I- nhậN ĐỊnh tình hình miền bắC



tải về 393.56 Kb.
trang5/6
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích393.56 Kb.
#13234
1   2   3   4   5   6

Bồi dưỡng nhiệt tình lao động và đề cao kỷ luật lao động trong công nhân, đi đôi với nâng cao trình độ kỹ thuật, khuyến khích cải tiến công cụ, cải tiến kỹ thuật, áp dụng kỹ thuật tiên tiến.

Nghiên cứu biên chế lao động thật sát, và chấp hành đúng kỷ luật về biên chế; cải tiến tổ chức lao động và sử dụng lao động cho thật tốt và chấp hành nghiêm chỉnh chế độ lao động.

Sử dụng tốt công suất thiết bị, hết sức phát huy nǎng lực của thiết bị, đi đôi với bảo dưỡng thiết bị.

Bảo đảm cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu đều đặn; tích cực dùng các thế phẩm trong nước thay cho các hàng nhập đắt tiền; đồng thời hết sức tiết kiệm trong việc sử dụng, hạ thấp mức tiêu hao nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu và tỷ lệ phế phẩm; bảo quản hàng hoá cho tốt, hết sức tránh hư hỏng, mất mát; tǎng nhanh tốc độ lưu chuyển vốn lưu động.

Tǎng nǎng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm là kết quả phấn đấu của tập thể công nhân trong cả dây chuyền sản xuất, của cả lãnh đạo và quần chúng trong toàn bộ công tác quản lý xí nghiệp, của tất cả các ngành có quan hệ với nhau trong các hoạt động kinh tế; cho nên cần phải đề cao ý thức trách nhiệm của mỗi bộ phận đối với tập thể sản xuất, bồi dưỡng tinh thần hợp tác xã hội chủ nghĩa trong lao động. Về lãnh đạo, phải lập kế hoạch chính xác, dựa trên những định mức tiên tiến về lao động, về sử dụng máy móc, về tiêu hao nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu; và phải nắm vững việc chỉ đạo thực hiện, quán xuyến mọi mặt, tập trung sức thúc đẩy các khâu yếu và các khâu quan trọng để thúc đẩy toàn diện; nâng cao trình độ quản lý xí nghiệp theo kịp yêu cầu phát triển của sản xuất, hết sức phát huy tính tích cực và sáng tạo của công nhân.

Các cấp uỷ Đảng, các cơ quan phụ trách kinh tế và các cơ sở kinh doanh phải nhận thức đầy đủ ý nghĩa quan trọng của vấn đề tǎng nǎng suất và hạ giá thành sản phẩm, ra sức tǎng cường quản lý các mặt ấy, kết hợp chặt chẽ giữa quản lý sản xuất, quản lý kỹ thuật và quản lý tài vụ. Cần hướng dẫn các xí nghiệp, công trường thực hiện tốt chế độ hạch toán kinh tế; trên cơ sở đó mà đi sâu nghiên cứu tǎng nǎng suất và hạ giá thành, vạch ra phương hướng phấn đấu đúng đắn để động viên quần chúng thực hiện.

Nhiệm vụ về mặt tài chính là trên cơ sở đẩy mạnh sản xuất và lưu thông hàng hoá, ra sức mở rộng các nguồn thu, tǎng cường quản lý và tiết kiệm chi, phát huy hiệu lực của tiền vốn nhằm thỏa mãn yêu cầu phát triển của công cuộc xây dựng kinh tế và vǎn hoá. Cần phải ra sức tǎng thu để có điều kiện tǎng chi, bảo đảm thǎng bằng thu chi một cách tích cực.

Về thu, nguồn thu của kinh tế quốc doanh có khả nǎng tǎng nhanh và chiếm một tỷ lệ ngày càng lớn trong ngân sách; nguồn thu về sự nghiệp cũng ngày càng tǎng; nguồn thu về thuế trong một thời gian dài vẫn giữ địa vị khá quan trọng. Để bảo đảm phương hướng phát triển ấy, cần tǎng cường quản lý các nguồn thu xí nghiệp và sự nghiệp, đồng thời động viên nhân dân làm đầy đủ nghĩa vụ đóng góp để xây dựng nước nhà. Các xí nghiệp quốc doanh phải không ngừng phấn đấu nâng cao nǎng suất, hạ giá thành và tǎng phẩm chất sản phẩm để tǎng tích lũy qua ngân sách; đồng thời phải đưa công tác quản lý tài chính đi vào chế độ, kỷ luật ngày càng chặt chẽ, ra sức thực hiện chế độ hạch toán kinh tế và nâng cao không ngừng trình độ hạch toán kinh tế. Về phía Nhà nước, cần nghiên cứu sớm các chính sách thu đối với kinh tế quốc doanh, đối với kinh tế hợp tác xã, chính sách thuế nông nghiệp cho phù hợp với tình hình quan hệ sản xuất mới, thi hành những cải cách cần thiết về các chế độ thu tài chính để nâng cao thích đáng nguồn tích lũy qua ngân sách Nhà nước, tập trung tiền vốn nhanh chóng và thúc đẩy các ngành, các đơn vị ra sức cải tiến kinh doanh, tǎng cường quản lý sản xuất và quản lý tài vụ. Đồng thời, cần có chính sách động viên cán bộ và nhân dân góp tiền tiết kiệm, góp sức lao động vào việc xây dựng kinh tế và vǎn hoá xã hội chủ nghĩa.

Vì nguồn thu trong nước vẫn chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển kinh tế quốc dân và kim ngạch xuất nhập khẩu của ta vẫn chưa thǎng bằng, cho nên trong kế hoạch 5 nǎm lần thứ nhất, chúng ta vẫn cần phải vay một phần vốn của các nước anh em, chủ yếu để nhập các thiết bị toàn bộ.



Về chi, cần phải phân phối vốn toàn diện và có trọng tâm, chú trọng sử dụng vốn một cách tập trung hơn.

Cần dành khoảng một nửa ngân sách để đầu tư vào xây dựng cơ bản về kinh tế và vǎn hoá, kết hợp bảo đảm cân đối về vật tư và lực lượng thi công. Về vốn lưu động, cần dự trù sát với yêu cầu về tǎng sản lượng, đồng thời phải hết sức tiết kiệm vốn, thúc đẩy luân chuyển vốn nhanh. Vì phần chi về kinh tế và vǎn hoá trong ngân sách ngày càng tǎng và chiếm phần rất lớn, cho nên cần phải tǎng cường quản lý, bảo đảm sử dụng vốn hợp lý nhất, tiết kiệm nhất. Chi về hành chính, về quốc phòng cần được bảo đảm thích đáng nhưng tỷ lệ trong ngân sách phải giảm bớt hơn nữa và phải được quản lý chặt chẽ.

Phương hướng công tác tiền tệ trong kế hoạch 5 nǎm là phải củng cố hơn nữa sức mua của đồng tiền; dựa trên cơ sở đẩy mạnh sản xuất và lưu thông hàng hoá, tiến thêm một bước trong việc kế hoạch hoá lưu thông tiền tệ, điều hoà lưu thông tiền tệ, giữa các khu vực kinh tế. Đi đôi với việc đẩy mạnh tín dụng, Nhà nước cần khuyến khích nhân dân gửi tiền tiết kiệm để góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ngoài việc động viên mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân, Ngân hàng phải tǎng cường quản lý vốn của các cơ quan, các xí nghiệp quốc doanh và các hợp tác xã để phát triển việc cho vay, nhằm khuyến khích sản xuất, đẩy mạnh lưu thông tiền tệ.

6. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công nhân lành nghề; đẩy mạnh công tác nghiên cứu và phổ biến khoa học, kỹ thuật

Để phục vụ kế hoạch 5 nǎm lần thứ nhất và chuẩn bị cho kế hoạch sau, cần phải ra sức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công nhân lành nghề theo quy mô lớn và đẩy mạnh công tác khoa học, kỹ thuật. Đó là những vấn đề mấu chốt để bảo đảm đẩy mạnh phát triển kinh tế, cũng là những vấn đề cơ bản của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa về vǎn hoá và kỹ thuật.

Cần phải có kế hoạch dài hạn về đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, phương hướng chủ yếu là đào tạo nhiều cán bộ kỹ thuật, khoa học cho những ngành sản xuất có tầm quan trọng lớn đối với việc xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội như công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng cơ bản, thủy lợi và cải tạo đất, giao thông vận tải và các ngành phục vụ việc mở rộng công tác đào tạo cán bộ như sư phạm, khoa học cơ bản. Đồng thời cần chú trọng đào tạo nhiều cán bộ quản lý kinh tế, quản lý hành chính, cán bộ các ngành khoa học xã hội. Cần kết hợp cả ba mặt chính trị, vǎn hoá và kỹ thuật, nghiệp vụ, lấy chính trị làm gốc, nhằm xây dựng một đội ngũ trí thức trung thành với chủ nghĩa xã hội, có trình độ kỹ thuật, nghiệp vụ ngày càng được nâng cao. Trước mắt, cần đào tạo nhanh và nhiều để kịp cung cấp cho nhu cầu về cán bộ của các ngành, đồng thời cần coi trọng chất lượng; cần đào tạo nhiều cán bộ trung cấp, đồng thời chú trọng đào tạo cán bộ cao cấp. Cần chú ý bồi dưỡng và đào tạo cán bộ người các dân tộc thiểu số, chủ yếu nhằm phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế và vǎn hoá ở miền núi; bồi dưỡng và đào tạo cán bộ phụ nữ nhằm những ngành hợp với khả nǎng của phụ nữ; tích cực bồi dưỡng và đào tạo cán bộ người miền Nam, kết hợp phục vụ cho nhu cầu trước mắt và về sau. Song song với việc đào tạo cán bộ mới, cần coi trọng nâng cao trình độ chính trị và kỹ thuật, nghiệp vụ cho số cán bộ hiện có.

Để thực hiện phương hướng nói trên, cần phải áp dụng nhiều hình thức khác nhau: đi đôi với việc mở các trường chính quy học ban ngày, cần sử dụng rộng rãi các hình thức học tại chức, học ban đêm, học hàm thụ, mở lớp học tại các cơ sở sản xuất... Về đại học, tùy theo điều kiện và yêu cầu từng ngành, cần rút ngắn bớt thời hạn học tập và cần có kế hoạch tiếp tục bồi dưỡng cán bộ sau khi ra trường để dần dần nâng cao trình độ kỹ thuật, nghiệp vụ. Kết hợp với việc đào tạo trong nước, cần đưa thêm nhiều lưu học sinh, nghiên cứu sinh, thực tập sinh đi học ở Liên Xô, Trung Quốc và các nước anh em khác, chủ yếu nhằm đào tạo cán bộ giảng dạy đại học, cán bộ nghiên cứu khoa học kỹ thuật, cán bộ lý luận cơ bản có trình độ cao; đồng thời cũng gửi người đi học một số ngành mà cơ sở giảng dạy trong nước còn yếu hoặc chưa có.

Đi đôi với việc đào tạo cán bộ, cần quan tâm đầy đủ và xúc tiến mạnh việc đào tạo công nhân lành nghề, nhất là công nhân cơ khí và công nhân luyện kim, nhằm phát triển đội ngũ công nhân, nâng cao trình độ chính trị, vǎn hoá và kỹ thuật của công nhân. Cần lấy việc kèm cặp trong sản xuất tại các xí nghiệp, công trường, nông trường, hợp tác xã làm chủ yếu, đồng thời chú trọng mở trường lớp bên cạnh các cơ sở sản xuất để đào tạo một số công nhân vừa có lý thuyết, vừa có trình độ kỹ thuật nhất định. Đối với một số ngành nghề trong nước thiếu cơ sở để đào tạo, cần đưa một số công nhân đi học ở các nước anh em.

Công tác nghiên cứu và phổ biến khoa học kỹ thuật cần gắn liền với nhau và phải phục vụ sát yêu cầu phát triển kinh tế và vǎn hoá trong kế hoạch 5 nǎm; đồng thời cần chú trọng phương hướng phát triển lâu dài hơn, nhằm phục vụ xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.

Khoa học nông nghiệp phải coi trọng và đi sâu vào việc nghiên cứu đất và cải tạo đất; nghiên cứu việc sản xuất và sử dụng các loại phân bón; nghiên cứu chọn giống và tạo giống tốt về các loại cây trồng và súc vật; nghiên cứu các biện pháp cải tiến kỹ thuật sản xuất, cải tiến công cụ, sử dụng hợp lý và tǎng cường sức kéo của súc vật, thực hiện nửa cơ giới hoá và cơ giới hoá sản xuất, nghiên cứu các biện pháp bài trừ sâu bệnh cho cây trồng và trừ dịch cho súc vật; phát triển công tác khí tượng để thiết thực phục vụ sản xuất nông nghiệp và ngư nghiệp.

Khoa học và kỹ thuật phải bắt đầu ngay việc nghiên cứu một cách có hệ thống vấn đề nhiệt đới hoá kỹ thuật, nghiên cứu một số vấn đề kỹ thuật theo đòi hỏi của điều kiện tự nhiên của ta (như mẫu máy kéo, lưới điện, phương pháp khai mỏ...); đặc biệt chú trọng nghiên cứu lợi dụng tổng hợp các loại nguyên liệu trong nước, dùng nguyên liệu trong nước thay thế cho các nguyên liệu nhập khẩu (chế biến các loại cây có sợi, sản xuất bông, tơ nhân tạo để dệt vải; dùng than không khói vào việc luyện kim, v.v.) và dùng các vật liệu trong nước vào việc xây dựng cơ bản; nâng cao trình độ thiết kế kỹ thuật lên một bước trong các ngành công nghiệp, thủy lợi, giao thông; xây dựng từng bước hệ thống các định mức, quy phạm và quy trình về kỹ thuật...

Khoa học địa chất phải chú trọng cả hai mặt tìm kiếm, thǎm dò địa chất và điều tra về địa chất thủy vǎn, địa chất công trình, trọng tâm là thǎm dò các khoáng sản cần thiết cho việc phát triển công nghiệp; hoàn thành việc phân tích cấu tạo địa chất ở miền Bắc, lập bản đồ địa chất các vùng quặng và bản đồ địa chất miền Bắc.

Các ngành khoa học cơ bản như toán học, vật lý học, hoá học... cần được xúc tiến. Nước ta rất giàu về khoáng sản và về thực vật nhiệt đới, cho nên việc xây dựng và phát triển khoa học có tác dụng quan trọng đối với tiền đồ công nghiệp và nông nghiệp của ta.

Y học cần chú trọng nghiên cứu tỷ lệ các bệnh tật trong nhân dân, các nguyên nhân gây ra bệnh và làm chết người, nghiên cứu một số bệnh nhiệt đới và những bệnh nghề nghiệp thường xảy ra; thừa kế và phát huy các kinh nghiệm quý báu về Đông y; nghiên cứu những nguồn dược liệu trong cây cỏ nước ta; nghiên cứu thức ǎn uống và tiêu chuẩn ǎn uống thích hợp với hoàn cảnh khí hậu nhiệt đới, phù hợp với điều kiện sinh hoạt của ta.

Cần phối hợp giữa các ngành, tiến hành một cách có hệ thống việc điều tra cơ bản để phục vụ việc lập các quy hoạch kinh tế.

Các ngành triết học và khoa học xã hội cần tập trung nghiên cứu những quy luật chung và những đặc điểm trong sự phát triển của cơ sở kinh tế và kiến trúc thượng tầng ở miền Bắc nước ta trong thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội, xúc tiến việc sưu tầm các di sản dân tộc về triết học và khoa học xã hội. Cần tiến hành phân tích, phê phán, đánh bại những quan điểm tư tưởng không vô sản ở miền Bắc và đánh bại những lý luận, quan điểm phản động của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai của chúng gieo rắc ở miền Nam. Đi đôi với việc đẩy mạnh công tác nghiên cứu, cần ra sức phổ biến một cách có hệ thống và có trọng điểm chủ nghĩa Mác - Lênin và những hiểu biết cơ bản về từng ngành khoa học xã hội theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và nhân sinh quan cộng sản chủ nghĩa trong cán bộ và nhân dân lao động. Để thực hiện nhiệm vụ này, cần coi trọng việc xuất bản các loại sách giáo khoa và sách phổ thông.

Đảng ta cần tǎng cường lãnh đạo công tác khoa học, hướng công tác khoa học phát triển theo đường lối của Đảng, phục vụ đúng yêu cầu của cách mạng, của quần chúng. Cần tǎng cường các cơ quan phụ trách khoa học, các cơ sở nghiên cứu ở trung ương và các cơ sở thí nghiệm ở các địa phương, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ làm công tác khoa học về mặt tư tưởng và chuyên môn, tǎng thêm các thiết bị khoa học và hết sức giúp đỡ những người làm công tác khoa học có các điều kiện thuận lợi cần thiết để tiến hành việc nghiên cứu. Để bảo đảm công tác khoa học đạt kết quả tốt, một mặt cần mở rộng sự hợp tác và trao đổi với các nước anh em trong việc nghiên cứu; mặt khác, cần kết hợp chặt chẽ giữa những người làm công tác khoa học với công nhân và nông dân, kết hợp việc nghiên cứu lý luận với kinh nghiệm của quần chúng trong sản xuất, phát triển rộng rãi phong trào học tập kỹ thuật và làm kỹ thuật, sáng kiến phát minh.

7. Phát triển các công tác giáo dục, vǎn hoá, y tế, thể dục, thể thao

Trong kế hoạch 5 nǎm lần thứ nhất, song song với việc xây dựng kinh tế, cần xúc tiến mạnh mẽ các công tác giáo dục, vǎn hoá, y tế, thể dục, thể thao để thiết thực phục vụ phát triển sản xuất và nâng cao đời sống của nhân dân.

Về giáo dục, trước mắt cần coi việc bổ túc vǎn hoá cho những người lớn tuổi là nhiệm vụ hàng đầu, nhằm tạo cơ sở mở rộng công tác phổ biến khoa học và kỹ thuật, đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị và tư tưởng trong quần chúng cơ bản và tạo cơ sở vững chắc cho việc đào tạo cán bộ theo quy mô lớn. Đối tượng chủ yếu trong việc bổ túc vǎn hoá là cán bộ lãnh đạo các cấp; các cán bộ và nhân viên trẻ tuổi, thanh niên công nông ưu tú cần được chuẩn bị về vǎn hoá để đưa vào các trường đại học và đưa đi học nước ngoài. Đối với công nhân, nông dân và quần chúng lao động khác, cần thực hiện phổ cập giáo dục cấp I. Hình thức chính để mở rộng việc bổ túc vǎn hoá là mở các lớp ngoài giờ làm việc; đồng thời cũng cần mở thêm các trường, lớp chính quy để bổ túc vǎn hoá nhanh cho những đối tượng cần thiết.

Song song với việc bổ túc vǎn hoá cho người lớn, cần ra sức phát triển mạnh mẽ ngành giáo dục phổ thông nhằm đào tạo những thế hệ thanh niên có đạo đức, có vǎn hoá, có sức khoẻ, sẵn sàng phục vụ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Công tác giáo dục phải phục vụ nhiệm vụ và đường lối cách mạng của Đảng, phải nắm vững phương châm giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tế, học đi đôi với hành, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục xã hội; kết hợp lực lượng của Nhà nước với lực lượng của nhân dân.

Cần phát triển và củng cố chất lượng các lớp mẫu giáo, vỡ lòng nhằm thu hút hết các trẻ em đến tuổi đi học. Ở miền xuôi, phấn đấu hoàn thành phổ cập giáo dục cấp I vào nǎm 1963-1964, chuẩn bị để phổ cập cấp II trong kế hoạch 5 nǎm lần thứ hai; tích cực mở thêm trường cấp III để thoả mãn nhu cầu tuyển sinh cho các trường đại học và một phần cho các nhu cầu khác. ở miền núi, cần hoàn thành xoá nạn mù chữ, thực hiện phổ cập cấp I ở một số địa phương và phát triển mạnh mẽ cấp II, cấp III. Song song với các trường phổ thông, cần mở thêm những trường vừa dạy vǎn hoá, vừa dạy nghề, chủ yếu là về nông nghiệp cho các em lớn tuổi.

Để bảo đảm phát triển mạnh sự nghiệp giáo dục, cần mở rộng các trường sư phạm sơ cấp, trung cấp và đại học, nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên và chú trọng bồi dưỡng số giáo viên sẵn có về mọi mặt; tích cực xây dựng trường sở, tǎng thêm các thiết bị thí nghiệm và xây dựng thư viện, tủ sách cho các trường bổ túc vǎn hoá và các trường phổ thông.

Về vǎn hoá, cần tiếp tục đấu tranh chống những tàn tích lạc hậu của vǎn hoá cũ, có kế hoạch đẩy mạnh xây dựng nền vǎn hoá mới, làm cho đời sống vǎn hoá của miền Bắc ngày càng lành mạnh và có nội dung phong phú.

Công tác xuất bản cần được coi là công tác quan trọng nhất về vǎn hoá. Chú trọng tǎng thêm sách giáo khoa, sách kinh điển, các loại sách phổ thông về chính trị, khoa học, kỹ thuật. Cần nâng cao chất lượng và mở rộng phát hành các báo chí, nhất là báo Đảng và các tập san hướng dẫn kỹ thuật, nghiệp vụ cho cán bộ.

Về công tác thư viện, cần mở rộng các thư viện hiện có, xây dựng thêm một số thư viện ở các khu công nhân, các thị xã và mở rộng phong trào quần chúng đọc sách báo.

Về điện ảnh, cần tǎng cường lãnh đạo để nâng cao trình độ tư tưởng và trình độ nghệ thuật các phim sản xuất trong nước, tǎng thêm các loại phim thời sự, phim tài liệu khoa học, chú ý sản xuất các loại phim cho thiếu nhi. Cần hoàn thành đợt đầu của xưởng phim mới và tǎng cường sản xuất phim truyện. Phát triển thêm các đội chiếu bóng cho nông thôn, miền núi và các công trường, nông trường.

Công tác bảo tồn, bảo tàng cần nhằm sưu tầm và bảo vệ các di tích lịch sử và kháng chiến, các di tích cổ phát hiện trong khi mở mang xây dựng; mở rộng các nhà bảo tàng hiện có và xây dựng thêm một số nhà bảo tàng nhỏ ở những địa phương cần thiết.

Về nghệ thuật, cần làm xong về cǎn bản việc sưu tầm vốn cổ dân tộc, chú trọng cải biên, nâng cao và sử dụng những tiết mục có nội dung lành mạnh và có giá trị nghệ thuật; nâng cao trình độ nghệ thuật của các đoàn vǎn công của Nhà nước; xây dựng một số nhà hát cho các thành phố, thị xã.

Về công tác vǎn hoá, vǎn nghệ quần chúng, cần sử dụng rộng rãi các hình thức triển lãm, ảo đǎng, sáng tác thơ ca...; cải tiến và đẩy mạnh sinh hoạt của các nhà vǎn hoá, câu lạc bộ.

Về truyền thanh, cần tǎng cường thiết bị để bảo đảm ưu thế về sức mạnh của làn sóng, tǎng thêm giờ phát thanh tiếng các dân tộc, tǎng cường việc phát thanh đối ngoại, phát triển các hệ thống phát thanh đường dây và mở rộng việc dùng máy thu thanh loại rẻ tiền trong nhân dân.

Để đẩy mạnh các hoạt động vǎn hoá, nghệ thuật, cần đặc biệt chú trọng đào tạo cán bộ cho từng bộ môn..., mở các lớp đào tạo cán bộ thư viện, truyền thanh, báo chí...; tǎng cường công tác sưu tầm và nghiên cứu về vǎn học, nghệ thuật.

Nhiệm vụ công tác y tế là tích cực bảo vệ và tǎng cường sức khoẻ cho nhân dân lao động, nhằm phục vụ đời sống, phục vụ sản xuất, phục vụ quốc phòng. Cần lấy vệ sinh phòng bệnh làm chính, đồng thời chú trọng tǎng cường việc chữa bệnh; kết hợp Tây y và Đông y trên mọi mặt phòng bệnh, chữa bệnh, sản xuất thuốc men, đào tạo cán bộ, nghiên cứu khoa học.

Cần đẩy mạnh công tác vệ sinh phòng bệnh, phát động phong trào bốn diệt (diệt ruồi, muỗi, chuột và các loại chấy, rận, rệp) và ba sạch (ǎn sạch, uống sạch, ở sạch); dựa vào cơ sở phòng bệnh để chống một cách có hiệu quả các bệnh dịch và giải quyết các bệnh nhân dân thường mắc phổ biến. Về phòng dịch, không để xảy ra các bệnh đậu mùa, thổ tả, dịch hạch; thanh toán các bệnh thương hàn, bại liệt trẻ em, sài uốn ván sơ sinh, bệnh yết hầu; tiến tới thanh toán các ổ kiết lỵ, bệnh chó dại; khống chế các bệnh sởi, ho gà, viêm não, cúm... Cần thanh toán bệnh sốt rét, mở rộng việc chữa bệnh đau mắt hột, tiến hành chữa bệnh giang mai cho sản phụ, bệnh bướu cổ, tích cực giải quyết bệnh giun sán, hết sức đề phòng và giảm các bệnh nghề nghiệp. Đối với bệnh lao và bệnh hủi, cần tiêm thuốc B.C.G cho trẻ em để đề phòng, dùng biện pháp hiệu quả và hợp với điều kiện sinh hoạt của ta để chữa lao cho người lớn, tập trung những người mắc hủi ở thể lây và chữa bệnh ở nhà cho những người mắc bệnh ở trình độ không lây.

Công tác bảo vệ các bà mẹ và trẻ em cần được hết sức coi trọng, phấn đấu hạ thấp tỷ lệ chết của trẻ sơ sinh và sản phụ.

Cần phát triển thêm các bệnh viện chuyên khoa ở trung ương, nâng cao chất lượng và trình độ chuyên môn cho các bệnh viện ở tỉnh và các bệnh xá ở huyện, xây dựng các cơ sở mổ cấp cứu đến tận các huyện và tǎng cường củng cố các trạm y tế dân lập ở các xã.

Cần đẩy mạnh nghiên cứu, sản xuất và sử dụng các dược liệu trong nước, sản xuất thuốc kháng sinh; mở rộng sản xuất các dụng cụ y tế.

Việc đào tạo và bồi dưỡng cán bộ phải được coi là nhiệm vụ trung tâm của ngành y tế. Cần chú ý bồi dưỡng, đề bạt cán bộ tốt trong ngành và đào tạo thêm nhiều cán bộ mới; xây dựng một đội ngũ cán bộ y tế vững mạnh, có tư tưởng lập trường xã hội chủ nghĩa, có trình độ chuyên môn vững, hết lòng phục vụ nhân dân, đồng thời, cần bồi dưỡng các thầy thuốc Đông y về tư tưởng và chuyên môn, giúp đỡ họ tổ chức lại thành những cơ sở hợp tác, làm nghề dưới sự hướng dẫn của các cơ quan y tế. Cần xây dựng các bệnh viện thành những viện nghiên cứu chuyên khoa hoặc những y viện và lập một số bệnh viện Đông y có kết hợp với Tây y để vừa làm nơi chữa bệnh, vừa tổ chức công tác nghiên cứu, vừa làm nơi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.

Sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và củng cố quốc phòng đòi hỏi phải phát triển rộng rãi mạnh mẽ phong trào thể dục thể thao nhằm góp phần cải thiện thể chất, tǎng cường nghị lực và sức khoẻ cho nhân dân và góp phần mở rộng, củng cố quan hệ hữu nghị với các nước. Cần tǎng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát triển phong trào thể dục, thể thao, kết hợp với phong trào vệ sinh phòng bệnh thành một phong trào quần chúng rộng rãi có tính chất thường xuyên, liên tục trong sinh viên, học sinh, công nhân, viên chức, trong quân đội, công an vũ trang và trong dân quân. Đi đôi với việc mở rộng phong trào, cần nâng cao kỹ thuật các môn thể thao ở những nơi có điều kiện. Cần chú trọng đào tạo cán bộ thể dục, thể thao và lập các hội thể thao quần chúng; phát triển các sân vận động, bãi thể dục thể thao, hồ bơi đơn giản ở các xí nghiệp, công trường, nông trường, các thị trấn..., ở các thành phố, ở trung ương, cần xây dựng các cơ sở cần thiết đúng quy cách để phát triển lực lượng nòng cốt, thúc đẩy phong trào thể dục, thể thao ở các địa phương.

8. Cải thiện thêm một bước đời sống vật chất và vǎn hoá của nhân dân lao động

Đời sống nhân dân miền Bắc đã được cải thiện rõ rệt so với trước, nhưng mức sống vẫn còn thấp, sức khoẻ và nǎng lực lao động chưa được bồi dưỡng đúng mức. Cho nên cải thiện đời sống của nhân dân là một nhiệm vụ chính trị xuất phát từ lợi ích và những yêu cầu chính đáng của quần chúng, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ ta, đồng thời là một nhiệm vụ kinh tế nhằm bồi dưỡng và tǎng thêm nǎng lực lao động của nhân dân để đẩy mạnh phát triển sản xuất. Đời sống của nhân dân miền Bắc ngày càng nâng cao lại biểu hiện tính hơn hẳn của chế độ xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc đối với chế độ của Mỹ - Diệm ở miền Nam, cổ vũ đồng bào miền Nam thêm kiên quyết phấn đấu thực hiện thống nhất nước nhà, đem lại hoà bình, tự do và no ấm cho mọi người.

Chúng ta phải quan tâm đầy đủ cải thiện đời sống trước mắt của nhân dân, đồng thời phải bảo đảm tích lũy vốn để đẩy mạnh xây dựng chủ nghĩa xã hội, tạo điều kiện không ngừng mở rộng sản xuất, do đó mà tiếp tục nâng cao không ngừng đời sống của nhân dân. Vì thế, Nhà nước cũng như các hợp tác xã phải dựa trên cơ sở sản xuất phát triển và nǎng suất lao động nâng cao mà cải thiện đời sống cho công nhân, viên chức và cho xã viên hợp tác xã, và phải giáo dục mọi người quán triệt tinh thần cần kiệm xây dựng Tổ quốc.

Mục tiêu phấn đấu trong thời gian kế hoạch 5 nǎm về cải thiện đời sống là: tạo thêm công việc làm cho những người đến tuổi lao động và có sức lao động; tǎng thêm thu nhập thực tế, bảo đảm cho nhân dân lao động ǎn no, mặc ấm, tǎng thêm sức khoẻ, có thêm nhà ở và được học tập. Cần kết hợp giáo dục chính trị và khuyến khích về vật chất để nâng cao nhiệt tình cách mạng và nǎng lực lao động của quần chúng; thực hiện đúng đắn chế độ phân phối theo lao động, đồng thời chú trọng nâng cao phúc lợi xã hội; bảo đảm quan hệ thích hợp giữa đời sống của công nhân, nông dân, viên chức, cán bộ và quân đội.

Đối với nông dân, cần phấn đấu nâng cao thu nhập thực tế, làm cho đại bộ phận xã viên đạt và vượt mức thu nhập hiện nay của trung nông lớp trên. Đi đôi với nâng mức tiêu dùng về các sản phẩm nông nghiệp, cần chú trọng tǎng thêm mức sản xuất để bán ra, tǎng thêm thu nhập bằng tiền của nông dân, trên cơ sở đó mà mở rộng tiêu dùng các hàng công nghiệp, chủ yếu là về mặc, học, đồ dùng gia đình. Đồng thời, cần có kế hoạch hướng dẫn các hợp tác xã và nông dân xây dựng nhà ở cho hợp vệ sinh, bền vững và tiết kiệm; xây dựng và sử dụng tốt quỹ công ích của hợp tác xã, kết hợp với sự giúp đỡ của Nhà nước để đẩy mạnh các sự nghiệp phúc lợi, phát triển các nhóm giữ trẻ, mở mang trường học, nhà vǎn hoá, phòng đọc sách báo, nâng cao chất lượng các trạm y tế, sửa sang đường sá, cầu cống... xây dựng dần dần nông thôn mới.


Каталог: coltech -> sites -> default -> files
files -> Biểu mẫu 2 Đhqghn trưỜng đẠi học công nghệ thông báo công khai thông tin về nội dung và chuẩn chất lượng nghề nghiệp chương trình đào tạo chuẩn ngành Cơ học kỹ thuật
files -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam trưỜng đẠi học công nghệ Độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam trưỜng đẠi học công nghệ Độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> Phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu chủ yếu của Kế hoạch 5 năm 1976-1980
files -> Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI đảng Cộng sản Việt Nam
files -> Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011 2020 Ngày 4/3/2011. Cập nhật lúc 16
files -> Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001 2010 Ngày 12/7/2003. Cập nhật lúc 15
files -> Biểu mẫu 2 Đhqghn trưỜng đẠi học công nghệ thông báo công khai thông tin về nội dung và chuẩn chất lượng nghề nghiệp chương trình đào tạo chuẩn ngành Khoa học máy tính

tải về 393.56 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương