HOÀng anh một số VẤN ĐỀ VỀ SỬ DỤng ngôn từ trên báo chí HÀ NỘI – 2003 MỤc lụC



trang11/11
Chuyển đổi dữ liệu23.07.2016
Kích1 Mb.
#2149
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

Hãy chú ý tới từng từ một

Nhà văn Mark Twain có lần nhận xét: " Sự khác nhau giữa một từ chính xác và một từ gần chính xác cũng giống như là sự khác nhau giữa tia chớp và con đom đóm ". Thế nhưng vấn đề không chỉ ở trong tính chất biểu cảm của từ ngữ, mà còn ở chỗ là nó khó hoặc dễ hiểu đến đâu, tức là đa số độc giả có thể đánh giá cái tính chất biểu cảm đó đến mức nào. Có nghĩa là việc biết cách lựa chọn những từ, tập hợp từ rồi kiểu nói thành công hơn cả để diễn tả các ý tưởng của mình một cách chính xác và rõ ràng, cũng như để có một phong cách trình bày rành mạch và dễ hiểu, đối với nhà báo có ý nghĩa quan trọng chẳng kém gì đối với nhà văn. Có bao nhiêu từ cả thảy trong ngôn ngữ văn học? Trong cuốn từ điển chuẩn hiện đại của tiếng Nga và tiếng Anh có chừg 50 - 60 nghìn từ. Đại văn hào Shakespeare trong tất cả các tác phẩm của mình đã sử dụng hơn 10 nghìn từ. Lượng từ dự trữ của một người có trình độ học vấn khá cao ít hơn nhiều. Bên cạnh đó, theo sự tính toán của các chuyên gia, người ta chỉ sử dụng tích cực những từ mà họ biết và hiểu, và những từ này chỉ chiếm khoảng 20% toàn bộ lượng từ dự trữ. Trong cuộc sống hàng ngày, rất nhiều người, theo sự tính toán trên, chỉ dùng hết khoảng 2 nghìn từ.

Một từ càng gần với hiện thực quen thuộc của cuộc sống về mặt ý nghĩa, nó càng dễ hiểu hơn và và được sử dụng nhiều hơn. đây chính là cơ sở chủ yếu để " báo chí cho nhân dân " định hướng, còn trong các ấn phẩm cao cấp dành cho các tầng lớp dân chúng có học vấn cao thì từ vựng, cả về mặt dung lượng, cả về mặt đa dạng phong phú, lớn hơn nhiều. Như thế là đối với các loại độc giả khác nhau đều cần có phong cách diễn đạt phù hợp với trình dộ của họ.

Trong một cuốn giáo trình thực hành về báo chí có nói rằng, người ta đã nhiều lần thử soạn ra một lượng từ tối thiểu mà mà tất cả nhưng người đã tốt nghiệp phổ thông đều biết. Chẳng hạn như ở đó có một từ rất ngắn là " ôm ". Thế nhung liệu tất cả mọi người lớn mà tự cho mình là được học hành đến nơi đến chốn, giáo trình bình luận, có đều nhớ rằng đó là đơn vị đo điện trở mà dòng điện gặp phải trên đường đi của mình? Mỗi từ ít quen thuộc như vậy hay nói chung là khó hiểu trong văn bản, có thể trở thành một loại " chướng ngại " gây khó khăn cho việc đọc và hiểu.

Hãy thường xuyên xem từ điển, nhất là các cuốn từ điển về các từ đồng nghĩa, giáo trình khuyên nhủ. Hãy để chúng trên bàn làm việc của mình và hãy sử dụng chúng mỗi khi viết hay biên tập một cái gì đó. Chúng làm tăng khả năng sử dụng từ của bạn tới hai, ba lần, và như vậy, bạn có thể chọn đúng được những từ mà về mặt ý nghiã, chúng thể hiện các khía cạnh của các ý tưởng của bạn một cách chính xác hơn cả. Trong mỗi câu, tất cả các từ phải tương xứng với nhau, và nhờ đó, tạo ra nhịp điệu được phối hợp một cách hài hoà, làm cho văn bản dễ đọc và dễ hiểu hơn.

Tấn nhiên, giáo trình tổng kết, tất cả những điều trên không phải lúc nào cũng làm được dễ dàng - thậm chí đối với cả những nhà văn giàu kinh nghiệm. Nhưng đó lại chính là cái mà độc giả có quyền chờ đợi ở bạn trong một bài phóng sự đơn giản cũng như trong một bài báo nghiêm túc.

Tính hiệu quả của tác phẩm báo chí phụ thuộc nhiều vào sự giản đơn trong việc trình bày thông tin. Vì vậy mà nguyện vọng của biên tập viên " tiết kiệm " không chỉ về phương diện câu mà cả về phương diện từ, là điều hoàn toàn dễ hiểu. Nhưng văn bản cũng không được phép bị dồn nén quá mức khiến cho trọng tải về ý nghĩa của nó bị thuyên giảm hay là các phẩm chất về văn học của nó, nếu như có, bị ảnh hưởng. Nhiệm vụ của người biên tập là giải thoát văn bản khỏi sự dài dòng khiến cho người ta thêm khó hiểu cốt lõi của vấn đề, dù đó là trong chính trị tầm cỡ hay trong đời thường.

Dưới đây là một tình huống khá điển hình, khi tác giả có " nhược điểm " là thích quan trọng hoá mọi thông tin, kể cả những thông tin đơn giản nhất:

" Trường học Sheman đang có sự bức thiết về việc được sửa chữa ở quy mô lớn. Trường học Flower - ngôi trường nằm ở phía bắc thành phố, có đầy đủ khả nămg để tăng thêm số lượng học viên, mà như chúng tôi thấy, không kéo theo sự cần thiết phải tăng thêm đội ngũ giáo viên, dù chỉ một người ".

Người biên tập dễ dàng lược bỏ khỏi cái đống những kiểu nói quan liêu naỳ những từ ngữ không cần thiết, và kết quả là văn bản trở thành đơn giản và rõ ràng:

" Trường Sheman cần được tu sửa đáng kể. Trường Flower, nằm ở phía bắc thành phố, có khả năng nhận thêm học sinh mà không cần phải tăng thêm giáo viên ".

Rất nhiều khi, người biên tập phải chạm trán với sự thiên vị thái quá của tác giả đối với việc sử dụng các cụm từ " quan trọng " khác nhau, nhằm " làm đẹp " cho phong cách. Có thể là những cụm từ đó thích hợp với một bài bình luận chính trị, nhưng chắc gì chúng đã thích hợp với những bản tin về thể thao, chẳng hạn như là " cuộc gặp gỡ của các đội bóng ở cấp thượng đỉnh ", kể cả nếu cụm từ " ở cấp thượng đỉnh " bạn có để trong ngoặc kép.

Nhiều sai sót về phong cách xuất hiện là do sử dụng từ không đúng, chẳng hạn như là đưa những sự so sánh không phù hợp với ý nghĩa của từ. Sẽ là hợp lý nếu nói về tiền cá cược trong câu sau: " Đảng Dân chủ trong cuộc đấu tranh nhằm giành chính quyền trong cuộc bầu cử sắp tới đã một lần nữa tăng tiền đặt cược sau khi đưa vào chương trình của mình những hứa hẹn mới ". Cuộc chạy đua trước bầu cử thực tế là có thể so sánh với cuộc đua ngựa, là nơi người ta hay đặt cược cho những người được sùng ái. Những vẫn chính từ đó lại trở thành bất hợp lý trong tình huống thế này: " Ấn độ đang tăng tiền đặt cược cho cuộc chinh phục đỉnh Everest ". Ở đây, Ấn độ chẳng có đặt cá cược gì sất, mà chỉ đơn giản là đưa ra những nỗ lực mới nhằm chinh phục đỉnh núi cao nhất trên Trái đất này.

Những trường hợp sử dụng không đúng các từ mà có tính chất " hoàn toàn " hay là ý nghĩa " tuyệt đối " kiểu như các từ " vâng " hoặc " không "cũng gây cho người biên tập không ít phiền phức. Bởi vì không thể nào nói đựoc là " hơi có thai " chẳng hạn. Những từ như thế không có các cấp so sánh tương đối cũng như tuyệt đối. Ví dụ như từ " Optimalnyi " trong bản dịch từ tiếng Latinh có nghĩa là " tốt nhất " tức là thuận lợi nhất hay phù hợp nhất. Thế nhưng trong các bài viết, thậm chí cả bài của tác giả có trình độ, người ta vẫn gặp những cụm từ kiểu " Samyi optimalnyi " ( dịch nguyên bản là" tốt nhất nhất " ) hay ngược lại " Niedostatochno optimalyi " ( dịch nguyên bản là " chưa đủ tốt nhất " ).

Thuộc về phạm trù này còn có cấu trúc kiểu " Polnyi anshlag ". Mỗi tác giả, nếu như anh ta không lười biếng trong việc xem từ điển, sẽ phải đọc thấy rằng từ " anshlag " trong tiếng Đức có nghĩa là bản thông báo được treo ở chỗ dễ nhìn và thường là ở quầy bán vé của nhà hát, với nội dung nói về việc toàn bộ số vé đã bán hết. Vậy nên bổ sung thêm từ " polnyi " ( có nghĩa là " hoàn toàn " chẳng để làm gì ).

Thêm một ví dụ nữa là từ gốc Latinh " Unique " - có nghĩa là có một không hai, duy nhất, không lặp lại. Ấy thế mà hầu như ngày nào chúng ta cũng đọc hoặc nghe thấy những cụm từ kiểu " pachti unicalnyi " ( dịch nguyên bản: gần như có một không hai ) hay " naibôlee unicalnyi " ( dịch nguyên bản: có một không hai nhất ). Mà thường thì trong những trường hợp như thế người ta nói không phải về những hiện tượng có một không hai một cách đích thực, mà chỉ dơn giản là về những cái gì đó đáng lưu ý.

Cụm từ " Vì kế hoạch còn chưa đuợc hoàn thành đủ mức, chúng tôi chưa nhận được tiền đủ mức " nghe cũngchẳng kém phần lạ tai. Kết quả cuối cùng đã được thể hiện rõ mà chẳng cần cái " đủ mức " mờ mịt đó. Rồi cả ví dụ sau đây đọc cũng thấy khá mù mờ:



Do một cơn lũ lớn, toà nhà đã bị dịch chuyển ra khỏi vị trí của mình và nằm gần như ngang bằng với mặt đất. Người ta lo ngại là nó sẽ bị phá huỷ hoàn toàn.

" Ngang bằng với mặt đất " diễn đạt tính triệt để của quá trình này. Theo thông báo trên thì toà nhà " hầu như " đã bị tàn phá, song chưa phải là tất cả đã bị hư hoại. Theo chúng tôi, thay vì " ngang bằng với mặt đất " nên viết là " bị hư hại nghiêm trọng " - là câu thể hiện cái đã xảy ra chính xác hơn.

Cần chú ý đặc biệt tới những câu, từ sáo rỗng rập theo những cái khuôn có sẵn. Nhiều cái trong chúng vẫn còn rất giàu sức sống và bám rễ vào trong ngôn ngữ báo chí chắc tới mức một số tác giả hình như không viết nổi nếu thiếu chúng: " Quan điểm của chúng tôi về vấn đề này là rõ ràng và mọi người đều biết " - và tiếp đó là sự trình bày cụ thể cái quan điểm đó. Hoặc là " nguyên nhân từ chối hiển nhiên tới mức chẳng cần có thêm bất cứ một lời bình luận nào " - ấy thế mà ngay sau đó tác giả bắt đầu bình luận hết nguyên nhân này đến nguyên nhân khác.

Hoàn toàn có thể là cả về cái quan điểm mọi người đều biết và cả về các nguyên nhân từ chối người ta đã thông báo nhiều lần trong báo chí, và bây giờ bỗng lại có nhu cầu kể lại về những điều đó. Nếu vậy thì văn bản có thể bắt đầu như thế này chẳng hạn: " Sẽ là đúng chỗ nếu nhắc lại hay đáng lưu ý là... ". đây cũng chính là những khuôn mẫu hay được áp dụng, thế nhưng trong hoàn cảnh đó chúng còn chứa đựng một chút lô gic nào đó. Tất nhiên là đối với các tài liệu như vậy còn có thể có những kiểu " đột nhập " khác nữa nhằm thu hút sự chú ý của độc giả.

Một lần tờ " New York Time " đã đưa ra một bài viết của Ban biên tập với nhan đề " Được nhiều người biết ra sao ? " mà trong đó họ chế nhạo những người thường bắt đầu các bài viết của mình bằng những kiểu nói thô sơ như: Trong thực tế, nói chung là viết làm gì về cái mà người ta đã biết rộng rãi? Sự hứng thú của độc giả với thông tin sẽ bị thuyên giảm hay hoàn toàn mất đi chính vì cái kiểu " đột nhập " như vậy.

Từ " rập khuôn " trong thời đại xếp chữ cho báo bằng tay được dùng để gọi các cụm từ hay các kiểu nói mà hay gặp tới mức người ta phải chuẩn bị sẵn chúng để tiết kiệm thời gian. Chúng được đúc vào kim loại theo từng dòng riêng biệt và lúc cần thiết chỉ việc đưa vào bản sắp chữ. Người ta nói rằng cái được rập khuôn đầu tiên là dòng chữ " một phụ nữ khả kính ". Từ bấy trở đi " những sự chuẩn bị sẵn " kiểu như vậy bắt đầu có ý nghĩa là ngôn từ khuôn sáo, và nếu trước đây chúng được sử dụng thường xuyên, thì bây giờ sự quan tâm người ta dành cho chúng " phai nhạt " tới mức sự có mặt của chúng trong bài viết gây cho độc giả cảm giác bực bội và mỉa mai nhiều hơn là thu hút được họ bằng một ý nghĩa thực nào đó.

Thế nhưng hầu như trong mỗi tờ báo vẫn còn các tác giả, mà nếu nói bằng chính ngôn từ khuôn sáo của họ, với sự " bền bỉ đáng noi theo " đang nhìn vào các từ rập khuôn bị phai nhạt bằng những " cặp mắt rộng mở " vì họ có "may mắn là không được biết ", rằng cái lao động vinh quang đến vậy lại hoàn toàn không được " cánh đồng báo chí " cần đến, mà điều này, " trước hết " , sẽ làm tổn hại đến uy tín của chính các nhà báo. Vẫn nói bằng những ngôn từ khuôn sáo của họ thì " phải nhấn mạnh một cách cương quyết ", rằng " những hành động rõ ràng không chê vào đâu được " của người biên tập phải " chặn đứng một cách không thương tiếc " bất cứ một biểu hiện nào của sự xâm phạm " không thể tha thứ như thế " tới danh dự của một tờ báo mà biết giữ gìn, như " tất cả mọi người đều biết rõ ", sự tôn trọng của độc giả.

Hoàn toàn có thể là có những cái nào đấy trong số các câu chữ rập khuôn được liệt kê trên đây có giá trị nhất định trong một hoàn cảnh nào đó. Nhưng nếu chỉ một từ rập khuôn mà được sử dụng trong nhiều hoàn cảnh khác nhau thì cái giá trị đó không tránh khỏi bị hạ thấp. " Sự trớ trêu số phận " của nhiều phát kiến khá thành công của nhà báo chính ở chỗ, là sau khi đã trở thành " tài sản chung ", chúng dần biến thành những từ rập khuôn bị quên lãng. Chúng " làm việc " một thời gian nào đó, nhưng từ chỗ được sử dụng thường xuyên nhanh chóng bị già cỗi và chết hẳn đối với độc giả.

Tất cả tai hoạ ở chỗ là các tác giả lười biếng hay bất tài lại vẫn tiếp tục sử dụng những khuôn sáo như vậy để che đậy sự nghèo nàn về tư duy của mình và lợi dụng các ý tưởng, khả năng quan sát cũng như sự uyên bác của người khác. Một tác giả đã giận dữ thật sự khi người biên tập thường xuyên gạt bỏ trong bài viết của anh ta những lối so sánh kiểu " như ánh nắng trong gọt sương ". Lần nào vị tác giả đó cũng nóng nảy chứng minh rằng câu văn trên là " phát kiến " của riêng anh ta, vì nó khác với câu đuợc thien hạ dùng quá nhiều là " như ánh nắng trong giọt nước ".

Khi biên tập các bài viết dành cho giới độc giả đông đảo, cần lưu ý đặc biệt tới các thuật ngữ và cấu trúc vốn dược dùng trong một phạm vi chuyên môn hẹp nào đó. Không được phép có ảo tưởng rằng, tất cả mọi người sẽ hiểu được chúng. Ấy thế mà một tạp chí khoa học thường thức của thanh niên đã viết:



Ngày nay, mỗi học sinh đều biết rằng hippotalamus ( não giữa ) - đó không chỉ là một phần của bộ não mà còn là toà giám mục quan trọg nhất của hệ thống thần kinh trung ương.

Việc sử dụng cấu trúc rập khuôn " mỗi học sinh đều biết " ở đây chưa hẳnh đã là xác đáng - bởi hoàn toàn không phải mỗi học sinh mà chỉ là những người đã từng nghiên cứu môn giải phẫu. Nhân tiện, tất cả chúng ta đều có một thời học dưới mái trường phổ thông, nhưng liệu có mấy cái trong số những gì không có quan hệ với cuộc sống thường ngày của chúng ta còn đọng lại trong trí nhớ ? Mà ngay cả cụm từ " toà giám mục quan trọng nhất " trong bối cảnh trên cũng hoàn toàn không đúng chỗ.

Như chúng ta thấy, thậm chí không phải tất cả những người theo đạo đều biết được về sự khác nhau giữa các toà giám mục thuộc các cấp khác nhau - đối với họ thì thái độ với nhà thờ và đời sống của nó ở đâu cũng như nhau cả. Và chắc gì họ đã suy nghĩ rằng các toà giám mục là các địa hạt hành chính của nhà thờ, và cấp bậc của chúng được thiết lập theo nguyên tắc làãnh thổ chứ không phải theo mức độ quan trọng. Truớc Chúa, họ nói, tất cả đều bình đẳng ở bất cứ toà giám mục nào.

Ví dụ trên thêm một lần nữa khẳng định rằng người biên tập không được phép bỏ qua những từ ít gặp mà đôi khi tác giả " đẩy " cho anh ta. Nếu có mộ sự nghi ngờ, dù là nhỏ nhất, đặc biệt là khi từ ấy có cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng thì tốt hơn hết là xem từ điển chứ đừng quá tin tưởng vào sự thông thạo của tác giả.

Việc sử dụng thiếu cân nhắc các từ có nguồn gốc nước ngoài kiểu như " optimalnyi ", " universalnyi ", " anshlag " đã được nói ở trên, có thể mang đến không ít những điều khó chịu bât ngờ. Sau đây là một vài ví dụ kiểu như vậy:

Một số tác giả sử dụng từ " alibi " với ý nghĩa là sự thanh minh, mặc dù trong bản dịch từ tiếng Latinh, từ đó có ý nghĩa là " ở chỗ khác ". Trong luật học từ đó được dùng để nói rằng kẻ bị tình nghi không có mặt ở chỗ xảy ra tội ác, tức là " alibi " được đưa ra như là bằng chứng về sự ngoại phạm, chứ không phải với tính chất là sự thanh minh.

Một tờ báo rát đáng kính bỗng làm hết thảy mọi độcc giả ngạc nhiên bởi cấu trúc " autodefe bằngván trượt tuyết ", vì trong bài báo đó có kể rằng một gã xuẩn ngốc do cạn nghĩ đã đốt lên một đống lửa bằng những chiếc ván trượt tuyết vẫn có thể dùng được. Thế nhưng, bất cứ một cuốn từ điển nào cũng cho thấy rằng từ " autodefe " trong bản dịch từ tiếng Bồ Đào Nha là " hành động tín ngưỡng " mà ở thời Trung cổ có nghĩa là sự tuyên bố và đưa vào thực hiện bản án của giáo hội - trong đó có sự thiêu sống trên giàn lửa trước công chúng những kẻ dị giáo bị kết án.

Trong đoạn kết của phần này xin có thêm một lời cảnh báo quan trọng về sử dụng từ ngữ. Ngôn ngữ và các quy luật của nó nằm trong sự vận động và tiến triển không ngừng. Vì vậy nhiều cái trong số những thứ mà mấy năm trước đây được coi là có tính chất chuyên ngành hẹp hoặc chỉ dùng trong ngôn ngữ nói, hiện giờ được chấp nhận vô điều kiện trong các báo. Tương tự, những cái ngày hôm nay chưa được chấp nhận và bị những kẻ theo chủ nghĩa thuần nhất công kích kịch liệt, có thể ngày mai sẽ đi vào ngôn ngữ thường dùng của các nhà báo một cách vững chắc.

Nhà báo không được phép tụt hậu đối với những biến đổi như vậy trong ngôn ngữ. Anh ta cần phải luôn hoà nhập với thời đại, phải đọc nhiều, phải mở rộng lượng từ sử dụng tích cực của mình, lọt sâu hơn nữa vào ý nghĩa của những từ có vẻ như khác thường nhất.


  1. Sự tráo trở của những con số

Các dữ kiện về chữ số tự thân nó còn có thể hùng biện hơn dữ kiện khác. Nhưng trong đa số các tình huống thì chiếm vị trí hàng đầu vẫn là sự cần thiết phải diễn giải chúng - từ những phép tính số học đơn giản đến những lời giải qua nhiều bước như là thống kê nhằm biểu thị tình trạng của nền kinh tế hay mức sống của dân chúng. Độc giả chẳng khi nào lại dùng bút chì hay máy tính để kiểm tra lại những con số, chính vì vậy mà anh ta tin vào báo hơn trong bất kỳ trường hợp nào khác.

Bên cạnh đó các dữ kiện về các chữ số có thể ngầm " chơi xỏ " anh mà đôi lúc anh chẳng thể nào ngờ được. Dưới đây là thông báo có lần được đăng trong một tờ báo của thị trấn nhỏ của Mỹ có tên là Eston.

TĂNG GIÁ THỰC PHẨM HAI PHẦN TRĂM TRONG HAI TUẦN

Giá bán lẻ của các mặt hàng thực phẩm đã tăng tới 2% trong 2 tuần của cuối tháng 11 - Văn phòng thống kê ở Washington đã thông báo ngày hôm nay. Việc khảo sát 50 loại hàng thực phẩm trong 7 thành phố đã cho thấy: Chỉ số giá bán lẻ ở cuối tháng 11 ở mức 215,7% so với chỉ số trung bình của cả mấy năm trước là 213,7%.

Ở đây có một sự nhầm lẫn sơ đẳng về số học. Thế mà nó lại từ Washington đến mới kỳ. Vì ở đó người ta không thể nào lại không biết rằng chẳng lấy đâu ra cái sự tăng trưởng tới 2%. Một phép tính đơn giản nhất cho thấy là sự tăng giá không đến 1%, vì 215, 7% chỉ nhiều hơn 213, 7% có 0, 936% mà thôi. Người biên tập đã tính ra tới 2% và đưa chúng ra không chỉ trong câu đầu tiên của Lead mà còn ở cả Head - line, mặc dù điều này không hề được nói tới trong văn bản thông báo của Văn phòng thống kê Washington.

Cuốn sách giáo khoa về báo chí của Mỹ, là nơi chúng tôi đã trích ra thí dụ này, nhận xét trong lời bình luận của mình như sau: Trong văn bản của Văn phòng thống kê " mọi thứ đều ổn cả ", chỉ có anh chàng biên tập sau này bỗng nhớ lại rằng anh ta cảm thấy hết sức bất tiện vì cái " lỗ hổng " như vậy. Ngày hôm sau, cuốn sách tiếp tục, là chủ nhật và người biên tập ở nhà. Sau khi nhận được tờ báo của mình, anh ta nhìn thấy là người đồng nghiệp của anh ta trực ngày hôm đó đã tiếp tục bản thông báo được đăng từ hôm trước bằng một đoạn tin như sau:

GIÁ CẢ CỦA CHÚNG TA TĂNG ÍT HƠN Ở CÁC THÀNH PHỐ KHÁC



Ngày hôm qua chúng tôi đã thông báo là theo tin từ Văn phòng thống kê Washington, giá cả thực phẩm trong các thành phố họ khảo sát tăng tới 2% trong hai tuần cuối tháng 11. Thế nhưng một số thương gia ở Eston nói rằng ở đây, họ không hoà nhập với xu hướng như vậy. Theo họ, giá cả của chúng ta chỉ tăng khoảng 1, 5% trong suốt cả tháng cuối cùng này.

Trong lời bình luận của mình, cuốn sách viết rằng hai bản tin trên đều là bằng chứng minh hoạ cho thái độ khinh suất của những người biên tập đối với các dữ kiện về chữ số. Một người thì kém về số học, người khác thì không biết rằng con số 1, 5% là chẳng đáng tin cậy vì anh ta nhận được nó qua mấy cú điện thoại vội vã vào buổi chiều thứ bảy.

Liệu các câu trả lời nhận được với 50 mặt hàng thực phẩm là cơ sở cho thông báo từ Washington có trùng nhau? Liệu cách tính sự tăng giá có giống nhau? Và cuối cùng, điều quan trọng nhất là nếu con số 1, 5% là chính xác thì sự tăng giá bán lẻ ở Eston còn vượt quá sự tăng giá ở các thành phố khác. Vì ở đó nó chỉ chiếm có 0, 936% thôi chứ không phải là những 2% như người ta đã chuyển từ bản tin nọ sang bản tin kia. Và chỉ vì những người biên tập không muốn " đào xới trong các con số ", mà độc giả của tờ báo thị trấn đã nhận được thông tin không chính xác về một vấn đề quan trọng đối với họ.

Nhiều khi nguyên nhân của những chuyện bực mình là thái độ thiếu chú ý tới những chỉ số bề ngoài có vẻ giống nhau. Đó có thể là những chỉ số tính theo phần trăm hay tính theo đơn vị. Vậy nên cần có sự chính xác tuyệt đối để không xuyên tạc ý nghĩa về thông tin của chúng. Một sai sót như vậy có thể nghiêm trọng tới mức nào chúng ta sẽ thấy rõ qua ví dụ sau: Có một cái gì đó tăng tới 20% đơn vị - chẳng hạn như là từ 10 đến 30%. Một phép tính số học cho thấy là " cái gì đó " khởi đầu đã tăng lên không phải 20% mà là gấp 3 lần.

Dưới đây là hai ví dụ nữa cũng có sự giống nhau về bề ngoài của các dữ kiện chữ số: Trong cả hai ví dụ này đều nói về sự tăng trưởng tới 200%:

Năm ngoái, trị giá bán lẻ ở bang tính theo Đôla đã đạt tới 200% so với mức độ của 10 năm trước.

Trong 10 năm cuối này trị giá bán lẻ ở bang tính theo Đôla đã tăng tới 200%.

Liệu độc giả có hiểu đúng về bản chất số học trong từng thông báo nêu trên. Rõ ràng là không thể tất cả; vậy nên tốt hơn hết là trong trường hợp đầu nói rằng việc buôn bán đã tăng gấp đôi và trong trường hợp sau tăng gấp ba. Cách thức này dĩ nhiên là rõ ràng hơn so với việc tính phần trăm. Nó giúp chúng ta dễ dàng vạch ra được sự khác nhau trong những đánh giá về việc trị giá thương mại tăng 200%.

Như vậy nhiệm vụ của nhà báo là phải tìm ra những phương pháp đơn giản nhất cho việc giải thích ý nghĩa của những dữ kiện về chữ số. Một chuyên gia sẽ hiểu thực chất của vấn đề dù nó có được diễn đạt thế nào đi chăng nữa, nhưng còn một người bình thường chắc sẽ chẳng thoải mái gì nếu phải đứng trước " những câu đố về số học ".

Và trong phần kết xin có thêm một ý nghĩ thực dụng nữa. Trong một số đề tài, các dữ kiện chữ số là những thành phần không thể thiếu được trong nội dung chính của chúng, chẳng hạn như trong các bài bình luận linh hoạt và các bài báo phân tích về sự phát triển kinh tế đất nước hay về các quan hệ kinh tế đối ngoại, rồi trong các tin tức về thị trường chứng khoán thương mại, v. v. , cũng như trong các tin vắn về thành tựu thể thao. Thế nhưng trong các dòng tin chung thường ngày thì các dữ kiện về chữ số, thật kỳ lạ, lại có tỷ trọng khá khiêm tốn.

Trong bất cứ trường hợp nào cũng cần phải lưu ý cả tới việc một người " quen đọc ở mức trung bình " sẽ tiếp thu các " liều " dữ kiện như vậy ra sao. Các chuyên gia đã tính toán rằng anh ta có thể ngay trong lúc đọc, chẳng cần xem lại, hiểu được và nhớ được thường không nhiều hơn 7 chữ số, mà phải là những chữ số không phức tạp lắm - chẳng hạn như trong cái bảng liệt kê hàng hoá dài dằng dặc, anh ta đã " lục " được cho mình giá cả của bảy loại hàng hoá mà anh ta thấy thú vị nhất vì những lý do nào đó. Việc đọc và việc ghi nhớ sẽ trở nên đễ dàng hơn nhều nếu các chữ số được đưa ra là tròn trăm.

Lẽ đương nhiên là không phải tất cả các tiêu chuẩn nói trên đều có thể được áp dụng ở mức độ như nhau trong các tình huống khác nhau. Đối với nhà báo, cái quan trọng nhất trong số chúng là nhắc nhở về sự cần thiết phải suy ngẫm kỹ càng trước sự dồi dào các chữ số trong một bản tin bình thường. Còn chính sự linh hoạt sẽ phải tỏ ra hiệu quả hơn bất cứ quy tắc nào trong việc gợi ý cho anh ta cái quyết định khả quan nhất, nhằm bảo đảm cho các văn bản " tráo trở " có thể đọc được một cách dễ dàng.



  1. Các dạng rút ngắn khác nhau

Vị trí ở trên các trang báo luôn luôn là " vũ đài đấu tranh " giữa các bộ phận biên tập chuẩn bị tài liệu về các đề tài khác nhau, và thậm chí giữa các thành viên của mỗi bộ phận nhằm đòi ưu tiên cho tin này hay tin khác. Bên cạnh đó thì quảng cáo mà người ta có đầy đủ cơ sở để gọi Là " bà vú em " của mọi tờ báo, cũng có kỳ vọng giành một chỗ " hợp pháp " cho mình.

Cuộc đấu tranh vì " không gian sinh tồn " bắt đầu từ trên bàn làm việc của những người biên tập, nhưng kết cục nó chỉ được quyết định vào phút cuối cùng, ngay trước khi khoá sổ một số báo thuờng kỳ và gửi nó vào nhà in. Ở đó, chỉ có một số các trường hợp ngoại lệ người ta mới dùng máy để đưa vào chỗ dự trữ một cái gì đó cực kỳ quan trọng - mỗi tờ báo luôn nhớ đến người cạnh tranh với mình là kẻ cũng chẳng hề ngủ gật trước những việc như thế.

Trên chặng đường từ tác giả đến độc giả, với bất cứ tài liệu nào cũng có thể xảy ra những biến đổi đa dạng nhất. Trong một số báo đã gần như hoàn thành, người ta có thể chuyển dịch nó từ trang đầu tới một chỗ đã không quan trọng bằng, lại còn chật chội nữa. Thế là tài liệu bắt đầu bị lược bỏ hết dòng này đến dòng khác, hết đoạn này đến đoạn khác, và đôi lúc nó chỉ còn lại mỗi đoạn Lead. Có nghĩa là thông tin của một hãng nào đó chẳng hạn, có thể tuỳ theo hoàn cảnh mà được đăng tải trên các báo ở những kiểu khác nhau về kích thước - từ mấy dòng cho đến mấy cột.

Việc dưa tài liệu đến kích thước cần thiết phù hợp với tầm quan trọng của nó hay với vị trí được giành cho nó là một công việc không đơn giản. Trong các bài báo khác nhau đã hình thành những thuật ngữ khác nhau nhằm định nghĩa loại công việc này.

Chẳng hạn, ở tờ " New York Time " người ta đã chấp thuận những thuật ngữ như sau. " Trimming " - dịch từ nguyên bản tiếng Anh là " cắt, xén, lược bớt " - có nghĩa là sự rút ngắn tài liệu mà không làm tổn hại đến ý nghĩa của nó, được thực hiện chủ yếu bằng cách lược bỏ những từ không cần thiết và đơn giản hoá những câu dài dòng. " Ninh nhừ " hay " đun sôi kỹ " diễn tả sự sửa đổi triệt để hơn của người biên tập, thể hiện ở việc rút ngắn một cách đáng kể tài liệu bằng cách bỏ hết các chi tiết cụ thể. " Cắt ngắn " hay " chặt bớt " có nghĩa là cắt bỏ hẳn cả những đoạn văn mà nếu thiếu chúng thì cốt lõi của tài liệu cũng không bị ảnh hưởng gì nghiêm trọng.

Việc rút ngắn tài liệu kiểu như vậy đương nhiên không phải là mục đích cuối cùng. Nó cần thiết hoặc là cho việc cải tiến phong cách diễn đạt như chúng tôi đã nói khá cụ thể ở trên, hoặc là cho việc tiết kiệm diện tích trên tờ báo. Vì vậy nên người biên tập phải hết sức thận trọng đối với bất cứ kiểu rút ngắn nào, đẻ không làm mất cái ý nghĩa mà vì nó người ta đăng tải một thông tin này hay một thông tin khác.



Các yêu cầu đối với những sinh viên năm cuối và sinh viên đã tốt nghiệp cũng giống như là các yêu cầu đối với những sinh viên còn lại, chỉ trừ một điều là họ phải không lớn hơn 27 tuổi tính đến mùng một tháng bảy năm nay.

Việc đọc thông báo trên một cách kỹ càng sẽ cho thấy là ở đó không thể nào lại " thu nhỏ " được một câu nào đó hay lược bỏ nó hoàn toàn, và người biên tập rõ ràng đang đứng trước ba khả năng như sau:



- Không đưa tài liệu này ra nữa nếu trong tờ báo không còn chỗ cho nó, và đành đợi đến số sau vậy.

- Trong trường hợp bất đắc dĩ, chỉ đưa ra hai câu đầu và bỏ tất cả phần còn lại, mặc dù ở các phần này có nhiều chi tiết quan trọng đối với độc giả.

- Tốt hơn hết là công bố toàn bộ tài liệu - tìm cho nó một chỗ thích hợp bằng cách bớt đi một thông tin " vặt vãnh " không quan trọng nào đó.

Trong thông báo đó tất cả các câu đều bình đẳng về mặt ý nghĩa. Nhưng cũng có những trường hợp mà tác giả đưa ra một sự liệt kê nào đó rồi đặt số thứ tự cho các đoạn văn, song anh ta làm việc này chỉ đơn thuần là để tạo điều kiện thuận lợi cho công việc của mình vì đã tập hợp lại được tất cả các chi tiết phụ. Dưới đây là một bài phóng sự điển hình về một cuộc họp của Uỷ ban Trường học ở một thị trấn nhở ở Mỹ.



Uỷ ban Trường học liên hiệp của hai trường chúng tôi đã thông qua những nghị quyết quan trọng đối với các giáo viên làm việc ở đó - đã biểu quyết ủng hộ việc tăng 5% lương cho các giáo viên trường Eston nhưng lại trì hoãn nghị quyết về việc tăng lương cho các giáo viên trường Francun. Còn các vấn đề đang được thảo luận khác, Uỷ ban đã có quyết định như sau:

- Cử thư ký Uỷ ban với tư cách là người đại diện của mình làm đại biểu tới dự hội nghị của các trường học trong địa hạt, là nơi sẽ xem xét các nhu cầu của tất cả mọi trường, và sẽ đài thọ cho anh ta toàn bộ chi phí về chuyến đi này.

- Các giám đốc của các trường phải có bổn phận bảo đảm an toàn cho học sinh khi họ đi qua ngã tư.

- Thông qua bản thanh toán về các chi phí hiện thời của Uỷ ban trong mức ( nêu số lượng ) Đôla.

Trong tờ báo của thành phố, mỗi điểm trên có lẽ xứng đáng không chỉ được nhắc tới một cách vắn tắt mà còn được bàn luận một cách nghiêm túc và cụ thể, vì những vấn đề mà chúng tôi nêu lên rất thú vị đối với các độc giả là thầy, cô giáo và phụ huynh các em học sinh. Nhưng nếu người biên tập vì sụ tiết kiệm chỗ mà phải rút ngắn bài thì việc chia nó thành các câu đực đánh số thứ tự sẽ chẳg khiến cho anh ta phải phiền lòng. Vì không có câu nào trong số chúng lại là sự phát triển hay bổ sung của câu khác. Vậy nên người biên tập hoàn toàn thoải mái trong việc tiến hành bất cứ cuộc " giải phẫu " nào đối với bản thông báo.

Các kiểu rút ngắn cần thiết không chỉ để cho bài viết có kích thước như ý, mà chúng được thực hiện còn vì độc giả nữa: Khi mở tờ báo ra, anh ta sẽ chọn những thông báo ngắn gọ đầu tiên, còn các bài báo dài thì anh ta chỉ đọc lúc có nhiều thời gian rỗi. Việc sử dụng kiểu rút ngắn nào lại phụ thuộc vào tính chất của bài viết. Nếu nó được viết theo các quy tắc của " hìnhtháp quay ngược " thì người biên tập chẳng gặp phải khó khăn nào đặc biệt: có thể " cắt bỏ " hẳn cả những đoạn văn.

Thế nhưng thường hơn cả là người biên tập phải lưu ý tới từng câu văn, thậm chí tới từng từ, có nghĩa là anh ta cần " cắt xén " hay " ninh nhừ " một tác phẩm báo chí quá dài, nhất là nếu sự dài dòng hoàn toàn không cần thiết cho việc diễn giải thực chất của vấn đề. Về điều này, " Cuốn sách về phong cách " của tờ báo Ấn Độ có tên là " Patriot " đưa ra một lời khuyên khá hay - đừng bỏ qua những câu kiểu như:



Còn đối với cuộc thảo luận diễn ra trong cuộc họp chiều hôm qua về tình huống được hình thành trong tình hình hiện tại, thì tạm thời xét từ góc độ thực tế, nó chỉ có tính chất tiêu cực.

Chỉ cần viết một cách hết sức đơn giản như sau cũng đã là hoàn toàn đầy đủ: " Cuộc thảo luận ngày hôm qua là vô kết quả ". Chỉ có mấy từ thay thế cho mấy chục từ, thế mà cốt lõi vẫn được giữ nguyên vẹn. Độc giả đỡ phải đau đầu, còn tờ báo thì tiết kiệm được mấy dòng quý giá. Những kiểu khoa trương như vậy thường xuất hiện dưới ngòi bút của những tác giả " chạy theo dòng ", với hy vọng là bài viết càng dài thì nhuận bút càng lớn.



Nói đúng ra thì theo ý kiến chung là người ta đang chờ đợi việc xây dựng chuồng bò mới sẽ hoàn thành vào khi mà hội chợ sẽ mỗi lúc một tiến gần hơn đến ngày khai trương của mình vào đầu thu.

Dưới đây là một trong những cách có thể mà người biên tập đã dùng để chữa câu trên. Trong đó anh ta không chỉ rút ngắn nó mà còn làm sáng tỏ hơn ý nghĩa của nó:



Chuồng bò mới, như người ta chờ đợi, sẽ phải được xây dựng xong trước ngày khai trương hội chợ vào đầu thu.

Nếu tập hợp tất cả các chỗ tiết kiệm được nhờ lược bỏ những từ thừa, thì nhiều khi trong một số báo có thể tìm được đủ số dòng để đưa ra thêm một thông báo nào đó - dù cho đó chỉ là một mẩu tin nho nhỏ.


Kho chứa đã cháy trụi trong vụ Cả kho đã cháy trụi.

hoả hoạn và bị huỷ hoại hoàn toàn

bởi ngọn lửa bạo tàn.
Cuộc họp được tổ chức Cuộc họp đã thảo luận vấn đề về...

với mục đích thảo luận vấn đề về...
Anh ta đã tỏ ra ít lời và nói với ý rằng... Anh ta nói rằng...
Đó là người mà tất cả mọi người Tên anh ta là... ( Người ta gọi anh

đều biết đến tên. ta là...)
Có đáng nói tới những hiệu đính sơ đẳng như vậy không? Tất nhiên là đáng. Chỉ như thế người biên tập mới rèn luyện được thái độ phê phán chín đối với những tài liệu, mà ở đó, thông tin cụ thể cần thiết cho độc giả phải chật vật mới chọc thủng được " sương mù " của các lý luận chung chung hay cái lối nói dài dòng. Nhưng trong mỗi trường hợp như vậy, người biên tập cần phải hết sức thận trọng. Nói một cách hình ảnh là trong tay anh ta phải có con dao mổ chứ không phải là chiếc rìu.

Người biên tập thường nhận được các tài liệu về tin tức mà tờ báo của anh ta rất muốn đăng nhưng chúng lại không hợp về phong cách diễn đạt hay về cách thức - chẳng hạn như một tài liệu chính thức quan trọng hay một bài báo đáng được lưu ý từ một tạp chí lớn. Không thể áp dụng đối với chúng sự rút ngắn một cách đơn giản hay những cách thức biên tập khác. Vì vậy nên buộc phải tìm đến sự tu sửa một cách triệt để hơn là Digest hay Rewrite.



Digest - đó một là thuật ngữ báo chí lấy tên gọi từ một từ tiếng Anh có nghĩa khá rộng. Một trong các ý nghĩa của từ nàycó thể dịch gần sát như sau: " Ninh nhừ để tiêu hoá dễ và tốt ". Việc digest hoá có nghĩa là trình bày một cách cô đọng nội dung của tài liệu với sự nhấn mạnh các ý tưởng, sự kiện và luận chứng chủ đạo, lược bỏ tất cả những cái gì là thứ yếu, cắt bỏ những sự dài dòng vô bổ và rút ngắn đến kích cỡ cần thiết, mô phỏng lại phong cách của nó cả về cấu trúc, cả về ngôn ngữ để nó phù hợp với hoàn cảnh mà mình mong muốn.

Việc digest hoá cần phải có một quan điểm nhất định mà theo nó, người ta trình bày tài liệu nhận được. Thế nhưng chỉ được phép đưa ra những lời bình luận hết sức cân nhắc, mà cũng chỉ được nhằm mục đích là nhấn mạnh những thành tố quan trọng và và thú vị nhất của nội dung. Nói cách khác, digest có thể định nghĩa như là sự kể lại tài liệu đáng lưu ý một cách sinh động và ngắn gọn.



Rewrite - đó là một thuật ngữ báo chí tương đồng với digest về mặt ý nghĩa. Trong bản dịch chính xác từ nguyên bản tiếng Anh nó có nghĩa là " viết lại, làm lại, tu sửa lại ". Khác với digest, rewrite còn có ngụ ý là nguyên bản quá dàn trải hoặc chỉ đơn giản là kém và cần phải tu chỉnh lại nó bằng cách đưa nó tới một trạng thái cần thiết cả về nội dung, cả về phong cách và cả về kích thước.

Thế nhưng bằng phương pháp rewrite người ta còn tạo nên cả những tài liệu có tính khái quát khác nhau - chẳng hạn như trong trường hợp mà Ban biên tập nhận được từ các nguồn khác nhau nhiều bản thông báo về cùng một đề tài. Những tài liệu đó thường hay có kèm theo những ý kiến bình luận ngắn trong quá trình trình bày. Những thành tố làm nhiệm vụ phân tích này ở trong rewrite thường nhiều hơn là ở trong digest, song lúc nào chúng cũng cần phảiđược cân nhắc kỹ. Và sự thật thì cũng có những bài tổng kết được định hướng một cách không giấu giếm vào một "đề tài cho sẵn " nào đó.

Trong thực tế hàng ngày của báo chí phương Tây, digestrewrite được sử dụng trong các tình huống đa dạng nhất, nhưng về những cái điển hình nhất, chúng tôi sẽ bàn tới sau. Còn trong phần kết của chương này là những lời khuyên thực dụng được lấy từ một cuốn giáo trình thực hành về biên tập:

1, Không được vội vã rút ngắn tài liệu, hãy đọc kỹ toàn bộ văn bản trước khi cầm kéo và hồ dán.

2, Hãy rút ngắn thế nào để vẫn giữ được tất cả những sự kiện quan trọng nhất và số lượng tối thiểu các chi tiết cần thiết mà có khả năng giải đáp cho các câu hỏi quan trọng hay thú vị hơn cả đối với độc giả.

3, Cố gắng giữ âm điệu chung của tài liệu, màu sắc của nó cũng như các đặc điểm khác của phong cách diễn đạt: Chớ cắt tóc cho các tác giả chỉ bằng một cái lược.

4, Đọc lại cẩn thận bài viết ở dạng đã hoàn tất. Hãy xem lại những gì đã bị loại bỏ, vì sự rút ngắn nhiều khi sản sinh ra những vấn đề mới, đôi lúc không lường trước được.

5, Hãy quan tâm tới đoạn văn hay ở cuối cùng. Nếu không có nó thì hãy tự viết. Cần luôn theo dõi chặt chẽ để nó không bị cắt đi vì những lý do nào đó.



TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hoàng Anh, Quy tắc nhỏ trong việc đánh dấu thanh điệu, Tạp chí " Ngôn ngữ và Đời sống ", số 9 / 1998.

2. Vũ Thuý Anh, Vũ Quang Hào, Từ điển thành ngữ - tục ngữ Việt Nam, NXB. Văn hoá - Thông tin, H., 2000.

3. Bêlinski V. G., Toàn tập, Tập 3, M., 1948.



  1. Đức Dũng, Các thể ký báo chí, NXB. Văn hoá - Thông tin, H., 1998.

  2. Hữu Đạt, Phong cách học và các phong cách chức năng tiếng Việt, NXB. Văn hoá - Thông tin, H., 2000.

  3. Vũ Quang Hào, Ngôn ngữ báo chí, NXB. Đại học quốc gia, H., 2001.

  4. Vũ Quang Hào, Về biến thể của thành ngữ, tục ngữ, Tạp chí " Văn hoá dân gian ", H., 1992, số 1.

  5. Nguyễn Văn Hằng, Thành ngữ bốn yếu tố trong tiếng Việt hiện đại, NXB. Khoa học xã hội, H., 1999.

  6. Herxen A. I., Quá khứ và suy tưởng, trong: " Các nhà văn Nga nói về lao động văn chương ", L., 1955, tập 2 ( bằng tiếng Nga ).

10. Nguyễn Thị Thanh Hương, Khai thác chất liệu văn học dân gian trong việc đặt tên bài báo, Tạp chí " Nghề báo ", TP. HCM., 2003, số 1.

  1. Nguyễn Thị Thanh Hương, Một vài suy nghĩ về " tiếng Hà Nội " ngày nay trong báo chí viết cho thanh thiếu niên, trong: Kỷ yếu Hội thảo khoa học "Tiếng Hà Nội trong mối quan hệ với tiếng Việt và văn hoá Việt Nam", H., 2003.

12. Đinh Trọng Lạc, 99 phương tiện và biệp pháp tu từ tiếng Việt, NXB. Giáo dục, H., 1995.

13. Đinh Trọng Lạc ( chủ biên ), Phong cách học tiếng Việt, NXB. Giáo dục, H., 1997.

14. Phan Ngọc, Thử xét văn hoá - văn học bằng ngôn ngữ học, NXB. Thanh niên, H., 2000.

15. Nguyễn Văn Nở, Đôi điều mong muốn về tiếng Việt trên báo Văn nghệ, Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống, số 10, 11 / 1998.

16. Shostak M. I., Ngôn ngữ một số phương tiện thông tin đại chúng, M., 1993 (bằng tiếng Nga).

17. Shostak M. I., Tiêu đề tác phẩm báo chí, Tạp chí Nhà báo ( Nga ), số 5, 6 / 1996.

18. Nguyễn Minh Thuyết ( chủ biên ), Nguyễn Văn Hiệp, Tiếng Việt thực hành, NXB. Giáo dục, H., 1997.

19. Bùi Minh Toán, Lê A, Đỗ Việt Hùng, Tiếng Việt thực hành, NXB. Giáo dục, H., 1997.

20. Hoàng Tuệ, Ngôn ngữ và đời sống xã hội - văn hoá, NXB. Giáo dục, H., 1996.

21. Voskoboinhicov A. N., Yuriev I. G., Nhà báo và Thông tin, M.,1993 (bằng tiếng Nga).

22. Nguyễn Như Ý (chủ biên), Đại từ điển tiếng Việt, NXB. Văn hoá - Thông tin, H., 1999.

23. Khoa Báo chí (Phân viện Báo chí và Tuyên truyền), Báo chí - những điểm nhìn từ thực tiễn, Tập 1, NXB. Văn hoá - Thông tin, 2000.

24. Viện Ngôn ngữ học, Học tập phong cách ngôn ngữ Chủ tịch Hồ Chí Minh, NXB. Khoa học xã hội, H., 1980.

25. Viện Ngôn ngữ học, Từ điển tiếng Việt, NXB. Đà Nẵng, 2001.









Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương