HOÀng anh một số VẤN ĐỀ VỀ SỬ DỤng ngôn từ trên báo chí HÀ NỘI – 2003 MỤc lụC


THỬ PHÂN LOẠI TIÊU ĐỀ CÁC VĂN BẢN BÁO CHÍ



trang5/11
Chuyển đổi dữ liệu23.07.2016
Kích1 Mb.
#2149
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

THỬ PHÂN LOẠI TIÊU ĐỀ CÁC VĂN BẢN BÁO CHÍ


Tiêu đề các văn bản báo chí hết sức đa dạng cả về hình thức cũng như nội dung, vì thế việc tìm ra một tiêu chí chung để phân loại chúng rất không đơn giản. Tuy nhiên, xuất phát từ một góc nhìn tổng thể về các phương diện ý nghĩa - chức năng, chúng ta vẫn có thể chia chúng thành một số kiểu cơ bản dưới đây:



  1. Tiêu đề xác nhận

Đúng như tên gọi, tiêu đề loại này chỉ có nhiệm vụ đơn giản là xác nhận sự tồn tại của các sự kiện, hiện tượng, hoàn cảnh,... nào đó trong thực tế khách quan. Đối với thể loại tin, nhất là các tin ngắn, tin vắn, tiêu đề xác nhận thường là một thông báo trọn vẹn và khá cụ thể, chẳng hạn: " Xuất bản quốc doanh trung Quốc thua lỗ " ( Hà Nội mới cuối tuần, 17 / 4 / 1999 ); " Việt Nam có hơn 45 nghìn máy vi tính không tương thích với năm 2000 " ( Lao động, 19 / 4 / 1999 ); " 8000 người hồi hương được học nghề miễn phí " ( Văn hoá, 18 / 4 / 1999 ); " 87.000 lượt khách du lịch tới Vũng Tàu trong 5 ngày Tết " ( Người lao động,6 / 2 / 2003 );... Ở đây, tác giả chỉ nêu sự kiện với một thái độ điềm đạm khách quan, nhường mọi sự bàn luận, đánh giá cho độc giả. Còn đối với các bài viết lớn dưới dạng bút ký, ghi chép, phóng sự,... tiêu đề xác nhận thường chỉ dừng lại ở sự gọi tên cảnh huống, đối tượng,... Ví dụ: " Trong đêm giao thừa " ( Hà Nội mới chủ nhật, 19 / 2 /1999 ); " Qua Kẻ Noi " ( Lao động, 22 / 2 / 1999 ); " Bức tranh kinh tế thế giới năm 1998 " ( An ninh thế giới, 28 / 1 / 1999 ); " Đoàn bay Việt Nam " ( Lao động, 28 / 4 /1999 ); " Tết Hà Nội " ( Lao động Thủ đô, Tết Quý Mùi 2003 ); " Đêm cuối năm ở cuối tuyến săn sóc đặc biệt " ( Người lao động, 6 / 2 / 2003 );... Những tiêu đề như vậy mới đủ sức gợi và tầm khái quát, phù hợp với tầm vóc của tác phẩm lớn.

  1. Tiêu đề câu hỏi

Các tiêu đề câu hỏi được sử dụng với mật độ khá dày trên các báo. Chúng vừa gợi sự phán đoán của độc giả về một vấn đề bức xúc, đáng được quan tâm nào đó, vừa hứa hẹn câu trả lời thoả đáng ở phía dưới, và điều này có nghĩa là chúng đáp ứng được nhu cầu tâm lý phổ biến của con người là muốn tìm tòi, khám phá hiện thực cuộc sống xung quanh. Chính vì lý do đó mà tiêu đề - câu hỏi thường thu hút được sự chú ý không nhỏ của độc giả.

Ví dụ: " Nguyễn Duy - ly thân hay tiếp thị thơ? " ( Lao động, 4 /3 / 1998 ); " Ảnh viện - đẹp hay không đẹp " ( Hà Nội mới cuối tuần, 28 / 2 / 1998 ); " Giám thị cũng có phong bì? " ( Tiền phong, 9 / 7 / 1998 ); " Đủ sức đóng tàu, sao vẫn đi mua tàu ở nước ngoài ? " ( Nhân dân, 14 / 3 / 1999 ); " Vì sao các ca sỹ Huế đi lập nghiệp ở nơi xa ? " ( Văn hoá, 9 / 5 /1999 ); " Vì sao năm nay không thi " người đẹp vùng quan họ? " ( Thể thao và Văn hoá, 11 / 2 / 2003 );...



  1. Tiêu đề kêu gọi

Thực chất , các tiêu đề kêu gọi là những câu cầu khiến. Chúng kêu gọi độc giả hãy hướng tới một suy nghĩ, một hành động,.. cần thiết ( theo quan điẻm của người viết ) nào đó. Do các tiêu đề loại này luôn thể hiện một cảm xúc khá tha thiết và chân thành của tác giả nên chúng có tác động không nhỏ tới tâm tư, tình cảm của người đọc, để rồi từ đó, trong lòng họ nảy sinh ý muốn đọc toàn bộ văn bản nhằm chia sẻ các nỗi niềm cùng tác giả.

Ví dụ: " Xin đừng vội quên! " ( Hà Nội mới chủ nhật, 9 / 8 /1998 ); " Không nên phấn đấu học nghị quyết " vượt kế hoạch!" ( Nhân dân, 4 /1 / 1999 ); " Hãy giúp những người bệnh này kéo dài thêm sự sống! " ( Lao động, 8/ 2 / 1999 ); " Hãy bảo vệ di sản văn hoá Nam Tư " ( Văn hoá, 9 / 5 / 1999 ); " Hãy cứu những con bò rừng cuối cùng " ( Lao động, 20 / 2 /2003 ); " Đừng để chuyện xưa lặp lại " ( Gia đình, số 9 /2002 );...



  1. Tiêu đề trích dẫn

Ở đây, chúng tôi chỉ bàn đến các tiêu đề là lời trích dẫn trực tiếp. Còn các tiêu đề trích dẫn gián tiếp nằm trong phạm vi của loại tiêu đề xác nhận.

Tiêu đề - trích dẫn tạo cảm giác rằng nguồn tin của tác giả là hoàn toàn chính xác, đáng tin cậy. Nói cách khác, đây là những bài nói về những con người, những sự việc có thật mà chính tác giả dược chứng kiến. Chủ thể của những lời nói được trích dẫn thường là các nhân vật nổi tiếng, được nhiều người quan tâm nên các tiêu đề loại này cũng có hiệu quả tâm lý khá cao vì chúng tạo điều kiên cho độc giả được tiếp xúc với họ một cách gián tiếp và thu nhận được thêm những thông tin mới về họ. Ví dụ:

" Nhà văn Bùi Ngọc Tấn: " Không viết văn, tôi biết làm gì? " ( Lao động, 27 / 3 / 1999 ); " Ngọc Châu: " Hồn truyền thống hoà vào đời sống của tôi " ( Tuổi trẻ và hạnh phúc, số 9 / 1999 ); " Nhà thơ Trần đăng Khoa: " Tháng 10 này tôi sẽ cưới vợ " ( Lao động Thủ đô, 22 / 5 /1999 );" Tổng thống Saddam Hussein: " Nhân dân Iraq không muốn chiến tranh " ( Người lao động, 6 / 2 /2003 ); " Eriksson: " Rooney là Pele của tôi " ( Thể thao và văn hoá, 11 / 2 /2003 )...

Bên cạnh đó, cũng càn phải nói thêm rằng, trong một số trường hợp chủ thể của lời nói được trích dẫn không xuất hiện ở tiêu đề. Bằng cách này, tác giả bài viết đã kích thích một cách khá hiệu quả trí tò mò của độc giả, khiến họ phải đọc tiếp ngay xem đối tượng đó là ai. Ví dụ:

" Nếu thất bại, tôi sẽ rút lui " ( An ninh thế giới, 24 / 7 / 1998 ); " Nhiều người Việt Nam giữ vai trò quan trọng... " ( Nhân dân, 7 / 3 /1999 ); " Hãy cứu lấy Harry Potter... " ( Thế giới, số 9 / 2001 );

Nhìn chung, các tiêu đề - trích dẫn được dùng chủ yếu trong các bài phỏng vấn.



  1. Tiêu đề bình luận

Đây là loại tiêu đề mà ở đó, tác giả bộc lộ nhận xét, đánh giá của mình về con người hay sự việc nào đó. Ví dụ:

" Xứng đáng là một giải " độc nhất vô nhị " ( Văn hoá, 18 / 4 /1999 ); Vẫn là bệnh nóng vội " ( Lao động, 26 / 5 / 1999 ); " Bông hoa Thủ đô giữa núi rừng Tây Bắc " ( Nhân dân, 17 / 7 / 1998 ); " Những dấu hiệu buồn cho một miền đất học " ( Tiền phong, 17 / 6 /1999 ); " Lại thêm một sai lầm nữa của NATO " ( Lao động, 24 / 4 / 1999 );" Đốm sáng giữa bóng đêm " ( Thể thao và Văn hoá, 11 / 2 /2003 ); " Một cái Tết được xem là an toàn, nhưng... " ( Người lao động, 6 / 2 / 2003 ); " Lễ hội cầu trâu - nét đặc sắc văn hoá vùng Đất Tổ " ( Hà Nội mới, 22 / 2 /2003 );...

Thực tế khảo sát cho thấy, trong các tiêu đề bình luận, thành tố ngôn ngữ chủ chốt thường là tính từ mang sắc thái đánh giá ( độc nhất vô nhị, nóng vội, buồn, đặc sắc,... ). Song, cũng có không ít trường hợp thành tố " hạt nhân " là các loại từ khác, chẳng hạn như danh từ hoặc danh ngữ ( bông hoa, sai lầm, đốm sáng,... ).


  1. Tiêu đề giật gân

Các tiêu đề giật gân dược dùng để khêu gợi sự chú ý của độc giả. Chúng rất hiệu quả trong việc tạo ra những cảm hứng ban đầu khiến cho độc giả phải đọc toàn bộ bài báo nhằm thoả mãn tính hiếu kỳ của mình, cho dù nội dung của nó thực ra chưa hẳn đã là thú vị.

Có thể chia các tiêu đề giật gân thành hai nhóm chính. Nhóm thứ nhất gồm các tiêu đề nêu đích danh sự việc giật gân, ví dụ: Thi hành án tử hình bằng... phạt cười ", " Cụ già 92 tuổi mọc... răng khôn " ( An ninh thế giới, 25 / 9 /1998 ); " Vì hút thuốc - có thể bị ngồi tù " ( Văn hoá, 15 / 4 /1998 ); " Các nam ca sỹ ngày càng đẹp ... gái " ( Thể thao và Văn hoá, 17 / 6 /2001 ); " Nữ sinh lớp 7 làm mẹ nhi đồng " ( Nông nghiệp Việt Nam, 25 / 4 / 20021 ); " Về thành phố ... mua cỏ " ( Lao động, 24 / 5 /2002 ); " Cô bé 2 tuổi cắn chết rắn hổ mang; " Cháu nội đại văn hào Tsekhov không biết nói tiếng Nga ", " Bán đấu giá đất trên mặt Trăng " ( Tạp chí Nhà báo, Nga, số 6 /1996 );... Nhóm thứ hai quy tụ các tiêu đề cung cấp tín hiệu về sự việc giật gân còn chư được gọi tên cụ thể, ví dụ: " Thật quá sức tưởng tượng! ", " Chuyện thật như bịa! ";... Rõ ràng, các tiêu đề thuộc nhóm thứ hai, bằng cách diễn đạt của mình, đã báo trước cho độc giả rằng bài báo mà anh ta sắp đọc sẽ liên quan tới một chuyện khó tin, bất ngờ, và do vậy, rất lý thú.



  1. Tiêu đề gợi cảm

Các tiêu đề loại này được tạo lập bởi những cách diễn đạt, lối nói mới lạ, độc đáo, giàu hình ảnh, vì thế rất sinh động và hấp dẫn. Ví dụ:

" Nâng niu tất cả chỉ quên mình " ( Nhân dân hằng tháng, số tháng 5 / 1998 ); Quýt là, cam chịu " ( Hà Nội mới chủ nhật, 21 / 6 / 1998 ); " Tinh thần thể dục " ( Văn hoá, 11 / 2 / 1998 ); " Ai về chợ Cạn xem tuồng " ( Tuổi trẻ chủ nhật, số 16 / 1999 ); " Đoạn trường ai có... đi tàu mới hay " ( An ninh thế giới, 28 / 1 / 1999 ); " Lửa đã cháy... và rừng đã chết... ai có ngủ không? " ( Gia đình và Xã hội, số 34 / 2002 ); " Trẻ cậy cha, già cậy ai? " ( Giáo dục và Thời đại " (11/ 2 / 2001 ); " Những điều trông thấy mà ... ( Thể thao và Văn hoá, 12 / 5 / 1198 );... Nguồn gốc của sự gợi cảm trong các tiêu đề nói trên là vô cùng phong phú, đa dạng. Đó có thể là việc dùng các thành ngữ, tục ngữ, ca dao, dân ca...; là sự vay mượn từ ngữ, cách diễn đạt từ các tác phẩm văn học nghệ thuật; là lối chơi chữ hay dùng ẩn dụ;...

Nếu so sánh các tiêu đề gợi cảm với các tiêu đề bình luận, dễ dàng nhận thấy là giữa chúng có mối quan hệ khá mật thiết: không ít tiêu đề có chức năng gợi cảm lại mang ý nghĩa bình luận và ngược lại. Ví dụ:

" WTO - như rắn không đầu " ( Văn hoá, 9 / 5 /1999 ); " Tuyển lao động theo kiểu " đem con bỏ chợ " ( Lao động, 7 / 5 /1999 ); " Nghề cá Bình Thuận : Buồm chưa thuận, gió chưa xuôi " ( Lao động, 22 / 5 /1999 ); " Đèn gas : đầu Ngô, mình Sở " ( Gia đình và Xã hội, số 100 / 2001 );...

Như vậy là có khá nhiều cách đặt tiêu đề khác nhau cho các văn bản báo chí. Tuy nhiên, việc lựa chọn cách này hay cách khác lại phụ thuộc vào từng tình huống, từng hoàn cảnh giao tiếp cụ thể. Song, dù thế nào đi chăng nữa, mỗi tiêu đề nên vừa nêu được thần thái của bài viết, vừa khêu gợi được trí tò mò của người đọc. Không phải tình cờ, một trong những chuyên gia nghiên cứu báo chí hàng đầu của Nga, Phó giáo sư Marina Shostak đã ví tiêu đề của bài báo tựa như cổng vào một nơi nào đó dành cho công chúng. Cổng được trang hoàng đẹp đẽ, hấp dẫn sẽ khiến du khách muốn vào thưởng ngoạn cảnh vật ở sâu bên trong. Còn những chiếc cổng tầm thường, thiếu thẩm mỹ sẽ rất dễ bị bỏ qua...1
1 Shostak M., Tiêu đề tác phẩm báo chí, Tạp chí Nhà báo, Nga, số 5, 6 / 1996.

( Bài đăng trên Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống , số 9 / 1999 )


SAPÔ TRÊN BÁO CHÍ
1. Khái niệm sapô

Sapô (chapeau) trong tiếng Pháp có nghĩa là “cái mũ”. Quả thực, sapô có phần nào đó giống như cái mũ của bài báo: nó nằm ở phía trên và tạo cho bài báo sự chỉn chu khi xuất hiện trước công chúng.

Lời mào đầu đứng sau tiêu đề và đứng trước phần nội dung của bài báo. Nó là một văn bản hoàn chỉnh, có thể bao gồm một câu, vài câu hoặc nhiều câu. Song độ quan trọng của lời mào đầu không phụ thuộc vào độ dài của nó. Trong báo chí hiện đại, lời mào đầu thường có xu hướng càng ngắn gọn càng tốt (tất nhiên, ngắn gọn phải đi kèm với dễ hiểu).

2. Chức năng của sapô

Khẳng định vai trò, ý nghĩa của sapô, Loic Hervouet, Tổng Giám đốc trường Đại học Báo chí Lille (Pháp) đã viết: “Giúp đỡ người đọc. Xác định chủ đề và góc độ. Cung cấp các thông tin chính. Gợi ý về dàn bài. Làm cho độc giả muốn đọc”.1 Đây cũng chính là các chức năng cơ bản của sapô mà dưới đây chúng ta sẽ làm rõ hơn.



2.1. Xác định chủ đề của bài báo

Đây là chức năng quan trọng hàng đầu của sapô. Trước hết, sapô phải mang đến cho người độc giả khái niệm chung về đề tài của bài viết. Thời đại ngày nay là thời đại bùng nổ thông tin. Và người đọc trở nên thực dụng hơn bao giờ hết. Trong cùng một đơn vị thời gian họ muốn thu nhận được càng nhiều thông tin càng tốt. Vì thế họ sẵn sàng bỏ qua bài báo của bạn nếu không tìm thấy ở phần lời dẫn một điều gì đó có ý nghĩa, đáng được quan tâm khiến họ phải đọc nó cho đến hết.



2.2. Chứng minh tính thời sự của bài báo

Quy luật nghiệt ngã của báo chí là một bài báo thường được viết trong vài giờ, được đọc trong vài phút và bị quên đi trong vòng 24 giờ sau đó. Một vấn đề, một sự kiện chỉ có ý nghĩa đích thực khi nó liên quan trực tiếp đến ngày hôm nay, đến hiện tại. Độc giả thường chỉ quan tâm đến những gì nóng hổi, nằm trong tâm điểm sự chú ý của công luận và có thể ảnh hưởng tới cuộc sống đang diễn ra của họ. Vì thế, ngay từ phần lời dẫn, cần nhấn mạnh tính thời sự của các thông tin sẽ được phản ánh trong bài viết. Đây chính là lý do vì sao ở sapô chúng ta thường gặp những từ ngữ chỉ thời điểm hiện tại như: "đang”, "hôm nay", "gần đây”, "tháng này” "vừa mới” hay tương lai gần “sắp” “đang đến gần”, v.v. rồi những cấu trúc có chức năng gắn kết quá khứ với hiện tại: “tưởng chừng như chuyện đã qua nhưng giờ đây nó vẫn còn...”, “cho tới thời điểm này”,...



2.3. Nêu những ý chính

Không chỉ dừng lại ở việc gọi tên đề tài, trong nhiều trường hợp sapô còn phải nêu được các ý chính, tức là khung nội dung cơ bản của bài viết. Điều này giúp cho độc giả, dù không đọc phần còn lại của tác phẩm vì một lý do nào đó (như thiếu thời gian chẳng hạn), cũng có thể nắm bắt được thông tin khái quát về vấn đề hay sự việc mà nhà báo phản ánh.

Tuy nhiên, đây không phải là yêu cầu bắt buộc. Bởi lẽ việc nêu các ý chính nhiều khi có thể làm cho sapô trở nên khuôn sáo và dài dòng. Hơn nữa, nếu sapô làm cho độc giả thoả mãn về mặt thông tin tới mức không cần phải đọc tiếp tác phẩm thì có lẽ nó chưa đạt hiệu quả giao tiếp như mong đợi.

2.4. Thu hút sự chú ý của người đọc

Nếu như tít báo nhóm lên đốm lửa đầu tiên của sự đam mê trong lòng người đọc, thì sapô phải thổi bùng đốm lửa ấy thành một ngọn lửa. Tức là sapô cần tạo ra một thứ ma lực khiến cho người đọc không thể cưỡng lại ý muốn phải đọc toàn bộ tác phẩm. Muốn vậy, nó phải được viết một cách ấn tượng, hấp dẫn, thể hiện được thần thái của vấn đề hay sự kiện.



3. Phân loại sapô

Căn cứ vào ý nghĩa, mục đích của các sapô, chúng ta có thể chia chúng thành một số kiểu cơ bản sau đây:



3.1. Sapô gọi tên

Kiểu sapô này chỉ dừng lại ở việc gọi tên vấn đề, sự việc hay hiện tượng sẽ được trình bày trong bài viết. Kèm theo nó thường là lời bình luận ngắn gọn của tác giả. Ví dụ:



Khi Ánh Tuyết cất lên “Thiên thai", "Suối Mơ", “Sông Lô", “Ô mê ly"... thì ngay lập tức chúng ta bị mê hoặc. Thế nhưng mới đây khi ca sĩ này làm Giám đốc một công ty xây dựng thì không ít người đã bất ngờ về kiểu “hành nghề" “tréo ngoe" này.

(Bài: Tôi không hề đá lộn sân, Pháp luật và Đời sống, 20/9/2005);



Cuối tuần qua, Minh Nhí đã có quyết định được phép trở lại biểu diễn sau hơn 6 tháng phải ngừng diễn. Minh Nhí trao đổi với TT & VH.

(Bài: Minh Nhí làm live show để...xin lỗi khán giả, Thể thao và Văn hoá, 20/9/2005);



Hai tai nạn nổ máy bay đã liên tiếp xảy ra trong ngày 3.3 tại Mỹ và Thái lan, trở thành nỗi ám ảnh đối với ngành hàng không quốc tế.

(Bài: Tai nạn máy bay tại Mỹ và Thái Lan, Lao động, 5/3/2001).



3.2. Sapô tóm tắt

Đọc sapô loại này, chúng ta có thể nắm được những thông tin cốt lõi nhất liên quan tới nội dung của tác phẩm, từ đó có cái nhìn khái quát về vấn đề hay sự kiện được phản ánh. Ví dụ:



Người có nhu cầu mua bán nhà ở Hà Nội rất lớn. Mỗi năm có hàng trăm căn hộ lớn nhỏ được sang tên đổi chủ. Phần nhiều đều phải thông qua người dắt mối mà người ta thường gọi là “cò” nhà đất. Chính vì thế mà “cò" nhà đất tự nhiên trở thành một nghề. Một nghề không cần vốn liếng mà tiền lãi thu về thì bất kể, ít một vài chỉ mà nhiều tới hàng cây vàng.

(Bài: “Cò" nhà đất, trong: Phóng sự Thái Minh Châu, NXB. Lao động, 1999);



Có lẽ không nghề nào truân chuyên bằng bác sĩ trẻ lập nghiệp. Sau 6 năm “tu luyện" tại trường đại học, đã nhiều hơn các trường khác đến hai năm, họ còn phải học nghề" dài hạn tại các bệnh viện cho đến khi kí được hợp đồng lao động hoặc nhận vào biên chế mới thôi. Kẻ “học" ít thì vài tháng, người nhiều thì hai, ba năm, thậm chí bốn năm. Lẽ tất nhiên, trong thời gian đó, các bác sĩ trẻ này chỉ còn nước cậy nhờ mẹ cha.

(Bài: Thầy thuốc không lương, Lao động, 27/2/2001 );



Thời gian gần đây, trên địa bàn quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh liên tiếp xảy ra nhiều vụ đột tử khá lạ lùng: chết khi...đang ngủ. Điều khó hiểu hơn là hầu hết những nạn nhân xấu số đều còn trong độ tuổi còn rất trẻ, lại là những thanh niên khoẻ mạnh, trước đó chẳng hề có biểu hiện bệnh hoạn gì. Những cái chết bất ngờ đầy bí ẩn, không rõ nguyên nhân đã gây tâm lý hoang mang, lo lắng trong cộng đồng dân cư.

(Bài: Bí ẩn những vụ đột tử ở Bình Tân, Công an TP. Hồ Chí Minh, 27/9/2005);



Chưa đầy 24 giờ đồng hồ sau khi xuất hiện vết nứt, 17 giờ 45 phút ngày 6/12, một vạt đất ven sông thuộc khóm Long Thị “C", thị trấn Tân Châu, huyện Tân Châu (An Giang) đã đổ nhào xuống sông làm vỡ nát công viên trung tâm của huyện và 15 hộ dân gần đó phải tháo chạy tán loạn...

(Bài: Trước hiểm hoạ sạt lở, Lao động, 12/12/2001).



3.3. Sapô nêu sự việc dẫn đường

Những sapô kiểu này kể về các sự việc đã thúc đẩy tác giả viết nên bài báo. Có thể gọi chúng là sapô-nguyên cớ.

Ví dụ:

Một buổi sáng, ông cán bộ Hội Chữ thập đỏ Việt Nam tìm đến toà soạn cố kìm nước mắt đưa cho tôi bức thư của kẻ tật nguyền có cái tên khó đoán định giới tính: Phạm Quốc Hương, nhà ở khu 8 Hồng Thao, xã Xuân Quang, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ. Mười hai năm nay nằm liệt giường vì một cơn bạo bệnh, gia cảnh quá neo nghèo, Hương đã khóc quá nhiều, đã vắt cả da thịt mình thành nước mắt, giờ còn da bọc xương, Hương muốn tìm một người con gái khiếm thị để được dâng đôi mắt to, đẹp của mình cho cô ấy...

(Bài: Người tình nguyện mù, trong cuốn: 27 phóng sự xã hội của Đỗ Doãn Hoàng, NXB. Lao động, 2004);



Trung tuần tháng 2/2001, chúng tôi nhận đuợc đơn khiếu nại và tố cáo về việc xí nghiệp cát, đá, sỏi Minh Hưng (gọi tắt là XN. Minh Hưng) khai thác cát trái phép trên sông Sài Gòn nhưng lại được chính quyền xã bao che. Đứng tên trong đơn là 43 người thuộc 2 ấp Bùng Binh và Sóc Lào xã Đôn Thuận, huyện Tràng Bảng, tỉnh Tây Ninh, nơi XN. Minh Hưng đóng trụ sở và hoạt động. Chiều 13/2/2001 chúng tôi về tận nơi để tìm hiểu vụ việc.

(Bài: Thủ phạm khai thác cát trái phép trên sông Sài Gòn là ai?, Pháp luật, 11/3/2001).

Khảo sát cho thấy, phần mở đầu các sapô nói trên thường đề cập cuộc tiếp xúc giữa tác giả với những đối tượng trực tiếp liên quan tới vấn đề, sự việc hay hiện tượng được phản ánh trong bài viết. Điều này vừa làm nổi bật ý nghĩa xã hội vừa làm gia tăng tính xác thực và khách quan của tác phẩm báo chí.

Tuy nhiên, cũng có trường hợp mà nguyên cớ khiến tác giả viết bài chỉ là một sự việc hoàn toàn ngẫu nhiên ngẫu nhiên nào đó.

Ví dụ:

Một buổi chiều mưa buồn, nhâm nhi chén rượu quán cóc, gã bạn đồng nghiệp của tôi bỗng thở dài thườn thượt, chép miệng: Làm cái nghề bán chữ này nhọc quá, suýt chục năm trong nghề mà tôi chưa sắm nổi mươi mét nhà để tậu cô vợ. “Thì ông bảo, trừ khi có chức quyền để tham nhũng, chứ làm công ăn lương ở đất nước mình bao giờ mới khá được". “Ai bảo ông thế, mấy em người mẫu, hoa hậu, chức quyền gì mà có cả bạc tỷ. Tôi chỉ ước kiếp sau giời có cho làm người thì đừng bắt làm nhà báo mà cho làm...gái đẹp.

(Bài: Hồng nhan bạc...tỷ, Hà Nội ngàn năm, số 6/2005).



3.4. Sapô chân dung

Ở loại sapô này, người viết phác thảo những nét chân dung nào đó của nhân vật chính trong tác phẩm.

Đó có thể là những nét ngoại hình, tính cách, ví dụ:

Quen biết Trần Hiếu Ngân từ lâu..., mỗi khi gặp nụ cười duyên dáng và đôi mắt luôn nhìn thẳng và rất tự tin của Ngân, tôi thường liên tưởng đến những cú ra đòn quyết liệt, dứt khoát của cô bé hiền hậu, dễ thương và đôi khi cũng rất e lệ này”.

(Bài: Võ sĩ xuất sắc và người con hiếu thảo, Lao động, 4/10/2000).

Đó có thể là những nét về sở thích, ví dụ:



Say đắm thơ Hàn Mặc Tử, anh dựng lều nhỏ sống bên cạnh mộ nhà thơ. Ngày qua ngày trầm lặng cặm cụi với cây bút lửa anh vẽ tranh, chép thơ trên gỗ thông thơm và nhiệt tình giới thiệu với khách về thân thế sự nghiệp của nhà thơ. Anh là Dzũ Kha.

(Bài: Người giữ lửa hồn thơ Hàn Mặc Tử, Khoa học và Đời sống, 24/3/2006)

Đó có thể là những nét về thân thế, sự nghiệp, ví dụ:

Trong những chiếc Boeing từ thế hệ cũ đến thế hệ mới nhất đang bay khắp thế giới có đóng góp của anh- một người Việt. Anh cũng đã góp phần đưa hai người khổng lồ công nghệ cao của Mỹ là Boeing và Microsoft đến Việt Nam.

(Bài: Con cá hồi Việt Nam ở Seattle, Lao động, Xuân Bính Tuất 2006);



Hoặc đó cũng có có thể là sự pha trộn nhiều khía cạnh của một chân dung, ví dụ:

Nhanh nhẹn, vui vẻ, hoà nhã là cảm nhận đầu tiên của chúng tôi về cô bạn Nguyễn Thị Phương Dung (lớp K.9, cử nhân tài năng vật lý Trường Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học quốc gia Hà Nội), gương mặt nữ duy nhất trong 10 gương mặt tiêu biểu 2005 do Trung ương Đoàn bình chọn.

(Bài: Lớn lên với những câu hỏi, Tuổi trẻ, 11/3/2006).



3.5. Sapô tả cảnh (ảnh)

Đọc những sapô kiểu này, chúng ta như được xem những bức tranh sống động có đủ âm thanh, màu sắc, ánh sáng. Giọng văn có thể nhẹ nhàng hay mạnh mẽ nhưng những hình ảnh được miêu tả thường khá ấn tượng, có khả năng gợi cảm xúc hoặc tạo ra nỗi ám ảnh đối với độc giả.

Ví dụ:

Trong đêm ấy, người dân ở ấp Long Thị C, thị trấn Tân Châu ( An Giang) thất thần chạy tán loạn trong tiếng khóc gào, tiếng đổ vụn của xi măng, cốt thép, tiếng dậy sóng của dòng sông ngầu bọt. Trẻ nhỏ thảng thốt tìm cha, gọi mẹ như bầy chim mất tổ, nhiều người ngất xỉu khi nhìn gia sản mấy đời gây dựng phút chốc chìm biến trong dòng nước.

(Bài: Tân Châu - 0 giờ ngày 4..., Lao động, 9/1/2001);



Tây Thiên. Trời mưa rả rích. Những lều quán lụp xụp tựa lưng vào ngách núi. Trong cái cảnh ảm đạm của một khu du lịch chưa đúng mùa, chúng tôi lần theo những tảng đá to bổ chảng nằm chểnh ểnh theo dọc con suối. Anh bạn đi cùng bảo: đi đường suối thì mới gặp được loài động vật quý hiếm mà chỉ Tây Thiên mới có, đó là loài cá cóc...

(Bài: Kiểm lâm buông, dân bắt, Lao động thủ đô, 9/3/2006).



3.6. Sapô nêu luận cứ

Ở loại sapô này, tác giả đưa ra các con số hay dữ kiện ấn tượng có khả năng thu hút sự chú ý của người đọc. Những con số hay dữ kiện như vậy thường nằm trong quan hệ nhân quả với vấn đề hoặc sự kiện được phản ánh.

Ví dụ:

Tính đến cuối tháng 8 năm 2000, có 654 con gấu bị nuôi nhốt trên địa bàn thành phố Hà Nội. Cả nội ngoại thành có tới 191 trại gấu lớn nhỏ. Những trại lớn có trên dưới tám chục con gấu, còn những hộ nuôi lẻ thì 2,3 con. Gấu được nuôi giữa khu dân cư đông đúc, và thậm chí trên tầng tư, tầng năm.

(Bài: Mật gấu vào mùa, Lao động, ngày 1/ 11/2000);



Khoảng hơn bảy chục người đã mất tích sáng sớm hôm 5/3 khi ba chiếc ô tô bị rơi xuống sông do cầu bị sập.

( Bài: Sập cầu ở phía bắc Bồ Đào Nha, Lao động, 6/3/2001);



Năm 2005, trên địa bàn Thành phố xảy ra 352 vụ cháy làm 11 người chết, 64 người bị thương, thiệt hại tài sản 70 tỷ đồng; trong đó cháy rụi 78 căn nhà, 14 nhà xưởng, 12 kho chứa hàng, 14 cửa hàng...

( Bài: Cháy nổ - nỗi lo lại đến, Công an Tp. HCM., 16/3/2006).



3.7. Sapô kể chuyện

Những sapô này khiến người đọc có cảm giác đang được nghe tác giả kể những câu chuyện nào đó.

Ví dụ:

Có lẽ tôi sẽ không bao giờ quên được gương mặt của anh thanh niên ấy. Gương mặt tái nhợt, tuyệt vọng và khẩn cầu. Anh ta cởi trần, hai tay thu trước ngực cho đỡ lạnh. Đôi mắt nhìn tôi như trách móc, dại đi trong cơn mưa tầm tã. Trên xuồng còn 3 đứa nhỏ nữa, chắc là con anh. Đứa nhỏ nhất đưa cả hai tay về phía ghe chúng tôi cầu xin. Tôi phải quay đi để để khỏi nhìn thấy những đôi mắt và những đôi tay ấy ... Đoàn cứu trợ đang trên đường về, chẳng còn gì để cho họ cả. Chỉ có một quãng sông mà hàng trăm cái xuồng chèo ra đón đầu để xin hàng cứu trợ như thế.

(Bài: Vàm Cỏ Tây, một nhánh sông buồn, Lao động, 12/10/2000);



Eo Mây tiễn người con gái đẹp nhất làng ra trận vào những ngày bom đạn đầy trời. Sáu năm sau, cô gái ấy trở về. Vẫn đẹp như xưa, lại có phần dịu dàng, đằm thắm hơn. Ngày cô đi lấy chồng, bao trai làng ngẩn ngơ tiếc nuối. Không ngờ, chỉ một năm sau, cô lại về Eo Mây. Kể từ đó cuộc đời cô rẽ sang một ngả khác. Đau buồn, thương tâm...

( Bài: Eo Mây có người đàn bà, Lao động, 23/10/2000).

Chính cái giọng điệu đặc trưng của văn kể chuyện đã làm cho thông tin hàm chứa trong sapô trở nên nhẹ nhàng mà thấm thía.

3.8. Sapô nêu cảm xúc và những suy tư riêng của tác giả

Ví dụ:


Không biết, có bao giờ Công Vinh-Quả bóng vàng năm 2004-tự hỏi ta đang ở đâu sau những tháng ngày vinh quang và kiêu hãnh. Phải chăng, xung quanh anh không còn những ánh hào quang, những lời ca tụng, mà nó là khoảng trống không thấy có những lời hứa hẹn, không có những cơ hội dành sẵn cho anh?

(Bài: Lê Công Vinh: Bên kia bờ vinh quang, Thể thao và Văn hoá, 20/9/2005);



Một bản án khách quan, đúng pháp luật không chỉ đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của những người trong cuộc mà còn góp phần vào sự ổn định của xã hội. Nhưng bản án đã tuyên có hiệu lực pháp luật và được đưa ra thi hành sẽ chi phối rất nhiều cuộc sống của những người trong cuộc. Trong nhiều trường hợp chỉ vì một bản án oan sai của Toà án mà tài sản nhiều khi cả đời mới có được của những người trong cuộc bị mất trắng, thậm chí chính họ bị đẩy ra đường. Phải chăng với những bản án rơi vào trường hợp này, mọi việc đã an bài?

(Bài: Án oan sai quá hạn giám đốc thẩm: Phải chăng đã hết thuốc chữa?, Pháp luật, 11/3/2001);



Cánh diều vàng 2005 lại một lần nữa làm những người hâm mộ điện ảnh thất vọng. Mờ nhạt, lộn xộn, kém hấp dẫn...Cánh diều vàng 2005 khép lại trong nỗi băn khoăn của nhiều người.

(Bài: Mờ nhạt và thiếu hấp dẫn, Khoa học và Đời sống, 24/3/2006)

Những nhận xét, đánh giá in đậm dấu ấn của "cái tôi" tác giả như vậy có khả năng khơi gợi cảm xúc hay suy nghĩ của người đọc theo những định hướng đã được vạch sẵn nào đó. Tuy nhiên, nếu lập luận thiếu chặt chẽ và tình cảm của người viết không đủ sự chân thành thì sapô kiểu này có thể làm lụi tàn đốm lửa (nếu có) mà tiêu đề đã thắp lên.

3.9. Sapô tiếp nối tiêu đề

Sapô loại này không phải là tiểu văn bản tồn tại độc lập mà là bộ phận được viết tiếp theo tiêu đề và phụ thuộc vào nó cả về mặt hình thức lẫn nội dung. Ví dụ:





Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương