I. ca nối vòng 18 anh em ta về 18



tải về 0.84 Mb.
trang3/7
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích0.84 Mb.
#28179
1   2   3   4   5   6   7

5. HÒ GIÃ GẠO

Khoan ới khoan mời bạn, khoan với hò (ò) khoan. Hò hơ hớ hơ hơ hờ.

 Hò hơ hớ hơ hơ hờ. Hết hạ thu sang, mùa màng rộn rã, chừ tới đây tui mở lời chào tất cả, con (đã) bà con.

Hò hơ hớ hơ hơ hờ.

- Hò hơ hớ hơ hơ hờ. Này hỡi anh ơi, chừ em hỏi anh (nè). Chữ chi là chữ chôn (mà) xuống đất ? Chữ chi là chữ cất (mà) lên tra ? Chữ chi nặng không ai na nổi, chữ chi (mà) gió thổi bay (đã) không ờ bay ?

Hò hơ hớ hơ hơ hờ. . .

6. HÒ HỤI

Hụi (hơ) hò hụi, hết hụi ta hò khoan (là hò là khoan). Đi mô đem thiếp (mà) đi cùng (là hò là khoan), đói no (mà) thiếp chịu (là hò là khoan), lạnh lùng (mà) thiếp cam (là hò là khoan, a lý khoan ta hò khoan là hò là khoan).

7. HÒ MÁI NHÌ MÁI ĐẨY

Hò . . . hò . . . ơ . . . ơ, cầu Trường Tiền sáu vại mười hai (ơ) nhịp, thương nhau rồi (thì) xin kịp về mau (ơ hờ . . . hờ hơ . . . ơ, ơ . . hơ . . hơ), kẻo mai tê (mà) bóng xế qua (ơ ờ) qua cầu, (chừ) bạn còn thương bạn biết gởi sầu về nơi mô (ơ hờ . . . hờ hơ . . . ơ, ơ . . hơ . . hơ).

8. HÒ VÈ

1. Nhà tui (ơ hơ hờ . . .), nhà tui có một (kì) cột nhà, (chớ) đi ra (mà) thì đụng, đi vào . đi vào (mà) thì u.

Hờ hớ hơ hơ hờ . . .

2. Nhà tui (ơ hơ hờ . . .), nhà tui có một (kì) cái lu, (chớ) hằng năm (mà) tui đựng, (chớ) lu bù . . lu bù (mà) mắm nêm.

Hờ hớ hơ hơ hờ . . .

9. LÀ HÙI LÀ KHOAN

Chúng ta có một Chúa Trời (là hùi là khoan nì), những điều Chúa dạy (là hùi là khoan), vâng lời ra đi (Là hùi là khoan á lá khoan lùi khoan).

10. LÝ TÌNH TANG

Hỡi cô má đỏ hây hây,

Giận (ơ) ai, giận ai (mà) cô để (ố tang ố tang tình tang) tóc mây (ố tang tình tang) cài (là) quên cài (này là) cài quên cài (ố tang ố tang tình tang, tình tang tình, ố tang tình tang.


-----o0o-----
• Tình yêu là một vị thần bất tử;

• Hài hước là một lợi khí;

• Cười là một sự bổ ích;

Không có ba cái đó, không đủ nói đến văn hóa toàn diện.

Planète

VI. BĂNG REO

1. BÁC ÁI YÊU THƯƠNG

+ Lánh xa

- Ganh tị (tay phải làm động tác như ném

một vật gì)

+ Xa lánh

- Giận hờn (tay trái xua ngang mặt)

+ Hãy thực hiện

- Tình thương (đổi đôi bắt tay)

2. BẠN HỮU

+ Bạn hữu - Vui chơi

+ Bạn hữu - Kết đoàn

+ Bạn hữu - Mến thương

+ Bạn hữu - Tương trợ nhau. A !

3. CHÚA BẤT DIỆT

+ Tiền tài - Phù vân (đấm mạnh

tay lên trời)

+ Chức quyền - Giả trá (đấm mạnh tay

xuống đất)

+ Danh vọng - Qua mau (dậm 2 chân)

+ Thiên Chúa - Bất diệt (nhảy lên)

4. CHÚA CHO

+ Tay này (chỉ bàn tay trái)

- Chúa cho (giơ cao tay trái)

+ Chân này (chỉ bàn chân phải)

- Chúa cho (tay trái nâng bàn chân phải)

+ Tai này (chỉ 2 vành tai )

- Chúa cho (cầm 2 vành tai kéo mạnh)

+ Miệng này (chỉ tay chỉ miệng)

- Chúa cho (tay vỗ miệng A ! A ! A !)

5. CHÚA THƯƠNG

+ Chúa thương ai ?

- Thương anh (chỉ người bên phải)

+ Chúa thương ai ?

- Thương chị (chỉ người bên trái)

+ Chúa thương ai ?

- Thương em (2 tay chỉ vào mình)

+ Chúa thương

- Chúng ta - A ! (hát một bài)

6. CÓ CHÚA

+ Tôi đau khổ

- Khổ chi, khổ chi ? (2 tay đập lên đầu)

+ Tôi buồn sầu

- Sầu chi, sầu chi ? (2 tay đập lên 2 má)

+ Tôi lo lắng

- Lo chi, lo chi ? (2 tay đập lên ngực)

+ Tôi sầu khổ, lắng lo

- Vô ích, vô ích ! (đấm 2 tay từ trên xuống)

+ Cứu tôi

- Có Chúa (3 lần).

7. CÓ ĐỨC KITÔ

+ Tôi có - Đức Kitô

+ Anh có - Đức Kitô

+ Chúng ta có - Đức Kitô

+ Đức Kitô - Nguồn sống của c. ta.

8. CON MỘT CHA

+ Chúng ta

- Là anh em (từng cặp quay vào nhau bắt tay)

+ Chúng ta

- Là chị em (đổi cặp bắt tay)

+ Chúng ta

- Luôn hiệp nhất (2 tay nắm 2 người bên cạnh)

+ Chúng ta

- Con một Cha (kéo dài chữ Cha, nắm tay nhau đưa lên cao cho đến khi NĐK ra lệnh bỏ xuống).

9. CON TIN

+ Con tin - Chúa Cha (để tay lên trán)

+ Con tin - Chúa Con (để tay lên ngực)

+ Con tin - Chúa TThần (để tay lên 2 vai)

+ Con tin - Chúa Ba Ngôi (2 tay vg lên trời)

10. CÙNG KHÓC - CÙNG VUI

+ Ta đói

- Hãy cho ăn (tay phải cho vào miệng)

+ Ta khát

- Hãy cho uống (tay trái đưa vào miệng

ngửa đầu lên như uống nước)

+ Ta trần truồng

- Hãy cho mặc (2 tay vuốt từ 2 vai xuống)

+ Ta ốm đau

- Hãy thăm viếng (bắt tay bạn)

+ Ta khóc

- Hãy cùng khóc (choàng vai bạn - khóc)

+ Ta vui


- Hãy cùng vui (vỗ tay cùng hát một bài vui)

11. ĐOÀN KẾT

+ Chia rẽ

- Tan rã (đặt tay vào ngực vung mạnh ra)

+ Chia rẽ

- Thì chết (khom người, gục đầu)

+ Chia rẽ

- Thì chết (ngồi bệt xuống)

+ Đoàn kết

- Sống - sống - sống (đứng phắt dậy, nắm

tay nhau)

12. ĐỒNG LÚA

+ Đồng lúa

- Bao la (2 tay làm vòng tròn trên đầu)

+ Đồng lúa

- Xanh tươi (2 tay mở ra ngang vai)

+ Đồng lúa

- Chín vàng (chống tay lên đùi cúi xuống)

+ Ta về

- Gặt hái (tay phải đưa trước, ngưòi hơi khom và kết hợp tay trái làm động tác gặt)

=>Hát bài : “Ngưòi đi trong nuớc mắt”.

13. ĐƯỜNG ĐI KHÔNG KHÓ

+ Đường đi - Không khó

+ Sông ngắn - Ta lội

+ Núi cao - Ta trèo

+ Đường đi khó - Vì e ngại.

=>Hát bài : “Đường đi khó”.

14. EM LÀ NIỀM VUI

+ Em là niềm vui - Của gia đình

+ Là hy vọng - Của tổ quốc

+ Là tương lai - Của Giáo hội

+ Là mầm non - Của GĐ, TQ, GH.

15. GIAKÊU

+ Giakêu - Lùn (nhún người

xuống, tay trên hông)

+ Giakêu - Lùn (nhún sâu hơn)

+ Chúa đến nhà - A ! (nhảy cao, 2 tay

vươn thẳng)

=>Hát bài : “Giakêu ơ ơ lùn”.

16. GIÁO HỘI

+ Giáo Hội, Giáo Hội

- Cần chi, cần chi (tay phải đưa lên cao 2 lần)

+ Tin mừng hóa!

- Bản thân (2 tay chỉ vào ngực)

+ Tin mừng hóa!

- Gia đình (2 tay đan vòng tròn nhỏ)

+ Tin mừng hóa!

- Xứ đạo (2 tay đan vòng tròn lớn)

+ Tin mừng hóa!

- Mọi nơi (nhảy lên, vỗ miệng la lớn lên A! A! A!)

17. GIEO GIỐNG

+ Gieo giống gieo giống

- Rơi đâu rơi đâu ?

+ Trên đá

- Khô héo (nghẻo đầu về bên phải)

+ Vệ đường

- Chim ăn (khom lưng tay phải làm động tác mổ)

+ Bụi gai

- Chết nghẹt (thu mình ngồi xổm)

+ Đất tốt

- Nở hoa (đứng phắt dậy, 2 tay đưa thẳng lên trời hình chữ V)

18. HẠT GIỐNG

+ Gieo hạt (vung tay ra như người gieo lúa)

- (lặp lại và làm theo)

+ Hạt nẩy mầm một lá (tay phải đưa lên khỏi đầu, tay trái đưa lên hông)

+ Hạt nẩy mầm hai lá (tay phải vẫn để yên, tay lên khỏi đầu)

+ Cây tốt (đứng thẳng, nhón gót 2 tay đưa thẳng khỏi đầu)

+ Toả hương (rung 2 bàn tay)

+ Khắp nơi (2 tay vẫn rung và quay vòng tại chỗ)

+ Chúa chúc phúc

- A ! (nhảy lên thật cao).

19. HẠT MEN

+ Hạt men - Trong bột (ngồi chồm hổm)

+ Một hạt - Một hạt (nhảy lên một cái)

+ Dậy men - Men dậy (đứng phắt dậy)

20. HƯỚNG TÂM LÊN

+ Ai đang ngồi

- Trong tối tăm (ngồi xổm, bịt mắt)

+ Các bạn hãy

- Hướng tâm lên (đứng dậy, ngước mặt)

+ Ai đang sầu

- Hay thất vọng (cúi người, buông thõng 2 tay)

+ Các bạn hãy

- Vươn mình lên ! (đứng phắt dậy)

=>Hát bài : “Hướng tâm hồn lên”

21. KHẨU HIỆU GHÉP

+ Thiếu nhi

- Hăng hái (tay phải nắm lại vung lên)

+ Thiếu nhi

- Vui tươi (2 tay chỉ vào ngực)

+ Thiếu nhi

- Hy sinh (2 tay đưa lên vai)

+ Thiếu nhi

- Tông đồ (đẩy 2 tay lên cao)

+ Thiếu nhi

- Hăng hái, vui tươi, hy sinh, tông đồ (làm 4 cử điệu cùng một lúc).

=> Có thể thay thế từ “Thiếu nhi” bằng “Thanh niên”, “Sinh viên”, “Nữ tu” . . .

22. KITÔ HỮU

+ Kitô hữu - Là con Chúa

+ Kitô hữu - Thuộc về Chúa

+ Kitô hữu - Nghe Lời Chúa

+ Kitô hữu - Sống Lời Chúa.

=>Hát bài : “Là Kitô hữu”

23. LOAN TRUYỀN

+ Anh chị em ơi - Ơi (kéo dài)

+ Đi loan truyền - Chúa chịu chết

+ Và tuyên xưng - Chúa sống lại

+ Luôn đợi trông - Chúa lại đến.

24. MANG ĐỨC KITÔ

+ Em mang

- Đức Kitô (2 tay để lên 2 vai)

+ Anh mang

- Đức Kitô (quay sang phải để tay lên vai bạn)

+ Chúng ta cùng mang

- Đức Kitô (2 tay rộng).

25. MUỐI

+ Muối - Mặn (đưa tay phải quẹt miệng)

+ Đèn - Sáng (đưa tay trái dụi mắt)

+ Muối mặn - Ướp muôn dân (2 tay đưa

từ trên xuống)

+ Đèn sáng - Soi thiên hạ (2 tay khua từ

trái qua phải)

+ Làm tông đồ (nhảy lên cao la lớn).

26. PHÚC CHO NGƯỜI

+ Phúc cho người

- Khó nghèo (2 tay vuốt từ vai xuống)

+ Phúc cho người

- Hiền lành (2 tay bắt chéo trước ngực)

+ Phúc cho người

- Khóc lóc (2 tay quẹt mắt kêu hu hu)

+ Họ sẽ được

- Hân hoan, ALLELUIA (kéo dài chữ A sau)

27. QUÊ HƯƠNG EM

+ Quê hương em - Đẹp tươi

+ Đất nước em - Hùng cường

+ Nhân dân em - Hiền hoà

+ Em mến yêu - Quê hương em.

28. SA MẠC

+ Sa mạc - Nắng cháy (2 tay lên đầu)

+ Sa mạc - Cát bụi (2 tay bịt mặt)

+ Sa mạc - Khô khan (há hốc miệng)

+ Nhưng có Giavê - Sẽ vượt qua - A !

=>Hát bài : “Lưu đầy sa mạc”.

29. SÁNG - TỐI

+ Trăng - Sáng (giang 2 tay, úp lòng bàn tay)

+ Mây - Bay (xoay mình sang phải rồi trái)

+ Gió - Thổi (nghiêng người sang

phải rồi trái)

+ Sấm - Ầm (khom người xuống)

+ Sấm - Ầm (ngồi bệt xuống đất)

+ Mưa - Rơi (đập 2 tay xuống đất)

+ Tối - Khiếp sợ (2 tay bịt mặt, gục đầu)

+ Sáng - A ! (đứng phắt dậy - vỗ tay)

30. SÚNG THẦN CÔNG

+ Sẵn sàng (2 tay nắm thành một, đưa ra ngang mặt, chân trái bước lên nửa bước)

- (lặp lại và làm theo tất cả các động tác)

+ Thiên (đưa lên trời)

+ Địa (chuyển xuống đất)

+ Tả (chuyển sang trái)

+ Hữu (chuyển sang phải)

+ Nhắm (đưa về trước mặt)

+ Bắn - Đùng, đùng, đùng, đùng

31. TAY TRONG TAY

+ Tay trong tay ! - Thân ái !

+ Tay trong tay ! - Đoàn kết !

+ Tay trong tay ! - Phục vụ !

+ Tay trong tay ! - Vui vui vui ! A !

=>Hát bài : “Tay Trong Tay”.

32. TIẾNG GỌI TRONG THIÊN NHIÊN

+ Gió thổi - Rì rào (miệng hô)

+ Sóng vổ - Dạt dào

(nghiêng mình qua lại)

+ Triều dâng - Triều dâng (đi hoặc nhảy vào)

+ Triều hạ - Triều hạ (đi hoặc nhảy ra).

33. TÌNH YÊU CHÚA

+ Tình yêu chúa !

- Cao (giơ 2 tay lên)

+ Tình yêu chúa !

- Sâu (cúi người xuống)

+ Tình yêu chúa !

- Rộng (2 tay giang ngang)

+ Tình yêu chúa !

- Bao la (ngẩng đầu đưa cao tay, vỗ 3 cái)

+ Tình yêu chúa !

- Con biết lấy gì cảm tạ cho xứng (chắp 2 tay cúi đầu).

34. TRÁNH XA

+ Bỏ - Giận hờn (xua tay mặt)

+ Tránh - Kêu ca (xua tay trái)

+ Xa - Hận thù

(2 tay đấm vào nhau)

+ Yêu thg. nhau - Vui vui vui.

35. TRẺ THƠ

+ Trẻ thơ - Đơn sơ

+ Trẻ thơ - Thật thà

+ Trẻ thơ - Hiền hoà

+ Và Chúa yêu - Trẻ thơ.

36. VÀO ĐỜI TÌM CHÚA

+ Ơ . . . này anh chị em ơi

- Ơi . . . (kéo dài)

+ Vào đời, vào đời

- (lặp lại, bước vào 2 bước)

+ Tìm Chúa, tìm Chúa

- (lặp lại, ngó qua phải, qua trái)

+ Trong anh, trong anh

- (lặp lại, vỗ tay 1 cái, vỗ vai người bên phải 1 cái)

+ Trong em, trong em

- (lặp lại, vỗ tay 1 cái, vỗ vai người bên trái 1 cái)

+ Trong-hết-mọi-người (dằn mạnh)

- (lặp lại, dằn mạnh từng tiếng và chụm chân nhảy ra 4 bước)

=>Hát bài : “Vào đời tìm Chúa”.

37. VỀ BÊN CHÚA

+ Xin cho em

- Là chim (giang 2 tay ra nhịp nhịp)

+ Để em gieo

- Tin Mừng (vung 2 tay như gieo)

+ Để em rắc

- Hòa bình (vỗ 2 cái, 1 bên phải, và 1 bên trái)

+ Để em bay

- Về bên Chúa (chắp 2 tay).

38. VỂ ĐẤT HỨA

+ Dân ta đâu? - Đây (giơ tay phải lên)

+ Theo ai ? - Giavê (giơ tay trái lên)

+ Băng rừng - Băng rừng (dậm chân phải)

+ Vượt núi - Vuợt núi (dậm chân trái)

+ Về đất hứa - Nở hoa

(đưa 2 tay tung từ dưới lên)

=>Hát bài : “Về đất hứa”

39. VỖ TAY

+ Chúa cho ta đôi mắt

- Để nhìn (quay phải đếm 1, trái đếm 2)

+ Chúa cho ta đôi tai

- Để nghe (lần lượt đưa tay lện che vành

tai và đếm 1,2)

+ Chúa cho ta lỗ mũi

- Để ngửi (Hít thật mạnh 3 lần, đếm 1,2,3)

+ Chúa cho ta đôi chân

- Để đi (dậm chân phải rồi và đếm 1,2)

+ Chúa cho ta đôi tay

- Để vỗ (vỗ tay và hát)

=>Hát bài : “Vỗ tay”.

40. VUI SỐNG BÊN CHÚA

+ Ta vui - Bên nhau (vỗ tay từng chữ)

+ Ta múa - Bên nhau (đặt 2 tay lên vai)

+ Ta ca - Bên nhau (cùng hát)

=>Hát bài : “Tang tang tang tình . . .”.

41. XÂY THÁP

+ Xây tháp - Xây tháp

+ 1 tầng - 1 tầng (2 tay đập vào đùi)

+ 2 tầng - 2 tầng (2 tay đập lên vai)

+ 3 tầng - 3 tầng (2 tay đưa thẳng lên)

+ Cuồng phong - Ầm (Nhún ngưòi xuống)

+ Kiêu căng - Ầm ! (ngồi bệt xuống đầt)

42. XIN TÌNH THƯƠNG

+ Xin cho anh - Tình thương

(vỗ vai người phải)

+ Xin cho em - Tình thương

(vỗ vai người trái)

+ Cho mọi người - Tình thương

(nắm tay nhau)

+ Cho quê hương - Hoà bình

(vung tay và thả ngay)

43. XÔNG PHA

(Tất cả lặp lại và làm theo NĐK)

+ Quân ta

+ Xông Pha

+ Một tay (giơ cao tay phải)

+ Hai tay (giơ cao 2 tay)

+ Một chân (co chân phải) . . .

=>Hát bài : “Xông pha”
-----o0o-----

-----o0o-----

CHƠI

CHÚ Ý KHI TỔ CHỨC



TRÒ CHƠI
Trước khi tổ chức một trò chơi cần phải nhắm đến những điểm sau :

• Phân loại trò chơi

• Ích lợi

• Chọn trò chơi

• Tổ chức

• Sổ trò chơi

1. Phân loại

Trò chơi có nhiều loại cần phải phân biệt để áp dụng cho đúng lúc, như vậy mới bổ ích.

Sau những giờ làm việc, thề xác mệt nhọc, cần có những trò chơi tĩnh.

Để giải trí thì cần có những trò chơi vui vẻ, náo nhiệt.

Lúc đêm tối, khi mưa gió, nên tổ chức trò chơi trong nhà.

Giờ ra chơi, ngày nghỉ, đi cắm trại, nơi đồng ruộng, đồi núi …, áp dụng các trò chơi đồng đội.

2. Ích lợi

Về thể chất là nhờ vận động ở nơi thoáng.

Về giác quan là nhờ sự để ý, thông minh, sáng kiến, quan sát, nhớ lâu.

Về tinh thần là nhờ ở sự tự kiềm chế mình, tự rèn luyện tinh thần kỷ luật.

Về tính khí là nhờ ở sự vui vẻ, thất bại không nản, thắng không kiêu, can đảm, gan dạ, có tinh thần đồng đội và lòng hy sinh cho lợi ích TT.

3. Chọn trò chơi

Chọn trò chơi là việc quan trọng nhất của người điều khiển cuộc chơi. Nếu chọn sai, trò chơi hỏng vì thiếu sửa soạn hay vì thiếu suy nghĩ hoặc trò chơi chỉ đem lại cho NC một dịp “giết thì giờ”, trong khi họ đang cần những hoạt động vừa bổ ích vừa hứng thú.

-> Muốn chọn trò chơi, cần chú ý đến:

 Thời tiết: Nóng hay lạnh, nắng, mưa. Có lúc phải soạn hai chương trình: một cho trời tạnh, một cho trời mưa, để phòng khi mưa nắng bất ngờ.

 Chỗ chơi : Ở rừng rậm hay đồi thưa, đất gồ ghề hay bằng phẳng, sân rộng hay hẹp …

 Đất chơi : Khô ráo, bùn, lầy, cát bụi, đất cứng rắn, đất trơn trợt …

 Dụng cụ có thể có.

 Thời gian : Nên chú ý đến lúc chơi: ban trưa hay ban chiều, trước hay sau lúc ăn

 Người dự: Số người, trai hoặc gái, sức vóc.

 Y phục: 1 vài t.chơi có thể làm bẩn quần áo.

 Sức chơi : Có nhiều trò chơi cần 1 ít thông minh, tự chủ … mà không phải người nào cũng có thể chơi được. Cần chọn những trò chơi mang lại sự thích thú, chứ đừng quá dễ.

Một yếu tố khác cũng cần phải lưu ý: Thay đổi trò chơi để khỏi chán, đừng bắt đầu và cũng đừng kết thúc ngày họp bằng một trò chơi mệt nhọc. Sau một trò chơi ồn, nên cho chơi một trò chơi tịnh. Đừng cho những trò chơi có thể trở thành cuộc đánh lộn, trò chơi gây hận thù, trò chơi có ý chế nhạo ai hay trò chơi may rủi.

4. Tổ chức

Khi tổ chức một trò chơi, người điều khiển phải giải nghĩa đầu đề cho thật rõ ràng, trình bày thể thức chơi và các điều kiện cho rành mạch, nhất là phải phân chia thực lực của mỗi đội sao cho đồng đều, để tránh sự hiểu lầm có thể làm nãn lòng NC và làm hỏng cả cuộc chơi.

Để trình bày trò chơi một cách dễ hiểu, cần nhớ những điểm sau :

 Yêu cầu NC lắng nghe.

 Buộc NC nhìn vào ta, như thế họ vừa nghẹ vừa nhìn các cử động và hiểu rõ hơn.

 Nói bằng lời và bằng cử chỉ, vì trong thực tế cử chỉ làm cho người ta dễ hiểu lời nói hơn.

 Cần nói to và nói chậm rãi. Càng đông người nghe, càng phải nói chậm.

 Khi cần nên có những ví dụ cụ thể, những hình vẽ (trên nền nhà hoặc trên cát).

 Để NC hiểu mau hơn, có thể yêu cầu một vài người thực hiện những điều mình vừa nói, hoặc yêu cầu họ làm theo những lời chỉ dẫn của mình, nhờ thế NC thấy rõ hơn và hiểu nhanh hơn.

 Cần nói vắn tắt. Nói rõ và ngắn.

 Giải thích TC theo tuần tự, từng bước 1.

 Xem NC có hiểu không. Phải hỏi một vài người và để cho họ hỏi. Nếu cần thì nhắc lại một vài luật chơi quan trọng.

 Chơi thử: Xem NC đã thật hiểu chưa để khỏi có sự khiếu nại sau này.

5. Sổ trò chơi

Nhưng muốn tổ chức thành công một cuộc chơi, không thể phú cho may rủi, nhớ đến trò chơi nào thì cho chơi trò ấy. Cần phải lựa chọn trò chơi thích ứng với sức vóc của NC, với thời tiết, với đất chơi …. Cho nên mỗi trưởng cần phải có sổ trò chơi riêng để khi cần đến đem ra tra cứu. Vì khi đi họp, đi trại, chúng ta không thể đem theo một chồng sách trò chơi. Chẳng những chúng ta có thể quên một trò chơi hay mà lại còn có thể quên một vài luật chơi làm cho trò chơi không thu được kết quả như ý muốn. Trong sổ trò chơi chúng ta ghi chép những trò chơi đã “thí nghiệm” rồi, và cần phải sắp xếp các trò chơi bằng một cách nào đó để khi cần đến dễ tìm, không tốn phí nhiều thì giờ.

I. TRÒ CHƠI THI ĐUA

Andrew Matthews

1. AI CHẬM - AI CHẮC

 Luật chơi :

Những người tham được chia thành 2 hoặc 3 nhóm, và đứng thành hàng một. Người đứng đầu mỗi nhóm đặt lên đầu mình một túi đựng hạt khô. Ở giữa sân căng một sợi dây thừng cách mặt đất khoảng 1m.

Nghe còi hiệu, những người đứng đầu nhóm lao về đích đã được xác định ở phía bên kia sợi thừng, rồi trở về điểm xuất phát trao chiếc túi trên đầu cho đồng đội. Trong cuộc đua này, người tham gia phải chui qua sợi thừng mà không để rơi chiếc túi đựng hạt khô.

Người nào để rơi chiếc túi đựng hạt khô họăc lấy tay giữ lại cho khỏi rớt thì phải bắt đầu đi lại từ vạch xuất phát.

2. ĂN CHOCOLAT

 Luật chơi :

 Mỗi đội cử một người cầm một chiếc nón, có một sợi chỉ buộc sẵn. Một đầu day buộc thanh chocolat.

 Nghe còi, NC đội nón lên và tìm cách ăn thanh chocolat mà không sử dụng tay.

 Đội nào xong trước thắng cuộc.

3. ĂN ĐƯỜNG

 Luật chơi :

Cho ngã ghế xuống đất, hai chân trước ở dưới, lưng ghế ở trên. Người tham gia quì trên hai chân ghế sau, hai tay tựa trên lưng ghế và tìm cách dùng răng cắn lấy viên đường hoặc kẹo được đặt ở lưng ghế. Trong trò chơi này, người tham gia cần phải bình tĩnh, biết giữ thăng bằng và thận trọng.

4. BA CÂY DIÊM

 Luật chơi :

Chia những người tham gia thành hai nhóm bằng nhau, tất cả cùng ngồi xuống đất theo nhóm của mình. NĐK trao cho người đầu của mỗi nhóm 3 cây diêm quẹt và người đó phải cầm mỗi tay 1 cây và cây thứ 3 ở giữa hai tay.

Nghe còi hiệu, người đầu nhóm cố chuyền ba que diêm sang người kế bên, cố gắng tránh đánh rơi các que diêm. Trò chơi cứ thế tiếp tục cho đến người cuối cùng. Và người này đứng dậy, chạy đến và cố chuyền thật nhanh cho người ngồi đầu và la lên “kết thúc”.

Mỗi lần một người nào đó trong nhóm đánh rơi que diêm, thì người đó phải trao cả ba cây diêm cho người đầu nhóm để làm lại từ đầu.

5. BẮC CẦU QUA SÔNG

 Luật chơi :

Mỗi đội xếp hàng dọc, cử ra một người để thi đấu. Người đại diện mỗi đội đứng trước hàng của đội mình, mỗi người đại diện nhận được 3 lon sữa bò (họăc 3 miếng carton 10x25). Tất cả đứng ở vạch giới hạn tượng trưng cho bờ sông. Khi có lệnh của NĐK, người đại diện của mỗi đội dùng 3 ống lon (hoặc 3 miếng carton) vượt qua sông đến vạch mức khác cách vạch khởi hành khoảng 4-5m. Ai về đích mà không chạm chân, không chống tay xuống đất trước là toàn đội thắng cuộc.

<=> Biến chế :

Mỗi đội có thể cử ra 4 hoặc 6 người để thi. Trong trường hợp đó, cần chia đôi số người của mỗi đội; một nửa đứng ở bờ bên này và một nửa đứng ở bờ bên kia. Khi một người ở bờ bên này đi qua tới nơi, thì một người ở bờ bên kia phải đi trở lại. Cứ lần lượt như vậy cho đến người cuối cùng, và đội nào về đích trước mà không bị phạm lỗi là thắng cuộc.

6. BỊT MẮT ĐÁ BÓNG

 Luật chơi :

Khi có lệnh bắt đầu của NĐK, đội trưởng của mỗi đội lấy khăn bịt mắt người đứng đầu của đội mình lại. Khi được bịt mắt xong thì người đó theo hướng đi của đội mình lên tới vạch giới hạn, đá cho trúng quả bóng đã được đặt ở trên đó. Nếu đá trúng bóng thì được tính một điểm. Sau đó lần lượt đến các người tiếp theo sau. Trò chơi cứ vậy tiếp diễn cho tới người cuối cùng của mỗi đội. Đội xong trước và được điểm nhiều là đội thắng cuộc.

@ Chú ý:

• Khi không chơi có quyền hướng dẫn bằng lời nói cho người của đội mình đi đúng hướng để đá trúng bóng.

Ví dụ : rẽ phải, rẽ trái …

• Bịt mắt cho thật kín.

• Khi tiến lên để đá bóng thì không được vừa đi vừa dò đường.

• Đá không trúng bóng thì không được điểm.

• Dù đá trúng bóng hay không thì người đá phải quay về đội của mình và trao khăn bịt mắt cho người tiếp theo.

7. BỊT MẮT, NHẶT KHOAI BỎ HỘP

 Luật chơi :

Người bị bịt mắt có chiếc hộp đặt bên cạnh chân, và bốn củ khoai đặt lăn lóc trước mặt. Người đóng chung sẽ đứng từ xa lên tiếng hướng dẫn bạn mình nhặt củ khoai đầu tiên bỏ vào hộp; sau đó, những củ còn lại thì người bị bịt mắt phải tự kiếm lấy.

Tìm kiếm, nhặt từng củ khoai, bỏ đủ vào hộp. Cặp nào xong trước nhất (đủ 4 củ khoai bỏ vào hộp) thì thắng cuộc.

8. BÒ NÀO NHANH

 Luật chơi :

Khi NĐK ra lệnh thì “đàn bò” tiến nhanh về đích. Bò nào tới đích trước là thắng cuộc, còn lại xếp hạng theo thứ tự 1, 2, 3, … Sau đó đổi nhiệm vụ, người số 1 thay người số 2, và trò chơi lại tiếp tục. Tùy theo sức của NC mà điều khiển thời gian chơi cho thích hợp.

@ Chú ý:

Trong khi bò, “cặp bò” không được rời khỏi nhau - nghĩa là chân người số 1 không được rời khỏi tay người số 2 và ngược lại.

9. BÓP BONG BÓNG

 Luật chơi :

Tất cả các bạn tham gia chia thành 2 hoặc 3 nhóm. Mỗi nhóm cử ra 4 đại diện và NĐK sẽ bịt mắt các đại diện lại.

Mỗi nhóm sẽ cử một người ra thổi bong bóng, mỗi đội 4 trái và buộc thành chùm với nhau lẫn lộn, mỗi nhóm sẽ là một màu bóng.

Sau đó NĐK sẽ đếm 1, 2, 3 và đưa chùm bóng cho đại diện tìm và bóp vỡ bóng của đội bạn, mỗi đại diện chỉ được làm vỡ một quả, nếu có quả nào vô tình bị vỡ là NĐK phải thay ngay.

Nhóm nào có đại diện còn bóng cuối cùng sẽ thắng.


Каталог: gallery
gallery -> Album hưƠng xuâN. Thơ phổ nhạC. Phòng thu audio. Nhạc Sĩ Đình Đạm
gallery -> Phụ cấp độc hại, nguy hiểm
gallery -> BỘ TÀi chính cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
gallery -> Nobel văn chương năm 1987 joseph brodsky
gallery -> TÊN ĐỀ TÀi luận văn thạc sĩ khnn chuyên ngành chăn nuôi từ NĂM 1996 2012
gallery -> BÁo cáo công khai đIỀu kiệN ĐẢm bảo chất lưỢng đÀo tạo tiến sĩ Tên chuyên ngành, mã số, quyết định giao chuyên ngành đào tạo
gallery -> CHƯƠng I kế toán vốn bằng tiềN
gallery -> KẾ toán vốn bằng tiền I. YÊU cầU
gallery -> Phụ lục II nguyên tắC, NỘi dung và KẾt cấu tài khoản kế toáN

tải về 0.84 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương