I- nhậN ĐỊnh tình hình miền bắC



tải về 393.56 Kb.
trang4/6
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích393.56 Kb.
#13234
1   2   3   4   5   6

Về công nghiệp quốc doanh địa phương, nên xây dựng những cơ sở nhỏ sản xuất theo lối nửa cơ khí, nhằm giải quyết những nhu cầu của địa phương và hỗ trợ cho công nghiệp của trung ương. Về hướng phát triển, cần chú trọng những ngành nghề mà thủ công nghiệp không giải quyết được, hoặc không cung cấp đủ như nông cụ cải tiến, phương tiện vận tải thô sơ cải tiến, phân bón, vật liệu xây dựng, xay xát gạo, đường, bột, nước mắm, cá sấy... Những cơ sở đòi hỏi phải có một trình độ kỹ thuật nhất định như luyện gang thép, khai thác than, xưởng cơ khí nhỏ... thì trung ương tích cực giúp đỡ địa phương xây dựng, hoặc trung ương xây dựng rồi giao cho địa phương quản lý. Trong việc xây dựng công nghiệp quốc doanh địa phương, cần chú trọng khả nǎng giải quyết nguyên liệu của địa phương trên cơ sở bảo đảm cung cấp nguyên liệu cho trung ương và không ỷ lại vào việc trung ương cung cấp nguyên liệu; cố gắng bảo đảm phẩm chất và tiêu thụ; một số loại sản phẩm cần đặc biệt khuyến khích như gang, thép... thì Nhà nước cần có chính sách bù lỗ trong thời gian đầu giá thành sản xuất còn cao, nhưng địa phương và cơ sở sản xuất phải phấn đấu để hạ dần giá thành.

Đối với thủ công nghiệp, cần hướng dẫn và giúp đỡ đẩy mạnh sản xuất vật liệu xây dựng nhà cửa cho nhân dân, chế biến thực phẩm dùng ở địa phương, chế biến lần đầu các loại nông sản, lâm sản, hải sản để cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, phát triển các nghề làm đồ mây, cói, tre, song, các hàng mỹ nghệ và các hàng khác có giá trị xuất khẩu. Những ngành quan trọng như sản xuất ngũ kim nhỏ, sản xuất vật liệu xây dựng cung cấp cho Nhà nước, dệt vải, thuộc da... cần được chú ý giúp đỡ cải tiến thiết bị, cải tiến kỹ thuật, nâng cao phẩm chất và hạ giá thành sản phẩm.

2. Phát triển nông nghiệp

Trong kế hoạch 5 nǎm, chúng ta cần phải tiếp tục đẩy mạnh cải tạo và phát triển nông nghiệp.

Cần ra sức hoàn thành hợp tác hoá nông nghiệp, đồng thời tích cực phát triển nông trường quốc doanh, tạo cơ sở thuận lợi để phát triển nông nghiệp toàn diện, mạnh mẽ và vững chắc.

Nhiệm vụ trọng tâm về sản xuất nông nghiệp là giải quyết tốt vấn đề lương thực, đồng thời hết sức phát triển cây công nghiệp, chǎn nuôi, ngư nghiệp, lâm nghiệp. Một mặt, cần phải bảo đảm nhu cầu về lương thực và thực phẩm của nhân dân; sức kéo và phân bón cho nông nghiệp; cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm, công nghiệp dệt, công nghiệp gỗ và công nghiệp giấy. Mặt khác, cần phải tǎng thêm nguồn hàng nông sản xuất khẩu, nhất là các đặc sản vùng nhiệt đới.

Sau đây là phương hướng phát triển của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp:



Lương thực: Mục tiêu phấn đấu là tiến tới bảo đảm cho nông dân ǎn no, bảo đảm cung cấp lương thực cho các vùng phi nông nghiệp, đồng thời có dự trữ vững chắc và dành một phần xuất khẩu thích đáng.

Trong việc sản xuất lương thực, vẫn lấy lúa làm chủ yếu, đồng thời phải hết sức coi trọng ngô, khoai, sắn để bổ sung một phần lương thực cho người và cung cấp thức ǎn cho gia súc. Cần hướng dẫn các hợp tác xã đẩy mạnh sản xuất rau, đậu là một nguồn thực phẩm quan trọng; các thành thị, khu công nghiệp phải có kế hoạch phát triển sản xuất rau, đậu và các thực phẩm khác ở các vùng lân cận, hết sức tránh phải vận chuyển từ xa đến.

Để giải quyết tốt vấn đề lương thực, cần tích cực tǎng thêm diện tích trồng lúa và hoa màu, nhất là ở các vùng miền núi, bằng cách tǎng vụ, khai hoang, và hết sức đẩy mạnh thâm canh, tǎng nǎng suất trên toàn bộ diện tích trồng trọt.

Cây công nghiệp và cây ǎn quả: Đi đôi với việc giải quyết tốt vấn đề lương thực, cần hết sức phát triển cây công nghiệp và cây ǎn quả, nhằm bảo đảm nhu cầu về ǎn (các loại cây có dầu và mía), nhu cầu về mặc (các loại cây có sợi) và đẩy mạnh phát triển các cây đặc sản cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp và hàng cho xuất khẩu (chú trọng cao su, cà phê, chè...).

Cần song song phát triển các loại cây từng vụ và các loại cây dài ngày. Các nông trường quốc doanh chủ yếu trồng cây dài ngày, các hợp tác xã chủ yếu trồng cây từng vụ.

Trong việc phát triển cây công nghiệp, cần chú ý tǎng diện tích đi đôi với tǎng nǎng suất và tǎng phẩm chất, tǎng cường việc chế biến đi đôi với phát triển trồng trọt.

Cần đẩy mạnh hơn nữa công tác nghiên cứu để giải quyết một số vấn đề về kỹ thuật trồng cây công nghiệp. Hết sức chú trọng giải quyết kỹ thuật trồng bông, cải tạo và phổ biến giống bông dài sợi, quy định thời vụ thích hợp cho từng vùng, cải tiến phương pháp trồng trọt và chǎm bón... nhằm nâng cao nǎng suất và bảo đảm thu hoạch. Đi đôi với việc tǎng sản lượng bông, cần ra sức phát triển các loại cây có sợi khác, hết sức đẩy mạnh phát triển trồng dâu nuôi tằm, cố gắng tǎng thêm nguyên liệu trong nước cho ngành dệt.



Chǎn nuôi: Nhiệm vụ của ngành chǎn nuôi là phải cung cấp đầy đủ sức kéo và phân bón theo yêu cầu tǎng diện tích trồng trọt, cải tiến kỹ thuật canh tác và cải tiến việc vận chuyển; đồng thời tǎng mức cung cấp thịt, trứng, sữa cho nhu cầu của nhân dân; cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

Cần ra sức phát triển chǎn nuôi trâu bò, nhất là trâu bò cày, hết sức đẩy mạnh chǎn nuôi lợn, coi trọng phát triển chǎn nuôi ngựa ở miền núi và phát triển chǎn nuôi các loại gia súc khác. Nghề nuôi ong cần được phát triển rộng rãi.

Để đẩy mạnh phát triển chǎn nuôi về số lượng cũng như tǎng trọng lượng của súc vật, cần giải quyết vấn đề mấu chốt là cung cấp đầy đủ thức ǎn cho gia súc, đồng thời cần đẩy mạnh việc chọn giống, thực hiện rộng rãi phương pháp thụ tinh nhân tạo, chú trọng bảo vệ đi đôi với phát triển.

Về trâu bò, lấy chǎn nuôi của hợp tác xã làm chính, đẩy mạnh phát triển ở các vùng trung du và miền núi, đồng thời vẫn tích cực phát triển ở đồng bằng.

Về lợn và các loại gia súc nhỏ khác, cần khuyến khích việc chǎn nuôi của xã viên, kết hợp phát triển chǎn nuôi của hợp tác xã (hợp tác xã cần phải coi trọng chǎn nuôi lợn nái).

Ngư nghiệp: Cần song song đẩy mạnh phát triển nghề nuôi cá và nghề đánh cá để nâng cao mức cung cấp cá, nước mắm, nhằm tǎng thêm thành phần thức ǎn có chất đạm cho nhân dân.

Đối với nghề đánh cá biển, phương châm sản xuất là đẩy mạnh nghề lộng, phát triển nghề khơi, đánh cá quanh nǎm, phát triển nhiều nghề. Cần cải tiến phương pháp đánh cá, cải tiến và phát triển thêm các loại dụng cụ, thuyền lưới thích hợp với từng loại cá, từng mùa cá và khu vực đánh cá, để đánh được nhiều loại cá và các hải sản khác; dần dần dùng những thuyền có gắn máy đẩy, chú trọng cải tạo các cửa lạch, tǎng thêm phương tiện bảo đảm an toàn lao động cho ngư dân để phát triển nghề khơi và đánh cá quanh nǎm.

Về cơ sở quốc doanh đánh cá biển, cần nâng cao trình độ quản lý và kỹ thuật, lợi dụng tốt thiết bị để tǎng thêm nguồn cung cấp cá cho nhà máy cá hộp, kết hợp hướng dẫn việc cơ giới hoá nghề đánh cá biển.

Nghề nuôi cá ít vốn, dễ làm, thu hoạch chắc chắn, có điều kiện phát triển mạnh. Cần lợi dụng các đập và hồ chứa nước, các ao hồ, sông cụt, đẩy mạnh phát triển nghề nuôi cá nước sâu, đồng thời chú trọng phát triển nuôi cá ruộng, nuôi cá biển và các hải sản khác. Cần mở rộng diện tích nuôi cá đồng thì rất coi trọng nâng cao nǎng suất; tích cực khai thác nguồn cá giống thiên nhiên và sản xuất cá giống, tạo thêm giống tốt.



Lâm nghiệp: Nhiệm vụ phát triển lâm nghiệp cần kết hợp chặt chẽ ba mặt: trồng rừng và tu bổ rừng, bảo vệ rừng, khai thác rừng hợp lý, nhằm bảo đảm tái sinh rừng kịp với tốc độ khai thác, phát huy tác dụng của rừng trong việc chống bão lụt, chống xói lở, giữ nước ở các đầu nguồn.

Cần kết hợp giữa Nhà nước và hợp tác xã để trồng rừng, vận động trồng cây gây rừng thành phong trào quần chúng. Cần đẩy mạnh trồng cây chắn gió, chống cát bay ở ven biển, hoàn thành việc trồng cây chống sóng cho đê biển và đê sông; khuyến khích nhân dân trồng cây ở đồng bằng để tự túc củi, gỗ, và đẩy mạnh trồng tre quanh làng, đi đến bảo đảm cung cấp tre làm nhà tại chỗ; đẩy mạnh trồng cây trên các đồi trọc và cải tạo rừng để chuẩn bị cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp; phát triển trồng các loại cây lâm sản phụ có giá trị cao.

Dựa vào các hợp tác xã ở miền núi để bảo vệ tốt mọi tài nguyên về rừng, thanh toán về cǎn bản nạn đốt rẫy và lửa rừng.

Cần tích cực xây dựng các lâm trường quốc doanh và giúp đỡ, hướng dẫn các hợp tác xã làm tốt việc khai thác rừng và chế biến lâm sản. Mở rộng kinh doanh lâm nghiệp một cách toàn diện, hết sức chú ý kinh doanh các loại lâm sản phụ; đề cao tiết kiệm trong việc sử dụng gỗ, củi, bài trừ lối khai thác bừa bãi, lãng phí tài nguyên về rừng. Cần mở thêm đường vận xuất và vận chuyển nhằm kinh doanh vào những rừng xa, thực hiện cơ giới hoá việc vận chuyển và chế biến; về chặt hạ và vận xuất, phải tận dụng các phương tiện thủ công, chú ý cải tiến kỹ thuật kéo bằng trâu.

Trong kế hoạch 5 nǎm, với sự giúp đỡ của các nước anh em, chủ yếu là Liên Xô và Trung Quốc, cần đẩy mạnh phát triển nông trường quốc doanh, mở những vùng kinh tế mới ở trung du và miền núi, nhằm phát triển cây công nghiệp nhiệt đới, cây ǎn quả và chǎn nuôi để phục vụ cho nhu cầu trong nước và mở rộng sự hợp tác quốc tế; tùy điều kiện từng vùng, các nông trường phải cố gắng tự túc toàn bộ hoặc một phần về lương thực và rau.

Các nông trường quốc doanh phải áp dụng kỹ thuật tiên tiến, thực hiện cơ giới hoá một cách phổ biến, tổ chức sản xuất hợp lý để không ngừng tǎng nǎng suất trồng trọt và chǎn nuôi, nâng cao nǎng suất lao động, phát huy ảnh hưởng tốt đối với các hợp tác xã và giúp đỡ các hợp tác xã về giống, kinh nghiệm kỹ thuật, đào tạo cán bộ và công nhân chuyên nghiệp...

Về mặt quản lý kinh doanh, các nông trường phải "lấy ngắn nuôi dài", kết hợp giữa xây dựng và sản xuất, kết hợp giữa trồng trọt, chǎn nuôi và chế biến, thi hành chặt chẽ chế độ hạch toán kinh tế, triệt để chống lãng phí, tham ô, phấn đấu giảm giá thành sản phẩm, tǎng thu giảm chi, bảo đảm kinh doanh có lãi, tích lũy vốn để không ngừng mở rộng sản xuất.

Thực hiện tốt các nhiệm vụ trên đây, các nông trường quốc doanh cũng đồng thời góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế miền núi.

Các nông trường cần phải hết sức coi trọng công tác điều tra nghiên cứu, phải có quy hoạch toàn diện và có kế hoạch từng bước, có biện pháp cụ thể để bảo đảm tiến hành xây dựng và sản xuất một cách vững chắc. Công tác chính trị và tư tưởng phải được rất coi trọng, làm cho toàn thể cán bộ, công nhân, nhân viên quán triệt và chấp hành tốt các nhiệm vụ.

Để bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ phát triển nông nghiệp trong kế hoạch 5 nǎm, cần phải cải tạo một bước cơ sở sản xuất còn lạc hậu của nền nông nghiệp miền Bắc. Chủ yếu cần tập trung sức giải quyết mấy vấn đề sau đây:

Diện tích ruộng đất ở miền Bắc tương đối ít, dân số tǎng nhanh, việc khai hoang chưa được đẩy mạnh, cho nên diện tích ruộng đất bình quân đầu người ngày càng bị rút bớt. Hệ số sử dụng ruộng đất của ta còn thấp, trong khi nhân lực của ta dồi dào chưa được sử dụng hết, trong khi chúng ta có những điều kiện khí hậu cǎn bản thuận lợi. Vì thế, trong kế hoạch 5 nǎm, cần tích cực đẩy mạnh tǎng vụ, cố gắng đạt mức bình quân làm gần hai vụ trên toàn bộ diện tích ruộng đất. Đồng thời, cần bước đầu điều chỉnh một bộ phận nhân lực ở những nơi mật độ dân số cao đến những nơi dân cư thưa thớt, tổ chức khai hoang để tǎng thêm diện tích canh tác. Trong việc phát triển nông trường quốc doanh, Nhà nước sẽ tổ chức di dân, khai hoang theo quy mô tương đối lớn; mặt khác, cần giúp đỡ, khuyến khích các hợp tác xã tổ chức di dân và khai hoang nhỏ, kết hợp tǎng vụ, chủ yếu nhằm những vùng ở gần, tương đối dễ làm ǎn. Đi đôi với việc di dân, cần tǎng thêm số ngày công lao động bình quân hàng nǎm của nông dân, giảm bớt thì giờ nhàn rỗi và chú trọng sử dụng hợp lý nguồn nhân lực rất dồi dào của phụ nữ nông thôn vào sản xuất.

Trên diện tích gieo cấy được mở rộng, cần đẩy mạnh cải tiến kỹ thuật, thực hiện thâm canh, tǎng nǎng suất. Muốn tǎng vụ và khai hoang có kết quả tốt và để phục vụ cải tiến kỹ thuật, thâm canh, tǎng nǎng suất, trước hết phải đẩy mạnh công tác thủy lợi hơn nữa, nhằm cǎn bản giải quyết nạn hạn hán phổ biến, thanh toán nạn chua, mặn, thu hẹp đến mức tối thiểu diện tích bị úng và bảo đảm chống lụt, chống bão, mặn theo yêu cầu nhất định. Để đạt mục tiêu ấy, cần xúc tiến xây dựng màng lưới thủy lợi, kết hợp những công trình hạng nhỏ do nhân dân làm với những công trình hạng vừa và hạng lớn do Nhà nước làm hoặc do Nhà nước và nhân dân cùng làm.

Công tác thủy lợi phải gắn liền với việc cải tạo đất nhằm giữ độ ẩm và tǎng thêm màu mỡ cho đất gieo trồng. Cần phải cải tiến kỹ thuật cấy trồng, vận động nông dân cày mỗi nǎm sâu thêm một ít, và tích cực phát triển phong trào làm phân, bón phân. Cần tǎng chất đạm, chất lân cho đất đai và bón vôi cho những ruộng chua mặn. Nguồn phân chủ yếu cần phải phát triển là phân chuồng, phân xanh và các loại phân khác do nông dân làm ra, đồng thời cần tǎng thêm mức dùng các loại phân hoá học. Để cho việc bón phân đạt được hiệu quả tốt, cần nghiên cứu và hướng dẫn cách làm phân và cách bón phân thích hợp với mỗi loại đất, mỗi loại cây.

Để đẩy mạnh cải tiến kỹ thuật, chúng ta phải hết sức coi trọng vấn đề cải tiến nông cụ và thực hiện cơ giới hoá nông nghiệp. Các nông trường quốc doanh cần thực hiện cơ giới hoá với các máy móc hiện đại; các hợp tác xã thì phải hết sức tǎng thêm súc vật kéo, đẩy mạnh cải tiến nông cụ và phương tiện vận chuyển, thực hiện rộng rãi việc cày 2 trâu 2 bò, tích cực dùng các loại nông cụ nửa cơ giới, qua con đường đó mà tiến lên thực hiện cơ giới hoá từng bước. Trong thời gian kế hoạch 5 nǎm, cần lập một số trạm máy móc nông nghiệp ở những nơi nhất định, nhằm mở rộng việc thí nghiệm dùng máy móc nông nghiệp, giải quyết một phần khó khǎn về thiếu sức kéo...

Trong điều kiện hiện nay của nước ta, việc áp dụng hệ thống kỹ thuật liên hoàn có tác dụng rất lớn thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển. Cần giải quyết tốt mấy vấn đề trên đây để mở rộng thêm diện tích gieo cấy và tạo điều kiện áp dụng rộng rãi hệ thống kỹ thuật liên hoàn một cách có hiệu quả.

3. Phát triển giao thông và bưu điện

Trong kế hoạch 5 nǎm lần thứ nhất, cần ra sức phát triển giao thông và bưu điện để phục vụ kịp yêu cầu của các ngành kinh tế quốc dân, mở rộng sự liên lạc với các nước anh em, đồng thời phục vụ yêu cầu củng cố quốc phòng.

Cần nghiên cứu các mối quan hệ ngày càng phát triển giữa các khu vực kinh tế, nghiên cứu tính chất và khối lượng các luồng vận chuyển để xây dựng từng bước màng lưới giao thông và bưu điện một cách hợp lý nhất, kết hợp giữa yêu cầu về kinh tế và yêu cầu về quốc phòng, kết hợp giữa đường sắt, đường bộ và đường thủy, kết hợp giữa các đường trục chính và các đường nhánh, cải tạo dần màng lưới giao thông và bưu điện cũ.

Nhằm yêu cầu nói trên, cần tích cực củng cố, mở rộng và phát triển thêm đường sắt, đường bộ, đường thủy, bước đầu tǎng cường thích đáng hàng không dân dụng và bước đầu xây dụng vận tải biển đường xa, tǎng thêm các loại phương tiện vận tải cơ giới; đồng thời coi trọng phát triển nhiều đường nhỏ, đi sâu vào nông thôn và miền núi, sử dụng phổ biến các loại phương tiện vận tải thô sơ cải tiến, thực hiện giải phóng đôi vai. Nhà nước cần tǎng cường lực lượng thi công cơ giới, tập trung sức xây dựng các đường giao thông chính, các công trình quan trọng, đồng thời động viên lực lượng của nhân dân xây dựng và tu bổ các đường địa phương.

Để phục vụ kịp nhu cầu vận chuyển, cần hết sức phát huy các nǎng lực tiềm tàng, nâng cao mức sử dụng các loại phương tiện, tích cực phấn đấu giảm giá cước vận tải. Kết hợp với việc nâng cao chất lượng đường sá, cần chú trọng cải tiến việc bốc dỡ, cơ giới hoá việc bốc dỡ ở những nơi có điều kiện; phát động công nhân sử dụng tốt và bảo dưỡng tốt các loại phương tiện, hết sức tiết kiệm xǎng dầu; nâng cao tinh thần trách nhiệm, phát huy tinh thần hợp tác xã hội chủ nghĩa giữa các cơ quan có hàng và các cơ quan vận tải, thi hành đúng các hợp đồng về vận chuyển.

Sau đây là phương hướng phát triển của các ngành giao thông và bưu điện:

Đường sắt: Cần tập trung sức mở rộng đường Yên Viên - Mục Nam Quan và đoạn đường Đông Anh - Thái Nguyên thành đường 1 mét 435, bảo đảm chất lượng tốt. Đồng thời cần kéo dài đường 1 mét Hà Nội - Thanh Hoá vào đến Vinh. Đối với đường Lào Cai - Hải Phòng, cần chuẩn bị để mở rộng trong kế hoạch 5 nǎm sau. Để phục vụ việc vận tải apatít, cần củng cố và phát huy đầy đủ nǎng lực thông qua của đường 1 mét hiện nay, kết hợp dùng đường sông để hỗ trợ cho đường sắt.

Theo yêu cầu phát triển của thành phố Hà Nội, và yêu cầu phát triển về giao thông, cần xây dựng ga lắp tàu Yên Viên và chuẩn bị xây dựng cầu mới qua sông Hồng.



Đường bộ: Cần củng cố và nâng cao chất lượng các tuyến đường bộ ở đồng bằng, mở rộng màng lưới đường bộ ở miền núi, củng cố các trục quan trọng, phát triển vận tải ôtô xuống đến các huyện. Đồng thời cần hướng dẫn các hợp tác xã phát triển đường nhỏ ở nông thôn và miền núi, tǎng thêm các loại phương tiện vận tải thô sơ cải tiến.

Trên cơ sở đường sá được củng cố tốt hơn, cần nâng cao mức sử dụng xe, chú trọng mở rộng việc kéo rơmoóc.



Đường thuỷ: Cần củng cố cảng Hải Phòng, tǎng thêm thiết bị để đưa nǎng lực thông qua lên gấp đôi; đồng thời tích cực khảo sát, thiết kế để chuẩn bị xây dựng cảng mới. Ngoài ra, củng cố các cảng chuyên dụng Hòn Gai, Cửa Ông và các cảng khác.

Cần nạo vét, phá đá các luồng lạch, nối liền các đường sông với các đường ven biển và các đường bộ để đi sâu vào nội địa; củng cố và xây dựng một số bến sông cần thiết, xây dựng hệ thống phao, đèn hoa tiêu ở các bến và các luồng lạch. Kết hợp với việc xây dựng thủy điện và thủy lợi, cần tích cực phát triển hơn nữa giao thông đường sông nhằm có thể dùng loại xà lan 50 tấn đi lên một số nguồn cao và dùng loại xà lan 100 tấn, 200 tấn đi suốt từ miền xuôi lên các vùng trung du. Cần tǎng thêm canô, xà lan, tàu kéo, phát triển lực lượng vận tải cơ giới quốc doanh đường sông.

Về vận tải biển đường xa, cần chuẩn bị cán bộ, thủy thủ và tàu hạng vừa để phục vụ cho yêu cầu của ngoại thương.

Hàng không: Tǎng cường thích đáng ngành hàng không dân dụng.

Bưu điện: Cần tǎng cường liên lạc với nước ngoài, mở rộng và củng cố màng lưới bưu điện từ trung ương xuống các tỉnh, các thành phố, các khu công nghiệp, phát triển màng lưới liên tỉnh và từ tỉnh xuống huyện để phục vụ sự chỉ đạo của trung ương và các tỉnh. Từ huyện xuống xã, trong thời gian kế hoạch 5 nǎm, chỉ nên giải quyết cho một số nơi thật cần thiết và có điều kiện. ở các vùng miền núi, cần phát triển liên lạc bằng vô tuyến điện.

4. Tǎng cường thương nghiệp xã hội chủ nghĩa

Công tác thương nghiệp vẫn tiếp tục đóng một vai trò quan trọng phục vụ phát triển sản xuất công nghiệp và nông nghiệp, mở rộng và củng cố khối liên minh kinh tế và chính trị giữa công nhân và nông dân, giữa thành thị và nông thôn, nâng cao đời sống của nhân dân; mở rộng và củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân; đồng thời mở rộng và tǎng cường quan hệ buôn bán giữa trong nước và ngoài nước, góp phần thúc đẩy thực hiện một bước công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa.

Về nội thương, cần tǎng cường lực lượng của thương nghiệp quốc doanh và hợp tác xã mua bán, đồng thời hoàn thành cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với thương nghiệp nhỏ, sắp xếp và sử dụng tốt các cơ sở thương nghiệp công tư hợp doanh. Cần điều chỉnh và sắp xếp toàn diện màng lưới thương nghiệp xã hội chủ nghĩa, cải tiến quản lý kinh doanh, giảm bớt khâu trung gian, giảm bớt chi phí lưu thông, do đó mà phục vụ tốt cho sản xuất và tiêu thụ. Giữa các thành phần kinh tế trong thương nghiệp, cần điều chỉnh tỷ trọng cho hợp lý, phối hợp hoạt động chặt chẽ dưới sự lãnh đạo của thương nghiệp quốc doanh để đẩy mạnh lưu thông hàng hoá. Nhất là thương nghiệp quốc doanh phải kết hợp với hợp tác xã mua bán thành một khối thống nhất, giao nhiệm vụ rõ ràng cho hợp tác xã mua bán, giúp đỡ hợp tác xã mua bán tǎng cường lực lượng, làm cho hợp tác xã mua bán trở thành cánh tay đắc lực của thương nghiệp quốc doanh, phối hợp với thương nghiệp quốc doanh mở rộng và củng cố thị trường xã hội chủ nghĩa, làm tốt nhiệm vụ thu mua và cung cấp hàng hoá.

Dựa vào thị trường xã hội chủ nghĩa thống nhất dần dần được củng cố, cần thực hiện việc thu mua và cung cấp có kế hoạch. Để giữ vững cân đối giữa cung và cầu về các hàng nông sản, Nhà nước cần phải nắm toàn bộ lương thực hàng hoá và đại bộ phận các nông sản hàng hoá khác, quản lý chặt chẽ việc mua bán, cho nên cần phải định nghĩa vụ cho nông dân bán thóc và các nông sản khác cho Nhà nước và thực hiện chế độ hợp đồng thu mua giữa các cơ quan thu mua của Nhà nước và các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp. Về phương thức thực hiện thu mua có kế hoạch các loại nông sản, cần cǎn cứ vào yêu cầu đối với từng loại nông sản để định cho thích hợp. Đối với hàng công nghiệp, cần thi hành chế độ hợp đồng bán nguyên liệu và đặt mua sản phẩm, bảo đảm thu mua và tiêu thụ toàn bộ sản phẩm của công nghiệp quốc doanh và của các xí nghiệp công tư hợp doanh; và thu mua phần lớn các hàng thủ công nghiệp có phẩm chất nhất định. Trong việc thực hiện chế độ hợp đồng thu mua, đối với hàng nông sản cũng như hàng công nghiệp, cần quán triệt tinh thần hết sức khuyến khích cải tiến kỹ thuật, phát triển sản xuất, trên cơ sở đó mà bảo đảm vững chắc lực lượng vật tư của Nhà nước.

Về mặt tiêu thụ, cần quy định các chính sách cần thiết, cố gắng bảo đảm nhu cầu ngày càng tǎng của nhân dân, đồng thời hướng dẫn nhân dân tiết kiệm tiêu dùng. Đối với những loại hàng thiết yếu, những loại hàng mà yêu cầu tiêu thụ nhiều nhưng khả nǎng cung cấp có hạn, thì cần tổ chức cung cấp có kế hoạch để giữ vững cung và cầu, tránh tình trạng thừa thiếu không hợp lý.

Trong điều kiện cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đã hoàn thành, thị trường xã hội chủ nghĩa thống nhất được củng cố, cần và có thể duy trì trong một phạm vi nhất định sự trao đổi tự do giữa các đơn vị sản xuất và các đối tượng tiêu thụ; thương nghiệp quốc doanh phải nắm vững lãnh đạo các hoạt động ấy.

Trong công tác quản lý giá cả, cần nắm vững chính sách của Đảng và Nhà nước, và nắm vững việc chỉ đạo thực hiện, tiếp tục ổn định giá cả một cách vững chắc, đồng thời tiếp tục điều chỉnh những giá chưa hợp lý và phấn đấu về mọi mặt, nhằm tiến tới giảm giá một số hàng, trên nguyên tắc vừa có lợi cho sản xuất phát triển, vừa có lợi cho người tiêu thụ, đồng thời bảo đảm tích luỹ thích đáng cho Nhà nước.

Về ngoại thương, phải nắm khâu chính là đẩy mạnh xuất khẩu, chủ yếu nhằm mở rộng khối lượng hàng hoá trao đổi với các nước anh em. Các ngành công nghiệp, nông nghiệp, nội thương... và các địa phương cần phối hợp chặt chẽ với ngành ngoại thương để phục vụ tốt việc đẩy mạnh xuất khẩu. Cần giải quyết đúng đắn quan hệ giữa tiêu thụ trong nước và ngoài nước, tiết kiệm tiêu dùng đúng mức những thứ có thể và cần phải tiết kiệm như lạc, cà phê, chè, một số loại hoa quả; đối với những loại hàng như ximǎng, than..., cần đẩy mạnh sản xuất, vừa bảo đảm nhu cầu trong nước, vừa cố gắng tǎng thêm khối lượng xuất khẩu.

Về mặt nhập khẩu, trên tinh thần hết sức tiết kiệm ngoại hối, ngành ngoại thương cần phối hợp chặt chẽ với các ngành có liên quan để bảo đảm cung cấp kịp thời, đúng quy cách phẩm chất các loại vật tư cần thiết cho xây dựng và sản xuất.

5. Nâng cao nǎng suất và hạ giá thành, quản lý tốt công tác tài chính và tiền tệ

Theo tinh thần cần kiệm xây dựng Tổ quốc, trong kế hoạch 5 nǎm lần thứ nhất, chúng ta phải ra sức phấn đấu tǎng nǎng suất, hạ giá thành và phải quản lý tốt công tác tài chính, tiền tệ.



Nâng cao nǎng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm là hai mặt của một vấn đề cơ bản của cuộc vận động sản xuất và tiết kiệm, là hướng chính để tǎng tích lũy và tạo cơ sở tiến tới thực hiện giảm giá một số hàng, cải thiện đời sống của nhân dân. Các ngành công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng cơ bản, vận tải, thương nghiệp, trước hết là các ngành kinh doanh của Nhà nước phải coi đó là nhiệm vụ thường xuyên của mình; phải động viên toàn thể cán bộ, công nhân, viên chức hết sức phát huy mọi khả nǎng tiềm tàng, phấn đấu không ngừng tǎng nǎng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm. Cần phải nghiêm khắc phê phán xu hướng lệch lạc trong khi thực hiện kế hoạch là chỉ chạy theo sản lượng, không chú trọng các chỉ tiêu về nǎng suất, giá thành và phẩm chất sản phẩm. Đồng thời, cần phải đề cao trong cán bộ và công nhân ý thức bảo hộ lao động, thường xuyên kiểm tra việc thi hành các quy chế về bảo đảm an toàn lao động, hết sức ngǎn ngừa các tai nạn lao động.

Để nâng cao nǎng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, cần phải tích cực phấn đấu trên các mặt sau đây:


Каталог: coltech -> sites -> default -> files
files -> Biểu mẫu 2 Đhqghn trưỜng đẠi học công nghệ thông báo công khai thông tin về nội dung và chuẩn chất lượng nghề nghiệp chương trình đào tạo chuẩn ngành Cơ học kỹ thuật
files -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam trưỜng đẠi học công nghệ Độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam trưỜng đẠi học công nghệ Độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> Phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu chủ yếu của Kế hoạch 5 năm 1976-1980
files -> Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI đảng Cộng sản Việt Nam
files -> Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011 2020 Ngày 4/3/2011. Cập nhật lúc 16
files -> Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001 2010 Ngày 12/7/2003. Cập nhật lúc 15
files -> Biểu mẫu 2 Đhqghn trưỜng đẠi học công nghệ thông báo công khai thông tin về nội dung và chuẩn chất lượng nghề nghiệp chương trình đào tạo chuẩn ngành Khoa học máy tính

tải về 393.56 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương