I. ca nối vòng 18 anh em ta về 18



tải về 0.84 Mb.
trang7/7
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích0.84 Mb.
#28179
1   2   3   4   5   6   7

30. HÌNH NỘM GẤP NẾP

 NBP nằm ngửa, 2 tay và 2 chân duỗi thẳng.

 Nghe lệnh, NBP phải cố gắng ngồi dậy mà chân tay không được nhúc nhích.

31. LÀM CÁC ĐỘNG TÁC

 Múa và hát bài : “Một đàn vịt già”.

 Múa và hát bài : “Kìa con bướm vàng”.

 Múa và hát bài : “Trông kìa con voi”.

 Múa và hát bài : “Con lăng quăng”.

 Múa và hát bài : “Thưa ba má con chừa”.

 Múa và hát bài : “Đi một vòng, vô một vòng”

 Cò một vòng.

 Bắt tay mọi người một vòng.

 Đầu đội ly nước - 2 tay cầm 2 cái quạt, vừa đi vừa quạt - làm sao ly nước không đổ.

 2 đầu gối kẹp một trái banh, nhảy quanh một vòng.

 2 tay chống đất, dùng đầu húc bóng quanh một vòng tròn, hoặc về chỗ mình.

 Bịt mắt cho vượt chưóng ngại vật. Sau đó bỏ chướng ngại vật để NBP bị bịt mắt đi không.

32. LÀM LOÀI VẬT

NĐK hô:


 “Làm chim”, NBP phải làm động tác chim bay.

 “Làm ếch’, NBP phải nhảy như ếch.

 ‘Làm bò”, NBP phải bò 4 chân.

33. LÒ CÒ

Cho xếp thành một hàng dọc, tay trái người sau để lên vai người đứng trước, tay phải nắm cổ chân của người đứng trước co lên phía sau, lò cò liên kết quanh vòng tròn 1 vòng.

34. MẬP LÙN - ỐM CAO

 NBP xếp thành hàng ngang, cả vòng tròn hô câu “mập mập mà lùn lùn, ốm ốm mà cao cao” và hô nhanh dần.

 NBP 2 tay chóng nạnh rồi lùn dần xuống, ốm cao dần (khép tay lại), mập dần (giang tay ra).

 Làm nhanh chậm tùy theo người hát.

35. MỘT MÌNH MỘT CÕI

NBP bước vào vòng tròn đã vạch sẵn, ngồi thành vòng tròn, 2 tay ở giữa. Nghe còi, NBP bắt đầu đẩy nhau. Ai bị ngã sẽ bị phạt một lần nữa.

36. MÚC BI

Vẽ một vòng tròn trên đất đường kính chừng 2cm, để ở giữa một hòn bi và đưa cho NBP một cái thìa. NBP làm sao múc được hòn bi mà không cho lăn ra khỏi vòng.

37. NAPOLÉON

* Lần 1 : Napoléon và 100 tên lính : 50 tên đi cái tay lúc lắc, 50 tên đi cái lưng gật gù – lắc gù, lắc gù 3l.

* Lần 2 : Napoléon và 100 tên lính : 50 tên đi cái mông lúc lắc, 50 tên đi cái chân bát kiềng – lắc kiềng, lắc kiềng 3l.

* Lần 3 : Napoléon và 100 tên lính : 50 tên đi cái môi nhúc nhích, 50 tên đi cái chân cà giựt – nhích giựt, nhích giựt 3l.

38. NẶN TƯỢNG

Chia nhóm người bị phạt thành từng cặp, 1 người làm tượng, 1 người nặn tượng, xong đổi lại. Người làm tượng cần phải tự nhiên để cho người kia nặn.

39. NGƯÒI MÁY

NBP làm những cử chỉ giật giật như một người máy, trong khi NĐK ra hiệu kiểu làm.

40. NGƯỜI NHÀO LỘN

NBP đứng trên 5 đầu ngón chân và nhảy giật lùi 5, 6 cái liền mà không được ngã.

41. NHÀ ĐẤM BÓP

Tay phải của NBP xoa vòng tròn trước bụng và tay trái đánh nhẹ vào đầu chừng 20 lần.

42. NHẶT KHĂN

Đặt một cái khăn cách NBP đang quỳ gối chừng 20m. NBP, 2 tay để sau lưng và mỗi tay cầm một trái banh, phải làm sao dùng răng nhặt được cái khăn đó mà không làm rơi quả banh.

43. NHÓM NHẠC CÂM

NĐK qui định những NBP làm các ca sĩ và các nhạc công :

 Ca sĩ : NBP cầm micro (giả vờ) hát không ra tiếng.

 Trống : NBP làm động tác đánh trống.

 Đàn : NBP làm động tác đánh đàn.

Khi có lệnh, các ca sĩ và nhạc công phải biểu diễn các động tác của mình cách mạnh mẽ theo tác phong của mình.

44. NỒI NIÊU XOONG CHẢO

NĐK cho NBP chọn một tên (nồi, niêu, xoong và chảo hoặc răng, tai, mũi và đầu). NBP chỉ trả lời bằng tên mình chọn khi NĐK hỏi bất cứ điều gì (ví dụ : Ban đi học bằng gì ? - Bằng răng).

45. RÚT THĂM

 NĐK làm 3 động tác không cho NBP biết, ví dụ : nhéo tai, bứt tóc, nhăn mặt.. những việc đó được thay bằng những con số.

 NBP chọn một trong ba số đó và thực hiện.

46. RỬA MẶT NHƯ MÈO

 NĐK cho NBP đứng thành hàng ngang trước tập thể chơi.

 Tập thể chơi hát bài “Meo meo rửa mặt như mèo”.

 NBP phải làm động tác của mèo, như : Rửa mặt, liếm láp . . .

47. SOI GƯƠNG

 NĐK cho NBP đứng quay mặt vào nhau từng đôi một và qui định một người soi gưong, một người làm.

 Người soi làm động tác nào, thì gương phải làm y như vậy, nhưng với chiều ngược lại (giống như cái gương).

 Sau đó, đổi ngược lại.

48. TA CA TA NGỒI TA ĐỨNG

 Những NBP đứng giữa vòng tròn.

 NĐK bắt bài hát “Ta ca ta ngồi ta đứng”.

 Những NBP phải làm động tác của bài hát.

49. THỂ DỤC

NĐK cho NBP đứng thành hàng dọc trước tập thể và học các động tác sau :

 Tùng : Nhảy lên.

 Cắc : Ngồi xuống.

 Cắc cắc : Nhún 2 cái.

 Tùng tùng : Nhảy quay ngược hướng.

Sau đó, NĐK hô gì thì NBP làm y như vậy. Nhanh, chậm tuỳ NĐK.

50. THỢ MAY

NBP ngồi 2 chân quặt ra sau, 2 tay khoanh trước ngực, rồi đứng lên ngồi xuống 3lần liên tiếp.

51. THỜI TRANG

NBP đi một vòng, vừa đi vừa biểu diễn những mốt thời trang vui nhộn (đi theo kiểu các người mẫu).

52. TRÁI ĐÀO

NBP để tay sau lưng, miệng cắn cuốn trái đào và phải ăn hết trái đó. Cấm ngẩng đầu lên (trái đào để sát đất).

53. VIẾT CHÍNH TẢ

NĐK kể một câu chuyện vui, ngắn, kèm theo các dấu : chấm, phẩy, gạch ngang, mở - đóng ngoặc đơn và kép, chấm hỏi, chấm thang, xoá (lắc mông), chấm xuống hàng (nhảy tại chỗ một cái hoặc nhảy lui một bước).

NBP làm theo lời kể của NĐK.

54. VỊT BẦU

 NĐK cho NBP đứng thành hàng dọc hay vòng tròn trước tập thể chơi.

 Cho tập thể chơi hát bài “Một con vịt xoè hai cái cánh . . .”.

 NBP đi kiểu thấp người và múa theo lời của bài hát.

 Sau mỗi lần hát, NĐK hô “Vịt què”, rồi hát tiếp. NBP phải làm động tác vịt què, hay vịt gảy cánh và múa.

55. VŨ CÔNG

NBP được mời ra giữa và đứng một chân phải, tay ôm bàn chân trái và đi theo lệnh NĐK.

56. XÁCH NƯỚC ĐI ĐỔ

Mỗi nhóm 3 người : 2 người xách 2 tay của một người ngồi giữa. Người ngồi giữa 2 tay nắm chặt đùi mình. Khi nghe lệnh, 2 người 2 bên xách người đó đi.
-----o0o-----
Tiếng cười có thể phá sạch những sai lầm

của thời đại. - Kierkegaard -


-----o0o-----
Nụ cười là thang thuốc tốt nhất. - Norman Cousins-
-----o0o-----
Nghệ thuật sống hạnh phúc là phải cười khi

khó khăn vừa xảy ra xong. - Andrew Matthews -

THIẾT KẾ TRÒ CHƠI LỚN

1. CHUẨN BỊ NHỮNG VẤN ĐỀ GÌ ?

Lựa chọn những đề tài và xác định yêu cầu của trò chơi :

Hãy nêu rõ mục đích và yêu cầu của trò chơi là gì ? Một buổi gắn với vấn đề học tập, kỷ niệm một ngày lễ lớn, một kỳ kiểm tra chuyên môn, một chương trình rèn luyện kỹ năng dã ngoại . . .

Hãy đặt tên cho trò chơi lớn và chọn đề tài phù hợp với yêu cầu đặt ra. Tên đề tài gắn với ngày lịch sử, với những chuyện phiêu lưu, mạo hiểm, trinh thám, quân sự … sẽ có nhiều kích thích đối với NC. Đề tài giúp cho NC tưởng tượng về một nhân vật nào đó mà họ phải nhập vai, khi vượt qua những khó khăn, những thử thách là thành tích đáng được tán dương. Đề tài tạo ra một môi trường mới, nâng đỡ hoạt động, làm cho hoạt động thêm phong phú, hiển hách hơn. Có một câu chuyện như sau: “Khi triển khai trò chơi thì trời đổ mưa, các bạn học viên đã đề nghị bỏ cuộc chơi, mọi người đang bàn cãi thì chỉ huy trưởng nói : Chúng ta đang làm cuộc hành quân của chiến sĩ Trường Sơn năm xưa. Họ vẫn hành quân khi trên đầu họ là máy bay, bom đạn, đi trong mưa nắng, gió rét. Chúng ta mặc áo mưa để hành quân, đồng chí nào yếu trong người thì ở lại hậu cứ …”. Cuộc chơi đã tiến hành một cách tốt đẹp. Thử thách của “ông trời” đã trở thành một kỷ niệm khó phai đối với người tham gia cuộc chơi ấy.

Đề tài không phải là tên đặt cho nó, mà nó phải được tán nhuyễn trong mỗi trạm, trong suốt cuộc chơi.

Đề tài là sợi chỉ đỏ xuyên suốt kết dính các trò chơi. Thử thách của cuộc chơi tạo thành một chủ đề giáo dục tư tưởng, nhân cách cho NC. Đó là tác dụng to lớn của trò chơi.

Tìm hiểu đối tượng và dự tính cách biên chế các đơn vị :

Số lượng tham gia là bao nhiêu ? Nam ? Nữ ? Cách biệt như thế nào (ít nam, nhiều nữ ?), tuổi tác, trình độ chuyên môn về các nội dung ta định đưa ra.

Trình độ những nhóm tham gia : mới quen, hay quen lâu, nhóm có kỷ luật, tự quản tốt với nhóm còn yếu .v.v…

Hiểu được đối tượng giúp ta thiết kế trò chơi vừa sức với họ. Tính vừa sức giúp cho NC tham gia một cách hào hứng, không quá khó khăn (đánh đố) hoặc quá dễ dàng. Nhiều trò chơi “bể” vì người tổ chức đã xem thường vấn đề này.
2. VẤN ĐỀ HÀNG ĐẦU

• Thiết kế trò chơi phải dựa vào đối tượng tham gia.

• Tính tóan cách biên chế đơn vị, dựa vào trò chơi mà có thể biến chế theo các cách khác nhau :

- Giữ theo đơn vị gốc.

- Chia lộn xộn cá nhân các đơn vị (có tính đến giới tính, trình độ, sức lực …).

- Họp các đơn vị với nhau (đối với trại, trò chơi có nhiều đơn vị tham gia).

- Những trò chơi mang tính kiểm tra, thi đua thì nên theo cách một, hai cách còn lại dành cho trò chơi mang tính giao lưu, khảo sát, làm quen.

- Nên có phù hiệu theo màu sắc để phân biệt các đơn vị tham gia và để thuận tiện cho việc kiểm soát của ban tổ chức.

- Đặt tên cho đơn vị mới tham gia - Tùy theo yêu cầu của chủ đề mà đặt tên : tên con thú, trái cây, tên địa danh, nhân vật lịch sử … Nếu có thể thì nên kèm theo khẩu hiệu - Bảng đeo của từng nhóm.

• Nội dung của trò chơi :

Đây là phần cốt lõi của trò chơi lớn. Thông thường trò chơi lớn được phân chia thành các chặng đường (trạm) mà NC phải vượt qua. Mỗi trạm có một trò chơi, một thử thách riêng biệt, có thể đi từ dễ đến khó. Mỗi trạm có một màu sắc riêng nhưng phải dựa vào nhu cầu chung, cái tổng thể của trò chơi lớn.

• Sử dụng những trò chơi vận động, kiểm tra kiến thức qua việc hái hoa dân chủ, tìm hiểu sinh vật, cây lá, hoa, hay là bắt phải vượt qua khúc sông, bò qua dây khoảng cách 3m.

• Ấn định thời gian :

- Quy định thời gian chung cuộc là bao nhiêu lâu, rồi chia ra ở các trạm, ưu tiên thời gian cho những nội dung chính (đây là cách làm thực tế hơn).

- Dựa vào nội dung chung, nội dung từng trạm với những thời gian tối thiểu để quyết định thời gian chung cuộc (cách này dành cho những trò chơi lớn, mang tính thi đua, thử thách, được tổ chức trên quy mô lớn).

- Thời gian cụ thể : Bắt đầu cuộc chơi, di chuyển, từng trạm, dịch mật thư, đánh trận (nếu có) . . .Trò chơi lớn nên tổ chức vào buổi sáng sớm.

• Xem xét địa điểm :

- Các nhà quân sự tài giỏi đều biết dựa vào đặc điểm của địa hình để định ra cách đánh. Trò chơi lớn cũng như một trận đánh, nó đòi hỏi ban tổ chức phải biết lựa chọn địa điểm cho phù hợp với nội dung cuộc chơi. Nếu gặp những vùng có đồi cát thì không gì hấp dẫn hơn là đánh trận chiếm đồi đối phương hoặc trinh sát tìm khu căn cứ của “địch”. Nếu trong thành phố thì phải tính đến cách di chuyển thế nào để vừa phù hợp với vấn đề an toàn giao thông vừa dạy luật đi đường. Nếu cuộc chơi được tổ chức tại công viên nào đó, cần xem trước địa hình công viên ( khoảng sân trống, bãi cỏ, bóng mát, luật lệ của cộng viên ….).

- Xem xét các địa điểm đặt trạm, đối với những trò chơi có đánh trận thì phải chú ý thêm các vấn đề sau :

Khu dùng để “giao tranh” từ đâu đến đâu.

Căn cứ của các phe ở vị trí nào ? Đường biên giới phân định hai phe ?

Dùng dấu hiệu riêng để phân biệt.

Khu vực “phi quân sự” là nơi dành cho ban tổ chức, dành cho việc y tế..

• Vẽ toàn bộ sơ đồ của địa điểm diễn ra trò chơi lớn.

• Di chuyển trong trò chơi lớn :

- Sử dụng các phương tiện đi lại: đi bộ, đi xe đạp, xe gắn máy …

- Cần tính toán cuộc chơi sẽ đi theo những hướng nào, và đi theo Mấy Hướng.

- Chia làm hai phe đi hai hướng khác nhau

hay chung một hướng.

- Di chuyển theo đường thẳng hoặc theo đường tròn.

- Ngoài ra có thể di chuyển cùng một đường rồi tách ra hoặc ngược lại. Việc thiết kế cách di chuyển phụ thuộc rất nhiều vào nhân sự của bạn tổ chức và số lượng người tham gia.

• Ban tổ chức gồm:

- Chỉ huy trưởng chịu trách nhiệm điều hành và giải quyết các tình huống.

- Còn lại được phân công đứng trạm và làm trọng tài.

=> Nếu ít người, ta có thể làm theo cách này :

NC đến trạm sẽ có dấu hiệu chờ đợi, bạn sẽ gặp và cho thử thách. Trước khi di chuyển đến trạm tiếp theo, bạn phát cho họ mật thư để giải. Còn bạn thì đi tiếp qua trạm kế để chờ họ tới.

=> Muốn cho trò chơi thêm hào hứng, ban tổ chức nên hóa trang, cải trang hoặc sử dụng người ngoài cuộc tham gia. Ví dụ:: Gặp chị bán nước bên góc đường, nói mật khẩu: chị có bán rượu nếp không? Lúc đó chị ta sẽ trao mật thư cho các bạn (Chị ta là người ngoài được BTC nhờ giúp cho cuộc chơi).

• Luật chơi: Là những qui định bắt buộc của trò chơi mà NC phải thực hiện đúng với luật. Mỗi trạm có qui định riêng, có thử thách riêng. Dựa vào trò chơi để tính điểm từng phần và điểm chung cuộc.

• Những vật dụng phục vụ cho trò chơi và những phần hỗ trợ cho trò chơi lớn.

- T.chơi lớn cần những vật dụng như thế nào?

- Ban tổ chức cần chuẩn bị những gì?

- Và NC, tập thể đơn vị tham gia chuẩn bị những gì?

- Tất cả những vấn đề đó được thông báo trước cho người tham gia.

• Trò chơi lớn sẽ vui hơn, hấp dẫn hơn nếu như ta sử dụng thêm : dấu đường, morse, sémaphore, mật thư. Những thứ này khi đưa ra phải dựa vào trình độ của NC.


3. KẾ HOẠCH TRÒ CHƠI LỚN

• Tên của trò chơi là gì ?

• Mục đích yêu cầu chung của trò chơi.

• Số lượng và thời gian chung.

• Nội quy và hiệu lệnh chung.

• Biên chế các đội và các vật dụng cần chuẩn bị của cá nhân và tập thể tham gia.

Trong quá trình viết diễn tiến trò chơi, cần phải tính thời gian tối đa và tối thiểu để tính các phương án dự phòng khi không theo đúng thời gian đã đề ra.

Kế hoạch này được giữ gìn một cách bí mật cho đến khi chơi. Có những trò chơi mà BTC chỉ đề nghị với người tham gia là chơi hết mình và giữ kỷ luật cuộc chơi. Yếu tố bất ngờ sẽ làm cho cuộc chơi thêm hào hứng và giúp ta phát hiện thêm những bạn giỏi giang trong việc ứng xử tình huống.


4. ĐIỀU HÀNH CUỘC CHƠI

• Trình bày :

- Tập hợp đội ngũ theo biên chế cuộc chơi.

- Nói ngắn gọn, dễ hiểu (minh họa, so sánh, ví dụ) để triển khai cách chơi.

- Thông báo các yêu cầu chung, luật chơi, điểm thi đua.

- Trả lời các thắc mắc của NC và hỏi họ đã hiểu chưa.

• Phát lệnh chơi.

• Điều khiển cuộc chơi.

- Khác với trò chơi trong vòng tròn (chỉ có một NĐK), ở đây có nhiều người trong đó có một người chỉ huy trưởng. Các trạm trưởng thực hiện theo đúng kế hoạch đã đề ra. Nếu có trục trặc cần thay đổi thì phải báo cáo cho chỉ huy trưởng và đợi lệnh. Tránh trường hợp tùy tiện thay đổi nội dung tại trạm.

- Trong quá trình chơi, có nhiều tình huống do chưa lượng hết khả năng xảy ra thì chỉ huy trưởng là người quyết định các phần thay thế hoặc cắt bỏ một vài trạm cho đảm bảo thời gian. BTC trò chơi phải chấp hành nghiêm túc kỷ luật trò chơi. Có nhiều trường hợp bị “bể” trò chơi lớn vì BTC đã không thực hiện đúng yêu cầu này.

- Trong khi chơi, BTC theo dõi, quan sát NC, biết động viên khuyến khích những đơn vị yếu, những cá nhân nhút nhát, rụt rè. Nghiêm khắc với những cá nhân và đơn vị phạm luật chơi. Trong quá trình chơi phải đánh giá, nhận xét một cách công bằng, dùng lời lẽ tế nhị, hài hước để phê phán cá nhân và tập thể phạm qui. Giúp họ khắc phục nhược điểm bằng cách gợi sự tự nhận lỗi hoặc dùng tập thể lên tiếng nhắc nhở.

@ Chú ý: Khi chơi có nhiều cá nhân bị chấn thương hay ngất xỉu, thì chỉ huy trưởng huy động tổ cấp cứu đến giải quyết. Cuộc chơi vẫn tiến hành, tránh trường hợp hủy bỏ cuộc chơi giữa chừng.

• Kết thúc

- BTC hội ý, nhận định cách đánh giá và cho điểm thi đua.

- Tập hợp đơn vị tham gia. BTC cử đại diện ra nhận xét chung và công bố kết quả (có thể cho NC kể lại cuộc chơi và nói cảm tưởng của mình và cử các trạm trưởng lên nhận xét từng trạm).

• Phát thưởng

THÔNG TIN LIÊN LẠC

DÙNG TRONG TRÒ CHƠI LỚN

Trò chơi lớn càng hấp dẫn hơn nếu được sử dụng các yếu tố thông tin liên lạc như dấu đường, morse, sémaphore, mật thư. Nội dung như chuyện tình báo, trinh thám sẽ càng thật hơn trong việc đi tìm kiếm những bức mật thư bị thất lạc nguồn gốc của việc tìm kho tàng, hay của việc nắm được nguồn tin bí mật tối quan trọng v.v… Chúng tôi xin lần lượt giới thiệu những tín hiệu thông tin cần thiết cho trò chơi lớn. Quá trình tiếp nhận các dạng thông tin tương đối dễ dàng nhưng phải được rèn luyện thường xuyên thì mới nhớ. Do vậy các bạn phải ôn luyện để có thể chỉ dẫn cho người khác hay cho chính mình khi có dịp tham dự các trò chơi lớn.

DẤU ĐƯỜNG

Dùng chỉ dẫn NC đi theo con đường của BTC qui định trong cuộc chơi. Dấu đường giúp NC vượt qua quãng đường xa bớt mệt mỏi (vừa đi vừa quan sát, ghi nhận …).

CÁCH ĐÁNH DẤU

- Đánh dấu ở bên phải đường, ở những nơi dễ trông thấy (từ 1m trở suống mặt đường), ở những nơi ít di chuyển như : tường nhà, tảng đá, gốc cây trên mặt đường…. Dùng phấn, vôi, than, xếp gạch, sỏi, cành cây để đánh dấu.

- Mỗi dấu không cách nhau quá 50m. Nếu có nhiều đội tham gia hoặc có những dấu đường cũ không xóa hết thì vẽ thêm dấu hiệu đặc biệt để phân biệt.

@ Chú ý: Ngoài việc đánh dấu bằng dấu đường ta có thể đánh dấu bằng một qui cách khác :

Đi theo sợi len đỏ ở trên đường.

Theo lông vịt, hay lông gà.

Theo tờ giấy trên cây .v.v…

Dành cho những nhóm chơi trò chơi nhiều lần hoặc mới chơi nhưng cách đánh dấu dễ nhận biết hơn.

CÁCH TÌM DẤU

- Nhìn kỹ bên lề tay phải, nếu quá 100m không thấy dấu thì quay lại dấu vừa đi qua để tìm lại cho thật kỹ.

- Không được làm mất dấu, trừ trường hợp BTC ra lệnh xóa dấu sau khi đã đi qua.

TÍN HIỆU MORSE.

- Trong tín hiệu Morse có hai ký hiệu chấm (.) và gạch (-) để thay thế cho mẫu tự.

- Có thể dùng nhiều cách để phát tín hiệu Morse sao cho phân biệt được sự khác nhau giữa chấm (.) và gạch (-).

Ví dụ:


+ Dùng còi thổi : tè (-) tích (.)

+ Dùng trống : tùng (-) cắc (.)

+ Dùng cờ đánh : 2 tay (-) 1 tay (.)

- Trong lúc phát tín hiệu Morse phải quy ước các tín hiệu kể trên với NC và khoảng cách ngưng để phân biệt giữa các chữ cái và từ.

Ví dụ:

+ Thời gian ngưng giữa các chữ cái ngắn hơn giữa hai từ.



+ Đánh bằng cờ : dùng 1 tay để đánh mẫu tự , khi hết sẽ buông xuôi. Còn hết 1 từ thì để hai tay bắt chéo ở phía trước.
BẢNG MORSE QUỐC TẾ

A . _


B _ . . .

C _ . _ .

D _ . .

E .


F . . _ .

G _ _ .


H . . . .

CH _ _ _ _

I . .

J . _ _ _



K _ . _

L . _ . .

M _ _

N _ .


O _ _ _

P . _ _ .

Q _ _ . _

R . _ .


S . . .

T _


U . . _

V . . . _

W . _ _

X _ . . _



Y _ . _ _

Z _ _ . .

1 . _ _ _ _

2 . . _ _ _

3 . . . _ _

4 . . . . _

5 . . . . .

6 _ . . . .

7 _ _ . . .

8 _ _ _ . .

9 _ _ _ _ .

0 _ _ _ _ _


Phẩy (,) _ _ . . _ _

Chấm (.) . _ . _ .

(?) . . _ _ . .

Sắc = S


Huyền = F

Hỏi = R


Ngã = X

Nặng = J


Ă = AW

 = AA


Ê = EE

Đ = DD


Ô = OO

Ơ = OW


Ư = UW

ƯƠ = UOW


QUY ƯỚC KHI LIÊN LẠC

Đối với người phát tin

Bắt đầu : NW

Đối với người nhận tin

Sẵn sàng nhận : K

Cải chính : GHE

Ngưng 1 lát : AS

Kết thúc bản tin :AR

Bỏ đánh lại chữ đó :HH

Đợi 1 chút : AS

Xin nhắc lại : IMI

Đánh từng chữ : FM

Đã nhận và hiểu : R

CHÚ Ý : Mục lục có thể sai !

BĂNG REO

TA ĐI TÌM CHÚA.

QT: Ta đi tìm Chúa.

TC: Bằng gì bằng gì ?

QT: Bằng đi bộ

TC: Một hai, một hai.

QT: Ta đi tìm Chúa.

TC: Bằng gì bằng gì ?

QT: Bằng xe đạp.

TC: Cọc cạch, cọc cạch.

QT: Ta đi tìm Chúa.

TC: Bằng gì bằng gì ?

QT: Bằng xe lửa.

TC: Xục xịch, xục xịch.

QT: Ta đi tìm Chúa.

TC: Bằng gì bằng gì ?

QT: Bằng máy bay.

TC: Vút, vù ù ù.


NGÃ NGỰA

QT: Xa xa có tiếng chân ngựa.

TC: Xa xa có tiếng chân ngựa. (Tay vỗ đùi)

QT: Tiếng chân ngựa mỗi ngày một nhanh.

TC: Đọc theo (Tay vỗ đùi ngày càng mạnh)

QT: Tiếng chân ngựa và tiếng chân người.

TC: Đọc theo (Vừa vỗ đùi, vừa dậm chân)

QT: Bỗng đâu có ánh sáng từ trời

TC: Ah ! (Dang tay làm một vòng tròn và ngã cái đụi).

ĐẶT BÀN TAY

Đặt bàn tay bên cạnh bàn tay,

Cùng chung tay xây quê hương này,

Từng bàn tay nét đẹp dựng xây,

Từng bàn tay ta nối một vòng tay.


Đặt quả tim bên cạnh quả tim,

Gởi trao anh đây

quê hương này,

Phần còn đây trao

chị tận tay,

Nụ yêu thương sẽ ngát trời yêu thương.







Каталог: gallery
gallery -> Album hưƠng xuâN. Thơ phổ nhạC. Phòng thu audio. Nhạc Sĩ Đình Đạm
gallery -> Phụ cấp độc hại, nguy hiểm
gallery -> BỘ TÀi chính cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
gallery -> Nobel văn chương năm 1987 joseph brodsky
gallery -> TÊN ĐỀ TÀi luận văn thạc sĩ khnn chuyên ngành chăn nuôi từ NĂM 1996 2012
gallery -> BÁo cáo công khai đIỀu kiệN ĐẢm bảo chất lưỢng đÀo tạo tiến sĩ Tên chuyên ngành, mã số, quyết định giao chuyên ngành đào tạo
gallery -> CHƯƠng I kế toán vốn bằng tiềN
gallery -> KẾ toán vốn bằng tiền I. YÊU cầU
gallery -> Phụ lục II nguyên tắC, NỘi dung và KẾt cấu tài khoản kế toáN

tải về 0.84 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương