I- lý do chọN ĐỀ TÀI


NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM GIỮ GÌN BẢN SẮC VĂN HOÁ LÀNG VÙNG ĐỒNG BẰNG VÀ VEN BIỂN NGHỆ AN



tải về 0.78 Mb.
trang5/8
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích0.78 Mb.
#21899
1   2   3   4   5   6   7   8

NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM GIỮ GÌN BẢN SẮC VĂN HOÁ LÀNG VÙNG ĐỒNG BẰNG VÀ VEN BIỂN NGHỆ AN

I. TIỂU DẪN

Ngày nay, nền văn hoá đa dạng của thế giới nói chung và của từng quốc gia nói riêng đang đứng trước nguy cơ mai một, bị đồng hoá, đánh mất những giá trị đích thực của mình. Sự hợp tác kinh tế khu vực và quốc tế, sự trao đổi văn hoá, du lịch thúc đẩy các nước xích lại gần nhau, mở ra chân trời mới về văn hoá . Con người là tài nguyên của quốc gia nằm trong bản sắc văn hoá của dân tộc. Đánh mất bản sắc văn hoá là đánh mất luôn cả nguồn lực con người. Văn hoá của một dân tộc là khuôn viên, là bộ mặt của dân tộc đó. Nói cách khác sức sống của dân tộc được biểu hiện qua trình độ và phát triển của văn hoá, qua bản sắc của văn hoá. Bản sắc văn hoá là "căn cước" để nhận diện giữa các dân tộc; Là căn cứ để khẳng định bản lĩnh của dân tộc. Vì vậy để mất bản sắc văn hoá là để mất bản lĩnh dân tộc, để mất đi tính dân tộc; là dân tộc đó tự đánh mất mình. Do đó giữ gìn bản sắc văn hoá là giữ gìn sự sống còn của dân tộc. Nhất là trong thời kỳ mở cửa hiện nay để hội nhập với văn hoá bên ngoài, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc có tầm quan trọng quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của đất nước.

Nước ta hiện nay, bản sắc văn hoá đang được bảo lưu ở các vùng, miền với những giá trị đích thực của nó. Nhiều giá trị tinh thần, truyền thống trong quan hệ gia đình, làng xóm, thầy trò ... đang được khôi phục, các di sản văn hoá vật chất đang được nhà nước và nhân dân chú trọng tu bổ, tôn tạo. Nhiều hình thức hoạt động văn hoá đa dạng, phong phú, sinh động đang thu hút và đáp ứng được phần nào nhu cầu hưởng thụ văn hoá của nhân dân. Nhưng cùng lúc mặt trái của kinh tế thị trường với khunh hướng "thương mại hoá", với sự xáo trộn về bậc thang giá trị, với sự phục hồi của các hủ tục ... cũng đang tác động ráo riết. Vì vậy việc lựa chọn những giá trị văn hoá dân tộc để gìn giữ trở thành một nguyên tắc rất quan trọng.Để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc, không ngừng đưa nền văn hoá nước nhà phát triển ngày càng tiến

bộ, văn minh, Đảng ta đã có nghị quyết TW lần thứ 5 (khoá VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

Một yếu tố căn bản của bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam, đó là văn hoá gia đình, văn hoá làng . Vì văn hoá gia đình văn hoá làng Việt Nam đã tạo nên văn hoá dân tộc Việt Nam.

Trải qua hàng nghìn năm khai thiên lập địa để tạo nên các làng xã có cuộc sống sầm uất, trù phú, cư dân ở vùng đồng bằng và ven biển Nghệ An đã sáng tạo, xây dựng nên ở mỗi làng xã nơi sinh sống một nền văn hoá cộng đồng vừa phong phú vừa đậm nét sắc thái địa phương và cùng tạo nên những bản sắc văn hoá xứ Nghệ bao đời nay. Truyền thống văn hoá tốt đẹp của các làng vùng đồng bằng và ven biển Nghệ An là di sản văn hoá quý báu của xứ Nghệ và của cả dân tộc. Giữ gìn bản sắc văn hoá, di sản quý báu nói trên là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, là thực hiện nghiêm túc nghị quyết của Đảng trong thời kỳ mới. Với chủ trương lấy nông dân làm địa bàn trọng điểm của công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay của Đảng, thì môi trường văn hoá xã hội làng xã là động lực thúc đẩy cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kỳ đổi mới.

II. NHỮNG GIẢI PHÁP CỤ THỂ ĐỂ GIỮ GÌN BẢN SẮC VĂN HOÁ LÀNG VÙNG ĐỒNG BẰNG VÀ VEN BIỂN NGHỆ AN .



1. Nâng cao nhn thc cho mi người về vic giữ gìn bn sc văn hoá làng, văn hoá dân tc

Một nguyên tắc chung là muốn bảo tồn các di sản văn hoá truyền thống tốt

đẹp của dân tộc nói chung, giữ gìn được các bản sắc văn hoá tốt đẹp của làng xã nói riêng. Trước tiên các cấp các ngành phải tuyên truyền sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân về các chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước về việc giữ gìn bản sắc văn hoá làng, văn hoá dân tộc. Tuyên truyền cho mọi người hiểu biết đầy đủ về nội dung của giá trị văn hoá đó; phải xác định được vị trí, ý nghĩa của chúng trong xã hội hiện đại của chúng ta, có hiểu được sâu sắc vai trò của bản sắc văn hoá đó đối với đời sống hiện nay và của môi trường sống bao quanh chúng ta, thì mới có thể tạo ra được cơ sở thuận lợi cho việc bảo tồn, giữ gìn bản sắc văn hoá. Giữ gìn bản sắc văn hoá là phải có chọn lựa, cái gì còn có giá trị phải được gìn giữ, cái gì trở thành vật cản cần phải dẹp bỏ. Ví dụ lối sống tình nghĩa, về sáng tạo linh hoạt... cần được gìn giữ ; thói cào bằng níu kéo chân nhau không cho người khác hơn mình, lối sống tự túc khép kín không còn thích hợp với xã hội hiện nay thì không nên khôi phục lại. Tình làng nghĩa xóm

thương yêu đùm bọc lẫn nhau, lời hát ru, điệu hát ví, hát giặm những câu ca dao, hò vè, những món ăn ngon... là những thứ không việc gì phải bỏ. Trong số những giá trị cần tiếp tục duy trì trong hành động phải chọn lựa, cái gì có thể duy trì trọn vẹn, cái gì cần phải cải tiến để nó phát triển hơn và phù hợp với yêu cầu của cuộc sống hôm nay và mai sau

Giữ gìn bản sắc văn hoá làng ở đây không có nghĩa là ôm khư khư lấy những giá trị truyền thống của làng , không cho nó thay đổi, mà trái lại phải luôn làm cho nó lớn mạnh hơn , giàu có hơn, bổ sung cho nó những yếu tố mới, tức là phát triển nó

Như đã trình bày ở chương II của luận văn, những đặc trưng bản sắc văn hoá của các làng vùng đồng bằng và ven biển Nghệ An, đó là phong tục tập quán luôn đề cao các giá trị đạo đức, đề cao lòng nhân ái, tình cảm gắn bó từ gia đình, họ tộc; Là lối sống tình làng nghĩa xóm, "Láng giềng thương hơn nương kín", là "bán anh em xa mua láng giềng gần"; Là tình cảm cộng đồng luôn luôn được đề cao. Trong những thập kỷ qua nhờ biết giữ gìn và phát huy được truyền thống sống có tình làng nghĩa xóm, truyền thống cộng đồng của làng xã xưa mà Nghệ An là một trong những tỉnh giành được những thắng lợi lớn trong phong trào xoá đói giảm nghèo, các gia đình nghèo đói được cộng đồng giúp đỡ vốn, kỹ thuật, vật tư đã trở nên những hộ gia đình khá giàu. Tính cộng đồng đã được phát huy và giúp cho các làng xã nâng cấp cơ sở vật chất hạ tầng. Phong trào bê tông hoá đường làng ngõ xóm phát triển mạnh, góp phần làm khởi sắc bộ mặt văn hoá xã hội hội nông thôn.

Truyền thống xây dựng hương ước, khoán ước và làm theo lệ làng là truyền thống tự quản lý xã hội trong làng xã cần được phát huy. Nghệ An cũng là nơi có nhiều hương ước khoán ước cổ còn lưu giữ được, theo kết quả sưu tầm của chi hội văn nghệ dân gian Nghệ An cho biết, "Nghệ An còn có lưu giữ được gần

100 hương ước, khoán ước, thúc ước. Đó là những công cụ để quản lý xã hội của các làng xã vùng đồng bằng và ven biển Nghệ An. Ngày nay trong phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá, toàn tỉnh đã có trên 2000 làng bản, thôn xóm, khối phố xây dựng được các quy ước văn hoá. Nhờ có quy ước văn hoá hướng dẫn nên các làng xã văn hoá đều phát triển đúng hướng.

Truyền thống coi trọng nền luân lý, đạo đức, tính kỷ cương trong phân thứ của các dòng họ ở Nghệ An, cũng là nét bản sắc tiên tiến cần được tích cực giữ gìn và phát huy, để phát triển phong trào xây dựng gia đình văn hoá, gia đình có

cha mẹ hiền từ, con trung hiếu, cháu thảo hiền. Xây dựng được nhiều dòng họ thịnh đạt sẽ có nhiều làng xã phồn vinh và tạo điều kiện thuận lợi cho phong trào chung của địa phương phát triển vững chắc.

Sinh hoạt của văn hoá lễ hội ở Nghệ An là một môi trường đặc biệt đã góp phần tạo nên niềm cộng mệnh, cộng cảm của các thành viên trong làng xã. Nó hướng con người về tình cảm của cội nguồn, cùng gắn với văn hoá du lịch. Hoạt động của các lễ hội đã và đang làm thoả mãn đời sống tâm linh; Làm cho con người hiện đại dường như được tắm trong dòng nước mát của đầu nguồn văn hoá dân tộc, tận hưởng những giây phút thiêng liêng, được sống những giờ phút giao cảm hồ hởi đầy tính cộng đồng để giảm bớt sự căng thẳng, đơn điệu của cuộc sống công nghiệp và máy móc. Nó là môi trường bảo tồn, làm giàu và phát huy nền văn hoá dân tộc

Nghề thủ công truyền thống cũng là một di sản văn hoá quan trọng, là tinh hoa vừa có tính khoa học, vừa có tính nghệ thuật và là yếu tố kinh tế mạnh. Ở các làng xã Nghệ An có tới trăm nghề thủ công truyền thống. Nhiều làng nghề, phường nghề của Nghệ An xa gần biết tiếng. Nghề thủ công của các làng vùng đồng bằng và ven biển Nghệ An không chỉ sản xuất ra các phương tiện, công cụ sản xuất, đồ dùng trong gia đình mà còn sản xuất ra các thứ phục vụ cho văn hoá ẩm thực: ăn, uống và các đồ chơi cho trẻ em. Sản phẩm của nghề thủ công nói chung bền chắc, có chất lượng, một số sản phẩm đạt đến trình độ tinh xảo, đẹp được nhiều nơi ưa chuộng. Trong cơ chế thị trường hiện nay, giữ gìn và phát huy nghề truyền thống vừa là bảo lưu di sản văn hoá của dân tộc, của quê hương, của làng xã ,vừa là đi lên theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá.

Trong những năm gần đây với sự trợ giúp vốn của nhà nước, nhiều nghề thủ công đã được chấn hưng và phát triển mạnh như nghề đan lát mây tre, nghề đóng thuyền ở Nghi lộc, nghề làm Tương ở Nam Đàn, nghề chế biến nước nắm ở Quỳnh lưu, nghề trồng dâu nuôi tằm ở Đô Lương, Nam Đàn v.v đã giải quyết công ăn việc làm cho hàng nghìn người lao động thiếu việc làm, tăng thu nhập cho các gia đình nông dân. Hiện nay toàn tỉnh đã đóng góp xây dựng trên 100 làng nghề và làng có nghề. Trước mắt toàn tỉnh xây dựng 40 làng nghề mây tre đan xuất khẩu, trồng dâu ươm tơ, dệt lụa, dệt thổ cẩm, mộc dân dụng, mộc mỹ nghệ, đá mỹ nghệ. Giải quyết việc làm, ổn định đời sống cho trên 23.600 lao động

Kho tàng ca dao, chuyện kể đến các làn điệu dân ca như hò, vè, ví giặm, trò chơi dân gian... là những món ăn tinh thần không thể thiếu được trong đời sống của người dân ở đây đã được sưu tầm , chắt lọc , nâng cao và đang được thẩm thấu vào tâm hồn của mỗi người.

Trên đây là những đặc trưng văn hoá làng ở vùng đồng bằng và ven biển Nghệ An, ngoài ra còn có nhiều đặc trưng khác nữa cần được giữ gìn và phát huy mà luận văn không có điều kiện nêu hết được.

Biện pháp tốt nhất trong việc nâng cao nhận thức là tuyên truyền giáo dục văn hoá. Các hệ thống thông tin đại chúng báo, đài ... cần tăng cường các chuyên đề, chuyên mục tìm hiểu về văn hoá dân tộc, văn hoá bản địa. Đưa vào trường học một số tiết giới thiệu về văn hoá bản địa, làm cho thế hệ trẻ có điều kiện thẩm thấu được bản sắc văn hoá của địa phương mình. Góp phần tham gia tích cực trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.



2. Tăng cường xây dựng môi trường làng xã văn hoá

Môi trường là khái niệm chỉ sự tổng hoà của các mối quan hệ xã hội, có ảnh hưởng và tác động đến sự hình thành nhân cách của con người. Môi trường là nơi chứa đựng những giá trị văn hoá và diễn ra các giá trị văn hoá, các hoạt động sáng tạo và hưởng thụ văn hoá của con người. Xây dựng môi trường văn hoá đa dạng, phong phú , lành mạnh, có đủ điều kiện về cơ sở vật chất để đáp ứng tốt nhu cầu học tập, hưởng thụ, tiếp nhận thông tin, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vui chơi giải trí của mọi người. . Chăm sóc môi trường thiên nhiên bảo tồn và phát huy các di sản văn hoá của cha ông, tiếp thu những tinh hoa của nhân loại.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ V Ban chấp hành Trung ương Đảng ( Khoá VIII) đã xác định xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh.như sau:" Tạo ra ở các đơn vị cơ sở ( gia đình, làng, bản, xã, phường, khu tập thể, cơ quan, xí nghiệp, nông trường, lâm trường, trường học, đơn vị bộ đội...), các vùng dân cư

( đô thị, nông thôn , miền núi) đời sống văn hoá lành mạnh, đáp ứng những nhu cầu văn hoá đa dạng và không ngừng tăng lên của các tầng lớp nhân dân..."

Với khái niệm và nội dung các nhiệm vụ về môi trường văn hoá và xây dựng môi trường văn hoá như Hội nghị Trung ương V Ban chấp hành Trung ương Đảng ( khoá VIII ) đề ra và các chỉ thị của Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh

Nghệ An. Đối với các làng ở vùng đồng bằng và ven biển Nghệ An cần tập trung những vấn đề sau đây.

Thứ nhất là xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, trong sáng trên cơ sở kế thừa truyền thống tôn sư trọng đạo, truyền thống hiếu học của cha ông trước đây ở các làng xã. Kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục xã hội, giáo dục nhà trường và giáo dục gia đình. Xã hội phải tôn trọng và nâng cao vị trí của người thầy giáo, cách cư xử đúng mực, phù hợp với đạo lý dân tộc. Bên cạnh, người thầy cũng phải tự mình rèn luyện và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tu dưỡng phẩm chất đạo đức của mình.

Tăng cường giáo dục truyền thống cho mọi thế hệ. Ở Nghệ An có bề dày về truyền thống văn hoá và cách mạng, nên việc giáo dục truyền thống, kết nối xưa gần lại nay cho các thế hệ, làm sống lại những sự kiện lịch sử, những chiến công lẫy lừng để cho tất cả những người đang sống có trách nhiệm hơn đối với quá khứ hào hùng của quê hương, của dân tộc. Muốn làm được điều đó, các cấp uỷ Đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể cần phải có kế hoạch đầu tư , tôn tạo lại các di tích lịch sử, các nhà truyền thống v.v.

Thứ hai là xây dựng môi trường thẩm mỹ cho cán bộ và nhân dân. Cụ thể cần có kế hoạch và biện pháp để xây dựng con người Nghệ An nói chung không ngừng nâng cao trình độ hiểu biết, có khả năng khám phá và sáng tạo cái đẹp. Nuôi dưỡng, bồi đắp cho họ về cảm xúc, thị hiếu thẩm mỹ và lý tưởng thẩm mỹ. Tạo điều kiện thuận lợi cho đông đảo cán bộ, nhân dân tiếp cận ngày càng nhiều các tác phẩm, các công trình nghệ thuật của cả nước và quốc tế. Giáo dục nếp sống lành mạnh, phong cách ứng xử có văn hoá cho mọi người. Kế thừa truyền thống nhân ái, nghĩa tình, thuần phong mỹ tục, ngăn chặn sự xâm nhập của những sản phẩm văn hoá có nội dung độc hại.

Thứ ba là xây dựng làng văn hoá, gia đình văn hoá, dòng họ văn hoá. Làng ở vùng đồng bằng và ven biển Nghệ An đã tồn tại lâu đời trong lịch sử. Nó được coi là một đơn vị hành chính, một đơn vị kinh tế và là một cơ sở văn hoá . Trong một chừng mực nào đó, làng ở đây đã quy định cuộc sống ,về cách thức, phương thức làm ăn và cách ứng xử của mỗi người dân sống trong làng. Trong điều kiện cụ thể, làng ở vùng đồng bằng và ven biển Nghệ An tạo cho người dân ở đây một môi trường kinh tế, xã hội và tinh thần khá đầy đủ nên họ có thể dựa vào làng mà sống cả cuộc đời . Vì vậy việc xây dựng từ gia đình đến làng xã văn hoá là hết sức quan trọng.

Muốn thực hiện được những mục tiêu xây dựng môi trường văn hoá , các cấp các ngành cần tăng cường mở cuộc vận động thi đua yêu nước, gắn với phong trào đó là phong trào " Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ". Khuyến khích những nhân tố tích cực, những điển hình tiên tiến trong lao động sản xuất và bảo vệ tổ quốc. Thông qua các phong trào người tốt việc tốt, uống nước nhớ nguồn, xoá đói giảm nghèo, xây dựng gia đình văn hoá, dòng họ văn hoá, làng văn hoá, đơn vị văn hoá nhằm tạo thành sức mạnh đoàn kết của quần chúng nhân dân ở khắp mọi vùng quê, chung sức chung lòng xây dựng cuộc sống mới.

3. Tổ chức thực hiện tốt việc kế thừa và phát huy bản sắc văn hoá làng

3.1. Đối với văn hoá làng truyền thống.

Trên cơ sở các tiêu chuẩn về làng văn hoá của Bộ Văn hoá Thông tin quy định. Ngành Văn hoá Thông tin là cơ quan trực tiếp chỉ đạo, kết hợp với các ban ngành có liên quan phải cụ thể hoá, bổ sung cho sát hợp với tình hình đặc điểm của vùng đồng bằng và ven biển Nghệ An, để chỉ đạo xây dựng làng văn hoá. Có như vậy làng văn hoá Nghệ An mới đậm bản tính tiên tiến và tính đậm đà bản sắc dân tộc của điạ phương và để đảm bảo được yêu cầu trên không thể không hướng dẫn các làng xã xây dựng và thực hiên quy ước văn hoá theo tinh thần chỉ thị số 24/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Trong xây dựng quy ước văn hoá của làng phải chú ý tới các nội dung quan trọng như : Đảm bảo giữ gìn và phát huy thuần phong mỹ tục, thực hiện các hành vi ứng xử văn minh trong giao tiếp, ăn, ở, đi lại ... Xoá bỏ các hủ tục, phát triển các hình thức hoạt động văn hoá lành mạnh, phát huy tình làng nghĩa xóm, đoàn kết, tương thân, tương ái, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng dân cư. Đề ra các biện phát thích hợp góp phần bảo vệ trật tự, trị an trên địa bàn. Phải thường xuyên tổ chức đăng ký, bình xét và đề nghị cấp trên phong tặng danh hiệu văn hoá cho các làng đạt tiêu chuẩn theo đúng "Quy chế phong tặng gia đình văn hoá, làng văn hoá" theo quyết định số 01/2002/QĐ-BVTT, ngày 02 tháng 1 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá Thông tin.

3.2. Tôn tạo và sử dụng các di tích lịch sử văn hoá ở làng .

Bên cạnh việc thực hiện Quy chế quản lý, bảo vệ và sử dụng các di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh Nghệ An của Uỷ ban nhân dân tỉnh giao cho Ngành Văn hoá Thông tin chỉ đạo . Các cấp các ngành cần tăng cường giúp đỡ, hướng dẫn các làng tôn tạo lại các di tích lịch sử văn hoá ở làng như : Đình làng , Chùa làng để

giữ giá trị văn hoá của nó. Phát huy giá trị đó trong đời sống sinh hoạt hiện nay như tổ chức đình làng làm nơi sinh hoạt tập thể, tổ chức vui chơi, sinh hoạt văn nghệ dân gian, lễ hội dưới mái đình để tình cảm cộng đồng được thắt chặt hơn. Tạo điều kiện cho người dân trong làng nhớ về cội nguồn của tổ tiên, nhớ về truyền thống quê hương. Theo các nhà nghiên cứu văn hoá dân tộc thì đình làng, chùa làng là nơi có giá trị về văn hoá tâm linh , tín ngưỡng, quá trình sinh hoạt lễ hội được thể hiện rõ nét của văn hoá làng. Khi tôn tạo cần xem xét điều kiện cụ thể cuộc sống của người dân trong làng, không phô trương mà phù hợp với bối cảnh hiện nay.


3.3. Đối với văn hoá dòng họ:

Nghệ An là một trong những nơi có phong trào tìm về cội nguồn dòng họ: tu bổ, xây dựng nhà thờ họ, quy tập mồ mả, sưu tập gia phả và sinh hoạt họ theo định kỳ truyền thống rầm rộ nhất hiện nay so với cả nước. Vì vậy cần có sự chỉ đạo, hướng dẫn sự phục hồi sinh hoạt dòng họ đúng đắn để phát huy được thuần phong mỹ tục. Vận dụng được kinh nghiệm tổ chức sinh hoạt họ thời xưa như đặt đinh điền, học điền, tổ chức lễ thọ, tổ chức quỹ tương tế trong họ...để động viên con cháu trong dòng họ học tập, lao động tốt như xây dựng quỹ khuyến học, quỹ họ để đặt các giải thưỏng cho con cháu học giỏi, hoàn thành nghĩa vụ của nhà nước, giúp nhau xoá đói giảm nghèo trong dòng họ. Nêu cao truyền thống tôn trọng người già như tổ chức lễ mừng thọ cho người có tuổi chẵn cao trong dịp đầu xuân. Vận động các họ xây dựng tủ sách, báo, tổ chức các câu lạc bộ văn hoá v.v

Trong phục hồi cần tránh các chiều hướng của một số các phần tử lợi dụng tình cảm họ hàng thân thuộc để kéo bè, kéo cánh. Lợi dụng phục hồi để phục hồi luôn cả những hủ tục mê tín dị đoan. Dựa vào thế có người nhà, người trong dòng họ có chức có quyền để bóp méo luật pháp, làm ăn sai trái.

Phát động phong trào xây dựng dòng họ văn hoá như các huyện Đô Lương, Thanh Chương, Diễn Châu theo 8 tiêu chuẩn như sau:

1) Thường xuyên giữ gìn và tăng cường mối đoàn kết trong nội bộ và giữa các dòng họ khác trong địa phương

2) Thường xuyên động viên con cháu phát huy truyền thống tốt đẹp của dòng họ, sống có đạo lý, nghĩa tình. Thực hiện tốt phong trào 5 không:

- Không có người vi phạm pháp luật

- Không có người bỏ học, mù chữ

- Không có hộ đói, hộ nghèo dưới 10%

- Không có người nợ nần dây dưa

- Không có người sinh con thứ 3 trở lên

3) Thường xuyên phát huy, giữ gìn các thuần phong mỹ tục, tiếp thu có chọn lọc các tục lễ cổ truyền. Thực hiện tốt các lối sống văn minh trong tiệc cưới, việc tang, lễ hội. Làm tốt công tác bảo tồn, bảo tàng các di sản văn hoá của dòng họ

4) Thường xuyên chấp hành và thực hiện đầy đủ các chủ trương chính sách của

Đảng, pháp luật của nhà nước và các quy định khác của địa phương

5) Thường xuyên động viên con cháu chăm lo phát triển kinh tế, văn hoá- xã hội

- an ninh quốc phòng, góp phần tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.

6) Có trên 80% gia đình trong dòng họ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá; Nơi thờ

cúng tôn nghiêm, cảnh quan môi trường xanh- sạch đẹp.

7) Phải có quỹ khuyến học và sử dụng có hiệu quả quỹ khuyến học

8) Có danh hiệu học sinh tiên tiến xuất sắc đối với con cháu đang học lớp 1,2,3 và danh hiệu học sinh giỏi huyện trở lên đối với con cháu học lớp 4 trở lên.

3.4. Đối với lễ hội:

Như đã nói ở trên, lễ hội là một hình thức sinh hoạt tín ngưỡng mang tính cộng đồng do nhân dân sáng tạo ra; là môi trường văn hoá để bảo tồn, làm giàu và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.

Lễ hội ở các làng vùng đồng bằng và ven biển Nghệ An rất phong phú, có lễ hội cổ truyền, có lễ hội mới, có lễ hội tín ngưỡng dân gian, có lễ hội lịch sử, có lễ hội tôn giáo ... Cần tích cực tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện đúng quy chế tổ chức lễ hội ban hành kèm theo Quyết định số 39/2991/QĐ-BVHTT ngày 23/7/2001 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá Thông tin. Ngoài việc hướng dẫn, quản lý nói trên, phải coi trọng tính đặc thù, độc đáo riêng của mỗi lễ hội. Tránh tính cào bằng đồng loạt các lễ hội để dẫn đến sự đơn điệu nhàm chán. Phải bằng mọi cách khôi phục, giữ lại những nét riêng của mỗi lễ hội, gắn với truyền thống văn hoá của mỗi vùng, mỗi làng xã.

Trong các lễ hội nói chung, phần lễ có vai trò rất quan trọng có tính khả biến, không thể thay đổi tuỳ tiện theo ý muốn chủ quan. Phải khôi phục lại những nghi thức truyền thống và tuân thủ theo các trình tự của nó. Xây dựng theo một kịch bản , có sự đạo diễn và có luyện tập kỹ càng để nâng cao tính lịch sử của nó. Còn phần hội phải tăng cường các hình thức diễn xướng dân gian, các trò

chơi truyền thống. Ngoài ra cần điều chỉnh, bổ sung những yếu tố mới mang

được hơi thở của thời đại.

3.5. Khôi phục các nghề thủ công truyền thống.

Chúng ta biết rằng, có con người là có văn hoá , sản phẩm thủ công dù ở hình thức nào đều là sản phẩm văn hoá của con người. Nó là tinh hoa, là trí tuệ, nhân văn của cha ông ta trong quá trình lịch sử.

Nghề thủ công truyền thống ở vùng đồng bằng và ven biển Nghệ An rất phong phú và có bề dày về lịch sử. Mấy năm gần đây một số nghề đã được đầu tư phát triển như nghề đan lát mây tre xuất khẩu, nghề đóng thuyền , nghề làm tương, làm nước mắm, ươm tơ, trồng dâu nuôi tằm v.v đã nói ở phần trên. Nhưng chưa thể dừng lại ở con số như vậy mà cần phải tiếp tục khôi phục những nghề truyền thống có giá trị phục vụ cuộc sống sinh hoạt hàng ngày như: nghề làm đồ chơi cho trẻ em ở Tân Lộc ( Diễn Quảng , Diễn Châu); nghề làm võng ở Hoàng La , Phú Hậu (Nghi Thái, Nghi Lộc); nghề làm nón lá, mũ lá ở Thôn Thượng, Mỹ Thôn ( Hưng Phúc, Hưng Nguyên ); nghề làm áo tơi ở Chợ Cồn ( Thanh Chương ); nghề đan thuyền ở Phong Thành ( Nghi phong, Nghi Lộc ); nghề chế biến rươi ở Phúc Mỹ (Hưng Châu, Hưng Nguyên) v.v. Không những chỉ khôi phục mà cần phải đầu tư về vốn, kỹ thuật để những nghề thủ công truyền thống này từ chỗ sản xuất ra những mặt hàng tự cung tự cấp sang sản phẩm hàng hoá. Trong việc khôi phục các nghề thủ công truyền thống cần khai thác các sự tích , thần tích, tổ sư nghề và tổ chức tốt các ngày giỗ, ngày lễ gắn với hoạt động nghề nghiệp.

Việc khôi phục nghề, làng nghề thủ công truyền thống cũng là góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá làng vùng đồng bằng và ven biển Nghệ An. Biện pháp tốt nhất hiện nay là các cơ quan chức năng cần phải tập hợp những sản phẩm, những công cụ thủ công để làm một bảo tàng lưu trữ nhằm tôn vinh văn hoá hữu thể của cha ông . Tổ chức gặp gỡ các nghệ nhân, các nhà nghiên cứu để khôi phục các nghề, làng nghề thủ công truyền thống . Tổ chức thi tay nghề cho các nghệ nhân tài năng , triển lãm các sản phẩm thủ công truyền thống của các làng. Tổ chức cho các hoạ sỹ, kỹ sư, thâm nhập vào các làng nghề và các làng có nghề thủ công truyền thống để họ giúp bà con cải tiến mẫu mã , kỹ thuật để các sản phẩm thủ công làm ra đáp ứng với cuộc sống sinh hoạt và có giá trị trên thị thường hiện nay trong nước và quốc tế. Các cơ quan ban ngành tạo điều kiện cho các người làm nghề thủ công truyền thống đi tham quan du lịch , học hỏi

kinh nghiệm, mở rộng giao lưu để họ nhanh chóng tiếp thị với thị trường, làm bạn với khách hàng trong và ngoài nước . Đó cũng là điều kiện để hàng thủ công truyền thống vùng đồng bằng và ven biển Nghệ An phát triển, làm giàu cho quê hương và cũng là tôn vinh, bảo vệ di sản văn hoá vật thể và phi vật thể của vùng quê xứ Nghệ, của dân tộc.

3.6. Tăng cường các sinh hoạt văn hoá, văn nghệ dân gian truyền thống của làng.

Sinh hoạt văn hoá, văn nghệ dân gian ở làng là món ăn tinh thần thường xuyên của mọi người dân lao động ở cơ sở. Nó tạo điều kiện cho người lao động vừa được hưởng thụ, vẫn có điều kiện trực tiếp tham gia và sáng tạo. Đó là mặt ưu trội của sinh hoạt văn hoá văn nghệ dân gian bản địa tại các cộng đồng dân cư, mà không một loại hình văn hoá văn nghệ chuyên nghiệp nào của nhà nước thay thế được. Vì vậy phải tạo ra sinh hoạt văn hoá ở các vùng làng như: tổ chức hội diễn văn nghệ quần chúng như thi hát dân ca, hát tuồng, kể chuyện, hội thi thể thao, thi nấu các món ăn truyền thống của làng, tổ chức các trò chơi dân gian vào các dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước hay dịp đầu xuân năm mới, ngày hội làng. Gần đây nhiều nơi đã tổ chức được " Làng vui chơi làng ca hát" như ở Đô Lương, Nam Đàn, Yên Thành ... Đây là một sáng tạo mới cần được nhân rộng.

Song song với việc thường xuyên tổ chức các sinh hoạt văn hoá, văn nghệ ở các làng, cần đẩy mạnh phong trào viết xã chí, viết lịch sử các làng, khối phố. Trong những năm gần đây, nhiều địa phương đã tổ chức viết được lịch sử làng xã và đã có tác dụng tốt, làm cho mọi người hiểu biết sâu sắc thêm giá trị văn hoá của lịch sử quê hương, nâng cao cho họ lòng tự hào dân tộc.

3.7. Xây dựng thiết chế văn hoá thông tin, thể thao.

Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật của thiết chế văn hoá thông tin, thể thao cho các làng, khối phố, đơn vị. Mỗi làng tối thiểu phải có một hội quán (hoặc nhà văn hoá) một sân chơi thể thao để hoạt động thường xuyên sau giờ làm việc, một trạm truyền thanh, một số phương tiện để sinh hoạt văn hoá như: sách báo, nhạc cụ, tăng âm, loa máy. Tủ sách, báo đặt ở hội quán cùng với các phương tiện sinh hoạt văn hoá thể thao khác sẽ tạo ra một đời sống tinh thần phong phú, lành mạnh cho người dân trong làng. Và mỗi làng cần có một cán bộ phụ trách công tác văn hoá, văn nghệ của làng được hưởng chế độ chính sách lấy từ nguồn nhân dân đóng góp, từ nguồn phúc lợi của làng

Đặc biệt là mở rộng xã hội hoá công tác giữ gìn bản sắc văn hoá truyền thống của các làng xã nói chung. Huy động nội lực của nhân dân, sự tham gia đóng góp của mọi người, mọi gia đình, của các đoàn thể quần chúng, của các tổ chức chính trị xã hội trong các làng xã. Nhất là các mạnh thường quân là con em của làng, của địa phương trong việc đầu tư cơ sở vật chất.

Để các giải pháp nêu trên có tính khả thi cao, thì phải tăng cường đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động mọi người, mọi gia đình. Trước hết là trong đội ngũ cán bộ, đảng viên về tầm quan trọng của công tác văn hoá thông tin ở cơ



sở, về ý nghĩa chính trị sâu sắc của việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc .




1. Kết luận

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ



Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích ở các chương trên, chúng tôi rút ra kết luận như sau:

1) Văn hóa làng vùng đồng bằng và ven biển Nghệ An được hình thành và phát triển trên một cơ tầng văn hoá nông nghiệp lúa nước Đông Nam Á, giàu truyền thống văn hiến, có một kho tàng văn hoá dân gian mà đặc sản là các làn điệu dân ca như: hò, vè, ví giặm..., các dòng họ văn hoá nổi tiếng về khoa bảng và có công lớn đối với đất nước; lại nằm trên giao điểm của 2 luồng văn hoá lớn là văn hoá Trung Hoa và văn hoá Ấn Độ. Do vậy văn hoá làng vùng đồng bằng và ven biển Nghệ An mang những nét cơ bản phổ biến nhất của văn hoá làng xã truyền thống Việt Nam.

Các sinh hoạt văn hoá cộng đồng trong lễ hội, trong các làng nghề, các dòng họ cũng như trong các nội dung của sinh hoạt văn hoá văn nghệ dân gian ở các


làng đã phản ánh lên quá trình hình thành văn hoá trong buổi bình minh của các làng vùng đồng bằng và ven biển Nghệ An.

2) Diện mạo của văn hoá làng vùng đồng bằng và ven biển Nghệ An vừa tồn tại văn hoá làng cổ truyền vừa phong phú những nét văn hoá mới. Nó đã thể hiện được sự bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống; thể hiện được tính kế thừa và liên tục phát triển, tiến bộ nhưng mang đậm sắc thái xứ Nghệ.

Khi nghiên cứu các đặc trưng văn hoá làng truyền thống của vùng đồng bằng ven biển Nghệ An, chúng tôi thấy tính cộng đồng luôn luôn được đề cao, tình làng nghĩa xóm luôn được coi trọng, luôn luôn hướng về tình cảm cội nguồn là những đặc điểm nổi bật tiêu biểu trong văn hoá của các làng.

3) Văn hoá làng vùng đồng bằng và ven biển Nghệ An không chỉ phản ánh lịch sử hình thành các dòng họ, mà còn là bức tranh thu nhỏ tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước hào hùng, vĩ đại của dân tộc.

Những đặc trưng cơ bản của lịch sử dân tộc như chống lũ lụt, chống giặc ngoại xâm, mở mang phát triển công nghệ, đáp ứng nhu cầu của xã hội và các sự kiện lịch sử tiêu biểu của đất nước đều ghi dấu ấn, đậm nét trong văn hoá làng vùng đồng bằng và ven biển Nghệ An.

4) Văn hoá làng đồng bằng và ven biển Nghệ An thể hiện tâm lý gắn bó sâu nặng với nơi chôn rau cắt rốn của người dân xứ Nghệ. Tâm lý hướng nội và hướng về cội nguồn dân tộc, đề cao lối sống có trách nhiệm với cộng đồng, đặt quyền lợi của cộng đồng cao hơn lợi ích của cá nhân, đề cao lối sống vì nghĩa, thương người, tự hào về quê hương bản quán. Tính cách con người xứ Nghệ chịu ảnh hưởng của nền văn hoá Nho giáo nhiều hơn nên trong lễ hội , tín ngưỡng, tôn ty trật tự trong gia đình, trong dòng họ cũng nghiêm ngặt, chặt chẽ, kỷ cương hơn những nơi khác. Nếp sống chịu thương chịu khổ, tiết kiệm, thuỷ chung với đồng đất quê hương của mỗi người dân xứ Nghệ sống trong vùng khí hậu khắc nghiệt, nắng lắm, mưa nhiều, lụt lội triền miên.

5)Văn hoá làng ở vùng đồng bằng và ven biển Nghệ An là kho tàng trí thức đúc kết triết lý sống, kinh nghiệm ứng xử của người dân xứ Nghệ với thiên nhiên và xã hội tạo nên những giá trị tinh thần đặc sắc, góp phần làm nên những sắc thái văn hoá riêng của một vùng đất địa linh nhân kiệt, cách mạng kiên cường.

Tính địa phương của văn hoá làng đã làm nổi bật bản sắc văn hoá làng xứ

Nghệ qua truyền thống hiếu học, khổ học của các dòng họ, qua sự phong phú

của các di tích lịch sử, các loại hình lễ hội, các sinh hoạt tâp quán trong đời sống hàng ngày. Đặc biệt là qua văn hoá nghề, hơn 100 nghề thủ công truyền thống với sắc thái văn hoá tằm tơ, canh cửi, rèn đúc, chế biến nông sản, hải sản. Có những nghề không mấy nơi có được như nghề dạy học (thầy đồ xứ Nghệ).

Sắc thái của văn hoá vùng đồng bằng và ven biển Nghệ An có bề dày lịch sử về lập làng, giữ nước được thể hiện khá rõ trong hệ thống lễ hội lịch sử, trong tín ngưỡng dân gian. Hệ thống của văn hoá tín ngưỡng, tâm linh vừa hoành tráng về màu sắc, vừa trang nghiêm trong nghi lễ, lại vừa tưng bừng trong các trò diễn của lễ hội đã cho ta hình dung được trình tự nghi thức tế thần, thờ phụng tổ tiên thửa xưa của vùng đất này.

6) Mặc dầu đã có phần mất mát, phai nhạt, trải qua nhiều chế độ chính trị xã hội, nhưng nét văn hoá truyền thống luôn luôn được người lao động trong các làng xã trân trọng và giữ gìn, vừa làm nội lực vừa là chất kháng thể để tự chống lại sự đồng hoá của văn hoá ngoại lai. Việc dựa trên cơ sở văn hoá làng truyền thống để xây dựng làng văn hoá hiện nay là sự phát triển theo đúng ý Đảng, lòng dân nên kết quả đạt được rất tốt đẹp, chỉ tính từ năm 1987 đến nay toàn tỉnh Nghệ An có 380.281 gia đình văn hoá, 485 làng, bản, khối phố, đơn vị văn hoá.

Kết quả phong trào xây dựng gia đình văn hoá, xây dựng làng văn hoá trong những năm qua không những giữ gìn, phát huy được yếu tố văn hoá truyền thống của làng xã trước đây, mà còn tăng thêm về cơ sở vật chất cho các thiết chế văn hoá của làng xã hiện nay. Đặc biệt là góp phần tích cực trong phong trào xoá đói giảm nghèo của tỉnh nhà.

2. Kiến nghị.

Trong luận văn này tác giả xây dựng một số giải pháp để giúp cho các nhà lãnh đạo các nhà quản lý văn hoá có thêm căn cứ khoa học trong việc tổ chức chỉ đạo và hoạt động văn hoá nhằm giữ gìn bản sắc văn hoá truyền thống của làng, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn Nghệ An. Luận văn còn là một tài liệu trong việc nghiên cứu giới thiệu kho tàng văn hoá truyền thống của các làng vùng đồng bằng và ven biển Nghệ An, mà văn hoá làng truyền thống ở đây là di sản văn hoá quý báu của cả xứ Nghệ, của cả dân tộc.Vì vậy, khi nghiên cứu vấn đề này tác giả có những kiến nghị như sau.

1. Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An, các ngành các cấp liên quan cần tăng cường đầu tư về thời gian và kinh phí trong việc tổ chức nghiên cứu, sưu tầm các giá trị văn hoá làng. Sở Văn hoá Thông tin, Hội văn học dân gian Nghệ An là hai đơn vị chủ trì , phối hợp tổ chức, lên kế hoạch về thời gian và kinh phí, động viên mọi người tham gia công tác sưu tầm, nghiên cứu. Tập huấn cho các cán bộ nghiên cứu những kinh nghiệm để họ có điều kiện sưu tầm nghiên cứu những giá trị văn hoá đang tiềm ẩn trong nhân dân.

2. Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ hoạt động văn hoá và quản lý văn hoá ở cơ sở, mỗi xã phường hiện nay phải có một cán bộ làm công tác văn hoá có trình độ trung cấp trở lên và được hưởng mọi chế độ, quyền lợi như một cán bộ trong biên chế ở xã phường. Có như vậy số cán bộ này mới yên tâm công tác và học tập để nâng cao trình độ, tham mưu cho các cấp chính quyền tổ chức chỉ đạo nhân dân xây xựng đời sống văn hoá ở cơ sở được tốt hơn.

3. Tăng cường đầu tư kinh phí để tôn tạo các di tích lịch sử văn hoá, lịch sử cách mạng. Xây dựng nơi di tích thành những điểm du lịch để thu hút mọi người dân đến tham quan .Tạo điều kiện cho họ càng thẩm thấu hơn các giá trị văn hoá của quê hương mình, để họ có điều kiện tham gia tốt việc xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc xứ Nghệ. Góp phần cho việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam.


Каталог: nonghocbucket -> UploadDocument server07 id50526 114188
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa Dầu Khí Lời mở đầu
UploadDocument server07 id50526 114188 -> MỤc lục mở ĐẦU 10 Xuất xứ của dự án 10
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Thiết kế MÔn học nhà MÁY ĐIỆn lời nóI ĐẦU
UploadDocument server07 id50526 114188 -> ĐỀ TÀi ngân hàng trung ưƠng trưỜng trung cấp kt-cn đÔng nam
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Seminar staphylococcus aureus và những đIỀu cần biếT
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Bài thảo luận Đánh giá chất lượng sản phẩm dầu thực vật Môn Phân Tích Thực Phẩm Nhóm 2 : Hoàng – Hùng Hiếu Hồng
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Luận văn tốt nghiệp gvhd: pgs. Ts nguyền Ngọc Huyền MỤc lục danh mục các chữ viết tắT
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Aïi Hoïc Quoác Gia Tp
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Mục lục Tổng quan về thịt
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Gvhd: Nguyễn Minh Hùng Đề tài: Tìm Hiểu & Nghiên Cứu cpu

tải về 0.78 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương