I- lý do chọN ĐỀ TÀI


- Xây dựng nếp sống văn hoá trong việc cưới, việc tang và lễ hội



tải về 0.78 Mb.
trang7/8
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích0.78 Mb.
#21899
1   2   3   4   5   6   7   8

4- Xây dựng nếp sống văn hoá trong việc cưới, việc tang và lễ hội

Trên cơ sở thực hiện tốt Chỉ thị 27/CT-TW của Bộ chính trị, Chỉ thị

14/CT - TTg của Thủ tướng Chính phủ và quy ước của Uỷ nhân dân tỉnh về " Thực hiện nếp sống văn hoá trong việc cưới, việc tang l hi". Tập trung chỉ đạo thực hiện những nội dung trọng tâm sau đây?

a- Về việc cưới

- Thông qua cuộc thi trình diễn nét đẹp trong lễ cưới, xây dựng mô hình cụ thể cho việc tổ chức đám cưới cho phù hợp với phong tục, tập quán của từng dân tộc, từng địa phương, từng vùng, đảm bảo nếp sống văn hoá tiến bộ, lành mạnh. tiết kiệm

- Xoá bỏ tệ nạn ăn uống xa hoa và nạn "bán cổ thu tiền", trước hết Đảng viên và cán bộ các cấp phải gương mẫu thực hiện.

- Thực hiện tốt Luật hôn nhân gia đình, tổ chức trao giấy chứng nhận kết hôn trang trọng. Xoá bỏ tình trạng thách cưới, đòi hồi môn, tảo hôn, ép gả...

- Xoá bỏ dần những hình thức phô trương, đua đòi trong đám cưới. Khuyến khích hình thức báo hỷ trong việc cưới.

b- Về việc tang

- Xây dựng mô hình tổ chức đám tang phù hợp với phong tục,từng vùng , từng dân tộc , địa phương

- Bảo đảm các quy định về vệ sinh, phòng bệnh. Chấm dứt tình trạng tổ

chức ăn uống trước - trong và sau đám tang

- Tổ chức lễ tang trang trọng, chu đáo, khắc phục những hủ tục rườm rà, chi phí tốn kém. Nghiên cứu chọn nhạc hiếu phù hợp với từng đối tượng, tưng vùng từng dân tộc.

c- Về lễ hội.

- Củng cố và phát triển các hoạt động lễ hội trên địa bàn Nghệ An

- Từng bước xã hội hoá các hoạt động lễ hội.

- Xây dựng mô hình tổ chức các lễ hội cho từng dân tộc và từng địa phương, bao gồm lễ hội lớn quy mô vùng và các lễ hội tiêu biểu của từng địa phương.

- Nghiên cứu các giải pháp cụ thể có hiệu lực để chống các hủ tục mê tín, dị đoan và các hiện tượng tiêu cực khác trong lễ hội

- Thực hiện tốt quy chế tổ chức lễ hội do Bộ Văn hoá Thông tin ban hành. Khuyến khích các hình thức mở lễ hội trong các dịp đón bằng công nhận di tích lịch sử văn hoá và bằng công nhận làng - bản - khối phố văn hoá.



5. Xây dựng nếp sống văn hoá nơi công cộng, các công trình tín ngưỡng tôn giáo.

- Xây dựng các quy tắc sinh hoạt nơi công cộng, đảm bảo trật tự vệ sinh,

phong cách giao tiếp, ứng xử văn minh, lịch sự, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau.

- Xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp an toàn

- Xây dựng các mô hình tổ chức hoạt động văn hoá thích hợp với đặc điểm của đồng bào và tôn giáo , làm cho các hoạt động tín ngưỡng tôn giáo có nội dung văn hoá lành mạnh, đúng chính sách pháp lụât của Đảng và Nhà nước

- Thực hiện tự do tín ngưỡng và bài trừ mê tín , dị đoan. Xoá bỏ hiện tượng xem tướng, xem số, xem bói , cầu đồng, xóc thẻ, gọi hồn , bùa chú, đội bát nhang, chữa bệnh bằng phù phép...

- Kiên quyết đấu tranh chống những hiện tượng lợi dụng tự do tín ngưỡng

để đầu cơ, trục lợi, gieo rắc mê tín, dị đoan.



6. Xây dựng phong trào toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác

Hồ vĩ đại.

- Phát động phong trào toàn dân tập thể dục thể thao bằng nhiều hình thức, phù hợp với từng lứa tuổi và điều kiện tập luyện của từng địa phương, đơn vị ( mỗi người dân tự chọn một môn thể thao để tập luyện ). Hàng năm, tổ chức

tốt các giải phong trào dành cho các địa phương, ngành để nâng cao chất lượng chỉ đạo. Khen thưởng động viên phong trào kịp thời.

- Xây dựng chính sách để mỗi làng - bản - khối phố dành đất cho sinh hoạt văn hoá và tập luyện thể dục thể thao. Tiến tới mỗi bản - làng - khối phố có

1 đến 2 câu lạc bộ thể dục thể thao để tổ chức, hướng dẫn luyện tập thể dục thể

thao cho nhân dân.

- Nâng cao công tác giáo dục thể chất ở trong nhà trường để phát hiện năng khiếu, nhân tài trong đội ngũ học sinh, sinh viên.

7. Đẩy mạnh phong trào thi đua học tập, lao động sáng tạo.

Triển khai sâu rộng phong trào này trong mọi tầng lớp nhân dân để nâng cao dân trí , trình độ nghề nghiệp, có nhiều công trình nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật, sáng kiến cải tiến kỹ thuật để tăng năng suất lao động, nhiều tác phẩm có giá trị cao, phục vụ nhân dân vì sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

- Quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập nâng cao trình độ mọi mặt của dân. Mở rộng phong trào khuyến học.

- Có kế hoạch mở các lớp tập huấn nghiệp vụ, đào tạo và nâng đỡ tài năng văn hoá - văn nghệ .

- Đầu tư kinh phí tổ chức các trại sáng tác và thực hiện các đề tài khoa học.

- Trao giải thưởng cho các tác phẩm, công trình xuất sắc .


IV. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỦ YẾU.

1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao nhận thức về ý nghĩa, mục tiêu của phong trào, phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa chính quyền cơ quan quản lý Nhà nước với mặt trận và các đoàn thể nhân dân ở tất cả các cấp.

Theo quan điểm chỉ đạo của nghị quyết Trung Ương V ( khoá VIII ) các cấp chính quyền, các ban ngành, đoàn thể xác định vai trò, vị trí của Văn hoá, căn cứ vào nội dung xây dựng đời sống văn hoá để lồng ghép,bổ sung vào nội dung các phong trào do đơn vị phát động. Coi việc chỉ đạo, phát động, xây dựng phong trào " Toàn dân đoàn kết xây dng đời sng văn hoá " là một động lực, một nội dung của phong trào thi đua yêu nước.

2. Tuyên truyền thật sâu rộng nội dung nghị quyết hội nghị lần thứ V Ban chấp hành Trung ương Đảng ( khoá VIII ) về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đi đôi với việc vận động, giáo dục nâng cao nhận thức cho tất cả các cấp, các ngành, các đoàn thể và mỗi người

dân, trước hết trong các cấp uỷ Đảng, Đảng viên, cán bộ quản lý Nhà nước, cán bộ các đoàn thể quần chúng về tầm quan trọng, sự cần thiết cấp bách của sự nghiêp xây dựng, phát triển văn hoá trong thời kỳ mới.

Quán triệt thật sâu sắc quan điểm " Văn hoá là nền tảng tinh thần ca hội, vừa là mc tiêu vừa là động lực thúc đẩy s phát triển kinh tế - hi " để từ đó có quan điểm đúng đắn trong việc chỉ đạo phong trào " Toàn dân đoàn kết xây dng đời sng văn hoá " , tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng và phát triển văn hoá Nghệ An tiên tiến, mang đậm bản sắc xứ Nghệ.

3. Có kế hoạch cụ thể để mở các lớp tập huấn, tổ chức các buổi toạ đàm, hội nghị, hội thảo khoa học về đề tài này, nhằm rút ra những kinh nghiệm thực tiễn trong công tác chỉ đạo và vận động xây dựng phong trào để đưa cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá " phát triển đi vào chiều rộng lẫn chiều sâu và trở thành phong trào thi đua trong phạm vi cả tỉnh.

4. Thành lập ban chỉ đạo xây dựng phong trào " Toàn dân đn kết xây dng đời sống văn hoá " từ tỉnh đến cơ sở theo mô hình của ban chỉ đạo Trung ương. Bổ sung cán bộ thư ký bán chuyên trách về công tác xây dựng đời sống văn hoá ở các cấp, các ngành, các đoàn thể, để các bộ phận này đảm đương được nhiệm vụ được giao. Tăng cường sự phối hợp, kết hợp giữa các ngành, các đoàn thể, nhằm để triển khai cuộc vận động tới tận cơ sở, có kế hoạch chỉ đạo sát hợp với từng địa phương, từng dân tộc .

5. Tăng cường tỷ trọng đầu tư từ ngân sách của tỉnh cho các hoạt động văn hoá tương ứng với nhịp độ tăng trưởng kinh tế. Chủ động có kế hoạch khai thác nguồn đầu tư từ các chương trình có mục tiêu của các Bộ, ngành, các nguồn ngân sách tài trợ Trung ương và khai thác các nguồn đầu tư, tài trợ từ nước ngoài để phát triển sự nghiệp văn hoá của tỉnh.

6. Thực hiện xã hội hoá các hoạt động xây dựng đời sống văn hoá.

Thực hiện xã hội hoá hoạt động văn hoá theo tinh thần nghị quyết 90 /CP và Nghị định 73 /CP của Chính phủ. Khuyến khích và tạo mọi điều kiện cần thiết cho nhân dân chủ động tự chăm lo tổ chức đúng định hướng các sinh hoạt văn hoá ở cơ sở theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, trên cơ sở Nhà nước đầu tư hỗ trợ ban đầu và các địa phương huy động sức người sức của để xây dựng, phát triển và nâng cao đời sống văn hóa của địa phương mình.

- Khuyến khích các thành phần kinh tế, các tầng lớp xã hội tham gia hoạt

động xây dựng đời sống văn hoá.

- Hình thành các câu lạc bộ

- Có chính sách khen thưởng các tập thể, cá nhân hoạt động tích cực phục vụ đời sống văn hoá .

- Khuyến khích các địa phương đầu tư xây dựng các thiết chế văn hoá cơ

sở.

- Xây dựng quỹ văn hoá ở tỉnh để động viên, thúc đẩy phong trào.



- Có chính sách ưu đãi về văn hoá đối với miền núi, vùng sâu, vùng xa,

vùng đồng bào các dân tộc thiểu số.

7. Tăng cường quản lý nhà nước, kiểm tra, giám sát.

Ban chỉ đạo và chính quyền các cấp, các sở, ban, ngành, đoàn thể chọn điểm chỉ đạo phong trào, tăng cường kiểm tra, giám sát, từ đó rút kinh nghiệm nhân rộng điển hình, khắc phục yếu kém, uốn nắn lệch lạc để phong trào "Toàn n đoàn kết xây dựng đời sng văn hoá " phát triển vững chắc, đi nhanh vào cuộc sống.

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá, góp phần để các hoạt động văn hoá phát triển phong phú, đa dạng, lành mạnh, đúng hướng. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, lập lại trật tự theo Nghị định

87/CP và xây dựng nếp sống văn minh theo chỉ thị 27/CT-TW.

Hàng năm, thực hiện kiểm tra chéo, đánh giá thực chất phong trào, kịp thời đề xuất biện pháp tháo gỡ khó khăn, có giải pháp tạo điều kiện để phong trào phát triển, xem xét việc bình chọn cá nhân, tập thể có thành tích để tuyên truyền, biểu dương kịp thời.

8. Đẩy mạnh công tác thi đua khen thưởng.

Xây dựng các tiêu chuẩn xét thi đua khen thưởng và đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh có các hình thức biểu dương khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân điển hình trong phong trào " Toàn dân đn kết xây dng đời sng văn hoá " ở các dịp sơ kết, tổng kết hàng năm và 5 năm. Bên cạnh danh hiệu thi đua chung , có danh hiệu thi đua cụ thể cho các phong trào như: người tốt việc tốt, gia đình văn hoá, làng - bản - khối phố văn hoá, khu dân cư tiên tiến xuất sắc, đơn vị văn hoá ...

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
- Ban chỉ đạo phong trào " Toàn dân đoàn kết xây dng đời sống văn hoá " tỉnh phối hợp với chính quyền các cấp cùng chỉ đạo phong trào. Tổ chức phát động thi đua, đăng ký cam kết thi đua thực hiện tốt phong trào.


Xây dựng quy chế hoạt động của ban chỉ đạo các cấp. Chương trình công tác cụ thể, tổng hợp nắm bắt tình hình, tổ chức khảo sát, sơ kết, tổng kết, khen thưởng, biểu dương phong trào

- Sở Văn hoá thông tin là cơ quan thường trực tham mưu giúp ban chỉ đạo xây dựng kế hoạch hoạt động, chuẩn bị các tiêu chí ứng với các phong trào trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt. Hướng dẫn và đúc kết các kinh nghiệm thực tiễn, kết hợp công tác quản lý với công tác nghiên cứu khoa học. Trực tiếp theo dõi chỉ đạo phong trào xây dựng gia đình văn hoá, làng - bản - khối phố văn hoá, đơn vị văn hoá.

- Uỷ ban mặt trận tổ quốc tỉnh làm đầu mối liên kết các đoàn thể, các giới, các hội làm nòng cốt cho phong trào. Đồng thời, trực tiếp chủ trì cuộc vận động " Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới khu n cư "

- Sở Thể dục thể thao chủ trì phong trào thi đua toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại; phối hợp với sở Văn hoá thông tin để củng cố hệ thống tổ chức Văn hoá thông tin - Thể thao cấp huyện, xã - phường và cơ sở

- Hội đồng thi đua khen thưởng các cấp có trách nhiệm giúp các cấp chính quyền theo dõi và chỉ đạo thường xuyên phong trào ; cùng sở Văn hoá thông tin xây dựng đề án về danh hiệu thi đua chung và phân cấp khen thưởng thi đua cho từng cấp, ngành cụ thể

- Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh và các cơ quan báo chí, thông tin đại chúng khác mở chuyên mục thường xuyên tuyên truyền giới thiệu những gương người tốt việc tốt, điển hình tiên tiến, những kinh nghiệm và những mô hình làm tốt phong trào " Toàn n đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ". Phê phán những biểu hiện thiếu trách nhiệm của tập thể cá nhân với phong trào.

- Sở Khoa học công nghệ và môi trường triển khai chương trình điều tra xã hội học về đời sống văn hoá ở các địa bàn trong tỉnh, giúp cho công tác chỉ đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả của phong trào.

- Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, Công an tỉnh theo dõi chỉ đạo phong trào này trong các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang an ninh dân dân.

- Sở Giáo dục & Đào tạo theo dõi chỉ đạo phong trào này trong các nhà trường.

- Hội văn học nghệ thuật tỉnh tổ chức lực lượng đi thực tế, động viên các văn Nghệ sỹ, các nhà khoa học sáng tạo nhiều tác phẩm, công trình khoa học về

văn hoá, văn học nghệ thuật phục vụ nhân dân, nhất là các đề tài yêu nước, cách mạng, dân tộc và miền núi.

- Ban Tuyên giáo, ban Dân vận Tỉnh uỷ, ban Dân tộc miền núi và các đoàn thể: Hội cựu chiến binh, hội Phụ nữ, Hội nông dan, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí minh, Liên đoàn lao động tỉnh phối hợp chỉ đạo hệ thống tổ chức đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở cùng hành động và tổ chức các tổ, đội công tác bám sát địa bàn. Căn cứ vào nội dung của phong trào " Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá " phát Động nhân dân hưởng ứng thực hiện có hiệu quả, đúc rút kinh nghiệm, nhân rộng điển hình, khắc phục yếu kém, uốn nắn lệch lạc để phong trào phát triển vững chắc .

Mỗi ban, ngành, đoàn thể chịu trách nhiệm về phong trào của ngành mình phụ trách và chịu trách nhiệm xây dựng mô hình ứng với phong trào đó. Ban chỉ đạo sẽ có kế hoạch phân công cụ thể đối với các thành viên trong việc hướng dẫn, chỉ đạo, xây dựng mô hình ở một huyện ( thành, thị ) để rút kinh nghiệm và nhân ra trên diện rộng.

-Các sở, ban, ngành phối hợp hành động chỉ đạo hệ thống tổ chức của đơn vị thực hiện tốt kế hoạch này. Mỗi cơ quan, đơn vị cần cụ thể chương trình hành động thực hiện phong trào " Toàn dân đoàn kết xây dng đời sống văn hoá " cho phù hợp, sát thực với tình hình công tác và môi trường địa lý, lịch sử của cơ quan, đơn vị đang hoạt động. Đặt ra các tiêu chuẩn xét thi đua khen thưởng.

Định kỳ sáu tháng một lần , các thành viên trong ban chỉ đạo có trách nhiệm báo cáo kết quả tổ chức thực hiện phong trào ở lĩnh vực thành viên phụ trách về thường trực ban chỉ đạo để tổng hợp báo cáo lên Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh và ban chỉ đạo phong trào " Toàn dân đoàn kết xây dng đời sng văn

hoá " Trung ương .



AN

ĐẠO

PHÓ CHỦ TỊCH UBND TỈNH NGHỆ

Nơi nhận TRƯỞNG BAN CHỈ


- BCĐ Trung ương ( báo cáo)

- Thường trực Tỉnh uỷ( báo cáo )

- Thương trực UBND tỉnh ( báo cáo ) Hoàng Ky

- Ban Tuyên giáo tỉnh uỷ

- Các ban, ngành cấp tỉnh

- UBND các huyện , thành, thị

- Các thành viên BCĐ

- Lưu VP, NSVH


PHỤ LỤC III

QUY CHẾ TỔ CHỨC LỄ HỘI

( Ban hành theo Quyết định số 39 / 2001 /QĐ - BVHTT

ngày 23 tháng 8 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá- Thông tin)





ĐIỀU 1:

CHƯƠNG I : NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG



Đối tượng điều chỉnh của Quy chế này bao gồm:

1- Lễ hội dân gian.

2- Lễ hội lịch sử cách mạng.

3- Lễ hội tôn giáo.

4- Lễ hội du nhập từ nước ngoài vào Việt Nam.

ĐIỀU 2:


Tổ chức lễ hội nhằm:

1- Tưởng nhớ công đức các anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá, các liệt sỹ, các bậc tiền bối đã có công xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

2 - Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

3 - Đáp ứng nhu cầu văn hoá, tín ngưỡng, tham gia các di tích lịch sử- văn hoá, danh lam thắng cảnh, công trình kiến trúc nghệ thuật, cảnh quan thiên nhiên và các nhu cầu khác của nhân dân.

ĐIỀU 3:

Nghiêm cấp các hành vi sau đây ở nơi tổ chức lễ hội :



1- Lợi dụng lễ hội để tổ chức các hoạt động chống lại Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, gây mất trật tự, an ninh, tuyên truyền trái pháp luật, chia rẽ đoàn kết các dân tộc.

2 - Tổ chức các hoạt động mê tín dị đoan, phục hồi hủ tục trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc.

3 - Tổ chức các dịch vụ sinh hoạt ăn nghỉ và dịch vụ tín ngưỡng trong khu vực nội tự.

4 - Đánh bạc dưới mọi hình thức.

5 - Đốt đồ mã ( nhà lầu, xe, ngựa, các đồ dùng sinh hoạt...).

6 - Những hành vi vi phạm pháp luật khác.





ĐIỀU 4:

CHƯƠNGII: QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC LỄ HỘI



1. Những lễ hội sau đây khi tổ chức không phải xin cấp giấy phép, nhưng phải báo cáo bằng văn bản đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về Văn hoá- Thông tin trước thời gian tổ chức lễ hội ít nhất 20 ngày về thời gian điạ điểm, nội dung, kịch bản ( nếu có ) và danh sách ban tổ chức lễ hội:

a/ Lễ hội dân gian đã được tổ chức thường xuyên, liên tục, định kỳ;

b/ Lễ hội lịch sử cách mạng tiêu biểu có ý nghĩa giáo dục truyền thống.

2. Việc báo cáo bằng văn bản về tổ chức các lễ hội quy định tại khoản 1.

Điều này đựoc quy định như sau:

a/ Lễ hội do cấp xã tổ chức phải báo cáo với Phòng Văn hoá - Thông tin ; b/ Lễ hội do cấp huyện tổ chức phải báo cáo với Sở Văn hoá - Thông tin; c/ Lễ hội do cấp tỉnh tổ chức phải báo cáo với Bộ Văn hoá - Thông tin;

3. Sau khi nhận được văn bản báo cáo quy định tại khoản hai điều này, cơ quan Văn hoá - Thông tin có trách nhiệm báo cáo với Uỷ ban nhân dân cùng cấp. Trường hợp do thiên tai, dịch bệnh hoặc an ninh, trật tự mà việc tổ chức lễ hội quy định tại khoản 1 điều này có thể gây ảnh hưởng xấu đến đời sống xã hội ở địa phương thì Uỷ ban nhân dân xem xét và quyết định.

4. Lễ hội do làng, bản tổ chức không phải báo cáo với cơ quan Văn hoá - Thông tin , nhưng phải tuân theo các quy định có liên quan đến Quy chế này.

ĐIỀU 5:

1- Những lễ hội sau đây khi tổ chức phải được phép của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:



a/ Lễ hội tổ chức lần đầu;

b/ Lễ hội lần đầu khôi phục lại sau nhiều năm gián đoạn ;

c/ Lễ hội đã được tổ chức định kỳ nhưng có thay đổi nội dung, thời gian,

địa điểm so với truyền thống;

d/ Lễ hội du nhập từ nước ngoài vào Việt Nam do người nước ngoài hoặc người Việt Nam tổ chức;

đ/ Những lễ hội không thuộc quy định tại Điều 12 của Quy chế này mà kéo dài quá 03 ngày;

e/ Lễ hội tôn giáo vượt ra ngoài khuôn viên cơ sở thờ tự hoặc ở trong khuôn viên cơ sở thờ tự nhưng chưa đăng ký tổ chức hàng năm theo quy định

26/1999/NĐ-CP ngày 19/4/1999 của Chính phủ về các hoạt động tôn giáo.

2- Lễ hội quy định taị các điểm a,b và c khoản 1 Điều này được tổ chức từ

lần thứ hai trở đi , hoặc thường xuyên, liên tục thực hiện theo quy định tại Điều

4 Quy chế này.

ĐIỀU 6:


1 - Hồ sơ xin phép tổ chức lễ hội phải gửi tới Sở Văn hoá - Thông tin trước khi mở lễ hội ít nhất 30 ngày. Hồ sơ xin phép tổ chức lễ hội gồm:

a/ Tờ trình xin phép mở lễ hội của cơ quan tổ chức b/ Văn bản nêu nguồn gốc, lịch sử lễ hội

c/ Thời gian, địa điểm, kế hoạch, chương trình , nội dung lễ hội d/ Danh sách Ban Tổ chức lễ hội

đ/ Văn bản đồng ý của cơ quan ngoại giao ( Đại sứ quán, Lãnh sự, Tổng lãnh sự ) đối với lễ hội du nhập từ nước ngoài do cộng đồng người nước ngoài đang học tập, công tác, sinh sống hợp pháp tại Việt Nam tổ chức

2 - Nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Văn hoá - Thông tin có trách nhiệm thẩm định và trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cấp phép trong thời gian 10 ngày.

3 - Trường hợp được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh Uỷ quyền, Sở Văn hoá-Thông tin thực hiện việc cấp phép. Nếu không cấp phép phải có văn bản trả



lời

ĐIỀU 7.


Lễ hội tổ chức ở địa phương nào, Uỷ ban nhân dân cấp đó có trách nhịêm chỉ đạo và thực hiện việc quản lý nhà nước theo quy định.

ĐIỀU 8.


1. Lễ hội tôn giáo do tổ chức Giáo hội hoặc chức sắc chủ trì phải thực hiện theo quy định tại nghị định số 26/1999/ NĐ-CP ngày 19/4/1999 của Chính phủ về các hoạt động tôn giáo.

2. Nghi thức lễ hội tôn giáo cần có sự kết hợp hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo và cơ quan quản lý văn hoá ở địa phương.

3. Ban tổ chức lễ hội tôn giáo do Giáo hội quyết định trên cơ sở có sự

thống nhất với chính quyền địa phương.

ĐIỀU 9.

Nghi thức của các lễ hội phải được tiến hành trang trọng theo truyền thống có sự hướng dẫn của ngành Văn hoá - Thông tin.



ĐIỀU 10.

Trong khu vực lễ hội, cờ tổ quốc phải treo ở nơi trang trọng, cao hơn cờ

hội và cờ tôn giáo

ĐIỀU 11.


Việc tổ chức những trò chơi dân gian, hoạt động văn nghệ, thể thao trong khu vực lễ hội phải có nội dung bổ ích, lành mạnh, phù hợp với quy mô, tính chất, đặc điểm của lễ hội

ĐIỀU 12.


Thời gian tổ chức lễ hội không kéo dài quá 3 ngày, trừ lễ hội Đền Hùng ( Phú Thọ), lễ hội Chùa Hương ( Hà Tây), Lễ hội Phủ Dầy (Nam Định ), Lễ hội xuân Núi Bà Đen ( Tây Ninh), lễ hội Bà Chúa xứ Núi San ( An Giang ).

ĐIỀU 13.


Tất cả các lễ hội khi tổ chức đều phải thành lập ban tổ chức lễ hội.

1 - Ban tổ chức lễ hội được thành lập theo quyết định của chính quyền cấp tổ chức lễ hội, trừ trường hợp lễ hội du nhập từ nước ngoài do người nước người tổ chức quy định tại điểm c khoản 1 Điều 5 Quy chế này. Đại diện chính quyền làm trưởng ban, thành viên gồm đại diện các ngành Văn hoá - Thông tin, Công an. Tôn giáo, Mặt trận tổ quốc, Y tế , đại diện ngành, đoàn thể hoặc cá nhân khác có liên quan đến việc tổ chức lễ hội.

2 - Ban tổ chức lễ hội chịu trách nhiệm quản lý, điều hành lễ hội theo đúng chương trình đã báo cáo hoặc xin phép, đảm bảo trật tự, an toàn, an ninh, tổ chức dịch vụ ăn nghỉ, vệ sinh chu đáo, bảo vệ tốt di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh, môi trường và quản lý việc thu, chi trong lễ hội.

3 - Trong thời hạn 20 ngày kể từ khi kết thúc lễ hội. Ban tổ chức lễ hội phải có văn bản báo cáo kết quả với chính quyền cấp tổ chức hoặc cơ quan quản lý nhà nước về Văn hoá - Thông tin cấp trên trực tiếp.

ĐIỀU 14.

Người đến dự lễ hội phải thực hiện nếp sống văn minh và những quy định của ban tổ chức lễ hội.

ĐIỀU 15.

1 - Không bán vé vào lễ hội

2 - Trong khu vực lễ hội nếu có tổ chức các trò chơi, trò diễn, biểu diễn nghệ thuật, trưng bày thì được bán vé ; giá vé thực hiện theo quy định của cơ quan tài chính có thẩm quyền.

3 - Tổ chức dịch vụ trong khuôn viên di tích phải theo quy định của ban tổ

chức lễ hội.

ĐIỀU 16.


Nguồn thu từ công đức, từ thiện phải được quản lý và sử dụng theo quy

định của pháp luật.





ĐIỀU 17.

CHƯƠNG III: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH



1 - Cục Văn hoá -Thông tin cơ sở thuộc Bộ Văn hoá - Thông tin có trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Quy chế này trong cả nước.

2 - Thanh tra Văn hoá - Thông tin có trách nhiệm thanh tra, phát hiện và xử

lý vi phạm theo thẩm quyền.

3 - Sở Văn hoá - Thông tin các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện quy chế này ở địa phương.

ĐIỀU 18.

Tổ chức hoặc cá nhân vi phạm các quy định tại Quy chế này, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

ĐIỀU 19.

Quy chế này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quy chế lễ hội ban hành theo quyết định số 636/ QĐ- QC ngày 21/5/1994 của Bộ trưởng bộ Văn hoá - Thông tin





TIN

BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HOÁ THÔNG






Каталог: nonghocbucket -> UploadDocument server07 id50526 114188
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa Dầu Khí Lời mở đầu
UploadDocument server07 id50526 114188 -> MỤc lục mở ĐẦU 10 Xuất xứ của dự án 10
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Thiết kế MÔn học nhà MÁY ĐIỆn lời nóI ĐẦU
UploadDocument server07 id50526 114188 -> ĐỀ TÀi ngân hàng trung ưƠng trưỜng trung cấp kt-cn đÔng nam
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Seminar staphylococcus aureus và những đIỀu cần biếT
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Bài thảo luận Đánh giá chất lượng sản phẩm dầu thực vật Môn Phân Tích Thực Phẩm Nhóm 2 : Hoàng – Hùng Hiếu Hồng
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Luận văn tốt nghiệp gvhd: pgs. Ts nguyền Ngọc Huyền MỤc lục danh mục các chữ viết tắT
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Aïi Hoïc Quoác Gia Tp
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Mục lục Tổng quan về thịt
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Gvhd: Nguyễn Minh Hùng Đề tài: Tìm Hiểu & Nghiên Cứu cpu

tải về 0.78 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương