối hợp với Thành đoàn, Hội Liên hiệp phụ nữ Thành phố phát triển được 75 Cửa hàng liên kết Hội Phụ nữ - Co.op (Saigon co.op) và 06 cửa hàng thanh niên phục vụ bán hàng bình ổn cho thanh niên công nhân và người dân; phối hợp Đài Truyền hình Thành phố thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” thông qua kênh truyền hình HTV-Co.op từ ngày 01 tháng 10 năm 2011 và theo Chỉ thị số 25/CT-UBND ngày 16 tháng 11 năm 2012 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc tăng cường thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn Thành phố, Sở Công Thương đã phối hợp với Thành Đoàn, Đài truyền hình, Đài Tiếng nói nhân dân tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền, quán triệt việc triển khai tốt Cuộc vận động và đều đặn phát sóng hàng tháng trong các khung giờ vàng của các Đài.

Hàng năm, Thành Đoàn thực hiện Chương trình “Thanh thiếu nhi Thành phố Hồ Chí Minh ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, chỉ đạo cơ sở Đoàn, báo Tuổi Trẻ và các đơn vị sự nghiệp tập trung tuyên truyền, vận động đoàn viên, thanh niên, người lao động nâng cao nhận thức, ưu tiên dung hàng Việt Nam; tổ chức các buổi đối thoại, chương trình gặp gỡ giữa lãnh đạo Ủy ban nhân dân Thành phố và các Sở - ban - ngành với nhiều tầng lớp thanh niên Thành phố để lắng nghe, trao đổi và tháo gỡ khó khăn của thanh niên trong quá trình khởi nghiệp, làm kinh tế. Các cơ sở Đoàn cấp quận, huyện tổ chức hơn 176 lượt tuyên truyền, các Đoàn cơ sở đã tổ chức 331 lượt tuyên truyền về ưu tiên dung hàng Việt Nam; tổ chức 40 buổi hội thảo, tọa đàm, 35 hội thì tìm hiểu về ưu tiên dùng hàng Việt Nam.

đ) Thành phố luôn phát huy mạnh mẽ việc huy động các nguồn lực xã hội để chăm lo cho học sinh. Hàng năm, Hội Khuyến học Thành phố, các doanh nghiệp, đoàn thể, tổ chức xã hội, các đơn vị, cá nhân đã đóng góp rất lớn để xây dựng các quỹ học bổng, hỗ trợ điều kiện để học sinh đến trường, giảm số học sinh bỏ học. Công tác đào tạo nghề tiếp tục thực hiện theo hướng xã hội hóa, tăng cường số lượng và hiệu quả ở các cấp đào tạo. Tính đến nay có 420 cơ sở dạy nghề, trong đó có 11 trường cao đẳng nghề, 28 trường trung cấp nghề, 67 trung tâm dạy nghề, 18 trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp và 270 doanh nghiệp và các tổ chức xã hội khác tham gia dạy nghề. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo nghề của Thành phố đạt 64% kế hoạch đề ra. Thành phố đã hỗ trợ đầu tư thiết bị cho 04 trường nghề trọng điểm với tổng kinh phí là 9 tỉ đồng, tổ chức đào tạo bồi dưỡng giáo viên dạy nghề ở nước ngoài với kinh phí 8,72 tỷ đồng. Về dự án đào tạo nghề cho lao động ở nông thôn, Thành phố đã hỗ trợ đầu tư thiết bị cho 07 cơ sở dạy nghề với tổng kinh phí 3,8 tỷ đồng; hỗ trợ 8.274 lao động nông thôn với tổng kinh phí 12,601 tỷ đồng; đồng thời tổ chức khảo sát bổ sung nhu cầu học nghề của lao động nông thôn tại 5 huyện làm cơ sở dữ liệu cho kế hoạch dạy nghề lao động nông thôn hằng năm.

e) Thành phố đã giao cho Thành Đoàn chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Ban Quản lý các Khu chế xuất và Công nghiệp Thành phố hoàn thành việc xây dựng mới và đã đưa vào hoạt động: 03 Văn phòng hỗ trợ thanh niên công nhân tại Quận 7, quận Thủ Đức và huyện Bình Chánh; 02 khu lưu trú công nhân tại Khu chế xuất Tân Thuận (Quận 7) và xã Tân Kiên (huyện Bình Chánh); trung tâm hướng nghiệp, dạy nghề và giới thiệu việc làm thanh niên (quận Gò Vấp). Tuy nhiên, công tác huy động các nguồn lực đóng góp từ xã hội còn hạn chế, nguồn kinh phí từ ngân sách phải tập trung cho các công trình phát triển kinh tế - xã hội trọng tâm trong những năm gần đây nên tiến độ xây dựng các Văn phòng Trung tâm Hỗ Trợ thanh niên công nhân tại Quận 12, quận Tân Bình, Huyện Củ Chi vẫn đang trong quá trình hoàn thiện.

5. Xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, tạo điều kiện cho thanh niên nâng cao đời sống văn hóa, phát triển toàn diện

a) Về tập trung giải quyết các vấn đề xã hội: Ủy ban nhân dân Thành phố chỉ đạo các địa phương có địa bàn giáp ranh liên phường, liên quận, tiến hành ký kết kế hoạch liên tịch nhằm tăng cường công tác phối hợp kiểm tra, tích cực hỗ trợ lẫn nhau trong công tác phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội bằng các biện pháp tổ chức tuần tra chung các lực lượng, phối hợp bố trí chốt chặn, thường xuyên trao đổi thông tin về tệ nạn xã hội, hàng tháng tổ chức họp giao ban đánh giá kết quả phối hợp kiểm tra, chuyển hóa địa bàn, nhờ đó đã kéo giảm một cách rõ rệt tình trạng gái mại dâm đứng đường bị đẩy đuổi ở địa phương này chạy qua địa phương khác. Ngoài ra, Ủy ban nhân dân Thành phố còn phối hợp với các tỉnh, thành phố tổ chức ký kết các Chương trình liên kết phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có kế hoạch phối hợp phòng, chống mại dâm3.

- Công an Thành phố cũng đã chủ động phối hợp với các ngành chức năng đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật cho Thanh thiếu nhi và người dân Thành Phố; phối hợp với Thành đoàn xây dựng kế hoạch liên tịch phòng chống ma túy, tội phạm trong thanh thiếu niên góp phần kéo giảm tỷ lệ phạm pháp hình sự, ma túy trong thanh thiếu niên; chỉ đạo Công an các đơn vị trực thuộc xây dựng kế hoạch phối hợp với các cơ sở Đoàn tổ chức “Ngày pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, tổ chức các buổi tuyên truyền pháp luật phòng chống bạo lực, tội phạm học đường, tuyên truyền luật giao thông đường bộ, tuyên truyền quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường tại các trường học và địa bàn dân cư trên Thành phố góp phần nâng cao nhận thức pháp luật cho đoàn viên, thanh niên và người dân Thành phố.

Về đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng cao kiến thức về pháp luật, văn hóa, y tế trong chương trình phát triển thanh niên Thành phố:

- Trong 05 năm qua (2010 - 2014), Thành phố đã chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Sở - ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trên địa bàn Thành phố, các quận - huyện, cơ quan báo đài xây dựng chương trình, nội dung và tổ chức nhiều buổi tuyên truyền về Pháp lệnh phòng chống mại dâm, phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS bằng nhiều hoạt động đa dạng, phong phú trên hầu hết các địa bàn quận - huyện, các trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, Cao đẳng, Đại học, Trung cấp chuyên nghiệp và các trung tâm trên địa bàn Thành phố. Ngoài ra, Thành phố hiện có 471 Đội công tác xã hội tình nguyện hoạt động với 1.680 thành viên (646 nữ) đều là cán bộ hưu trí, đoàn viên, hội viên nòng cốt của các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội tại các phường, xã - thị trấn đã tích cực tham gia vào công tác phòng, chống tệ nạn xã hội tại địa bàn; được sự quan tâm đầu tư, phối hợp giữa Cục Phòng chống tệ nạn xã hội và tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam, Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội Thành phố Hồ Chí Minh đã cho ra mắt Câu lạc bộ “Sen xanh” (Chúng tôi là phụ nữ) với mục tiêu tạo cơ hội cho người bán dâm được tiếp cận với các dịch vụ xã hội, các kiến thức về pháp luật, về y tế, các kỹ năng sống …và để các bạn nữ biết tự bảo vệ mình khỏi các hình thức bóc lột và bị bạo lực từ các thành phần xấu trong xã hội.

- Giai đoạn 2010 - 2015, Thành phố đã tổ chức quản lý giáo dục, chữa bệnh và tuyên truyền cho học viên tại các trại cải tạo, trại cai nghiện tìm hiểu kiến thức pháp luật về phòng chống tệ nạn mại dâm, phòng ngừa lây nhiễm HIV/AIDS, mở các lớp dạy học nghề cho 83 lượt học viên và 323 lượt học viên được học văn hóa từ tiểu học đến trung học cơ sở. 24/24 quận, huyện trên địa bàn Thành phố đã xây dựng và triển khai kế hoạch cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng, đồng thời có 287/319 phường, xã, thị trấn đã thành lập Tổ Công tác cai nghiện ma túy theo hướng dẫn của Thông tư liên tịch số 03/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BCA ngày 10 tháng 02 năm 2012. Kết quả có 15 điểm tư vấn được thành lập tại địa bàn quận - huyện và duy trì hoạt động thường xuyên để hỗ trợ công tác cai nghiện tại gia đình và cộng đồng4. Qua đó, đã tư vấn, cung cấp thông tin về các dịch vụ cai nghiện, điều trị Methadone, phòng ngừa lây nhiễm HIV/AIDS, phòng chống tái nghiện, hướng dẫn người nghiện khai báo tình trạng nghiện cho thân nhân và người nghiện ma túy khác.

- Thành phố cũng chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố, Ủy ban phòng chống AIDS Thành phố xây dựng thí điểm 03 mô hình hỗ trợ hòa nhập cộng đồng cho người mại dâm có nhu cầu hoàn lương trên địa bàn Thành phố được tư vấn, hỗ trợ học nghề, giới thiệu việc làm, hỗ trợ vốn kinh doanh mua bán nhỏ, hỗ trợ khám phụ khoa, giới thiệu và chuyển gửi đến các dịch vụ hỗ trợ can thiệp dự phòng với tổng kinh phí thực hiện là 1.455.000.000 đồng. Sở cũng đã xây dựng tốt 258 Câu lạc bộ, đội nhóm như: Câu lạc bộ “Phụ nữ vươn lên”, “Lá chắn”, “Phụ nữ xa quê”, “Nữ chủ nhà trọ”.... Thông qua các buổi sinh hoạt câu lạc bộ tổ chức tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, sửa chữa những sai lầm, khuyết điểm, thay đổi hành vi nhân cách giúp cho chị em phụ nữ vững vàng vươn lên trong cuộc sống mưu sinh lập nghiệp bằng chính khả năng lao động của mình.



Về thực hiện hiệu quả chiến lược, chương trình mục tiêu quốc gia về dân số, chăm sóc sức khỏe, giáo dục kinh nghiệm sống, giáo dục tiền hôn nhân, phòng chống HIV/AIDS:

- Ủy ban nhân dân Thành phố chỉ đạo ngành y tế Thành phố tập trung thực hiện tốt các chiến lược, chương trình mục tiêu quốc gia về dân số, chăm sóc sức khỏe, phòng chống HIV/AIDS, ma túy, mại dâm, lạm dụng bia rượu, thuốc lá trong thanh niên thông qua các phương tiện thông tin truyền thông, hội thảo chuyên đề, giáo dục tại cơ sở bệnh viện, trường học, trường giáo dưỡng, trại cải tạo, lồng ghép trong các phong trào của tổ chức Đoàn, các hội quần chúng và các buổi sinh hoạt khu phố, tổ dân phố. Qua 5 năm triển khai, bằng nhiều hình thức như tổ chức hội thảo, thành lập các câu lạc bộ, chiếu phim tuyên truyền, Thành phố đã đạt được nhiều kết quả tích cực: tổ chức thành công 6 buổi truyền thông chuyên đề bình đẳng giới, vì sự tiến bộ phụ nữ cho 600 cán bộ lãnh đạo cấp Thành, 1.920 cán bộ lãnh đạo quận - huyện (có sự hỗ trợ, phối hợp của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố, Hội Liên hiệp phụ nữ, Liên đoàn Lao động, Hội Nông dân); tổ chức chiếu phim tuyên truyền hưởng ứng Chiến dịch “Chung tay giải quyết mất cân bằng giới tính khi sinh”; triển khai mô hình Điểm tư vấn “sức khỏe sinh sản và khám sức khỏe Tiền hôn nhân” trên địa bàn quận 3, 4, 6, 8, Bình Thạnh, Thủ Đức, Tân Phú, huyện Bình Chánh, Củ chi; tổ chức hơn 24.352 cuộc truyền thông nói chuyện chuyên đề về sức khỏe sinh sản và sức khỏe tiền hôn nhân cho 113.750 lượt người là học sinh các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, các cặp thanh niên nam, nữ sắp kết hôn trên địa bàn Thành phố.

b) Về công tác phát triển ký túc xá sinh viên, theo phân công của lãnh đạo Thành phố, Sở Xây dựng đã nghiệm thu hoàn thành 03 dự án ký túc xá sinh viên với quy mô 333.570m2 sàn xây dựng, đáp ứng khoảng 39.000 chỗ. Từ năm 2011 đến nay, đã hoàn thành và đưa vào sử dụng 543.745m2 sàn xây dựng, đáp ứng 59.000 chổ ở sinh viên, nâng tổng số chỗ ở cho sinh viên lên 104.000 chỗ. Chương trình đầu tư xây dựng Ký túc xá sinh viên hoàn thành và đưa vào sử dụng dự án ký túc xá sinh viên trường Đại học Sư phạm kỹ thuật, tổng diện tích sàn xây dựng 14.300 m2, đáp ứng 1.700 chỗ ở sinh viên; hoàn thành 15 khối nhà của ký túc xá sinh viên Đại học Quốc gia thành phố, đáp ứng khoảng 36.300 chỗ ở, với tổng diện tích sàn xây dựng 312.000 m2, nâng số chỗ ở ký túc xá sinh viên Đại học Quốc gia là 53.200 chỗ ở sinh viên, với tổng m2 sàn xây dựng là 500.705 m2.

Về xây dựng các khu nhà lưu trú cho công nhân, các dự án nhà xã hội, được Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố rất quan tâm từ nhiều năm nay và đã có Kế hoạch xây dựng nhà lưu trú công nhân đang làm việc tại các Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao, Cụm công nghiệp trên địa bàn Thành phố giai đoạn từ năm 2009-2015 tại Quyết định số 4372/QĐ-UBND ngày 21 tháng 9 năm 2009 của UBND Thành phố5. Với chủ trương xã hội hóa đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân, người lao động, được sự đồng thuận của xã hội, đến nay về cơ bản đã đáp ứng được chỗ ở cho công nhân, người lao động trên địa bàn Thành phố. Giai đoạn 2011-2015, doanh nghiệp và hộ gia đình, cá nhân đã đầu tư xây dựng được 2.686.708 m2 sàn xây dựng, đáp ứng khoảng 383.815 chỗ ở cho công nhân, người lao động. Tính đến năm 2015, tổng diện tích sàn nhà ở cho công nhân, người lao động được đầu tư xây dựng là 4.045.908 m2, đáp ứng 816.815 chỗ ở cho công nhân, người lao động. Trong đó, nhà nước và doanh nghiệp đầu tư xây dựng được 235.380m2 sàn xây dựng, đạt 5,8%, đáp ứng 38.820 chỗ ở cho công nhân, đạt 4,75%; phần còn lại do các hộ gia đình, cá nhân đầu tư xây dựng, sửa chữa cải tạo là 3.810.528 m2 sàn xây dựng, đạt 94,2%, đáp ứng 785.215 chỗ ở cho công nhân, người lao động, đạt 95,25%.

c) Ủy ban nhân dân Thành phố chỉ đạo Sở Văn hóa - Thể thao chủ động phối hợp với Thành Đoàn và các Sở - ban - ngành, đoàn thể trên địa bàn Thành phố để chăm lo đời sống văn hóa tinh thần cho học sinh, sinh viên, thanh niên tại các khu vực ngoại thành,các khu chế xuất, khu công nghiệp trên địa bàn Thành phố như: phối hợp thực hiện các chương trình văn hoá văn nghệ kết hợp với tuyên truyền giáo dục pháp luật, hướng dẫn, bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ học sinh, sinh viên tại ký túc xá nhân các ngày lễ lớn; phối hợp với Nhà hát giao hưởng và vũ kịch Thành phố tổ chức mỗi tháng một chương trình nhạc giao hưởng, vũ kịch miễn phí đã thu hút đông đảo thanh niên, học sinh, sinh viên, trí thức trẻ đến thưởng thức; tổ chức Chương trình Giao lưu đờn ca tài tử “Tình yêu trong chiến tranh”; tổ chức các chương trình văn nghệ kỷ niệm các ngày lễ lớn dành cho sinh viên tại các ký túc xá sinh viên và thanh niên công nhân tại các Khu chế xuất - Khu công nghiệp trên địa bàn Thành phố.

Không chỉ vậy, hoạt động chăm lo đời sống văn hóa tinh thần cho đoàn viên, thanh thiếu nhi được Thành Đoàn quan tâm thực hiện với nhiều nội dung phong phú. Hàng chục ngàn đêm hội văn hóa, hội thi, hội diễn văn nghệ được các cơ sở Đoàn tổ chức đều đặn, mang tính truyền thống của từng đơn vị. Các chương trình văn nghệ phục vụ cho thanh thiếu nhi Thành phố, nhất là thanh niên công nhân tại các khu chế xuất, khu công nghiệp được duy trì thường xuyên; kết hợp biểu diễn văn nghệ với tuyên truyền sức khỏe sinh sản, tư vấn tâm lý, kiến thức pháp luật cho thanh niên công nhân. Nhiều ấn phẩm sách, báo chí, phim tài liệu, ca nhạc… được phát hành, đáp ứng nhu cầu của thanh thiếu nhi và thanh niên công nhân Thành phố.

d) Về phát huy hiệu quả các thiết chế văn hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho thanh thiếu nhi Thành phố tham gia tập luyện thể thao, phát triển phong trào thể thao quần chúng:

- Nhà Văn hóa Sinh viên tiếp tục tiếp cận và phát huy vai trò của mình qua việc tổ chức các sân chơi thể thao hàng tuần cho sinh viên như các giải bóng đá sinh viên toàn thành, giải bơi lội, giải bóng chuyền tiếp tục được duy trì.

- Các cơ sở Đoàn đã phối hợp khá tốt với Nhà văn hóa Thanh niên, Nhà văn hóa Sinh viên, Nhà Thiếu nhi Thành phố tổ chức các hoạt động nâng cao thể chất, các hội thi thể dục thể thao: ngày hội thanh niên khỏe, ngày hội rèn luyện thân thể, các giải thi đấu thể dục thể thao, giải bóng đá thanh niên công nhân Thành phố; các giải việt dã, đi bộ đồng hành; phát động phong trào “ngày chủ nhật khỏe”, thanh thiếu nhi rèn luyện thể thao với các hoạt động thể thao hè (Số lượng thanh thiếu nhi tham gia hàng năm gần 290.000 em, riêng các môn thể thao năng khiếu trong các dịp sinh hoạt hè có khoảng 19.000 em), tổ chức phổ cập bơi miển phí cho 15.000 em thanh thiếu nhi từ 7 đến 15 tuổi.

Ngoài ra, hàng năm, Sở Văn hóa - Thể thao phối hợp với Sở Giáo dục Đào tạo tổ chức giải vô địch học sinh Thành phố với 27 môn thể thao để duy trì phong trào chung và phát hiện tuyển chọn năng khiếu cho thể thao thành tích cao của Thành phố; phối hợp với Thành đoàn và Hội thể thao Đại học và chuyên nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Giải thể thao vô địch thể thao sinh viên Thành phố với 14 môn thể thao; phối hợp với Liên đoàn Bóng đá Thành phố triển khai chương trình bóng đá học đường, thu hút sự tham gia của 41 trường tiểu học trên địa bàn thành phố. Các hoạt động đã nâng cao đáng kể chất lượng hoạt động thể chất cho học sinh, sinh viên, thanh niên Thành phố góp phần xây dựng lớp thanh niên, thiếu nhi Thành phố khỏe, năng động và có lối sống lành mạnh từng bước hoàn thành chỉ tiêu chung trong Chương trình phát triển thanh niên của Thành phố giai đoạn 2011-2020.

đ) Theo phân công của Ủy ban nhân dân Thành phố, công tác khảo sát, đánh giá chất lượng công trình các Nhà thiếu nhi, Trung tâm hoạt động thanh thiếu nhi trên địa bàn các quận - huyện được Ủy ban nhân dân quận - huyện phối hợp với các cơ sở Đoàn tại địa phương thực hiện nghiêm túc và thường xuyên. Kết quả đến nay đã có 23/24 quận - huyện có Nhà thiếu nhi, trong đó, Nhà thiếu nhi quận Tân phú đã hoàn thành việc xây dựng mới và đưa vào khai thác sử dụng từ đầu năm 2015; riêng huyện Hóc Môn, mặc dù công trình Nhà thiếu nhi đã được phê duyệt đề án xây dựng, nhưng hiện nay do gặp khó khăn về nguồn vốn đầu tư xây dựng nên công trình vẫn chưa được triển khai thực hiện. 11/24 quận - huyện có Trung tâm thể dục - thể thao, Nhà Văn hóa Lao động hoặc Trung tâm Văn hóa (Quận 1, 2, 3, 4, 10, 11, Tân Phú, Bình Tân, Cần Giờ, Nhà Bè, Bình Chánh) và hầu hết các thiết chế văn hóa trên được UBND quận - huyện quan tâm, đầu tư hàng năm để bổ sung trang thiết bị sinh hoạt và tu bổ các hạng mục xuống cấp. Tiêu biểu, một số phường, xã - thị trấn trên địa bàn quận - huyện còn có nhà thiếu nhi hoặc trung tâm sinh hoạt văn hóa cấp phường, xã.


Каталог: layouts -> lacvietbio -> fckUpload -> 2015-6
fckUpload -> KẾ hoạch tổ chức hoạt động kỷ niệm các ngày Lễ lớn trong 6 tháng cuối năm 2012 tại thành phố Hồ Chí Minh
fckUpload -> CHỈ thị SỐ 51-ct/tw ngàY 04-01-2016 CỦa bộ chính trị Về lãnh đạo cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021
fckUpload -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
fckUpload -> QuyếT ĐỊnh về ban hành Quy chế đánh số và gắn biển số nhà trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
fckUpload -> Độc lập Tự do Hạnh phúc SỞ NỘi vụ
fckUpload -> ĐOÀn tncs hồ chí minh ban chấp hành trung ưƠNG
fckUpload -> HƯỚng dẫn về xử lý sai phạm trong việc thu phí, lệ phí
fckUpload -> Ban thưỜng trực số: 1209

tải về 266.28 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương