Hvth : Hà Thị Xuyên danh mục các chữ viết tắT


Chương 1 NHẬN THỨC CHUNG VỀ TÔN GIÁO, QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI TÔN GIÁO VÀ TÌNH HÌNH TÔN GIÁO Ở TỈNH BẮC NINH



tải về 0.51 Mb.
trang3/15
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích0.51 Mb.
#19763
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15

Chương 1

NHẬN THỨC CHUNG VỀ TÔN GIÁO, QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI TÔN GIÁO VÀ TÌNH HÌNH TÔN GIÁO Ở TỈNH BẮC NINH




1.1. NHẬN THỨC CHUNG VỀ TÔN GIÁO VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI TÔN GIÁO

1.1.1. Nhận thức chung về tôn giáo


Tôn giáo, theo tiếng Latinh (Religare) có nghĩa là sự nối liền với cái tột cùng, như sự gắn bó với Chúa, với Thượng đế; hoặc được hiểu là sự phản ánh mối quan hệ giữa con người với thần thánh; giữa thế giới vô hình với thế giới hữu hình; giữa cái thiêng liêng với cái trần tục.

Theo quan điểm mác-xít, tôn giáo không chỉ là một hình thái ý thức xã hội mà còn là một thực thể xã hội. Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, tôn giáo phản ánh hư ảo tồn tại xã hội, có kết cấu gồm: Tâm lý, tình cảm, niềm tin và hệ tư tưởng tôn giáo. Còn với tính cách là một thực thể, hay một hiện tượng xã hội, tôn giáo thuộc thượng tầng kiến trúc xã hội, được quy định bởi hạ tầng cơ sở xã hội. Cụ thể hơn, tôn giáo ra đời từ 3 nguồn gốc: Kinh tế - xã hội, nhận thức và tâm lý. Là một hiện tượng xã hội, kết cấu của tôn giáo bao gồm cả yếu tố vật chất và tinh thần, mà thông thường là các yếu tố: ý thức (giáo lý), nghi lễ, luật lệ và tổ chức.

Cũng cần phân biệt tôn giáo với tín ngưỡng và mê tín dị đoan. Tôn giáo và tín ngưỡng có sự khác nhau, song có quan hệ chặt chẽ, mà ranh giới để phân biệt chỉ là rất tương đối. Tín ngưỡng có các nghĩa rộng, hẹp khác nhau, nghĩa rộng, đó là niềm tin và sự ngưỡng mộ của con người vào một hiện tượng, một lực lượng, một điều gì đó, thông thường để chỉ một niềm tin tôn giáo; nghĩa hẹp là các hình thức khác với tôn giáo, như người Việt Nam thường gọi “tín ngưỡng dân gian”. Còn mê tín dị đoan, đó là tình trạng người ta quá tin vào cái siêu nhiên, đến mất lý trí, mê muội, tốn tiền của và huỷ hoại sức khoẻ, thậm chí cả sinh mạng, vậy nên “Hoạt động mê tín phải bị phê phán và loại bỏ”. [13]

Quan điểm mác - xít về tôn giáo không dừng lại ở vấn đề bản chất, nguồn gốc, chức năng và tính chất của nó, mà còn rất quan tâm đến việc chỉ ra thái độ, nguyên tắc của người cộng sản khi tiếp cận, giải quyết những vấn đề tôn giáo.



Về thái độ của người cộng sản đối với tôn giáo, mặc dù cho rằng, thế giới thống nhất ở tính vật chất, ngoài ra không có thế giới nào khác ngoài vật chất đang tồn tại và đương nhiên không có thần thánh, ma quỷ nào tồn tại ngoài những đam mê và dục vọng của chính con người, thế nhưng Chủ nghĩa Mác - Lênin không bao giờ chủ trương tuyên chiến với tôn giáo, mà ngược lại luôn tôn trọng niềm tin tôn giáo của nhân dân. C.Mác từng nói, kẻ nghịch đạo không phải là kẻ phỉ báng thần thánh của quần chúng mà chỉ là người đồng tình với quan điểm quần chúng, người sáng tạo ra thần thánh.

Có một số người cho rằng, chủ nghĩa Mác - Lênin mâu thuẫn tuyệt đối với đức tin tôn giáo, do đó không có thể dung hợp giữa chủ nghĩa xã hội và tôn giáo và lập luận này là không đúng, vì đã chủ quan đẩy mâu thuẫn, từ mâu thuẫn ở phương diện nhận thức - không đối kháng, trở thành mâu thuẫn đối kháng.

Lý tưởng của những người cộng sản là xây dựng “Thiên đường” nơi trần thế bằng bàn tay và khối óc của chính con người. Tuy vậy, người cộng sản không hề có chủ trương phủ nhận tôn giáo mà thừa nhận nó như một nhu cầu tất yếu của một bộ phận nhân dân trong tiến trình phát triển của lịch sử. Hơn nữa, tôn giáo và chủ nghĩa xã hội có điểm tương đồng là đều mong muốn có một xã hội hạnh phúc, công bằng, bác ái, lấy điều thiện thắng điều ác.

“Đối với chúng ta, sự thống nhất của cuộc đấu tranh thật sự cách mạng đó của giai cấp bị áp bức để sáng tạo nên một cảnh cực lạc trên trái đất, là quan trọng hơn sự thống nhất ý kiến của những người vô sản về cảnh cực lạc trên thiên đường” [80, tr.174 ]. Rồi nữa, “Trong cương lĩnh của chúng ta, chúng ta không tuyên bố và chúng ta không nên tuyên bố chủ nghĩa vô thần của chúng ta... Khắp nơi bọn tư sản phản động đã chú trọng... khêu lên những sự thù hằn tôn giáo, để làm cho quần chúng chú ý về phía đó, khiến họ không để ý đến những vấn đề chính trị và kinh tế thật sự quan trọng và chủ yếu, những vấn đề mà giai cấp vô sản toàn nước Nga, thực tế đoàn kết lại với nhau trong cuộc đấu tranh cách mạng của mình, hiện đang giải quyết” [80, tr.174-175 ].

C.Mác và Ph.Ăng ghen từng căn dặn người cộng sản: “Không thể đả kích tôn giáo dưới hình thức thù địch cũng như dưới hình thức khinh bạc, chung cũng như riêng. Nghĩa là, nói chung không được đả kích vào nó”. [20, tr. 23]

Sau này, Lênin cũng viết: “Còn như tuyên chiến với tôn giáo, coi đó là nhiệm vụ chính trị của đảng công nhân, thì đó chỉ là một luận điệu vô chính phủ chủ nghĩa”. [81, tr.511.]

Vậy, theo chỉ dẫn của các nhà kinh điển mác - xít, Nhà nước của giai cấp vô sản nên xem tôn giáo là việc tư nhân, nghĩa là không nên phê phán những vấn đề thuộc thế giới bên kia. Chuyện có thiên đường địa ngục, thần này thánh khác là vấn đề của thần học, của tôn giáo. Nhưng với tư cách là chủ thể quản lý xã hội, trong đó có tôn giáo, thì Nhà nước có trách nhiệm và quyền hạn trên 2 vấn đề liên quan đến tôn giáo, đó là Pháp luật và chính trị.

Theo chỉ dẫn đó, trong tiến trình cách mạng Việt Nam, nhà nước ta chưa bao giờ có chủ trương tiêu diệt tôn giáo, phủ nhận thượng đế của người có đạo, mà luôn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, nghiêm cấm phân biệt sự đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.



Vậy khi giải quyết vấn đề tôn giáo, chúng ta cần phải đứng vững trên những nguyên tắc nào? Về điều này, theo quan điểm mác - xít, được khái quát trên 4 nguyên tắc sau:

Một: Khắc phục dần những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo phải gắn liền với quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới.

Nguyên tắc này xuất phát từ quan điểm duy vật lịch sử khi nhận thức và tác động vào tôn giáo. Theo đó, trước hết phải “Xoá bỏ tình trạng nô lệ về mặt kinh tế, nguồn gốc thật sự của sự mê hoặc nhân loại bằng tôn giáo” [80, tr. 175]. Hay nói cách khác, muốn thay đổi ý thức xã hội, trước hết cần phải thay đổi bản thân tồn tại xã hội; muốn xoá bỏ ảo tưởng nảy sinh trong tư tưởng con người, phải xoá bỏ nguồn gốc sinh ra ảo tưởng ấy; phải xác lập được một xã hội hiện thực không có áp bức, bất công, nghèo đói và thất học... cùng các tệ nạn nảy sinh trong nó. Tất nhiên việc cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới là một quá trình lâu dài, đòi hỏi phải khai thác và phát huy tiềm năng của mọi cộng đồng xã hội, trong đó có đồng bào các tôn giáo.



Hai: Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân.

Các nhà kinh điển Mác - xít quan tâm không chỉ tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, mà còn cả quyền tự do không tín ngưỡng. Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng sẽ bảo đảm quan hệ tốt đẹp giữa những người vô thần và hữu thần, giữa những người có tín ngưỡng tôn giáo khác nhau. Nội dung căn bản của quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng là:

- Mọi công dân có quyền theo đạo, truyền đạo hoặc bỏ đạo; được hoàn toàn tự do theo tôn giáo mình thích hoặc không theo một tôn giáo nào.

- Tất cả mọi công dân có tín ngưỡng và không tín ngưỡng đều bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi.

- Tất cả mọi tôn giáo được công nhận tư cách pháp nhân đều bình đẳng như nhau. Nhà nước không coi tôn giáo nào là quốc đạo.

Tuy nhiên cần chú ý rằng: Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng đồng thời phải chống lại những kẻ lợi dụng tôn giáo vì mục đích phi tôn giáo, mặt khác, không dung túng cho những kẻ hành nghề mê tín dị đoan.



Ba: Có quan điểm lịch sử cụ thể khi giải quyết vấn đề tôn giáo.

Nguyên tắc này có một ý nghĩa thực tiễn rất lớn. Nó đòi hỏi chủ thể lãnh đạo, quản lý xã hội khi giải quyết vấn đề tôn giáo phải phù hợp với không gian, thời gian cụ thể, như Lênin đã nhắc nhở: “Người mác - xít phải biết chú ý đến toàn bộ tình hình cụ thể” [81, tr. 518]



Bốn: Cần phân biệt hai mặt: nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo và việc chính trị lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo.

Việc phân biệt vấn đề chính trị và tư tưởng trong các hoạt động tôn giáo trên thực tế là vấn đề không đơn giản, nhưng lại đòi hỏi phải phân biệt rõ, từ đó mới có giải pháp chính xác. Trong đó, mặt nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo phải được giải quyết bằng chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo; còn mặt chính trị lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo phải được giải quyết bằng giải pháp chính trị. Việc áp dụng lẫn lộn các loại giải pháp, cũng như tuyệt đối hoá một loại giải pháp nào đó đều là tai hại cho cả tôn giáo và cho chính trị cầm quyền.



Kế thừa và vận dụng quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin về tôn giáo, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những tư tưởng đặc sắc về vấn đề này.

Trước hết cần thấy, tư tưởng của Người về tín ngưỡng, tôn giáo là sự vận dụng sáng tạo và phát triển Chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể của Việt Nam. Với Người, “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin” [46, tr.268]. Nhưng, xuất phát từ đặc điểm lịch sử, văn hoá của dân tộc Á - Đông, Hồ Chí Minh cho rằng: “C.Mác đã xây dựng học thuyết của mình trên một triết lý nhất định của lịch sử, như­ng lịch sử nào? Lịch sử châu Âu. Mà châu Âu là gì? Đó chư­a phải là toàn thể nhân loại... Xem xét lại chủ nghĩa Mác về cơ sở lịch sử của nó, củng cố nó bằng dân tộc học ph­ương Đông. Đó chính là nhiệm vụ mà các Xô viết đảm nhiệm (ban thuộc địa của chúng tôi vừa nhận đ­ược thư ­ mời chúng tôi tham gia công tác này) [45, tr.465].

Cũng trên quan điểm duy vật về lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh đến việc phải xây dựng một xã hội tiến bộ thì mới có thể giải quyết được vấn đề tôn giáo một cách tốt đẹp. Từ chỗ nhấn mạnh: Tôn giáo không hề đối lập với CNXH, Người đã chăm lo chu đáo đến đồng bào có tôn giáo theo tinh thần “phần xác no ấm, phần hồn thong dong”.

Trong ứng xử với tín đồ, chức sắc tôn giáo, Người thể hiện nổi bật tư tưởng hoà hợp, khoan dung, đó là sự cảm thông, chấp nhận và tôn trọng cái dị biệt, miễn là không trái với lợi ích chung của dân tộc, từ đó mà đạt được mục tiêu tương đồng. Chính vì thế, đồng bào Phật tử thấy Hồ Chí Minh như "Hiện thân" của vị “Bồ tát Quán Thế Âm” vì "nhân duyên" dân tộc Việt Nam đau thương "trầm luân" trong nỗi nhục mất nước ở cõi "Sha- bà" mà xuống cứu khổ cứu nạn. Ngày nay, trong Phật giáo và trong xã hội Việt Nam, tên Hồ Chí Minh được gán với quả vị Phật giáo, là Bồ tát Hồ Chí Minh. Còn đồng bào đạo Công giáo và đạo Tin lành luôn khâm phục và cảm động về việc, Người đã nguyện hy sinh cho Việt Nam độc lập, cho thế giới hoà bình, nên thấy Người như bóng dáng của "Đức Chúa Ki-Tô” hy sinh thân mình để cứu chuộc nhân loại.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo với tính cách là những quan điểm, nguyên tắc, tác giả khái quát như sau:

Thứ nhất, xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa tôn giáo với dân tộc, tôn giáo với cách mạng và tôn giáo với giai cấp, đó phải là nội dung cốt lõi trong chủ trương, chính sách tôn giáo của cách mạng Việt Nam.

Thứ hai, luôn phải có tinh thần vận dụng, phát triển nguyên lý chủ nghĩa Mác - Lênin và tham khảo kinh nghiệm của các nước khác về vấn đề tôn giáo, xem đó là cơ sở quyết định cho việc xây dựng đường lối, chủ trương, chính sách tôn giáo phù hợp với từng giai đoạn cách mạng Việt Nam.

Thứ ba, tôn trọng tự do tín ngưỡng phải đi đôi với đấu tranh chống mọi âm mưu lợi dụng tôn giáo; phải khắc phục những mặc cảm tôn giáo, những hành vi làm tổn thương đến tình cảm quần chúng tín đồ.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo đã bổ sung cho Chủ nghĩa Mác - Lênin và nó có sức sống từ thực tiễn của đất nước, dân tộc ta, để người cộng sản Việt Nam có thái độ mềm mại hơn, khách quan hơn đối với tôn giáo.




tải về 0.51 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương