Hãy kể tên các bộ quảng luận và kể rõ 6 bộ này thuộc bộ phái nào ?



tải về 109.82 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích109.82 Kb.
#22209

  1. Câu hỏi :

  1. Hãy kể tên các bộ quảng luận và kể rõ 6 bộ này thuộc bộ phái nào ?

  2. Bộ Căn Bản Thiết Nhất Thiết Hữu Bộ Luật bằng hán văn trình bài bao nhiêu sự (kiền độ). Hãy nêu tên các sự đó. So với bộ căn bản thiết nhất thiết hữu bộ luật bằng chữ tây tạng thiếu bao nhiêu sự? đó là những sự nào?

  3. Trong kinh Phạm Võng ,Trường A Hàm 1, Đức Phật có dạy: “thế nào là duyên cớ nhỏ nhặc về oai nghi giới hạnh mà hàng phàm phu ít học, không rõ thâm nghĩa, chỉ bằng vào sở kiến để tán thán một cách chân thật?”

“Người ấy tán thán rằng Sa Môn Cù Đàm đã bỏ nghiệp sát, dứt nghiệp sát, xả bỏ dao gậy, có tàm quý có tâm thương sót hết thảy. Đó chỉ là duyên cớ nhỏ nhặc về oai nghi giới hạnh mà hàng phàm phu ít học dựa lấy để tán thán Như Lai”

  1. Khi Ngài Xá Lợi Phất xin Đức Phật chế giới, Đức Phật đã dạy điều gì?

  2. Sa di học giới (Baladi học giới)nghĩa là gì? Trong trường hợp nào được cho Baladi học giới? Trong 6 bộ quảng luật còn hiện lưu hành, những bộ nào cho Baladi học giới và nội dung của học giới này là gì?

  3. Hãy nêu số các giới điều được ghi trong 6 bộ quảng luật

  4. Hãy kể tổng quát 250 giới của tỳ kheo

  5. Có bao nhiêu pháp yết ma được ghi trong từng bộ quảng luật ? nêu cụ thể.

  6. Luật Tứ Phần trình bày bao nhiêu loại tỳ kheo? hãy kể ra

  7. Ở việt nam ngày nay, vị Tỳ kheo ăn trộm vật trị giá bao nhiêu tiền thì phạm tội Baladi?

  8. Trường hợp nào giết người nhưng không phạm tội Ba la di?

  9. 2. Tại sao thực chứng pháp thượng nhân cũng không nói với người khác?

  10. 3. Làm sao để biết bản thân mình và người khác đã thực chứng pháp thượng nhân?

  11. 4. Tăng thượng mạn trong Luật nghĩa là gì?

  12. 5. Có bao nhiêu loại vọng ngữ? Nêu tên cụ thể (thuộc giới ba la di bao nhiêu, tăng tàn bao nhiêu, ba dật đề bao nhiêu)?

  13. Tăng già Bà thi sa nghĩa là gì?

  14. Khi ngủ với tâm ý loạn động thì sẽ có những tai hại gì?

  15. Tại sao không được cố ý vọc âm xuất tinh?

  16. Quy trình xin xây dựng thất nhỏ của Luật PaLi ?

  17. Quy trình xin xây dựng thất nhỏ của Ma Ha Tăng Kỳ Luật?

  18. Quy trình xin xây dựng thất nhỏ của Luật Tứ Phần, Ngũ Luật, Thập Tụng, Căn Bản?

  19. Về giới điều thứ bảy: lập thất lớn điểm khác biệt giữa luật căn bản với các bộ luật khác là gì?

  20. phương pháp hỏi tội của Đức Phật? câu hỏi ở giới thứ 8?

  21. 5 pháp khổ hạnh mà Đề bà đạt đa khởi xướng là gì?

  22. 5 loại thầy cần sự bảo vệ của đệ tử?

  23. Có mấy giai đoạn can ngăn phá hòa hợp Tăng?

  24. Thế nào gọi là làm hoen ố nhà người? Có mấy việc làm hoen ố nhà người?

  25. Thê nào gọi là hành vi xấu ( hạnh xấu) ?

  26. Trước khi làm pháp yết ma tẩn xuất, phải làm 2 việc gì?

  1. CÂU TRẢ LỜI THAM KHẢO

Câu 1: Hãy kể tên 6 bộ quảng luật và kể rõ 6 bộ này thuộc bộ phái nào?

  1. Vinaya pitaka (P) thuộc Thượng tọa bộ.

  2. Ngũ phần luật (H) thuộc Hóa địa bộ.

  3. Tứ phần luật (H) thuộc Pháp tạng bộ.

  4. Thập tụng luật (H) thuộc Thuyết nhất thiết hữu bộ.

  5. Căn bản thuyết nhất thiết hữu bộ Luật thuộc Căn bản thuyết nhất thiết hữu bộ (bản Hán văn và Tạng văn)

  6. Maha Tăng kỳ luật (H) thuộc Đại chúng bộ.

(Thiện kiến luật Tỳ Bà Sa ko được sắp xếp vào 6 bộ quảng luật vì đây là bộ Chú thích Luật)

Câu 2: Bộ căn bản thuyết nhất thiết hữu bộ bằng Hán văn trình bài bao nhiêu sự, hãy kể tên các sự đó? So với bộ căn bản thuyết nhất thuyết hữu bộ bằng chữ tây tạng bộ này thiếu bao nhiêu sự đó là những sự nào?

  • Bộ Luật Căn bản thuyết nhất thiết hữu bộ bằng Hán văn trình bày 7 kiền độ đó là:

1. Xuất gia sự

2. Ancư


3.Tùy ý(tự tứ)

4.Bì cách

5. dược

6. Yết sĩ na : y công đức



7. phá tăng

So với bộ Căn bản thuyết nhất thiết hữu bộ bằng chữ Tây Tạng thì bộ Hán văn thiếu 9 kiền độ đó là:

  1. Bố tát sự

  2. 9. Y sự

  3. Câudiệm di

  4. Yết ma

  5. Huỳnh xích Tỳ kheo sự

  6. Bổ đặc ca la sự

  7. Giá Bố Tát

  8. Ngọa cụ

  9. Diệt tránh

Câu 3: Trong kinh Phạm Võng, Trường A Hàm 1, Phật dạy: “Thế nào là duyên cớ nhỏ nhặt về oai nghi giới hạnh mà hàng phàm phu ít học, ko rõ thông nghĩa, chỉ bằng vào sở kiến mà tán thán 1 cách chân thật?

Người ấy tán thán rằng Sa môn Cù Đàm đã bỏ nghiệp sát, dứt nghiệp sát, xả bỏ dao gậy, có tàm qúy, có tâm thương xót hết thảy. Đó chỉ là duyên cớ nhỏ nhặt về oai nghi giới hạnh mà hàng phàm phu ít học dựa lấy để tán thán Như Lai”

Các Tăng, Ni sinh hiểu ntn về lời dạy trên?

Gợi ý: Câu chuyện xảy ra khi Phạm-chí Thiện Niệm thì dùng vô số phương tiện hủy báng Phật, Pháp và Tỳ-kheo Tăng, đệ tử Phạm-ma-đạt thì bằng vô số phương tiện tán thán Phật, Pháp và Tỳ-kheo Tăng. Phật dạy, nếu ta sanh tâm oán hận hay vui thích với những lời ấy thì đã tự “hãm nịch” mình rồi. Bởi lẽ, Như Lai là bậc nhất thiết trí, giải thoát sanh tử khổ đau.Tại sao nói giới luật là duyên cớ nhỏ nhặt? Bởi vì giới luật là điều kiện cần nhưng chưa đủ, đó chỉ là nền tảng căn bản, nhân giới sanh định, nhân định phát tuệ. Và Tuệ chính là cái mà mỗi hành giả cần. Cho nên, nếu chỉ dựa vào “đã bỏ nghiệp sát, dứt nghiệp sát, xả bỏ dao gậy, có tàm qúy, có tâm thương xót hết thảy” để tán thán Như Lai thì chỉ là “duyên cớ nhỏ nhặt về oai nghi giới hạnh mà hàng phàm phu ít học dựa lấy”. Tuy nhiên, muốn giải thoát ko thể bỏ qua việc giữ giới mà được (nền tảng như móng căn nhà).



Câu 4: Khi ngài Xá lợi phất xin Đức Phật chế giới Đức Phật đã dạy điều gì?

«Hãy thôi!Như Lai tự biết thời.Này Xá-lợi-phất, vì sao Như Lai chưa vì các tỳ-kheo kết giới?Vì trong chúng tỳ-kheo chưa có ai phạm pháp hữu lậu. Nếu có người nào phạm pháp hữu lậu, nhiên hậu Thế tôn mới vì các tỳ-kheo kết giới để đoạn pháp hữu lậu kia. Này Xá-lợi-phất, khi tỳ-kheo chưa được lợi dưỡng thì chắc chắn chưa sanh pháp hữu lậu.Nếu tỳ-kheo được lợi dưỡng thì pháp hữu lậu liền sanh.Nếu pháp hữu lậu đã sanh, Thế tôn mới vì các tỳ-kheo kiết giới, vì muốn khiến cho họ đoạn pháp hữu lậu vậy.

«Này Xá-lợi-phất, tỳ-kheo chưa sanh pháp hữu lậu chỉ vì chưa có danh tiếng, chưa ai biết đến nhiều, chưa có tiếng đồn nhiều, chưa có tài nghiệp nhiều.Nếu tỳ-kheo được danh tiếng, cho đến nhiều tài nghiệp thì pháp hữu lậu liền sanh.Nếu có pháp hữu lậu sanh, nhiên hậu Thế tôn sẽ vì đệ tử kiết giới để đoạn pháp hữu lậu. Này Xá-lợi-phất, hãy thôi! Như lai tự biết thời.»


  • Bổ sung: Vì 10 điều lợi ích (10 nguyên nhân, 10 lí do) mà đức Phật chế giới:

  1. Khiến cho chư Tăng được hòa hợp thanh tịnh

  2. Khiến cho chư Tăng sống hoan hỉ

  3. Khiến cho chư Tăng sống an lạc

  4. Khiến cho người chưa tin khởi lòng tin

  5. Khiến cho người đã tinTăng thêm niềm tin

  6. Điều phục người chưa được điều phục

  7. Người có tàm quý được an lạc

  8. Đoạn trừ hữu lậu hiện tại

  9. Đoạn trừ hữu lậu vị lai

  10. Chánh pháp được tồn tại lâu dài

Câu 5: Sa Di (Baladi) học giới nghĩa là gì? Trong trường hợp nào được cho Baladi học giới?trong 6 bộ quảng luật hiện được lưu hành những bộ luật nào cho baladi học giới và nội dung

-Định nghĩa:

Ba la di học giới là vị Tỳ kheo sau khi đã phạm tội Ba la di, nhưng tâm thành sám hối, không muốn từ bỏ đời sống xuất gia, cầu thỉnh chúng Tăng tác pháp yết ma cho học giới Ba la di.

- Trường hợp:

vị Tỳ kheo phạm giới Dâm, vẫn còn lòng tin mạnh mẽ vào giới, tâm rất lo âu, xấu hổ, sợ sệt, không chút che giấu, thành tâm sám hối, thề nguyện không bao giờ lìa xa pháp phục. Sau khi được Tăng yết ma thì được nhận Ba la di học giới.


  • Trong 6 bộ quảng luật: có 5 bộ cho Ba la di học giới (trừ Vinaya Pitaka)

1. Ngũ phần luật

2. Tứ phần luật

3. Thập tụng luật

4. Căn bản thuyết nhất thiết hữu bộ Luật

5. Maha Tăng kỳ luật


  • Nội dung Ba la di học giới, gồm có 35 điều, nhưng đại khái:

- Vị nhận Ba la di học giới trọn đời phải ngồi sau các Tỳ kheo, chỉ được ngồi trước các Sa di.

- Không được tham dự các lễ Yết ma của Tăng

- Không được truyền cụ túc giới cho người

- Không được cho người y chỉ, nuôi sa di, giáo giới Tỳ kheo ni, nếu có sai đi cũng ko được dạy

- Không được vì Tăng mà thuyết giới, trong Tăng ko được vấn đáp tỳ ni

- Không được nhận sự hầu hạ của Tỳ kheo thanh tịnh (trải tọa cụ, múc nước uống, rửa chân tay, lau giày guốc, xoa bóp nơi thân, thọ lễ bái, đưa đón, cầm y, xá chào, dâng bát)

- Không được làm tri sự , người đi sứ cho Tăng.

- Không được ngăn chúng Tăng yết ma, thuyết giới, tự tứ.

- không được cử tội, làm chứng cho người.

- Không được cùng TK thanh tịnh tranh cãi.

- Được tòng chúng, được nhận tuổi hạ.

Câu 6: Hãy nêu số các giới điều được ghi trong 6 bộ quảng luật?


-Vinaya pitaka 257 giới

-Ngũ phần 251 giới

-Tứ phần 250 giới

- Thập tụng (Quảng Luật: 257 giới; Giới bản: 263 giới)



- Căn bản thuyết nhất thiết hữu bộ:- Hán 249 giới, - Tây Tạng 258 giới.

-Maha Tăngkỳ 218 giới.



Câu 7: Hãy kể tổng quát 250 giới của Tk?

  • 250 giới của TK chia làm 8 loại:

- 4 giới Baladi.

- 13 giớiTăng tàn.

- 2 giới Bất định.

- 30 giới Xả đọa.

- 90giớiĐọa.

- 4 giới Hướng bỉ hối.

- 100giới Chúng học.

- 7 giới Diệt tránh.



Câu 8: Có bao nhiêu pháp yết ma được ghi trong từng bộ quảng luật? nêu cụ thể?

1. Tổng quát

* Thượng tọa bộ:

- Đơn bạch yết ma (thông báo)

- Bạch nhị yết ma: 1 lần bạch, 1 lần yết ma lấy ý kiến.

- Bạch tứ yết ma: 1 lần bạch (thông báo), 3 lần yết ma lấy ý kiến(biểu quyết)



* Đại chúng bộ:

- Cầu thính yết ma (xin phép)

- Bạchyết ma

- Bạch nhất yết ma

- Bạch tam yết ma



2. Chi tiết từng bộ Luật:

STT

Bộ luật

Giới

Yết ma

1

Vinaya Pitika

227

106

2

Ngũ phần

251

76

3

Tứ phần

250

132

4

Thập tụng

Quảng luật

257

134

Giới bản

263

5

Căn bản

Hán

249

75

Tây Tạng

258

113

6

Ma ha Tăng kỳ

218

111


Câu 9: Luật Tứ phần trình bày bao nhiêu loại TK. Hãy kể ra?

  • Luật Tứ phần trình bài 8 loại Tk.

  1. Danh tự Tỳ-kheo: Là tên do thế gian gọi, chứ không phải Tỳ-kheo, vì không thọ giới Cụ túc. (

  2. Tương tợ Tỳ-kheo: Là cạo bỏ râu tóc mà không thọ giới. Giả bộ hình tướng xuất gia nhưng thực chỉ là cư sĩ trọc đầu. (Tỳ kheo phạm Baladi, giới 1, được phép ở lại, học giới Baladi, bị tước các quyền, 35 điều, ko được dự yết ma… hình tướng tương tự như tk)

  3. Tự xưng Tỳ-kheo: Là cạo bỏ râu tóc rồi mặc áo ca-sa trà trộn trong hàng ngũ xuất gia, tự xưng Thích tử. (ko thuộc giáo phái, đoàn thể nào hết)

  4. Khất cầu Tỳ-kheo: TK sống bằng cách đi khất thực

  5. Thiện lai Tỳ kheo: Là khi Phật còn tại thế, bậc lợi căn đến xin xuất gia. Phật gọi “Thiện lai Tỳ-kheo” tiến tu phạm hạnh để diệt khổ, tức thời râu tóc được phép tự rụng, y ca-sa dính vào mình đúng Luật, trở thành Tỳ-kheo.

  6. Cát tiệt y Tỳ-kheo: Là Tỳ-kheo cắt rọc từng miếng vải may lại thành y và nhuộm màu hoại sắc mà mặc. (bản chất tk mặc y phấn tảo, nhặt về, may lại, …TK khổ hạnh)

  7. Phá kiết sử Tỳ kheo: Tất cả phiền não ràng buộc, làm cho chúng sinh phải trôi lăn trong 3 cõi. Nếu xuất gia có thể đoạn trừ được phiền não ấy thì chứng quả A-la-hán, liền đặng Cụ túc giới. (Alahan, vô học)

  8. Bạch tứ yết-ma Tỳ-kheo: Tỳ kheo do chúng Tăngtác pháp bạch tứ yết-ma truyền giới Cụ túc, mà thành Tỳ kheo.

Tỳ kheo đề cập trong giới là Bạch tứ yết ma Tỳ kheo. Thiện lai Tỳ kheo là các vị đệ tử của đức Phật, như ngài Kiều Trần Như, ngài Xá Lợi Phất, ngài Ca Diếp, …Khi chưa xuất gia, các vị này đã là đạo sư của một giáo phái, là những vị thượng căn nên khi nghe đức Phật giảng liền ngộ đạo, là những vị mà tâm hữu lậu không còn, đã chứng ngộ rồi.

Câu 10: ở Việt Nam ngày nay, việc TK ăn trộm vật có giá trị bao nhiêu tiền thì phạm tội baladi?

Dựa vào bộ Luật hình sự của Nhà nước CHXHCNVNnăm 1999, Chương XIV, Điều 133, Khoản 4:

“ Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười tám năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

A) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người;

B) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng (500.000.000đ) trở lên;

C) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Từ năm 1999 – 2009: Vị Tỳ kheo ở Việt Nam, nếu ăn trộm vật có trị giá từ 500.000.000 trở lên, thì sẽ phạm tội Ba la di; tương đương mức phạt tử hình của bộ Luật hình sự.

Từ năm 2009, Luật sửa đổi bổ sung đã bỏ án tử hình đối với tội trộm cắp, như vậy, tội trộm tại VN ko còn tội nào tương xứng để kết Ba la di.Tuy nhiên, đã là 1 hành giả xuất gia, thọ Cụ túc giới, thì đương nhiên phải lãnh thọ Ngũ giới, Thập giới, vật từ cây kim ngọn cỏ người ta ko cho thì ko được lấy.



Câu 11: Trường hợp nào giết người nhưng ko phạm Baladi?

  • Nếu giết với tâm cố ý (tư tâm sở) thì có tội, ngược lại thì không có tội,

  • Ko có tư tâm sở, ko tác ý. VD: như đang xây nhà, người khác đi ngang vô tình bị giàn giáo sập đè chết thì không có tội (vì không cố ý).

  • Vì pháp, vì chúng sanh, vì nhân loại

VD: vì pháp thiêu thân (hình tượng Bồ tát Quảng Đức)

  • Đi trên thuyền, máy bay gặp giặc cướp, giết nhưng ko khởi tâm sân, vì lòng từ bi, cắt đi nhân xấu cho họ, khởi bồ đề tâm, giết 1 người nhưng cứu nhiều người khác, phát nguyện dù có tội vẫn vì những người khác mà làm.

  • Trong trường hợp vì bảo vệ đất nước, bảo vệ mạng sống nhân dân mà giết giặc thì không phạm.

Câu 12: Tại sao thực chứng pháp thượng nhân cũng ko được nói với người khác?

  • vì mình sinh hoạt như mọi người nên mình nói được thì ai cũng nói được nên gây hiểm lầm hoặc không tin

  • Không hòa đồng trong chúng vì sẽ được nhiều lợi dưỡng, nhận được sự cung kính, cúng dường từ quần chúng

  • Là cơ sở khiến người khác phạm tội nói dối: vì người khác thấy vậy sẽ tự xưng mình đắc pháp thượng nhân

  • Đức Phật dạy: cho dù Tỳ kheo có chứng Thánh cũng không được nói, để tạo “lợi hòa đồng quân” trong đại chúng, tức là cuộc sống quân bình, đồng đều.

  • Kinh Trung Bộ dạy: Đạo Phật đến để thấy, không phải đến để tin. Cái tin của Phật giáo phải được xác nhận bằng trí và mắt của người học Phật, đó là Chánh kiến; ngược lại sẽ rơi vào mê tín. Nghe xong, phải đối chiếu với kinh, phải so với xã hội, phù hợp khế lý và khế cơ thì mới tin.

  • Đại tặc: ko thanh tịnh mà nói thanh tịnh; vì miệng, vì bụng mà nói mình chứng pháp thượng nhân (TỨ PHẦN)

Câu 13: Làm sao để biết bản thân mình và người khác đã thực chứng pháp thượng nhân?

Tu tập là giác ngộ. Khi đức Phật giác ngộ, Ngài chứng được Tam minh: Túc mạng minh, Lậu tận minh, Thiên nhãn minh. Do đó, muốn biết bản thân mình hoặc người khác có giác ngộ hay không thì cũng dựa vào Tam minh.



  • Túc mạng minh: trí biết đời sống quá khứcủa bản thân

  • Thiên nhãn minh: trí biết việc sanh tử của tất cả chúng sanh, kể cả tâm tưởng của chúng sanh

  • Lậu tận minh: trí biết về sự đoạn diệt tất cả các lậu hoặc

Câu 14: Tăng thượng mạn trong luật nghĩa là gì?

Tăng thượng mạn, tiếng Pali là Adhimana, tiếng Sanskrit là adhimāna,

Adhi: Tăng thượng

Mana: mạn: quan niệm, ý kiến, tư duy

Nghĩa là chưa chứng đạo mà tự cho chứng đạo. Trong trường hợp này, nghĩa ngắn gọn là lầm tưởng (ví dụ ở nơi yên tình thì tưởng mình đã thoát khỏi tham, sân, si nhưng gặp cảnh va chạm với ngũ dục, lục trần thì phiền não nổi lên mới biết mình chưa chứng), tự tin thái quá, không phải là cao ngạo.

Câu 15: Có bao nhiêu loại vọng ngữ? Nêu tên cụ thể.



  • Có 3 loại:

  1. Đại vọng ngữ (tội Ba la di) điều thứ 4: chưa chứng thánh mà tự nói dối là đã chứng đắc pháp thượng nhân (chứng thánh như Phật, Bồ Tát, A La Hán). Nếu phạm thì bị đuổi ra khỏi chúng.

  2. Trung vọng ngữ(tội Tăng già bà thi sa) điều thứ 8, 9: là vu khống (một vị phạm hạnh không phạm baladi mà mình vu khống họ phạm), phỉ báng, hạ nhục, hạ uy tín người khác (tội Tăng già Ba thi sa – Tăng Tàn). Nếu phạm thì 20 vị Tăng sám hối và 20 vị Tăng làm lễ xuất tội thì được ở trong chúng.

  3. Tiểu vọng ngữ (tội Ba dật đề) điều thứ 1, 2, 3 trong 90 tội đọa: là tội nói dối, nói thêu dệt, nói ác khẩu (tội Ba dật đề - Đọa). Nếu phạm thì trước 1 vị để sám hối.

Câu 16: Tăng già Bà thi sa nghĩa là gì?

  • Theo Pali: Samghadisesa: Samgha (Tăng già) + adi (đầu) + sesa (cuối)

Samantapasadika – Thiện kiến luật Tỳ bà sa hoặc Chú giải Luật Thiện Kiến (bộ chú giải Vinaya pitaka do Budhaghosa soạn): “Vị phạm tội đó phải xin chúng Tăng sám hối ngay từ giai đoạn đầu cho đến giai đoạn cuối cho nên gọi là Tăng già bà thi sa”

  • Theo sankrit: Samghavasesa: Samgha (Tăng) + avasesa (tàn)

Bộ Thập tụng căn cứ theo bản Sankrit: “Tăng già bà thi sa giả thị tội thuộc Tăng, TĂNG TRUNG HỮU TÀN, nhân chúng Tăng tiền hối quá đắc diệc, thị danh Tăng già bà thi sa”. “Tăng già bà thi sa là tội thuộc về Tăng, vẫn còn cơ hội sinh hoạt ở trong chúng, nhân ở trước chúng Tăng sám hối nên tội tiêu diệt, do đó gọi là Tăng già bà thi sa”

  • Theo Ma ha Tăng kỳ: Tăng già bà thi sa giả “Tăng già” vị tứ Baladi, “bà thi sa giả” thị tội hữu dư ưng yết ma trị cố, thuyết Tăng già bà thi sa”

Tăng già: 4 baladi; Bà thi sa: sót lại, dư lại; hữu dư: vẫn còn cơ hội sống, nên làm pháp Yết ma để trị tội nên gọi là Tăng già bà thi sa.

Câu 17: Khi ngủ với tâm ý loạn động thì sẽ có những tai hại gì?

  1. Gặp ác mộng

  2. Chư thiên ko hộ vệ

  3. Tâm ko thâm nhập chánh pháp

  4. Ko tư duy minh tướng (ko bik lúc nào mình dậy, mê)

  5. Trong mộng xuất tinh

Ngược lại khi ngủ với tâm chánh niệm, cụ thể, trước khi đi ngủ, đọc sách, xem kinh hoặc niệm Phật, ngồi thiền sẽ chánh niệm sẽ được 5 điều lợi lạc ngược với 5 điều tai hại kia. Do đó nên thường thường ở các chùa trước giờ đi ngủ thường niệm Phật hoặc ngồi thiền.

Câu 18: Tại sao không được cố ý vọc âm xuất tinh?

Vì giữ được sức khỏe để tu tập, phát sinh trí tuệ, rõ được thực tướng các pháp.



  • Cho nên ngài Tuệ Tĩnh từng nói 2 câu về pháp trường sinh:

Bế tinh, dưỡng khí, tồn thần

Thanh tâm, quả dục, thủ chân, luyện hình

Muốn được sức khỏe tốt thì phải luyện tập theo phương pháp này. Khi tinh ko xuất thì sẽ chuyển thành năng lượng nuôi thân, có sức khỏe mới tu tập được “Một tinh thần minh mẫn chỉ có trong cơ thể khỏe mạnh”.



Câu 19: Qui trình xây dựng thất nhỏ của Luật Pali

  • Trả lời: Quy trình của bộ luật Pali :

  1. Vị xây dựng phải đứng ra xin

  2. Bạch nhị yết ma, để cử người xem khu đất đó, sau khi cử người xem chỗ đất đó không nạn , thông suốt hay trở ngại mới về bạch chư Tăng , được

rồi Chư Tăng mới cho phép,lúc này mới bạch nhị yết ma lần nữa (cho phép hay không )

  1. Bạch nhị yết ma cho phép xây dựng

Câu 20: Qui trình xây dựng thất nhỏ của Luật Ma ha Tăng kỳ

  • Trả Lời : Quy trình của Ma Ha Tăng Kỳ Luật : 4 giai đoạn

  1. Cầu thính yết ma

  2. Vị đứng ra xin

  3. Bạch nhất yết ma( tương đương với bạch nhị là chỉ chỗ để xây dựng(cử người đi chỉ chỗ, cử từ 1 đến 3 vị ,chứ không được cử 4 vị dẫn người đó đi chỉ chỗ

  4. Bạch nhị yết ma cho phép

Câu 21: Qui trình xây dựng thất nhỏ của Luật Tứ phần, Ngũ phần, Thập tụng, Căn bản

  • Trả lời: Quy trình của 6 bộ Quảng Luật : Tứ Phần, Thập Tụng, Ngũ Phần và Căn Bản thì giống nhau.

  1. Vị Tỳ Kheo phải xin (Như bạch Tăng cho con xin cất cái thất nhỏ xin chư tăng chỉ cho con )

  2. Cử người xem khu đất đó có bị trở ngại không hay nguy hiểm không

  3. Bạch nhị yết ma cho phép

Câu 22: Về điều giới thứ 7, Lập thất lớn, điểm khác biệt giữa luật căn bản và các bộ luật khác là gì?

Điểm khác giới thứ 7 này cũng xây cho mình sử dụng nhưng khác với thứ 6 ở chỗ có thí chủ cúng dường vật liệu hay tiền bạc nên không quy định diện tích.

Tuy nhiên không quy định diện tích nhưng ở một mình nên không xây lớn.Trong Luật Căn Bản có ghi “ Nhược phục bí sô tác tại trụ xứ, hữu chủ vị chúng tác” dịch là nếu có vị Tỳ kheo nào xây dựng phòng lớn có thí chủ cúng dường mà xây cho chúng Tăng. Từ bộ Pali,Tứ phần, Ngũ Phần hay Thập Tụng kể cả Ma Ha Tăng Kỳ, giới thứ 7 đều nói xây cho bản thân mình sử dụng.


  • Riêng bộ Căn Bản ghi:

Hữu chủ vị chúng tác” có thí chủ cúng dường vì Chúng Tăng mà làm. Các bộ kia làm cho bản thân mình sử dụng. Khi dịch ra việt văn, Hoà Thượng bỏ từ “chúng”đi. Dịch là “Nếu có bí sô làm chùa lớn, có thí chủ đứng ra làm”. Đây không phải lỗi do của người dịch.Trong Ma ha Tăng Kỳ Luật giới bản tiếng Sanskrit, cũng ghi nhận là làm cho Chúng Tăng sử dụng.Các bản luật khác làm cho bản thân sử dụng.

Như vậy truyền thống của bộ Căn Bản Hữu Bộ luật đến một thời gian nào đó, có sự thay đổi một vài chữ của giới điều, có khả năng đến giai đoạn đó Căn Bản Thuyết nhất Thiết hữu bộ không chấp nhận sự tư hữu về phòng xá của Chư Tăng, tất cả phòng xá Chư Tăng phục vụ cho Chúng Tăng chứ không phục vụ riêng tư nữa, giới điều đã sửa lại từ nguyên bản tiếng sanskrit chứ không phải qua hán văn mới sử dụng.đó là một vài sai biệt nhỏ.



Câu 23: Phương pháp hỏi tội của Đức Phật?

Trong phương pháp luận tội của Đức Phật phải để Vị Tỳ Kheo nào Phạm tội Ba La Di tự nói có phạm hay không?. Sau đó Đức Phật cử Chúng Tăng đến thẩm xét vị đó có phạm không, rồi mới làm pháp yết ma luận tội.



Câu 24: 5 pháp khổ hạnh mà Đề bà đạt đa khởi xướng là gì?

  1. Trọn đời khất thực

  2. Trọn đời mặc y phấn tảo

  3. Trọn đời ngồi nơi đất trống

  4. Trọn đời ko ăn muối

  5. Trọn đời ko ăn cá thịt

Câu 25: 5 loại thầy cần sự bảo vệ của đệ tử?

  1. Giới ko thanh tịnh tự cho thanh tịnh

  2. Hoạt mạng ko thanh tịnh

  3. Kiến tuệ ko thanh tịnh

  4. Ngôn thuyết ko thanh tịnh

  5. Sống ko tuân thủ pháp luật

Câu 26: Có mấy giai đoạn can ngăn phá hòa hợp Tăng?

  • Có 2 giai đoạn:

  1. Can gián với tư cách cá nhân, thầy, bạn, đệ tử, ko có pháp Yết ma, nếu kiên trì ko bỏ thì nhờ chúng tăng.

  2. Can ngăn với tư cách tập thể, chúng tăng, có pháp Yết ma, can ngăn 3 lần, ko được thì phạm Tăng tàn.

Câu 27:Thế nào gọi là làm hoen ố nhà người? Có mấy việc làm hoen ố nhà người?

  • Có 4 việc:

a. Dựa vào nhà mà làm hoen ố nhà người ( đem của nhà này mang cho nhà khác, người cho thì buồn, nhà không nhận được cũng buồn, nhà được nhận cũng không vui vì phải nghĩ đến việc cúng lại cho thầy).

b. Dựa vào lợi dưỡng ( những vật như pháp như luật của mình đem cho người khác).

c. Nương tựa vào thân hữu để làm việc hoen ố nhà người.

d. Dựa vào Tăng Già Lam để làm hoen ố nhà người ( lấy đồ của chùa cho Phật Tử).



  • Khiến cho người không tin ưa Phật pháp nữa.

Câu 28: Thế nào gọi là hành vi xấu ( hạnh xấu) ?

Trồng hoa, kết hoa, ca múa hát, cùng người nữ ngồi chung giường nói chuyện.....thân, khẩu, ý phát xuất ác hạnh.



Câu 29:Trước khi làm pháp yết ma tẩn xuất, phải làm 2 việc gì?

a. cử tội ( nêu tội đã phạm)



b. cho ức niệm ( cho nhớ lại, xác định việc đã xảy ra, xác định người đó tâm trí được bình thường không, để người đó nhận tội, xác định tội đã làm)

  • Liên hệ tới 13 pháp Tăng Già Bà Thi Sa có 4 pháp yết ma, 9 giới trước làm thì phạm giới, 4 giới sau can 3 lần mới phạm:

  1. ý hỷ ( Ma Na Đỏa) ( phạm tăng Già Bà Thi Sa nhưng không che giấu thì được 6 đêm ý hỷ)

  2. Biệt Trụ ( giấu bao nhiêu ngày thì cho bấy nhiêu ngày biệt trụ, sau đó mới làm phép ý hỷ, sau đó mới cho xuất tội.

  3. Bản Nhật trị ( Nếu trong lúc làm phép biệt trụ mà lại phạm tăng già bà thi sa thì phải biệt trụ lại từ đầu) .

  4. Xuất tội.

  • Bị tạm đình chỉ tư cách một vị TK. Không được thuyết giới Bố Tát, không được tham gia các pháp yết ma, không được nhận lễ của các vị TK thanh tịnh khác. Giờ ăn cơm phải ra chúng bạch sám hối cho chư Tăng biết. Tuy nhiên, Vẫn được phân chia lợi dưỡng như cũ.





tải về 109.82 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương