I- nhậN ĐỊnh tình hình miền bắC



tải về 393.56 Kb.
trang6/6
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích393.56 Kb.
#13234
1   2   3   4   5   6

Thông qua việc giúp đỡ nông dân phát triển sản xuất, chủ yếu là mở mang xây dựng cơ bản về nông nghiệp, tǎng thêm vốn tín dụng, thi hành đúng chính sách giá cả và thu mua nông sản, cung cấp các hàng công nghiệp bao gồm các tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng, và giúp đỡ nông dân phát triển vǎn hoá, giáo dục ở nông thôn, Nhà nước cần chú trọng phát huy kết quả các mặt ấy để góp phần tích cực cải thiện đời sống của nông dân. Về bảo hiểm xã hội, cần có những quy định thích hợp, hướng dẫn các hợp tác xã thi hành.

Đối với thợ thủ công và những người buôn bán nhỏ, trên cơ sở hợp tác hoá, cần ổn định công việc làm, bảo đảm thu nhập được điều hoà và tǎng thêm một cách thích đáng.

Đối với Việt kiều về nước, cần sắp xếp vào các ngành sản xuất, giúp đỡ đồng bào sớm ổn định đời sống.

Đối với công nhân, viên chức, cán bộ và quân đội, cần tiếp tục tǎng lương và cải tiến chế độ tiền lương nhằm thống nhất chế độ trả lương theo lao động một cách hợp lý, đồng thời coi trọng phát triển các sự nghiệp phúc lợi vật chất và vǎn hoá.

Đối với cán bộ, nhân viên, trên cơ sở nâng cao ý thức giác ngộ xã hội chủ nghĩa, kết hợp với việc kiện toàn các bộ máy làm việc, ổn định về cǎn bản các tổ chức, cần thi hành triệt để chế độ lương chức vụ, nhằm khuyến khích cán bộ, nhân viên đi sâu vào nghiệp vụ, chuyên môn, nâng cao công tác quản lý kinh tế và quản lý hành chính.

Đối với công nhân, cần thi hành tốt chế độ lương theo thời gian và chế độ tiền thưởng, kết hợp thực hiện chế độ lương trả theo sản phẩm một cách có trọng điểm ở những bộ phận cần thiết, dựa trên những định mức hợp lý về lao động và kỹ thuật. Để phát huy ảnh hưởng tốt của chế độ tiền lương đối với công nhân, bảo đảm đẩy mạnh tǎng nǎng suất, hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm, cần phải tǎng cường công tác giáo dục chính trị và tư tưởng, nâng cao ý thức làm chủ của công nhân.

Đối với thợ học nghề, cần quy định chế độ trả lương theo nguyên tắc: có phân biệt đúng mức với lương khởi điểm cùng nghề, có phân biệt giữa các ngành, nghề khác nhau, vừa bảo đảm đời sống và học tập cho thợ học nghề, vừa phù hợp với yêu cầu mở rộng việc đào tạo công nhân.

Đi đôi với việc tǎng lương cho công nhân, viên chức, quân đội, cần mở rộng phúc lợi công cộng và tǎng thêm quỹ xã hội của công nhân viên chức nhằm giải quyết thỏa đáng các chế độ lương hưu, tiền tuất, trợ cấp cho gia đình đông con... Cần ban hành luật bảo hiểm xã hội đối với công nhân viên chức và tǎng cường việc bảo hộ lao động. Về nhà ở, cần tích cực xây dựng thêm, cố gắng giải quyết một bước tình hình thiếu nhà; ngoài ra xây dựng thêm một số nhà nghỉ, nhà dưỡng lão, nhà nuôi trẻ mồ côi...

IV. TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC KẾ HOẠCH HOÁ


KINH TẾ QUỐC DÂN VÀ VIỆC CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

Thưa các đồng chí,

Bản Báo cáo Chính trị và Báo cáo sửa đổi Điều lệ Đảng của Ban Chấp hành Trung ương đã kết hợp một cách sáng tạo những nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin với thực tiễn cách mạng Việt Nam, đề ra đường lối chính trị và đường lối tổ chức đúng đắn của Đảng ta trong giai đoạn mới. Những đường lối ấy được Đại hội thông qua là ánh sáng soi đường cho toàn bộ hoạt động cách mạng của Đảng ta và nhân dân ta nhằm đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, thực hiện thống nhất Tổ quốc.

Hơn 30 nǎm vận động cách mạng ở nước ta đã chỉ rõ Đảng ta là người lãnh đạo và tổ chức mọi thắng lợi của dân tộc. Từ nay về sau cũng vậy, Đảng ta là người duy nhất đưa sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta không ngừng tiến lên những bước phát triển mới, giành những thắng lợi càng to lớn hơn. Sở dĩ Đảng ta có thể gánh vác trách nhiệm ấy là vì Đảng ta là một đảng mácxít lêninít có đường lối cách mạng đúng, trung thành với chủ nghĩa quốc tế vô sản, thống nhất tư tưởng và thống nhất hành động, là vì Đảng ta không ngừng cố gắng nâng cao nǎng lực lãnh đạo và chỉ đạo của mình, đoàn kết nhân dân lao động thành một khối vững chắc. Chúng ta đã lãnh đạo cuộc Cách mạng Tháng Tám thành công, đã lãnh đạo kháng chiến và cải cách ruộng đất thắng lợi, nhất định cũng sẽ lãnh đạo nhân dân cả nước hoàn thành vẻ vang những nhiệm vụ của giai đoạn cách mạng mới.

Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc hiện nay là một cuộc đấu tranh kết hợp nhiều mặt: chính trị, tư tưởng, kinh tế, vǎn hoá, kỹ thuật. Đảng ta phải lãnh đạo toàn diện cuộc đấu tranh ấy, phải sử dụng một cách sắc bén nền chuyên chính dân chủ nhân dân để tiến hành cuộc đấu tranh ấy, bảo đảm đưa miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội, làm cơ sở cho cuộc đấu tranh thống nhất Tổ quốc. Sau khi có đường lối, chúng ta phải thấu suốt đường lối ấy trong mọi hoạt động, và phải hết sức chú trọng nâng cao nǎng lực chỉ đạo của các cấp, các ngành. ở đây, tôi xin nhấn mạnh mấy vấn đề về tǎng cường công tác kế hoạch hoá kinh tế quốc dân là một yêu cầu cấp bách để tiến hành tốt việc lập kế hoạch và chỉ đạo thực hiện kế hoạch 5 nǎm lần thứ nhất.

Trong nǎm 1956 và nǎm 1957, chúng ta đã lập hai kế hoạch hàng nǎm; tiếp theo, chúng ta đã xây dựng kế hoạch 3 nǎm phát triển và cải tạo kinh tế, phát triển vǎn hoá. Công tác kế hoạch hoá kinh tế quốc dân đối với chúng ta là một vấn đề mới. Nhờ sự giúp đỡ của các đoàn chuyên gia Liên Xô và Trung Quốc, dần dần chúng ta đã thu thập được một số kinh nghiệm và đã có những tiến bộ bước đầu về tư tưởng và về nghiệp vụ công tác thống kê, kế hoạch. Nhưng chúng ta còn nhiều nhược điểm, thiếu sót phải ra sức khắc phục.

Chúng ta đều biết rằng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa về bản chất là một nền kinh tế kế hoạch hoá; các quy luật kinh tế của chủ nghĩa xã hội, gồm cả quy luật phát triển có kế hoạch của nền kinh tế quốc dân dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, đều phát sinh từ chế độ sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất. Chúng ta cũng biết rằng các quy luật kinh tế của chủ nghĩa xã hội phản ánh tính hơn hẳn của chế độ xã hội chủ nghĩa, nhưng tự nó không thể phát huy tác dụng được mà chúng ta phải biết vận dụng các quy luật ấy. Cho nên việc lãnh đạo phát triển kinh tế quốc dân có kế hoạch là một vấn đề cơ bản nhất trong nhiệm vụ quản lý kinh tế xã hội chủ nghĩa. Lập kế hoạch phát triển kinh tế quốc dân tức là phản ánh một cách tự giác yêu cầu và khả nǎng phát triển khách quan của tình hình kinh tế và vǎn hoá xã hội chủ nghĩa; là thể hiện đường lối, chủ trương của Đảng thành những việc làm cụ thể, đồng thời góp ý kiến xây dựng đường lối chủ trương của Đảng, là vận dụng các quy luật phát triển khách quan của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa thích hợp với điều kiện thực tế từng nơi, từng lúc, là tổ chức và động viên lực lượng to lớn về mọi mặt của quần chúng vào việc xây dựng kinh tế và vǎn hoá theo con đường xã hội chủ nghĩa. Đó là một công tác sinh động vừa có nội dung cách mạng sâu sắc, vừa có cơ sở khoa học chính xác, vừa có tính chất quần chúng rộng rãi. Uỷ ban kế hoạch của chúng ta ở các cấp làm việc còn nặng tính chất quan liêu bàn giấy, việc lãnh đạo chính trị trong quá trình lập kế hoạch còn yếu, nhiều cán bộ bù đầu trong việc tính toán đơn thuần, chúng ta cần chú trọng khắc phục các thiếu sót ấy. Công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội càng tiến lên thì càng tạo thêm những điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện kế hoạch hoá, đồng thời cũng đòi hỏi về mặt lãnh đạo, phải nâng cao công tác kế hoạch hoá. Các cấp uỷ Đảng, các cơ quan lãnh đạo chính quyền có nhiệm vụ tǎng cường chỉ đạo và trực tiếp tham gia việc lập kế hoạch; cần kiện toàn cơ quan thống kê và kế hoạch, chú trọng bồi dưỡng cán bộ thống kê và kế hoạch về đường lối, chính sách, giúp đỡ cho các cán bộ ấy đi sâu vào thực tế sản xuất, vào quần chúng, làm tốt công tác điều tra nghiên cứu, nâng cao trình độ lý luận để phục vụ đắc lực hơn nữa cho việc lãnh đạo và chỉ đạo kinh tế. Về phần Uỷ ban kế hoạch Nhà nước, chúng tôi có trách nhiệm phải giúp đỡ cán bộ thống kê và kế hoạch ở các cấp, bồi dưỡng về nghiệp vụ và phải đi sát hơn nữa giúp đỡ các địa phương trong việc lập kế hoạch.

Chúng ta hết sức chống quan liêu, lãng phí trong việc quản lý kinh tế thì trước hết, phải thấu suốt tinh thần ấy trong khi lập kế hoạch, vì kế hoạch không chính xác sẽ gây ra những lãng phí rất lớn. Để nâng cao chất lượng của kế hoạch Nhà nước, cần phải chú trọng làm tốt kế hoạch ở các đơn vị cơ sở, phải phát động quần chúng công nhân, nông dân tham gia xây dựng kế hoạch từ dưới lên kết hợp với hướng dẫn từ trên xuống. Đi đường lối quần chúng trong việc lập kế hoạch, chúng ta sẽ tập trung được trí tuệ của quần chúng và biến kế hoạch Nhà nước thành cương lĩnh hành động của quần chúng. Kế hoạch lập ra được chính xác, được đông đảo nhân dân đồng tình và ra sức thực hiện thì tính chất pháp lệnh của kế hoạch càng được nâng cao.

Yêu cầu về kế hoạch hoá kinh tế quốc dân là phải bảo đảm phát huy cao độ tính hơn hẳn của chế độ kinh tế xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy các ngành kinh tế và vǎn hoá phát triển với nhịp độ nhanh, cân đối giữa các mặt. Muốn thế, trong việc lập kế hoạch, phải nắm vững quan điểm phát triển, giải quyết thống nhất giữa yêu cầu và khả nǎng, nhìn xa và nhìn toàn diện, phân tích sâu sắc tình hình thực tế, định rõ phương hướng tiến lên, đề ra những biện pháp thiết thực, làm cho kế hoạch đặt ra vừa tích cực, vừa vững chắc. Đảng ta chủ trương đưa miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội, đó là tư tưởng cơ bản, chỉ đạo việc kế hoạch hoá kinh tế quốc dân. Cần chú trọng đấu tranh triệt để chống tư tưởng bảo thủ, hoài nghi còn tồn tại khá phổ biến trong cán bộ, đồng thời vẫn phải khắc phục xu hướng lạc quan tếu, thiếu thực sự cầu thị. Trình độ sản xuất, trình độ kỹ thuật của ta còn lạc hậu, tình hình kinh tế của ta còn nhiều khó khǎn; mặt khác, phải thấy rằng chúng ta có nhiều nǎng lực tiềm tàng, có nhiều khả nǎng phát triển và tiến bộ. Chúng ta không chờ đợi có đủ điều kiện mới tiến nhanh, mà phải ra sức phát huy thuận lợi, khắc phục khó khǎn, tạo ra các điều kiện cần thiết để tiến nhanh. Cần phải tǎng cường công tác cân đối tổng hợp, kịp thời phát hiện những chỗ mất cân đối, giải quyết cân đối một cách tích cực để bảo đảm một tốc độ phát triển cao. Trong xây dựng và sản xuất, phải đặc biệt nắm vững việc cân đối về vật liệu và nguyên liệu; không những chỉ chú ý cân đối chung trong toàn quốc, cho cả nǎm, mà phải giải quyết cân đối cho từng vùng, trong từng thời gian ngắn; phải chiếu cố toàn diện và tập trung vào các trọng điểm. Chúng ta lại không tách rời tiến nhanh, tiến mạnh với tiến vững chắc. Tốc độ ghi trong kế hoạch phải nhằm động viên tinh thần tích cực, phấn khởi lao động của quần chúng, tránh gây ra cǎng thẳng trong khi thực hiện. Kế hoạch dài hạn cần được xây dựng theo mức tích cực, đồng thời phải rất chú trọng tính chất vững chắc; trong các kế hoạch hàng nǎm, sẽ cǎn cứ vào khả nǎng thực tế mà đặt mức phấn đấu cao hơn. Đối với một số chỉ tiêu xét cần thiết, chúng ta nên áp dụng phương pháp hai quyển sổ: quyển số thứ nhất là mức phải bảo đảm thực hiện; quyển sổ thứ hai ghi mức cao hơn, nhằm phấn đấu để hoàn thành vượt mức kế hoạch Nhà nước. Quyển sổ thứ nhất và quyển sổ thứ hai phải hợp thành một hệ thống chỉ tiêu thống nhất từ trên xuống dưới, trong đó phải phân biệt những chỉ tiêu cần khống chế và những chỉ tiêu có thể linh hoạt trong phạm vi nhất định, nhằm bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ trong việc quản lý kinh tế và bảo đảm tính cân đối của kế hoạch. Muốn làm cho kế hoạch có đầy đủ tính chất hiện thực, phải nghiên cứu sâu sắc các biện pháp về kinh tế, kỹ thuật và tổ chức. Như Hồ Chủ tịch thường nhắc nhở, đặt chỉ tiêu là một thì phải có biện pháp gấp rưỡi, và phải có quyết tâm gấp đôi để bảo đảm thực hiện vượt mức kế hoạch.

Làm kế hoạch là dự kiến, tức là phải nhìn xa, phải đi trước việc thực hiện, phải kết hợp việc trước mắt và việc lâu dài, phải chuẩn bị mọi mặt làm cho các hoạt động phát triển được liên tục. Vì thế, kế hoạch 5 nǎm lần thứ nhất phải chuẩn bị thiết thực cho kế hoạch 5 nǎm lần thứ hai; kế hoạch nǎm này phải tích cực chuẩn bị cho kế hoạch nǎm sau. Chúng ta lại phải tiến tới lập các quy hoạch dài hạn về phát triển nông nghiệp, về phát triển công nghiệp, về đào tạo cán bộ, v.v.; và phải cố gắng phối hợp từng phần trên kế hoạch dài hạn với các nước anh em. Về kế hoạch hàng nǎm, chúng ta phải khắc phục khó khǎn, cố gắng xây dựng kế hoạch và giao nhiệm vụ cho các ngành, các địa phương sớm hơn; chấm dứt tình trạng vì kế hoạch làm chậm, thiếu thời giờ chuẩn bị các điều kiện về vật chất và kỹ thuật, cho nên đầu nǎm thì thong thả, cuối nǎm thì quá khẩn trương, lãng phí nhiều sức người, sức của, ảnh hưởng không tốt đến nhịp độ phát triển. Trong các bộ phận của kế hoạch, chúng ta phải xây dựng sớm kế hoạch sản xuất nông nghiệp, để kịp phát động vụ Đông - Xuân; xây dựng sớm kế hoạch xây dựng cơ bản để đẩy mạnh liên tục đà xây dựng trong quý tư của nǎm trước và quý một, quý hai của nǎm sau, là những quý thời tiết thuận lợi cho việc xây dựng cơ bản. Nhất là chúng ta phải hết sức cố gắng cải tiến việc lập kế hoạch xuất nhập khẩu để có thể ký kết kịp thời với các nước anh em, bảo đảm cung cấp các thiết bị và nguyên liệu cần thiết cho các ngành xây dựng và sản xuất được đúng hạn.

Trong nǎm tới, cǎn cứ vào Nghị quyết của Đại hội và dựa vào dự án số kiểm tra, chúng ta sẽ xây dựng kế hoạch 5 nǎm lần thứ nhất. Cần cải tiến một bước việc xây dựng kế hoạch ở các cấp, các ngành cũng như việc xây dựng kế hoạch Nhà nước để làm tốt bản kiến nghị về kế hoạch 5 nǎm.

Từ những chủ trương và những chỉ tiêu của kế hoạch, chúng ta phải làm thế nào biến thành hành động tự giác của hàng triệu quần chúng, đem lại những kết quả tốt nhất về vật chất và tinh thần theo những mục tiêu cụ thể đã định trước, nhằm đưa xã hội tiến lên từng bước, làm cho lý tưởng xã hội chủ nghĩa cao quý của chúng ta trở thành hiện thực.

Muốn thế, chúng ta phải nâng cao nǎng lực của Đảng về chỉ đạo thực hiện kế hoạch và phải tǎng cường vai trò của Nhà nước trong việc quản lý thực hiện kế hoạch, phát động một phong trào thi đua yêu nước sôi nổi, sâu rộng của đông đảo quần chúng.



Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương đã đề ra yêu cầu phải tǎng cường chỉ đạo về các mặt tư tưởng, chính sách và tổ chức; đó là những vấn đề rất quan trọng mà chúng ta cần phải nghiên cứu cụ thể và kịp thời giải quyết để cải tiến công tác quản lý kinh tế của chúng ta cho phù hợp với sự phát triển của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa và của sức sản xuất. Cần giáo dục cho quần chúng hiểu rõ đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao lòng yêu nước, chí cǎm thù bọn Mỹ - Diệm và ý thức giác ngộ xã hội chủ nghĩa của quần chúng, động viên nhiệt tình lao động và tinh thần dám nghĩ dàm làm của quần chúng. Muốn biến sức mạnh tinh thần ấy thành sức mạnh vật chất, phát huy mọi khả nǎng của quần chúng, chúng ta cần phải hết sức tǎng cường việc tổ chức thực hiện. Cần tiếp tục thực hiện việc phân cấp quản lý một cách có hệ thống; đi đôi với việc phân cấp quản lý về sản xuất, xây dựng, vận tải, đào tạo cán bộ..., cần có sự phân cấp thích đáng về quản lý tài chính, quản lý vật tư, quản lý thực hiện kế hoạch. Trên cơ sở tǎng cường sự lãnh đạo tập trung và thống nhất của trung ương, cần hết sức phát huy tính tích cực và sáng tạo của các địa phương, của các xí nghiệp, nâng cao nǎng lực và trách nhiệm của cấp uỷ Đảng và Uỷ ban hành chính ở các khu tự trị, các khu công nghiệp, các thành phố, các tỉnh trong việc quản lý kinh tế. Các bộ cần phối hợp chặt chẽ với nhau và với các địa phương nhằm giải quyết hợp lý các yêu cầu về phát triển kinh tế và vǎn hoá của toàn quốc và của địa phương, bảo đảm phát triển cân đối các mặt hoạt động trong từng ngành cũng như trong từng địa phương, khắc phục tệ quan liêu, lãng phí, tham ô. Các đoàn thể quần chúng có nhiệm vụ và vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức và động viên quần chúng thực hiện kế hoạch, cho nên giữa các cơ quan kinh tế và vǎn hoá của Nhà nước và Công đoàn, Đoàn Thanh niên Lao động, Hội Liên hiệp Phụ nữ phải phối hợp chặt chẽ trong mọi hoạt động có quan hệ với nhau, chấp hành tốt các chủ trương của Đảng và Nhà nước. ở các xí nghiệp, nông trường, công trường, cần phát huy những thắng lợi bước đầu trong công tác cải tiến quản lý, thi hành đúng chế độ trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị, tǎng cường sự lãnh đạo của Đảng uỷ và vai trò tham gia quản lý của công đoàn và công nhân viên chức; tiếp tục sửa đổi các chế độ, thể lệ; tổ chức và động viên công nhân thi đua cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất. Để phục vụ tốt công tác cải tiến quản lý ở các xí nghiệp, nông trường, công trường, phát huy tính tích cực và sáng tạo của công nhân, đẩy mạnh phát triển sản xuất một cách toàn diện, các bộ cần phải nâng cao trình độ quản lý thực hiện kế hoạch, tǎng cường công tác quản lý vật tư, quản lý kỹ thuật, quản lý lao động, quản lý tài vụ, tập trung sức chỉ đạo các đơn vị trọng điểm, đi sát giải quyết kịp thời các khó khǎn và các yêu cầu của các cơ sở. Đi đôi với việc tǎng cường chỉ đạo đối với kinh tế quốc doanh, cần tǎng cường chỉ đạo đối với kinh tế hợp tác xã. Việc nghiên cứu và ban hành các chính sách cụ thể đối với các hợp tác xã nông nghiệp, thủ công nghiệp, có tác dụng rất quan trọng thúc đẩy hoàn thành tốt công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa, đồng thời, hướng dẫn các hợp tác xã phát triển sản xuất theo yêu cầu của kế hoạch Nhà nước. Cần theo dõi sát những chuyển biến của phong trào cải tạo xã hội chủ nghĩa, giải quyết đúng đắn và kịp thời các yêu cầu phát triển của phong trào, khắc phục các khó khǎn thiếu sót, động viên tinh thần phấn khởi và nhiệt tình lao động của quần chúng xã viên. Các cấp uỷ cần nắm vững chỉ đạo điển hình một số hợp tác xã, phổ biến rộng rãi các kinh nghiệm tốt, ngǎn ngừa các lệch lạc, chú trọng giúp đỡ các hợp tác xã tǎng cường công tác quản lý sản xuất, quản lý lao động, quản lý tài vụ, sử dụng hợp lý quỹ tích luỹ, giải quyết đúng đắn các mối quan hệ giữa hợp tác xã và xã viên, giữa hợp tác xã và Nhà nước.

Trong cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa hiện nay ở miền Bắc, chúng ta chuyển trọng tâm vào việc xây dựng chủ nghĩa xã hội; vì thế, hơn bao giờ hết, Đảng ta phải nâng cao nǎng lực chỉ đạo kinh tế và vǎn hoá của mình theo kịp với yêu cầu của nhiệm vụ, đồng thời phải tǎng cường vai trò của Nhà nước trong việc quản lý thực hiện kế hoạch. Đó là một điều kiện cơ bản để bảo đảm thực hiện đường lối chung của miền Bắc, trước mắt là bảo đảm hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 nǎm lần thứ nhất.



Thưa các đồng chí,

Hiện nay, ở khắp nơi trên miền Bắc nước ta, phong trào thi đua yêu nước của các tầng lớp quần chúng lao động đang phát triển mạnh mẽ. Mọi người đều ra sức phấn đấu thực hiện thắng lợi kế hoạch nǎm 1960 và kế hoạch 3 nǎm, lấy thành tích để chào mừng ngày hội lớn của dân tộc kỷ niệm 15 nǎm thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và chào mừng Đại hội Đảng. Thắng lợi của Đại hội sẽ động viên thêm mạnh mẽ tinh thần tin tưởng, phấn khởi của nhân dân, tạo đà thuận lợi cho việc bước vào kế hoạch 5 nǎm lần thứ nhất.

Chúng ta đều thấy rằng nhiệm vụ của kế hoạch 5 nǎm lần thứ nhất rất nặng nề, đồng thời đó cũng là những nhiệm vụ rất vẻ vang. Với việc hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 nǎm, nền kinh tế miền Bắc sẽ có những chuyển biến rõ rệt; như Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương đã nêu lên, "đó là một bước rất quan trọng của nhân dân ta trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội". Từ một nền kinh tế nông nghiệp rất lạc hậu, đại bộ phận là sản xuất cá thể phân tán, công nghiệp hầu như chưa có, trong vòng hơn 10 nǎm sau chiến tranh, chúng ta sẽ tiến lên một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa có nông nghiệp phát triển và công nghiệp phát triển với tỷ trọng xấp xỉ ngang nhau. "Đó là một bước rất quan trọng..." là vì qua bước này, trong kế hoạch 5 nǎm lần thứ hai, chúng ta có thể tiến lên xây dựng miền Bắc nước ta thành một nước công, nông nghiệp xã hội chủ nghĩa, thanh toán về cǎn bản tình trạng sản xuất còn lạc hậu hiện nay.

Đến cuối nǎm 1965, quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa dưới hai hình thức sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể sẽ chiếm ưu thế tuyệt đối trong nền kinh tế quốc dân; cơ sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội sẽ được xây dựng bước đầu trong các ngành nông nghiệp, giao thông vận tải, nhất là trong công nghiệp; cán bộ xây dựng kinh tế và công nhân lành nghề đều tǎng thêm về số lượng và một phần về chất lượng; phong trào thi đua yêu nước của quần chúng sẽ ngày càng sâu rộng, sôi nổi. Chúng ta sẽ tích cực phấn đấu để tạo ra những nhân tố ấy; và dựa vào những nhân tố ấy, chúng ta sẽ tiếp tục đưa sự nghiệp kinh tế và vǎn hoá ở miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc theo con đường xã hội chủ nghĩa.

Về nông nghiệp, từ sản xuất nhỏ phân tán, các hợp tác xã sẽ tiến dần lên quy mô ngày càng lớn; dựa vào việc cải tiến nông cụ, cải tiến kỹ thuật, bước đầu thuỷ lợi hoá và bước đầu cơ giới hoá, chúng ta sẽ giải quyết vững chắc vấn đề lương thực và đẩy mạnh phát triển các ngành khác toàn diện hơn, nhất là về cây công nghiệp và chǎn nuôi, tạo cơ sở thuận lợi cho việc thực hiện công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa.

Về công nghiệp, sau kế hoạch 5 nǎm, trên miền Bắc nước ta sẽ hình thành khoảng 10 khu vực công nghiệp, trong đó có những khu vực tương đối tập trung là Hà Nội, Thái Nguyên, Việt Trì, Hải Phòng, Hòn Gai. ở miền núi, chúng ta bắt đầu xây dựng một số cơ sở công nghiệp quan trọng. Các ngành công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ chủ yếu sẽ được xây dựng thành một hệ thống ngày càng cân đối, có khả nǎng cung cấp một phần quan trọng về gang thép, phân bón..., một phần về thiết bị, và bảo đảm cung cấp hầu hết các hàng tiêu dùng thông dụng cho nhân dân lao động. Nhờ công nghiệp và nông nghiệp cùng phát triển nhanh, miền Bắc nước ta sẽ tiến một bước quan trọng trên con đường xây dựng kinh tế tự chủ, đồng thời khả nǎng hợp tác quốc tế của nước ta với các nước anh em cũng sẽ dần dần được mở rộng.

Đi đôi với việc phát triển kinh tế và dựa trên cơ sở sản xuất ngày càng tǎng, đời sống vật chất và vǎn hoá của nhân dân lao động sẽ được cải thiện thêm một bước rõ rệt. Những trẻ em đến tuổi đi học đều được học tập; những người lớn tuổi đều được bổ túc vǎn hoá; sau kế hoạch 5 nǎm, ở miền xuôi sẽ

cǎn bản thực hiện xong việc phổ cập giáo dục cấp I. Những người đến tuổi lao động đều có thể có việc làm. Mọi người có tài nǎng đều được giúp đỡ, khuyến khích, có điều kiện phát huy sức sáng tạo của mình để góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Thu nhập thực tế của công nhân, nông dân sẽ được tǎng thêm một cách thích đáng; nhân dân lao động sẽ được ǎn no, mặc ấm và có thể mua sắm thêm các đồ dùng cần thiết; phúc lợi xã hội ở thành thị và nông thôn sẽ ngày càng được cải thiện.



Chúng ta đang đứng trước những triển vọng tốt đẹp. Chúng ta phải ra sức phấn đấu để biến những khả nǎng ấy thành hiện thực. Dưới ánh sáng của những Nghị quyết của Đại hội và sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương, với sự giúp đỡ tận tình của các nước anh em, với truyền thống phấn đấu anh dũng, lao động cần cù, nhất định nhân dân ta sẽ thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ của kế hoạch 5 nǎm lần thứ nhất, đưa miền Bắc tiến lên một bước vững vàng trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội, củng cố miền Bắc làm cơ sở vững chắc cho cuộc đấu tranh thống nhất Tổ quốc.

 
Каталог: coltech -> sites -> default -> files
files -> Biểu mẫu 2 Đhqghn trưỜng đẠi học công nghệ thông báo công khai thông tin về nội dung và chuẩn chất lượng nghề nghiệp chương trình đào tạo chuẩn ngành Cơ học kỹ thuật
files -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam trưỜng đẠi học công nghệ Độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam trưỜng đẠi học công nghệ Độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> Phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu chủ yếu của Kế hoạch 5 năm 1976-1980
files -> Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI đảng Cộng sản Việt Nam
files -> Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011 2020 Ngày 4/3/2011. Cập nhật lúc 16
files -> Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001 2010 Ngày 12/7/2003. Cập nhật lúc 15
files -> Biểu mẫu 2 Đhqghn trưỜng đẠi học công nghệ thông báo công khai thông tin về nội dung và chuẩn chất lượng nghề nghiệp chương trình đào tạo chuẩn ngành Khoa học máy tính

tải về 393.56 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương