I- lý do chọN ĐỀ TÀI



tải về 0.78 Mb.
trang3/8
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích0.78 Mb.
#21899
1   2   3   4   5   6   7   8
2.2. Tôn giáo.
Ngoài những tín ngưỡng bản địa nói trên, một bộ phận dân cư ở các làng xã và vùng đồng bằng ven biển Nghệ An còn thờ đạo Phật, đạo Nho, đạo Giáo, đạo Thiên Chúa. Đó là những tôn giáo ngoại nhập.

2.2.1. Đạo Phật.
Đạo Phật ở Việt Nam được du nhập từ Trung Quốc sang từ thế kỷ thứ VI. Đến thế kỷ thứ IX đã phát triển mạnh và hình thành những trung tâm lớn như: trung tâm Luy Lâu ở Thuận Thành - Hà Bắc (thuộc dòng Thiên Đàng), trung tâm ở Hoa Lư thuộc dòng Vô ngàn Thương (dòng Thịnh Đạt). Khi đạo Phật đã trở thành Quốc giáo thì ảnh hưởng của đạo Phật xuống tận các làng xã. Khắp nơi xây chùa thờ Phật. Đạo Phật vùng đồng bằng và ven biển Nghệ An tuy không phát triển mạnh như ở Bắc bộ, nhưng có nhiều chùa chiền thờ Phật như: Chùa Trả ở Dị Nậm, chùa Bảo Minh ở Thiện Kỵ, rồi chùa La Hán, chùa Bụt Mọc , chùa Rồng chùa Phượng ... ở Quỳnh Lưu; chùa Diệc , chùa Cần Linh ở thành phố Vinh; chùa Phật Hoàng Tử, chùa Bốn ở Diễn Châu.

Đạo Phật là một đạo hướng thiện, khuyên con người ta tu nhân tích đức, sống từ bi bác ái, nó phù hợp với đạo lý truyền thống của người Việt Nam nói chung, của các cư dân vùng đồng bằng và ven biển Nghệ An nói riêng. Đó là lòng thương người như thể thương thân, nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng... Nên giáo lý đạo Phật đã góp phần tạo nên bản sắc văn hoá cả dân tộc nói chung, của văn hoá làng vùng đồng bằng ven biển Nghệ An nói riêng.



2.2.2. Đạo Nho.
Đạo Nho thâm nhâp vào Việt Nam ta từ thời Bắc thuộc. Các Thái thú Tích Quang, Nhâm Diên, Sỹ Nhiếp là người trực tiếp đưa đạo Nho vào nước ta. Giáo lý của đạo Nho là tạo ra một xã hội kỷ cương, phép tắc trên dưới . So với đạo Phật, đạo Nho là một công cụ quản lý trị nước rất hiệu quả, rất cần thiết cho việc củng cố chế độ trung ương tập quyền, nên được các triều đại phong kiến Việt Nam rất tích cực tận dụng và phát huy. Nhất là thời kỳ Lý-Trần, các khoa thi để phổ biến học thuyết đạo Nho đã phát triển đến tận các làng xã. Thời Lê- Trịnh (1663) đã ban bố 24 điều giáo hoá theo lý thuyết đạo Nho xuống tận các làng xã, và đạo Nho từ chỗ chèn lấn đạo Phật đến chiếm vị trí độc tôn ở nước ta. Người dân ở các làng xã vùng đồng bằng ven biển Nghệ An vốn nổi tiếng hiếu học, đua nhau qua "Cửa Khổng Sân Trình" và đã tạo ra một tầng lớp Nho sĩ đông đảo. Số đậu đạt cao ra làm quan, số còn lại làm nghề dạy học (dạy Nho học). Đội ngũ thầy đồ xứ Nghệ được cả nước biết đến và mến phục. Vì có một đội ngũ hạt nhân của Đạo Nho đông đảo như vậy nên đạo Nho đã ảnh hưởng rất sâu sắc trong các làng xã ở Nghệ An nói chung. Những người bình dân ở các làng xã vùng đồng bằng và ven biển Nghệ An mặc dầu không biết rõ Khổng Tử người khai sinh ra đạo Nho là ai, nhưng lại rất hiểu rõ đạo Vua, Tôi, Cha, Con và Thầy trò (Quân- Sư- Phụ), về nội dung của thuyết "Tam cương Ngũ thường", rất hiểu về lễ nghi cưới hỏi theo "Chu Công lục lễ", tang chế cha mẹ theo " Thọ Mai gia lễ". Người phụ nữ hiểu rõ đạo " Tam tòng, Tứ đức"... của nho Giáo.

Nhưng Nho giáo thâm nhập vào Việt Nam nói chung, các làng xã ở Nghệ An nói riêng, khi ở đây đã có một bề dày về đạo lý: hiếu thuận "thương người như thể thương thân", "nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng", lại thêm được thấm nhuần tính bác ái, từ bi của đạo Phật. Vì vậy tinh thần, nội dung của đạo Nho ở các làng vùng đồng bằng và ven biển Nghệ An không nặng nề hà khắc theo giáo lý, mà nó được mềm hoá đi.



2.2.3.Đạo Lão.
Cùng với đạo Nho, đạo Lão từ Trung Quốc sang Việt Nam khá sớm. Đây là một đạo ra đời trên cơ sở tín ngưỡng thần tiên và phương thuật cổ đại. Đạo quan niệm về ngũ hành, sấm vĩ "Trời và người cảm ứng" v.v... Đạo đề ra nhiều phép tu luyện để được " Trường sinh bất tử". Giáo lý của đạo Giáo đã bắt gặp được tín ngưỡng dân gian nên được phát triển mạnh trong một bộ phận cư dân ở các làng xã. Các làng vùng đồng bằng và ven biển Nghệ An đã mọc lên nhiều "tĩnh

điện" "am miếu" đó là cơ sở của Đạo Lão. Có nhiều đạo sĩ nổi tiếng như Nguyễn Đức Huyên (còn gọi là Tả Ao) Nguyễn Thiếp (còn gọi là La sơn Phu Tử) , Lê Quý Đôn v.v... Mặc dầu đạo Giáo đã bị suy tàn nhưng ảnh hưởng của nó vẫn còn đậm nét trong văn hoá làng Nghệ An, ảnh hưởng đến các phong tục tập quán của nhân dân như xem ngày giờ, bói toán, chiêm nghiệm, ăn chay nằm mộng... khi làm nhà, cưới hỏi, giao dịch.



2.2.4. Đạo Gia Tô.
Đến thế kỷ XVI một tôn giáo mới từ phương Tây thâm nhập vào nước ta, đó là đạo Gia Tô giáo. Gia Tô giáo vốn là một đạo của người nghèo, về sau bị bọn thống trị lợi dụng để bành trướng, xâm lược các nước bên ngoài. Vì giáo lý của đạo Gia Tô mâu thuẫn với Nho giáo, giáo lý Gia Tô giáo không thừa nhận việc thờ thần thánh, không thừa nhận việc thờ tổ tiên, chỉ có thờ phụng chúa ZêSu là duy nhất. Chúa trên tất cả, trên cả cha mẹ sinh ra mình. Vì vậy buổi đầu nó không vào được Việt Nam vì không có đất để phát triển. Mãi đến cải cách của Vaticăng II(1936), giáo lý Gia Tô giáo có tính khoan dung hơn, nhất là từ khi việc truyền đạo của Gia Tô được Pháp bảo trợ. Thực dân Pháp đã gắn liền sự truyền đạo với chính sách xâm lược nước ta, Nghệ An là một trong những trung tâm lớn của đạo Gia Tô ở Việt Nam.

Năm 1840, Đức cha Grêgôrio đã ban sắc thành lập giáo phận Vinh gồm ba tỉnh Nghệ-Tĩnh-Bình ngày nay, và giao cho một giám mục người Việt Nam là đức cha Ngô Gia Hậu, người đầu tiên làm đại diện tổng toà giáo phận Vinh. Dưới tổng toà giáo phận Vinh là các thừa sai, linh mục, chủng sinh, thầy giảng, tu sĩ, giáo xứ và giáo dân.

Cũng như ở các vùng khác, Gia Tô giáo vào Nghệ An bằng các con đường truyền đạo của các cha cố. Các cha cố bước đầu truyền đạo vào các làng chài ven biển rồi dần tiến sâu vào đồng bằng, lên cả miền núi vùng đồng bào dân tộc thiểu số như ở các bản dân tộc Thái ở Kênh Tráp ( Tương Dương). Nhưng phát triển mạnh hơn là ở các huyện Nghi Lộc, Diễn Châu, Nam đàn, Đô Lương, Quỳnh Lưu. Riêng ở Nghi Lộc có đến 3 giáo xứ như: xứ Xã Đoài (Nghi Diên), xứ Lộc Mỹ (Nghi Quang), xứ Lộc Thạch (Nghi Thạch). Các huyện Diễn châu, Nam đàn, Đô Lương, Quỳnh Lưu, đều mỗi nơi mỗi xứ. Gia Tô giáo vào đứng chân và phát triển được là nhờ sự bảo trợ của thực dân Pháp để phục vụ cho chính sách xâm lược của chúng. Mặt khác, các cha cố đã biết khuếch trương các huyền thoại của đức chúa trời để mê hoặc lòng người. Hơn nữa, sự khủng hoảng

sâu sắc của chế độ phong kiến đương thời đã gây ra nghèo đói bần cùng cho người dân lao động. Người lao động theo đạo Gia Tô trước hết là để được hưởng một số quyền lợi về kinh tế, chính trị của bọn thực dân và các cha cố hứa hẹn. Nhưng người dân ở các làng xã theo Gia Tô giáo vẫn không quên thờ tổ tiên, không quên Tổ Quốc, vẫn sống phúc âm trong lòng dân tộc như Nguyễn Trường



Tộ...
Đạo Gia Tô là một yếu tố văn hoá tâm linh đáng kể của làng xã vùng đồng bằng ven biển Nghệ An.

2.3.Phong tục tập quán.
Phong tục tập quán ở các làng xã và vùng đồng bằng ven biển Nghệ An có nhiều. Trong luận văn này chỉ đề cập đến một số phong tục tiêu biểu cho bản sắc của văn hoá làng như: phong tục cưới hỏi, tang ma, lễ hội, tôn trọng người già, cổ vũ việc học...

2.3.1. Phong tục cưới hỏi.
Cũng như nhân dân cả nước, nhân dân ở các làng vùng đồng bằng và ven biển Nghệ An coi việc cưới là việc hệ trọng của đời người. Trước đây tục cưới ở nước ta được tổ chức theo "Chu công lục lễ", sách của Chu Hy đời Tống (Trung Quốc) soạn ra. Lục lễ gồm 6 lễ như sau:

+ Lễ nạp thái: là lễ đôi bên nhà trai, nhà gái trao đổi sự đính ước. Nhà trai

đem tới nhà gái một con chim Nhãn với ý nghĩa là đã chọn có nơi.
+ Lễ vấn danh: là lễ hỏi họ tên, tuổi người con gái, tên tuổi của người mẹ.
+ Lễ nạp cát: là lễ chấp nhận sự đính ước sau khi nhà trai đã so đôi tuổi và tuổi đôi bên đã hợp nhau.

+ Lễ nạp tệ (tệ là lụa): là lễ ăn hỏi. Nhà trai mang lụa đến nhà gái để chứng tỏ việc lứa đôi là chắc chắn.

+ Lễ thỉnh kỳ: là lễ xin cưới. Nhà trai nộp lễ vật theo lời thách của nhà gái và xin định ngày cưới.

+ Lễ thân nghinh: là lễ cưới (còn gọi là lễ nghinh hôn). Nhà trai tới rước dâu về.



Ngoài ra còn nhiều thứ lễ khác nữa như: lễ gia tiên, lễ tơ hồng, lễ mừng ông

bà...

Ngày xưa tục cưới theo lục lễ trên được quy định khá nghiêm ngặt.



Sách vở ghi: "Lục lễ bất vinh, trinh nữ bất hành". Nhưng nhân dân lao động ở các làng xã vùng đồng bằng ven biển Nghệ An lại thường theo thông tục (như tập quán vậy), chỉ gồm có mấy lễ sau:

+ Lễ đi dạm: do nhà trai chủ động mà rất đơn giản, chỉ vài gói trà, vài ba phong bánh Khảo.

+ Lễ ăn hỏi: tuỳ từng gia đình nhưng nói chung cũng nhẹ nhõm, thông thường là trầu cau, bánh quả.

+ Lễ cưới, tiếp luôn là đưa dâu, thường trong một ngày.


+ Lễ lại mặt: cặp vợ chồng mới về thăm bố mẹ vợ với một mâm xôi, cái thủ

lợn.


Về tiêu chuẩn hôn nhân của tầng lớp lao động rất thiết thực. Họ không quan

tâm lắm đến vấn đề "Môn đăng hộ đối" mà chỉ mong có được cuộc sống hạnh phúc trong gia đình, thuận hoà:

" Tham nơi sây trấy (trái) rậm cành


Ham nơi có chị có anh mà nhờ"
Đa số người lao động ở các làng xã vùng này không quá coi trọng về tài sản trong quan hệ hôn nhân, vì thói thường ham giàu hay gặp cảnh:

" Tưởng lăn vô (vào) đó mà nhờ


Ai ngờ thấp ruộng, cao bờ khó khăn"

Hoặc

"Khó ta đắp đổi lần hồi
Giàu người đã dễ được ngồi mà ăn"

Họ coi trọng tình yêu chân chính và hạnh phúc của đôi lứa là trên hết: " Không tham nhà ngói bức bàn



Nhà tre quét sạch thanh nhàn là hơn"

Hoặc:

"Râu tôm nấu với ruột bầu
Chồng chan, vợ húp gật đầu khen ngon"

Nhan sắc với người dân lao động ở đồng bằng và ven biển Nghệ An chưa phải là lý tưởng nếu như đẹp không có cái nết đi kèm theo

"Xấu người đẹp nết, còn hơn đẹp người


Và xu hướng chung là muốn hỏi dâu và gả rể ở nơi gần". "Con gái mà gả chồng gần

Có bát canh cần nó cũng đem cho. Hoài con mà gả chồng xa

Cũng bằng Khái bắt tha ra ngoài rừng"
Tóm lại quan niệm về hôn nhân cũng như tổ chức cưới hỏi ở các làng vùng

đồng bằng và ven biển Nghệ An trước đây khá lành mạnh, chân tình, nồng hậu.


2.3.2. Phong tục tang ma.
Phong tục tang ma của nhân dân ta trước năm 1945 được tổ chức phỏng theo sách "Thọ mai gia lễ", một cuốn sách hướng dẫn các nghi lễ làm ma chay theo quan điểm chính trị, tư tưởng của giai cấp phong kiến đương thời. Nội dung sách là một hệ thống phép tắc về việc chôn cất người chết theo "lễ" của đạo Nho vừa rườm rà , hà khắc nặng nề tốn kém thời gian và tốn kém tiền của lại chứa đựng nhiều điều bất công và giả tạo.

Việc tang xưa của các làng đồng bằng và ven biển Nghệ An cũng bị ảnh hưởng nặng nề của sách "Thọ mai gia lễ".

Khi có người thân chết người ta làm lễ nhập quan, làm lễ phúng viếng trước lúc đưa đám, có lễ chuyển cửu đám ma, lễ hạ huyệt. Sau khi chôn xong còn tổ chức làm lễ ba ngày (hoặc 50 ngày) lễ 100 ngày, rồi giỗ tiểu tường rồi giỗ đại tường. Đặc biệt là phải mời phường kèn trống. Có nơi làm nhà táng , mái lợp bằng bánh khô (bánh đa). Đưa ma phải đi thật chậm, cứ ba bước lại lùi một bước. Nhà giàu thì phải nghỉ hai lần dọc đường. Thường con cháu của người mất phải chịu nhập liệm và khiêng vác, không được thuê mướn người ngoài. Có nơi khi nhập liệm phải dỡ ngói, tranh cho hồn còn bay đâu đó về nhập xác. Người ta hô ba hồn bảy vía đối với nam, ba hồn chín vía đối với nữ. Đưa tang và hạ huyệt cũng phải chọn giờ, chon ngày. Mới chôn đắp mộ hình dài, khi cải táng mới đắp mộ hình tròn. Đối với người đi biển khi táng xong phải có con thuyền úp trên mộ. Tang phục bằng vải xô, con gái một tai (một chóp), con dâu hai tai, con trai thắt dây chuối và vấn "cha đưa mẹ đón", cha gậy tre mẹ gậy vông. Thời gian chịu tang là hai năm ba tháng, sau ba năm mới cải táng.

Người ta cho nghĩa tử là nghĩa tận, nên hàng xóm đều tiễn đưa người quá cố về nơi an nghỉ cuối cùng. Hương ước của nhiều làng đã ghi về việc tang là: "

Gia đình phải lấy chữ kiệm ước làm đầu không được xa xỉ, còn làng nước phải hết lòng giúp đỡ. Khi chôn cất người qua đời, ai có trọng tang tiểu cớ thì không được đưa ma, còn tất cả phải đi đưa ma để tỏ ý trọng hậu người chết. Giúp đỡ hay đi đưa ma về không được sách nhiễu tang chủ bất cứ điều gì lớn nhỏ ".

Khoán ước của làng Quỳnh Đôi còn ghi cả trách nhiệm của các hương lão, chức sắc của làng đối vớí gia đình có tang như sau: " Từ nay trong phe có quản việc hương lão, chức sắc và những người ngoài 60 tuổi. Nếu nhà bần bạc có việc tang, nhà tang chủ trình phe xin tống táng thì phe cấp các nghi trượng để tống táng, còn như lễ kính biếu phe chẳng kỳ phải có hay không ".

Nhìn chung việc tang ma trong các làng đều được họ hàng, làng xóm lo liệu. Sống có họ đang, làng xóm ; chết có xóm làng, họ đang. Tính cộng đồng rất rõ, là nét văn hoá trong cuộc sống của người dân ở vùng này
2.3.3 Phong tục làm nhà:
Cũng như các địa phương khác ở vùng Hà Tĩnh. Người dân vùng đồng bằng và ven biển Nghệ An rất coi trọng việc làm nhà ở, dù nhà tre, nhà gỗ hay nhà xây. Việc đầu tiên làm nhà ở phải chọn hướng và xem tuổi của gia chủ để biết có hợp với năm tháng định xây cất và hướng định xây cất hay không. Câu "Lấy vợ xem tuổi đàn bà, làm nhà xem tuổi đàn ông" và "Lấy vợ hiền hoà, làm nhà hướng nam" vẫn đúng với quan niệm của người dân vùng này. Nói chung là ngoảnh mặt hướng nam, nhưng thường ghé đông (Đông Nam) để đón những luồng gió mát rượi từ biển vào của mùa hè, song cũng tránh được những luồng gió Lào khô nóng và tránh được cả những luồng gió mùa đông bắc buốt lạnh (về mùa đông). Đa phần người dân vùng này làm nhà theo kiểu Tứ trụ, khoẻ chắc và nhà hạ chạn, rộng lòng. Nhà thường làm ba gian hay năm gian, gian giữa thường được gọi là gian bảy, rộng hơn các gian khác. Đây là gian đặt bàn thờ tổ tiên, hai gian bên bàn thờ, có nhà kê bàn thờ thổ công, thánh sư, còn nữa là đặt dường, phản để người nhà nghỉ.

Để làm một cái nhà người dân vùng này quan niệm phải qua ba lễ quan trọng và chủ yếu nhất là:

Lễ khởi công động thổ, thường chọn giờ tốt trong ngày.
Lễ cất đứng hay còn gọi là lễ cất nóc: là đặt thượng lương ( có làng gọi là thượng ốc), dựng mấy cây cột cái, đặt đường xà gồ rồi đặt đường thượng lương để lấy ngày lấy giờ. Ở vùng Diễn Châu, khi đặt thượng lương người ta thường

nhờ những người đàn ông có đạo đức, sống có uy tín, gia đình hoà thuận sinh

được nhiều con trai để đặt đường này.
Lễ khánh thành nhà: tổ chức liên hoan mời cả làng đến dự. Không những thế

việc làm nhà bếp cũng rất được coi trọng.


Trước khi vào nhà mới thường mời một phụ nữ hiền hậu có phúc đức đến xông lửa. Người ta cho đây là những việc cơ bản nhất của việc làm nhà ở. Cũng xuất phát từ những tín ngưỡng dân gian trong cuộc sống của cư dân vùng văn hoá lúa nước.

Rồi việc mở cổng chọn hướng ngõ cũng được quan tâm, cổng không được chiếu vào gian bảy hoặc cửa chính của nhà, quan niệm người trong nhà phải thấy khách trước, không để người khách thấy mình trước khi vào nhà. Những nhà giàu thường có cổng, còn không chỉ là những tấm mên (phên) đan bằng tre nứa hay mớ gai bỏ lại đem tấp vào chỗ lối đi. Người dân vùng này sống theo quan niệm "Làng thương hơn nương kín", cổng chỉ là biên giới giữa mỗi không gian với gia đình, thiên nhiên. Tường nhà một số xây bằng sò, một số xây bằng đá vôi, nhưng chủ yếu nhà ở đây tường nhà chỉ là những tấm phên đan bằng tre, nứa che chắn xung quanh, cửa nhà cũng vậy. Là những rèm phên mà trong ca dao, dân ca phản ánh lên điều đó.

Rèm vôi đã chống sẵn rồi
Mời chàng vô nhởi mà chơi hát đàn. Hay một số nhà nghèo, nguyên liệu bằng tre, mét nứa.

Nhà anh Cột mét Kèo tre


"Tường" thưng mên (phên) ná (nứa), mái đè toóc rơm (rạ).
Nói chung phong tục làm nhà ở của người dân vùng đồng bằng ven biển Nghệ An từ cách phân bố sử dụng đến lễ tục làm nhà, cấu trúc nhà có nét chung giống với một số vùng Bắc Hà, nhưng nó vẫn có những nét riêng biệt của mình. Phải đặt nó trong điều kiện địa lý, môi truờng sống mới thấy được tính khoa học và tính thiết thực của nó , một mặt vẫn giữ được văn hoá truyền thống bản địa, mặt khác vẫn tiếp cận được văn hoá của các vùng khác.

2.3.4 Tục lệ hàng năm đọc hương ước trước dân Làng
Hương ước là văn bản pháp lý của mỗi làng, trong đó bao gồm các điều ước về dân sự, hình sự, các điều ước giữ gìn đạo lý, về phong tục tập quán,... có liên

quan đến tổ chức xã hội cũng như đến đời sống xã hội trong làng . Hương ước là tấm gương phản chiếu bộ măt xã hội cũng như đời sống văn hoá của mỗi làng

. Hương ước được hình thành trong lịch sử , được điều chỉnh và bổ sung mỗi khi cần thiết. Đó là một hệ thống luật tục tồn tại song song với luật pháp của Nhà nước mà không đối lập với luật pháp của Nhà nước. Muốn biết làng nào như thế nào, có an ninh trật tự hay không, có thuần phong mỹ tục hay không, nói tóm lại là có văn hoá hay không, hãy xem hương ước của làng ấy.

Ở vùng đồng bằng và ven biển Nghệ An tuỳ theo mỗi làng, hàng năm có thể đọc hương ước đầu năm hoặc vào những ngày lễ thánh hay lễ cầu yên. Ví như làng Hậu Sơn ở (Viên Thành- Yên Thành), Làng Thiện Kỵ (Quỳnh Thiện- Quỳnh Lưu)... Bởi vậy dẫu người dân mù chữ vẫn nhớ nhập tâm trong điều Hương ước, vẫn thuộc lòng "lệ làng" mà chưa chắc họ đã hiểu luật pháp Triều đình qui định. Người dân chấp hành một cách nghiêm túc là vì thế. Đến nay người dân ở làng Hâụ Sơn vẫn nhớ những điều trong Hương ước "Thôn ta, nếu người nào hiếp dâm vợ người ta, hoặc là thông dâm trước với nhau, rồi sau mới cưới xin, thì phải phạt hai quan tiền". Hay người dân làng An Lạc nay thuộc Nam Lĩnh- Nam Đàn nhớ điều ghi trong Hương ước "Hàng năm vào đầu xuân, lý dịch chọn ngày, mời tất cả quan viên và dân làng tập trung tại đình. Chọn người thông hiểu Văn nghĩa đọc bản điều ước giảng cho mọi người nghe để hiểu thuần phong mỹ tục". Hoặc "Làng ta thờ ba vị Linh thần tại ba ngôi đền. Hàng ngày phải để ý mối mọt, hương đèn. Đã chọn các ông Thủ từ, tri điện có phân công cụ thể. Làm không tròn trách nhiệm là có lỗi". Rõ ràng việc đọc hương ước theo định kỳ hàng năm đã trở thành nếp sống, một tục lệ , một tập quán của một số làng ở vùng đồng bằng và ven biển Nghệ An trước cách mạng tháng Tám. Điều này thể hiện tính tự quản cao của làng xã, và tục lệ riêng biệt đến mức rạch ròi "Trống làng nào làng ấy đánh, Thánh làng nào làng ấy thờ". Chỉ có làng là gắn bó với mỗi thành viên trong cộng đồng. Tục lệ đọc hương ước, nghe hương ước, thuộc lòng các điều khoản của hương ước trở thành một tục lệ để gắn kết cộng đồng làng với mỗi thành viên, trở thành phong tục, nếp sống ở vùng đồng bằng và ven biển Nghệ An.


2.3.5 Tục tôn trọng người già

Cũng giống như một số nơi ở Hà Tĩnh, người dân vùng đồng bằng và ven biển Nghệ An lấy câu " Triều đình trọng tước, làng nước trọng xỉ " làm nguyên tắc xử thế trong làng xã. Việc tôn trọng người già ở vùng này được quy định trong hương ước, khoán ước của mỗi làng: Cha mẹ đến tuổi từ 60 trở lên con cháu làm lễ cáo gia tiên rồi mời cha mẹ ngồi lên cái sập hoặc cái giường để giữa nhà, trên đó trải chiếc chiếu mới, để dâng rượu, dâng quà cho cha mẹ chúc cha mẹ sống lâu. Còn phía làng thì vào một ngày đầu xuân, con cháu đưa các cụ từ

60 tuổi trở lên ra đình làng, sau đó mới tổ chức thành đoàn rước long trọng đi suốt làng để các cụ nhận được sự chúc mừng của dân làng như làng Phương Lịch, Lý Trai, v.v ở Diễn Châu, làng Thượng Yên (Quỳnh Lưu) v.v. Khi các cụ trở về đình mới cúng tế Thành Hoàng và ăn Yến. Một số nơi còn tổ chức Yến Lão, còn tặng áo, mừng tiền cho các cụ. Khi ra đình các cụ được ngồi ngang với các chức sắc trong làng tuỳ theo lứa tuổi. Những cụ gia đình nghèo nàn được làng giúp đỡ. Điều 85 trong khoán ước Quỳnh Đôi quy định: "Khi đi chợ gặp người già cả có mang xách gì mà mình là người trẻ tuổi, sức bạo, nên xách hộ. Nếu ai dương dương, cứ làm ngơ như không biết thì phạt" (43,1998, tr. 670).

Rõ ràng tôn trọng người già là một đạo lý tốt đẹp của người dân vùng này. Đạo lý ấy không chỉ tiềm ẩn trong tâm ão của người dân thể hiện nếp sống có văn hoá mà là tập tục lâu đời đã trở thành truyền thống của người dân vùng đồng bằng và ven biển Nghệ An nói riêng và xứ Nghệ nói chung.



2.3.6 Tục cổ vũ việc học.
Vùng đồng bằng và ven biển Nghệ An có tục cổ vũ người học, người dân vùng này đã cổ vũ tích cực, động viên con cháu không phải chung chung mà ở nhiều làng xã đã trở thành một tập tục, một cơ chế đối với người đi học.

Như ở làng Đông Tháp "năm Tự Đức thứ 9 (1856), lệ làng định: Những ai cắp sách đến Khổng sân Trình thì được miễn thôn dịch và tuần phòng, còn là khoá sinh thì miễn thôn dịch" (17,1995, tr.342). Người đi học nếu đỗ đạt được đón rước, làng nổi trống đình để cả làng biết, vì người đỗ đạt họ quan niệm đã đem lại vinh quang không những cho gia đình họ hàng mà cho cả làng, Làng là phải nơi đất tốt mới có người đỗ đạt như vậy. Nhiều làng xã như Trung Cần, Xuân Liễu, Xuân Hồ (Nam Đàn); Kim Khê, Đông Hải, Cẩm Trường (Nghi Lộc); Lý Trai, Nho Lâm (Diễn Châu); Quan Trung, VânTụ (YênThành)... đã xây dựng bia khắc tên những người thi đậu để con cháu noi theo. Nhiều làng còn tổ chức các lễ cầu khoa rất lớn, cầu cho nhiều người đỗ đạt , học giỏi .Việc làm

này còn để khuyến khích việc học của các Nho sinh và tưởng nhớ, noi gương các nhà Khoa bảng lớp trước. Nhiều gia đình dẫu đói nghèo vẫn chắt chiu từng hạt gạo, củ khoai để nuôi con ăn học . Trong văn học dân gian xứ Nghệ còn để lại nhiều câu ca, mẩu chuyện về các gia đình còn chưa đủ ăn mà có người thi

đậu.
Sáng khoai, trưa khoai , tối khoai, khoai ba bữa
Ông đỗ, cha đỗ, con đỗ, đỗ cả nhà
Một số gia đình không đến nỗi đứt bữa , không lo điều gì hơn là cấp cho con dăm ba chữ , để có thể thờ cúng tổ tiên ông bà , có thể đọc được gia phả , biết được cách cư xử với anh em họ hàng ,làng xóm.Việc cổ vũ người học không những chỉ là mong cho đỗ đạt mà là để cho con cháu trong gia đình làng xóm tu dưỡng nhân cách. Như "điều 18, Hương lệ làng Quỳnh Đôi viết: Nhà người học trò thì giữ hạnh kiểm làm đầu, bảo con trai chăm học tập, những ngày ở xa quê hương thì nhiều, ở nhà mình thì ít, tuy thế mặc lòng; nhưng vẫn giữ gìn lễ nghĩa, đến những nhà quả phụ mời ở lại cũng không vui lòng ở, cho nên đi du học nơi xa thanh thiết mới là quý. Khi đã về quê hương rồi, người này đến hỏi thăm người nọ thì hỏi thăm nhau cùng bàn bạc nghĩa lý văn bài, rồi mới phát minh cho nhau thì mới có ích". (Hương ước Nghệ An,1998, tr. 672).

Những người đi học được hưởng một phần hoa lợi của "học điền" để mua giấy bút và đỡ một phần phí tổn trong những ngày cắp sách đến Khổng sân Trình.

Không phải chỉ vùng này mới có việc cổ vũ học hành nhưng việc cổ vũ ở đây trở thành tục lệ trong hương ước như đã nói ở trên. Đó cũng là mục đích để con cháu đua đòi học tập, vừa hiển vinh cho bản thân, gia đình vừa tôn vinh cho làng xã. Điều này không chỉ học tập thi đỗ, làm người, làm quan mà đó là vấn đề văn hoá, học vấn, văn hoá đạo lý làm người, một quan niệm rất sâu sắc của người dân vùng này .

2.3.7: Tập quán uống nước chè xanh tập thể
Nước chè xanh ( hay nước chè tươi ) ở Nghệ Tĩnh so với các địa phương khác ở Việt Nam có cái đặc biệt ở chỗ nấu lần đầu rất đặc, rất chát, gọi là chè cốt hay nước chát. Người xứ Nghệ có câu nói cường điệu: Km ( cm ) đũa vào không bổ ( ngã ) để chỉ món đồ uống của họ. Nói chung, ở đâu cũng vậy, nước chè xanh dùng sau bữa ăn, nhưng ở xứ Nghệ không nhất thiết phải như

vậy. Người dân vùng quê xứ Nghệ uống chè vào những buổi riêng biệt , ở đây có tục ngồi đàm đạo giữa những người hàng xóm láng giềng . Họ chẳng có qui định gì chặt chẽ, nhưng cũng có ước lệ nho nhỏ: Trong làng , mỗi khi ai nấu một nồi nước chè, thường múc ra nhiều bát được đặt lên mâm, rồi chủ nhà ( hoặc cho vợ con ) đi mời chòm xóm , hay "ới" lên vài tiếng gọi những người láng giềng đến dự . Họ ngồi chõng hoặc đòn( ghế thấp) chuyện trò , thường là chuyện làm ăn, chuyện thời sự trong làng ngoài xã. có khi uống lúc rãnh rỗi hoặc đêm khuya, họ thường khuyến khích mọi người đọc truyện nôm hay thoại chèo, hát đối đáp dân ca, ngâm vè hoặc kể chuyện cũ mới vui buồn. Thông qua những cuộc này họ học tập nhau những kinh nghiệm trong lao động sản xuất , ở đây cũng được coi là trường học không tự giác. Trò chuyện chán chê, đợi nước nguội mới uống , người dân xứ Nghệ nấu chè xanh cả cành lẫn lá, người ta cho nấu như vậy mới ngon. Bên ấm nước chè xanh thỉnh thoảng có rổ khoai, rổ lạc luộc càng thêm đậm đà tình làng nghĩa xóm. Tập quán uống nước chè xanh của người xứ Nghệ đã đi vào thơ ca, nhạc hoạ.

"... Ai ơi cà xứ Nghệ Càng mặn lại càng dòn Nước


Каталог: nonghocbucket -> UploadDocument server07 id50526 114188
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa Dầu Khí Lời mở đầu
UploadDocument server07 id50526 114188 -> MỤc lục mở ĐẦU 10 Xuất xứ của dự án 10
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Thiết kế MÔn học nhà MÁY ĐIỆn lời nóI ĐẦU
UploadDocument server07 id50526 114188 -> ĐỀ TÀi ngân hàng trung ưƠng trưỜng trung cấp kt-cn đÔng nam
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Seminar staphylococcus aureus và những đIỀu cần biếT
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Bài thảo luận Đánh giá chất lượng sản phẩm dầu thực vật Môn Phân Tích Thực Phẩm Nhóm 2 : Hoàng – Hùng Hiếu Hồng
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Luận văn tốt nghiệp gvhd: pgs. Ts nguyền Ngọc Huyền MỤc lục danh mục các chữ viết tắT
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Aïi Hoïc Quoác Gia Tp
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Mục lục Tổng quan về thịt
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Gvhd: Nguyễn Minh Hùng Đề tài: Tìm Hiểu & Nghiên Cứu cpu

tải về 0.78 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương