I- suy niệm tin mừng chúa nhậT 31 thưỜng niên năm c : CỨu những gì ĐÃ HƯ MẤT



tải về 1.13 Mb.
trang1/4
Chuyển đổi dữ liệu28.04.2018
Kích1.13 Mb.
#37535
  1   2   3   4

GIÁO XỨ TÂN TRANG

NHÀ THỜ THÁNH GIUSE

  



I- SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT 31 THƯỜNG NIÊN NĂM C :

CỨU NHỮNG GÌ ĐÃ HƯ MẤT.

Lời Chúa : Ở Giêricô, có một người tên là Dakêu. (Lc 19,2)

Suy niệm : Các nhà khảo cổ cho biết từ khoảng 9000 năm trước công nguyên cho đến thời Chúa Giêsu, thành Giêricô, đã là một nơi thành thị sầm uất. Từ xưa tới nay, hễ ở nơi nào có phố chợ đông đúc, buôn bán nhộn nhịp, thì ở đó những người cô đơn, bị lãng quên, bị “ra rìa” lại nhiều hơn ở bất cứ nơi nào khác. Giêricô cũng không ra ngoài quy luật này. “Dakêu ở Giêricô” dù không nghèo đói, thất nghiệp, vô danh trong xã hội, nhưng ông nằm trong số những người bị “dứt phép thông công,” không khác chi những người phong cùi, đơn giản vì ông là “trùm” thu thuế. Tầm thước thấp lùn của ông lại càng làm tăng vẻ lố bịch cho sự giàu có mà ông đang hưởng. Chúa Giêsu đã nhận ra ông bị lạc loài giữa đám đông ấy; Ngài không phê chuẩn những việc làm phi pháp của ông; nhưng Ngài đến nhà ông để ông được hoán cải vì Ngài “đến để tìm và cứu những gì đã mất” (Lc 19,10).

Mời Bạn : Trong nhịp sống xô bồ này,  nhất là ở những nơi đô thị, còn nhiều lắm những con người khốn cùng bị mất hút trong đám đông. Bạn có nhận ra ai trong cộng đoàn của bạn đang bị lãng quên không? Nhất là bị lãng quên trong tội lỗi ? Lòng khao khát của Dakêu được ánh mắt quan tâm của Chúa Giêsu bắt gặp và được chuyển hoá thành hành vi hoán cải. Bạn có ý thức rằng thái độ sẵn sàng, biết quan tâm tới tha nhân chính là cánh cửa mở rộng để họ tìm đến Đức Kitô không ?

Sống Lời Chúa : Bạn làm một việc phục vụ cho một người trong cộng đoàn.

Cầu nguyện : Lạy Chúa, con yêu mến Chúa hết lòng. Xin cho con biết quan tâm phục vụ Chúa trong những người anh em bé mọn nhất ở quanh con.

(Trích từ : www.5phutloichua.net)

II- NĂM ĐỨC TIN :

1/ Chủ đề của tháng 11/2013 :

SỒNG THEO GƯƠNG CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM

BÍ TÍCH XỨC DẦU BỆNH NHÂN

Hạt lúa gieo vào lòng đất phải chết đi, mới sinh bông hạt.” (Ga 12,24)

2/ Học Giáo Lý :

(Trích từ : Bản Toát Yếu Sách Giáo Lý Của Hội Thánh Công Giáo. Bản Dịch của Uỷ Ban Giáo Lý Đức Tin thuộc HĐGMVN.) (tiếp theo…)

CHƯƠNG HAI

NGƯƠI PHẢI YÊU THƯƠNG NGƯỜI THÂN CẬN NHƯ CHÍNH MÌNH”

---------------------

ĐIỀU RĂN THỨ TƯ

NGƯƠI HÃY THỜ CHA KÍNH MẸ

455.  Điều răn thứ tư dạy điều gì ?

Điều răn thứ tư dạy chúng ta phải tôn kính và chăm sóc cha mẹ và những ai được Thiên Chúa trao ban quyền hành để mưu ích cho chúng ta. 



456.Bản chất của gia đình trong kế hoạch của Thiên Chúa như thế nào ?

Người nam và người nữ kết hợp với nhau qua hôn nhân, cùng với con cái tạo thành một gia đình. Thiên Chúa đã thiết lập gia đình và đặt nền tảng căn bản cho gia đình. Hôn nhân và gia đình được sắp xếp hướng về thiện ích của đôi vợ chồng, về việc sinh sản và giáo dục con cái. Giữa các thành viên trong gia đình có những mối liên hệ cá nhân và những trách nhiệm hàng đầu. Trong Đức Kitô, gia đình trở thành một Hội thánh tại gia, vì đó là một cộng đoàn đức tin, đức cậy và đức mến. 



457. Gia đình có vai trò gì trong xã hội ?

Gia đình là tế bào nguyên thủy của xã hội loài người, có trước bất kỳ sự công nhận nào của chính quyền. Các nguyên tắc và giá trị của gia đình tạo thành nền tảng cho đời sống xã hội. Đời sống gia đình là khởi điểm của đời sống xã hội.  



458.  Xã hội có trách nhiệm gì đối với gia đình ?

Xã hội có trách nhiệm nâng đỡ và củng cố hôn nhân và gia đình, nhưng vẫn tôn trọng nguyên tắc hỗ trợ. Các chính quyền phải tôn trọng, bảo vệ và cổ võ bản chất đích thực của hôn nhân và gia đình, đạo đức chung, các quyền của cha mẹ và sự thịnh vượng của các gia đình.   



459.  Con cái có những bổn phận nào đối với cha mẹ ?

Con cái phải hiếu thảo, biết ơn, ngoan ngoãn và vâng phục cha mẹ. Nhờ những tương quan tốt đẹp với anh em, con cái góp phần làm tăng thêm sự hòa thuận và thánh thiện của toàn bộ đời sống gia đình. Khi cha mẹ nghèo túng, bệnh tật, cô đơn hay già yếu, con cái đã trưởng thành phải trợ giúp các ngài về vật chất và tinh thần. 



460.  Cha mẹ có những trách nhiệm nào đối với con cái ?

Vì được tham dự vào tình phụ tử của Thiên Chúa, cha mẹ là những người đầu tiên có trách nhiệm giáo dục con cái, và cũng là những người đầu tiên giáo dục đức tin cho con cái. Họ có nhiệm vụ yêu thương và tôn trọng con cái, là những nhân vịcon cái của Thiên Chúa; Họ có nhiệm vụ cung cấp cho con cái, theo hết khả năng mình, những nhu cầu vật chất và tinh thần, chọn cho chúng những trường học thích hợp, và với những lời khuyên khôn ngoan, giúp chúng chọn lựa nghề nghiệp hay bậc sống. Đặc biệt, cha mẹ có sứ vụ giáo dục đức tin Kitô giáo cho con cái. 



461.  Làm thế nào cha mẹ giáo dục đức tin Kitô giáo cho con cái  ?

Cha mẹ giáo dục đức tin Kitô giáo cho con cái chủ yếu bằng gương sáng, kinh nguyện, dạy giáo lý trong gia đình và tham dự vào đời sống giáo hội.  



462.  Các mối liên hệ trong gia đình có giá trị tuyệt đối không ?

Các mối liên hệ trong gia đình, dù rất quan trọng, nhưng không phải tuyệt đối, bởi vì ơn gọi tiên quyết của người Kitô hữu là bước theo Đức Kitô bằng cách yêu mến Người : “Ai yêu cha mẹ hơn Thầy thì không đáng làm môn đệ Thầy. Ai yêu con trai con gái mình hơn Thầy thì không đáng làm môn đệ Thầy” (Mt 10,37). Cha mẹ phải vui mừng giúp đỡ con cái bước theo Chúa Giêsu trong tất cả các bậc sống, kể cả trong đời sống thánh hiến hay thừa tác vụ linh mục. 



463.  Quyền bính phải được thực thi thế nào trong những lãnh vực khác nhau của xã hội dân sự ?

Quyền bính phải được thực thi như một sự phục vụ, nhờ tôn trọng các quyền lợi căn bản của con người, một bậc thang giá trị đúng đắn, các luật lệ, sự công bằng phân phối và nguyên lý hỗ trợ. Khi thực thi quyền hành, mỗi người phải tìm lợi ích cho tập thể chứ không phải cho bản thân. Các quyết định của họ phải dựa trên chân lý về Thiên Chúa, về con người và về thế giới. 

464.  Người công dân có những bổn phận nào đối với chính quyền dân sự ?

Công dân phải coi cấp trên như những người đại diện Thiên Chúa, góp phần cộng tác cách chính trực với họ để đời sống công cộng và xã hội được hoạt động tốt đẹp. Điều này bao gồm cả tình yêu và việc phục vụ tổ quốc, quyền lợi và bổn phận bầu cử, đóng thuế, bảo vệ tổ quốc và quyền phê phán mang tính chất xây dựng. 



465.  Khi nào người công dân không được vâng phục chính quyền dân sự ?

Theo lương tâm, người công dân không được vâng phục những mệnh lệnh của chính quyền dân sự, khi chúng đi ngược lại các đòi hỏi của trật tự luân lý : “Phải vâng lời Thiên Chúa hơn vâng lời loài người” (Cv 5,29). 



III- PHỤNG VỤ :

Tháng 11/2013 :

- Ý Chỉ Chung : Cầu cho các Linh mục đang gặp khó khăn : Xin cho các Linh mục đang gặp khó khăn được khích lệ trong đau khổ, được nâng đỡ trong lúc nghi nan và luôn trung thành với nhiệm vụ của mình.

- Ý Chỉ Truyền Giáo : Cầu cho các Giáo Hội tại Nam Mỹ : Xin cho các Giáo Hội tại Nam Mỹ gởi các nhà truyền giáo đến các Giáo Hội khác, như là hoa trái của sứ vụ rao giảng trong lục địa.

Lịch Công Giáo trong tuần : (trang 131)

GIÁO HUẤN SỐ 49

CON MỘT THIÊN CHÚA (tiếp theo)

Vào hai thời điểm quan trọng, lúc Đức Kitô chịu phép rửa và lúc Người hiển dung, các sách Tin Mừng nhắc đến tiếng Chúa Cha gọi Chúa Giêsu là “Con yêu dấu” của Ngài (x. Mt 3,17 ; 17,5). Chính Chúa Giêsu cũng tự xưng là “Con Một” của Thiên Chúa (Ga 3,16) và qua danh hiệu đó, xác quyết sự tiền hữu vĩnh cửu của mình (x. Ga 10,36). Người đòi phải tin vào “danh Con Một Thiên Chúa” (Ga 3,18). Lời tuyên xưng này của Kitô giáo đã xuất hiện ngay từ tiếng kêu của viên đại đội trưởng trước mặt Chúa Giêsu trên thập giá: “Quả thật, người này là Con Thiên Chúa” (Mc 15,39). Chỉ trong mầu nhiệm Vượt Qua, người tin tước hiệu “Con Thiên Chúa” mới có thể hiểu được ý nghĩa cao cả nhất của tước hiệu đó.

Sau khi Người phục sinh, tư cách Con Thiên Chúa của Đức Kitô tõ rạng trong quyền năng của nhân tính được tôn vinh của Người. “Từ cõi chết sống lại nhờ Thánh Thần, Người đã đặt làm Con Thiên Chúa với tất cả quyền năng” (Rm 1,4 ; x. Cv 13,33). Các Tông Đồ có thể tuyên xưng : “Chúng tôi đã được nhìn thấy vinh qaung của Người, vinh qaung mà Chúa Cha ban cho Người là Con Một đầy tràn ân sủng và sự thật.” (Ga 1,14).

(Giáo lý Hội Thánh Công Giáo, số 444, 445).


DƯƠNG LỊCH

ÂM LỊCH

ÁO LỄ

CÁC BÀI ĐỌC

Chúa Nhật

03/11/2013



01/10

Xanh

CHÚA NHẬT XXXI THƯỜNG NIÊN NĂM C. Thánh vịnh tuần III.

Kn 11,22–12,2 ; 2 Tx 1,11–2,2 ; Lc 19,1-10. (Không cử hành Lễ T.Martinô Porres, Tu sĩ).



Thứ Hai

04/11/2013



02

Trắng

Lễ Nhớ Thánh Carôlô Borrômêô, Giám mục. Rm 11,29-36 ; Lc 14,12-14.

Thứ Ba

05/11/2013



03

Xanh

Rm 12,5-16a ; Lc 14,15-24.

Thứ Tư

06/11/2013



04

Xanh

Rm 13,8-10 ; Lc 14,25-33.

Thứ Năm

07/11/2013



05

Xanh

Thứ Năm đầu tháng.

Rm 14,7-12 ; Lc 15,1-10.



Thứ Sáu

08/11/2013



06

Xanh

Rm 15,14-21 ; Lc 16,1-8.

Thứ Bảy

09/11/2013



07

Trắng

Lễ Kính Cung Hiến Thánh Đường Latêranô. Ed 47,1-2.8-9.12 (hay 1 Cr 3,9b-11.16-17) ; Ga 2,13-22.


THÁNG 11

THÁNG CẦU CHO CÁC TÍN HỮU ĐÃ QUA ĐỜI

Ngay từ buổi đầu của Kitô giáo, Hội Thánh lữ hành đã hết lòng kính nhớ, dâng lời cầu cho những người đã qua đời, vì cầu nguyện để họ được giải thoát khỏi tội lỗi là một ý nghĩa lành thánh (2 Mcb 12,45). Chúng ta hãy dâng thánh lễ và các việc lành để cầu nguyện cho các tín hữu đã qua đời.

LƯU Ý :



Về việc viếng nhà thờ và viếng nghĩa địa

1/ Từ trưa ngày Lễ Các Thánh đến nửa đêm ngày cầu cho các tín hữu đã qua đời, ai viếng nhà thờ, nhà nguyện, đọc một kinh Lạy Cha và một kinh Tin Kính, thì được hưởng một ơn đại xá, với những điều kiện theo thường lệ (xưng tội, rước lễ, cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng), nhưng phải nhường lại cho các linh hồn. Mỗi ngày được hưởng một lần mà thôi. Ai bị ngăn trở, có thể viếng nhà thờ, nhà nguyện, lãnh ơn dại xá vào Chúa nhật trước hay Chúa nhật sau.

2/ Từ ngày 01 đến ngày 08 tháng 11 này, các tín hữu thành kính đi viếng nghĩa địa, và dù có cầu nguyện thầm cho các linh hồn, thì cũng được hưởng một ơn đại xá, với những điều kiện theo thường lệ (xưng tội, rước lễ cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng), nhưng phải nhường lại cho các linh hồn (trong tám ngày, mỗi ngày được hưởng một lần mà thôi).

3/ Các ngày khác trong năm, khi đi viếng nghĩa địa và cầu nguyện cho các linh hồn, thì được hưởng nhờ ơn tiểu xá (Ench. Indulg., ấn bản 1999, concessio 29).

Lễ cầu cho các Tín Hữu đã qua đời :

Theo Tông Hiến ngày 10/8/1915, hôm nay mọi Linh mục được phép cử hành hoặc đồng tế ba Thánh Lễ, miễn là cử hành vào những giờ khác nhau ; có thể chỉ một ý Lễ cho bất cứ ai và nhận bổng lễ, còn ngoài ra phải dành một Lễ cầu nguyện cho mọi tín hữu đã qua đời và một Lễ cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng (không có bổng Lễ đối với hai Lễ này).

Cho mỗi Thánh Lễ, có thể chọn các bài đọc trong Sách Bài Đọc cầu cho các tín hữu đã qua đời.

- Chúa Nhật 03/11/2013 : Lễ Nhớ Thánh Martinô De Porrès, Tu Sĩ (1569-1639) :

Martinô là kết quả của một cuộc hôn nhân không chính thức, vì thế ngay từ nhỏ, ngài đã bị mang tiếng xấu là đứa con ngoại tình. Thuộc hàng nô lệ da đen, nhưng ngài chọn ngay sự xấu xa, hèn hạ này để tiến đức.

Năm 22 tuổi, Martinô vào dòng Ða Minh với tư cách người giúp việc. Nhưng Bề Trên nhà dòng thấy ngài có nhiều nhân đức nổi bật nên đã chọn làm trợ sĩ và đã được khấn trọn đời. Từ đó, ngài chuyên lo giúp đỡ người nghèo khó, ốm đau, nhất là hạng người nô lệ da đen. Ngài cũng giúp họ nhận biết rằng tất cả mọi người bình đẳng trước nhan thánh Người.

Martinô ngay từ nhỏ đã được nhiều ơn đặc biệt như nói tiên tri, làm phép lạ, ngất trí. Ðằng khác, ngài còn có trí thông minh khác thường.

Sau những ngày phục vụ Chúa qua những người sống chung quanh, ngài đã yên nghỉ trong Chúa. 

Năm 1836, Ðức Giáo Hoàng Grêgoriô XVI đã phong ngài hàng Chân Phước và Ðức Giáo Hoàng Gioan XXIII tôn lên bậc Hiển Thánh năm 1962.



2/ Thánh Phêrô Phanxicô Bắc (Néron), Linh Mục (+ 1860) :

Cha Phêrô Phanxicô Bắc, tên thật là Néron, sinh ngày 21/9/1818 tại làng Bornay nước Pháp. Nhờ thời gian trông coi phòng thánh, ngài nảy sinh ý muốn dâng mình cho Chúa. Nhưng với số tuổi 19 quá lớn, ngài không được nhận vào Chủng Viện. Sau nhờ cha xứ dạy Latinh và số tiền dân làng đóng góp, ngày 14/02/1839, ngài được theo học tại Tiểu Chủng Viện Nozeroy. Tháng 10 năm 1845, ngài lên Ðại Chủng Viện ở Lons le Saunier. Năm sau, ngài gia nhập Chủng Viện Thừa Sai Paris và được lãnh chức linh mục ngày 17/6/1848. Ðược sai đến Việt Nam, nhưng ngài lại mong đặt chân lên đất Nhật, vì nghĩ rằng ở đó dễ được tử đạo hơn. Tuy vậy sau hơn 5 tháng vượt biển, ngày 15/01/1849, ngài cập bến Hồng Kông và tới Bắc Việt ngày 28/3 năm ấy. Tại đây, ngài nhận coi sóc vùng Kim Sơn tỉnh Ninh Bình. Từ năm 1854, ngài làm Bề Trên trường Vĩnh Trị với 150 chủng sinh. Công việc nặng nề vì thiếu thầy dạy.

Sau cuộc đụng độ với người Pháp ở Tourane (1856-1858), vua Tự Ðức ra lệnh cấm đạo gắt gao hơn. Ðêm ngày 05/8/1860, ngài bị bắt tại Yên Tập (Sơn Tây). Dù bị giam trong cũi và bị tra khảo đau đớn, ngài vẫn tuyệt đối im lặng và ăn chay hầu như suốt 21 ngày đêm, khiến nhiều người kinh ngạc. Sau cùng, ngày 03/11/1860, ngài bị chém đầu gần Sơn Tây. 

Ngày 02/5/1909, Ðức Thánh Giáo Hoàng Piô X đã phong ngài lên hàng Chân Phước.

Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô đã tôn phong Hiển Thánh ngày 19/6/1988.

- Thứ Hai 04/11/2013 : Lễ Nhớ Thánh Carôlô Borrômêô, Tổng Giám Mục Milan (1538-1584) :

Thánh Carôlô sinh ngày 02/10/1538 tại Milan, nước Ý, thuộc Borrômêô. Năm 12 tuổi dâng mình cho Chúa và sau đó gia nhập hàng giáo sĩ. Năm 21 tuổi đỗ tiến sĩ giáo luật và dân luật. Năm1560, ngài lại được Ðức Giáo Hoàng triệu về La Mã và được phong làm Hồng Y quốc vụ khanh giáo triều, kiêm nhiệm Tổng Giám Mục thành Milan.

Ngài đã có công rất lớn trong việc điều hành công đồng Tridentinô. Thời đó bệnh dịch lan tràn khắp thành Milan, ngài đã bán hết tài sản để cứu trợ kẻ nghèo. Ngài đích thân thăm viếng những người mắc bệnh, an ủi và ban các bí tích cho họ. Ngài còn viết nhiều sách có giá trị đặc biệt về mục vụ của các Giám Mục và việc dạy giáo lý của các cha sở. Ngài đã lập một dòng riêng cho địa phận mang tên thánh Ambrôsiô. Ngài cũng xây cất nhiều cơ sở giáo dục Công Giáo và Chủng Viện. Trong bất cứ công việc gì, ngài chỉ nhắm một mục đích phụng sự thánh ý Chúa.

Ngày 03/11/1584, ngài từ trần tại Milan trong khi đang quên mình phục vụ cho các nạn nhân đói rách bệnh tật, hưởng thọ 47 tuổi. Ðức Giáo Hoàng Phaolô V đã phong ngài lên bậc Hiển Thánh năm 1610.



- Thứ Ba 05/11/2013 : Thánh Ða Minh Mầu, Linh Mục (+ 1858) :

Ngài là một linh mục đạo đức thuộc dòng Ða Minh, hết lòng tôn sùng Ðức Mẹ với xâu chuỗi luôn mang trên mình. Ngài bị bắt và được phúc tử đạo tại Hưng Yên ngày 05/11/1858. Khi bị trảm quyết, ngài quỳ gối chắp tay như đang cử hành một nghi thức thánh.

Ngày 29/4/1951, ngài được Ðức Thánh Cha Piô XII tôn lên bậc Chân Phước tử đạo.

Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô đã tôn phong Hiển Thánh ngày 19/6/1988.



- Thứ Năm 07/11/2013 : Thánh Hyacintha Gia (Castaneda), Linh Mục và Vinh Sơn Liêm, Linh Mục (+ 1773) :

- Thánh Hyacintha Gia sinh năm 1743 tại Javita nước Tây Ban Nha. Lớn lên, ngài xin gia nhập dòng thánh Ða Minh và được gửi đến Phi Luật Tân vào năm 1762. Bốn năm sau, ngài đặt chân lên đất Trung Hoa, nhưng chỉ một thời gian ngắn, ngài bị bắt và bị trục xuất. Vẫn một lòng nhiệt thành, ngài tình nguyện sang Việt Nam ngày 23/02/1770, giúp việc truyền giáo tại Thái Bình. Ngày 12/7/1773, trên đường phụng sự nước Chúa, ngài bị bắt và bị đóng cũi nộp cho chúa Tĩnh Ðô Vương Trịnh Sâm.

- Thánh Vinh Sơn Liêm sinh năm 1732 tại Thôn Ðông, Trà Lũ, Phú Nhai, Bắc Việt. Năm 12 tuổi, ngài dâng mình vào nhà Chúa tại Lục Thủy. Ba năm sau, được gửi học tại Minila, và ngày 08/9/1753, ngài xin gia nhập dòng Ða Minh. Năm 1758, ngài thụ phong linh mục và trở về quê hương phục vụ. Trước hết, ngài giữ chức giáo sư tại Chủng Viện Trung Linh, sau được cử đi truyền giáo tại Lai Ổn, Quất Lâm, Trung Lao, Lục Thủy, Trung Lễ... Năm 1767, thời Cảnh Hưng, chúa Trịnh Sâm ra lệnh cấm đạo. Ngày 02/10/1773, ngài bị bắt ở Lương Ðồng và bị tống giam tại Hưng Yên cùng với cha Hyacintha Gia và Vinh Sơn Liêm, chịu trảm quyết tại pháp trường Ðồng Mơ, ngoài thành Thăng Long. 

Ðức Giáo Hoàng Piô X đã phong hai ngài lên hàng Chân Phước ngày 20/5/1906.

Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô đã tôn phong Hiển Thánh ngày 19/6/1988.

- Thứ Sáu 08/11/2013 : Thánh Giuse Nguyễn Ðình Nghi, Phaolô Nguyễn Ngân, Martinô Tạ Ðức Thịnh, Martinô Thọ và Gioan Baotixita Cỏn (+ 1840) :

Ba linh mục Nghi, Ngân, Thịnh, và hai giáo dân Thọ, Cỏn đều bị bắt tại làng Kẻ Báng, Nam Ðịnh và được phúc tử đạo cùng một ngày.

- Cha Giuse Nguyễn Ðình Nghi sinh năm 1771 tại làng Kẻ Vồi, Hà Nội. Mồ côi từ nhỏ nên ngài đã theo giúp cha già Liêm. Lớn lên được gửi vào Chủng Viện và chịu chức linh mục năm 30 tuổi. Ngài được cử làm cha phó xứ Sơn Miêng, Kẻ Bạc và Phúc Nhạc, sau đó làm cha sở Ða Phạn và Kẻ Vồi cho tới khi bị bắt. Ngài là một linh mục rất lo lắng cho giáo hữu, đặc biệt siêng năng việc giải tội và giảng dạy.

- Cha Phaolô Nguyễn Ngân sinh năm 1771 tại làng Kẻ Bền, Thanh Hóa. Ngài học cùng lớp với cha Nghi. Sau khi chịu chức linh mục, ngài được cử giúp các xứ Phúc Nhạc, Duyên Mậu, Trình Xuyên và Kẻ Báng. Dù tính khí nóng nảy, nhưng mỗi khi lỡ lời với ai, liền hối lỗi. Tuy rất sợ hãi việc bắt bớ giam cầm nhưng ngài vẫn luôn chu toàn bổn phận.

- Cha Martinô Tạ Ðức Thịnh sinh năm 1760 tại làng Kẻ Sặt, Hà Nội. Khi lên 18 tuổi, ngài vào Chủng Viện, sau đó thụ phong linh mục và làm thư ký cho Ðức Cha Giacôbê. Ngài cũng được sai coi xứ Cửa Bảng, Ðồng Chuối, Nam Sang, Trình Xuyên. Tính tình rất mực thước và nghiêm nhặt, rất chú trọng đến việc dạy giáo ký cho trẻ em và khuyên răn những người Kitô khan trở lại.

- Thánh Martinô Thọ quê tại Kẻ Báng, Nam Ðịnh, sinh năm 1787. Từ nhỏ, ngài đã tỏ ra đạo đức, nết na. Ðược mọi người tin cậy, ngài lãnh nhiệm vụ đi thu thuế trong làng. Về sau được bầu làm trùm họ, kiêm lý trưởng. Ngài sẵn sàng giúp đỡ các linh mục và những người nghèo khó. Ngài bị bắt vì đã chứa chấp cha Ngân trong nhà.

- Thánh Gioan Baotixita Cỏn sinh năm 1805 tại Kẻ Báng. Tuy là một lý trưởng hung dữ, nhưng lại hăng say việc đạo. Khi có lệnh truy nã các linh mục, ngài đã bạo dạn lãnh dấu cha già Thịnh để rồi cùng bị bắt.

Việc lùng bắt các linh mục tại Kẻ Báng xảy ra vào năm thứ 21 triều vua Minh Mạng. Ngày 30/5/1840, tuần phủ Trịnh Quang Khanh đã đem lính vây làng bắt được ba cha và một số giáo dân liên hệ. Bị giải về Nam Ðịnh, ba cha đã phải chịu hình phạt phơi nắng và đánh đập. Riêng hai thánh Thọ và Cỏn bị tra tấn đau đớn nhiều hơn nữa. Quan cai sỉ nhục các ngài bằng cách bắt liếm vết thương của ba cha. Sau nhiều lần dụ dỗ thất bại, quan đã gửi sớ vào triều đình, ngày 08/11/1840 cả năm vị cùng bị trảm quyết. 

Ðức Giáo Hoàng Lêô XIII đã tôn phong các ngài lên bậc Chân Phước ngày 27/5/1900.

Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô đã tôn phong Hiển Thánh ngày 19/6/1988.



- Thứ Bảy 09/11/2013 : Lễ Kính Kỷ Niệm Cung Hiến Ðền Thờ Latêranô :

Ðền thờ Latêranô là nhà thờ chính tòa của Ðức Giáo Hoàng. Với tư cách là Giám Mục Rôma. Hoàng đế Constantinô đã xây đền thờ này khoảng năm 320, thời gian Giáo Hội vừa thoát khỏi cơn bách hại tàn khốc. Khi hoàn tất, từng đoàn người trong thành phố hân hoan tiến về giáo đường để làm lễ cung hiến.

Từ thế kỷ XVI, đền thờ Latêranô đã chứng kiến biết bao biến cố. Trước hết phải kể đến những đêm Phục Sinh, từng đoàn người La Mã đã gia nhập vào Nhiệm Thể Chúa Kitô, họ đã chịu Phép Rửa Tội, cử hành lễ Vượt Qua trong đền thờ. Ngày nay, chiều thứ năm tuần thánh, ngài thực hiện lại nghi thức Rửa Chân cho các tông đồ của Chúa Giêsu ngày xưa.

IV- THÔNG TIN GIÁO HỘI KHẮP NƠI :

(Trích từ : www.hdgmvietnam.org)

- Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp kiến Hội đồng Toà Thánh về Gia đình :

Sáng ngày 25/10/2013, trong buổi tiếp kiến các tham dự viên Hội nghị khoáng đại lần thứ 21 của Hội đồng Toà Thánh về Gia đình diễn ra tại Roma từ 23 đến 25/10, Đức Thánh Cha Phanxicô đã trích dẫn tông huấn Familiaris Consortio của Chân phước Gioan Phaolô II và mở lời : “Gia đình là một cộng đoàn sự sống có tính nhất quán riêng. Gia đình không phải là tổng hợp những người làm nên gia đình, mà là một “cộng đồng các ngôi vị”.

Đức Thánh Cha nói tiếp : Gia đình là “nơi chúng ta học biết yêu thương, vốn là trung tâm điểm đời sống con người ... Nơi gia đình mỗi người chúng ta xây dựng cá tính của riêng mình... Đó là nơi chúng ta học được nghệ thuật đối thoại và truyền thông liên vị”. Vì lý do ấy “ngày nay hơn bao giờ hết, gia đình-cộng đồng... đòi buộc phải được công nhận là như thế, khi mà người ta đặt nặng việc bảo vệ các quyền cá nhân”.

“Gia đình dựa trên hôn nhân. Qua hành vi tình yêu tự do và trung tín, đôi vợ chồng Kitô hữu làm chứng rằng hôn nhân, như một bí tích, là nền tảng để họ xây dựng gia đình mình, củng cố mối liên kết vợ chồng và tự hiến cho nhau... Tình yêu thân mật của hôn nhân cũng chứng tỏ rõ ràng con người được mời gọi yêu thương theo cách độc nhất và bền vững, và cho thấy những thử thách, hy sinh và khủng hoảng trong đời sống vợ chồng cũng như trong gia đình, thể hiện những giai đoạn tăng triển về chân, thiện, mỹ... Đó là một kinh nghiệm của niềm tin vào Thiên Chúa và tin tưởng lẫn nhau, của tự do sâu thẳm, và của sự thánh thiện, vì thánh thiện bao hàm sự tin tưởng tự hiến và hy sinh mỗi ngày trong suốt cuộc đời !”

Nhấn mạnh đặc biệt đến hai giai đoạn của cuộc sống gia đình là thời thơ ấu và tuổi già, Đức Thánh Cha nói: “Trẻ em và người già là hai cực của đời sống, họ dễ bị tổn thương nhất và thường bị lãng quên nhất. Một xã hội bỏ rơi trẻ em hoặc gạt bỏ người già thì không chỉ là đã thực hiện một hành vi bất công mà còn xác nhận xã hội ấy đã thất bại. Chăm sóc trẻ em và người già là sự lựa chọn văn minh”.

Trong dịp này, Đức Thánh Cha chuẩn nhận biểu tượng mới của gia đình do Hội đồng Toà Thánh về Gia đình thiết kế; biểu tượng này mô tả cảnh Đức Maria và thánh Giuse dâng Chúa Giêsu trong Đền thờ theo Lề luật, có ông Simêon và bà Anna, được Thánh Thần thúc đẩy, đã đón nhận Chúa Giêsu như Đấng Cứu Thế. Biểu tượng mang dòng chữ: “Lòng thương xót Chúa trải dài từ đời nọ đến đời kia”.



Đức Thánh Cha kết luận : “Tin Mừng của gia đình là một phần rất quan trọng của việc truyền giáo, Tin Mừng ấy các Kitô hữu có thể thông truyền cho mọi người qua chứng tá đời sống của họ; và họ đã làm như vậy đây là điều hiển nhiên trong các xã hội tục hóa... Vì thế chúng ta mạnh dạn giới thiệu với mọi người, cùng với lòng tôn trọng, vẻ đẹp của hôn nhân và gia đình được Phúc Âm soi chiếu! Và vì lý do này, chúng ta quan tâm gần gũi yêu thương các gia đình đang gặp khó khăn, những người bị buộc phải rời bỏ quê hương, những người bị phân tán, những người không có nhà cửa hay việc làm, hoặc những người đang đau khổ vì nhiều lý do, các cặp vợ chồng đang gặp khủng hoảng hoặc những người đã ly thân. Chúng ta mong muốn gần gũi tất cả những người ấy”.

Каталог: sites -> default -> files -> Files -> 2013
2013 -> I- suy niệm tin mừng chúa nhậT 2 MÙa vọng năm a : Lời Chúa
2013 -> GIÁo xứ TÂn trang nhà thờ thánh giuse
2013 -> BẢn tin hằng tuần số 28/2013 (Chúa Nhật 14/7/2013)
2013 -> I- suy niệm tin mừng chúa nhật chúa ba ngôi năm c
2013 -> I- suy niệm tin mừng chúa nhậT 34 thưỜng niên năm c : LỄ chúa giêsu kitô vua vũ trụ Lời Chúa
2013 -> I- suy niệm tin mừng chúa nhậT 4 MÙa vọng năm a : Lời Chúa
2013 -> I- suy niệm tin mừng chúa nhậT 5 phục sinh năm c
2013 -> I- suy niệm tin mừng chúa nhậT 17 thưỜng niên năm c
2013 -> I- suy niệm tin mừng chúa nhậT 6 phục sinh năm c
2013 -> BẢn tin hằng tuần số 22/2013 (Chúa Nhật 02/6/2013)

tải về 1.13 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương