Hoïc vieän coâng ngheä böu chính vieãn thoâng Taøi Lieäu Söu Taàm



tải về 3.64 Mb.
trang31/34
Chuyển đổi dữ liệu07.06.2018
Kích3.64 Mb.
#39594
1   ...   26   27   28   29   30   31   32   33   34



Những điều cần biết trước khi sử dụng ADSL

ADSL (Asymmetric Digital Subscriber Line) còn gọi là đường dây thuê bao số bất đối xứng. Đây là một công nghệ truyền dữ liệu mới cho phép người dùng gửi nhận nhiều dữ liệu và nhanh hơn trên đường dây điện thoại đang sử dụng. ADSL hỗ trợ tốc độ truyền tải dữ liệu (data rate) từ 1,5 - 9Mbps khi nhận dữ liệu (gọi là tốc độ tải xuống, downstream) và từ 16 - 640Kbps khi gửi dữ liệu đi (tốc độ tải lên, upstream). Vì thế, ADSL còn được mệnh danh là công nghệ Internet băng thông rộng (broadband).



Tại sao gọi là “bất đối xứng” (Asymmetric)? Vì trong công nghệ này, tốc độ tải lên Internet bao giờ cũng chậm hơn rất nhiều so với tải từ Internet xuống.

Bộ Splitter tách tín hiệu nguồn thành 2 cổng: ADSL và điện thoại.



Bằng cách gửi các tín hiệu số trên đường dây điện thoại đang tồn tại, ADSL cung cấp việc truy cập Internet tốc độ cao mà không cản trở việc bạn sử dụng một cách bình thường đường dây điện thoại cho các dịch vụ điện thoại, fax...

Điều kiện sử dụng dịch vụ ADSL:

● Yêu cầu về thiết bị:

+ Modem/router ADSL.
+ Splitter: là thiết bị đặc biệt đê ghép/ tách tín hiệu điện thoại và dư liệu ra làm hai cổng hoạt động độc lập trên cùng đường dây điện thoại sẵn có.
+ Card mạng Ethernet 10 Base T.
+ Đường dây điện thoại.
+ Máy vi tính cá nhân.

● Yêu cầu tối thiểu đối với máy tính:

+ Bộ vi xử lý Intel Pentium 133MHz hoặc nhanh hơn.
+ 128MB RAM.
+ Ổ cứng còn trống 100MB.
+ Giao diện với modem ADSL: Card mạng Ethernet 10Base-T hoặc cổng USB (một số modem ADSL hô trợ USB).
+ Hệ điều hành Windows 98/ ME/ 2000/ NT/ XP.

Cài đặt dịch vụ ADSL:

● Nhân viên kỹ thuật của nha cung cấp dịch vụ sẽ cài đặt dịch vu cho bạn.

● Nếu bạn có hai máy trở lên nên chuẩn bị sẵn dây cáp mạng RJ45 từ vị trí các máy đến modem/router ADSL trước, đến khi nhân viên kỹ thuật xuống sẽ gắn giúp bạn.

● Nên lưu lại số điện thoại của phòng kỹ thuật dịch vụ đề phòng khi có sự cố về đường truyền.

Mô tả sử dụng dịch vụ:

● Khi muốn sử dụng dịch vụ, khách hàng bật modem/router ADSL.

● Modem/router sẽ bắt tay kết nối với mạng cung cấp dịch vụ (DSLAM).

● Khách hàng đăng nhập vào mạng.

● Nếu là truy nhập Internet, tín hiệu từ máy tính truyền qua modem/ router đến DSLAM, qua thiết bị BRAS đến mạng nhà cung cấp dịch vụ.

● Nếu gọi điện thoại, tín hiệu tư điện thoại truyền qua modem/router, đến DSLAM qua bộ ghép tách splitter rồi đến tổng đài điện thoại công cộng (PSTN).

● Nếu truy cập Internet và gọi điện thoại cùng lúc, modem/router sẽ tư động thực hiện ngay việc ghép/tách cả hai tín hiệu này thành gói dữ liệu chung truyền đến DSLAM. Tại đây, splitter của DSLAM thực hiện việc tách tín hiệu thoại ra và truyền qua mạng PSTN, còn tín hiệu truyền sô liệu qua DSLAM đến BRAS ra mạng Internet.

Lựa chọn modem/router ADSL



Hiện nay, trên thị trường có 3 loại modem hiệu Zoom là Zoom X3, Zoom X4 và Zoom X5. Zoom X3 chỉ có cổng Ethernet, còn X4 và X5 có cả cổng USB và cổng Ethernet. Nếu sử dụng cổng USB, bạn phải cài đặt chương trình điều khiển (driver) cho modem.

Sau khi cắm modem vào máy tính, hub hoặc switch xong, tiến hành kiểm tra các đèn tín hiệu trên modem như:

- PWR: Đèn nguồn - sáng.
- RXD: Đèn nhận tín hiệu - sáng.
- LINK: Đèn tín hiệu ADSL - sáng.
- DATA: Xanh - nháy.

Theo kinh nghiệm của nhiều người, bạn nên chọn mua một trong những loại modem/router ADSL như: GVC, D-LINK, ASUS, CNET...

Chú ý:

Các modem trên thường có hai loại: 1 Port (cổng) và 4 (cổng), bạn nên chọn loại 4 Port vì giá cả chỉ chênh lệch nhau chỉ có vài đôla mà bạn lại có 4 cổng, sẽ lợi hơn nhiều khi cần cho nhiều máy vi tính khác sử dụng chung.




Modem ADSL 4 cổng LAN Zoom X5

Trông gọn như một modem dial-up bình thường, nhưng modem Ethernet/USB ADSL X5 model 5554 của Zoom Telephonics (Mỹ) được tích hợp nhiều chức năng như một trạm kết nối Internet hoàn chỉnh. Nó gồm modem, router, gateway, firewall, switch 4 cổng với hai giao diện Ethernet và USB 1.1.

Zoom X5 là một modem ADSL Annex A adaptive đạt đầy đủ tốc độ (tải xuống tối đa 8Mbps và tải lên 1Mbps), tương thích với tất cả các nhà sản xuất trạm DSLAM lớn. Router tích hợp của Zoom X5 hỗ trợ Proxy DNS, cho phép sử dụng đồng thời cả hai giao diện LAN và USB, cung cấp truy cập Internet được chia sẻ cho tới 253 máy tính cùng một lúc. Switch của nó cung cấp 4 cổng LAN 10/100. Filewall NAT (chuyển đổi địa chỉ mạng) giúp ngăn chặn những hành vi tấn công xâm nhập lợi dụng kết nối băng thông rộng.

Chức năng bảo mật đa dạng: xác thực quyền người dùng, PAP (giao thức xác thực quyền password), CHAP (giao thức xác thực quyền thách thức) và quản trị hệ thống được bảo vệ bằng password. Zoom X5 hoạt động với các hệ điều hành Windows, Macintosh và Linux. Zoom X5 sẵn sàng cho kết nối với máy chơi game Xbox và PlayStation.

Modem sử dụng bộ vi xử lý ARM9 với bộ nhớ Flash cho phép cập nhật firmware để sửa lỗi và bổ sung tính năng phần cứng. Việc cài đặt Zoom X5 rất đơn giản. Trước khi kết nối modem vào máy tính, bạn phải cài đặt driver và software (có trên CD kèm theo) cho modem trước đã. Nếu máy tính có cổng LAN, bạn nên chọn giao diện modem là Ethernet để có độ ổn định và tốc độ cao nhất.

 Nếu dùng giao diện Ethernet, sau khi cài đặt phần mềm xong, bạn phải shutdown máy tính để tiến hành gắn cáp LAN nối modem vào máy tính, có thể chọn bất cứ cổng LAN nào trên modem. Gắn cáp tín hiệu ADSL vào cổng DSL trên modem. Gắn cáp điện (qua adapter). Bật công tắc, đèn PWD màu đỏ sẽ sáng. Sau vài giây, đèn LINK bắt đầu nhấp nháy. Bạn đợi cho tới khi đèn này sáng luôn (không còn nhấp nháy nữa, báo hiệu tín hiệu ADSL đã thông từ modem tới nhà cung cấp dịch vụ), thì mới bật máy tính lên.



 Trong trường hợp dùng giao diện USB, sau khi cài phần mềm xong, bạn không cần tắt máy mà chỉ phải thu nhỏ menu chính. Gắn cáp điện và bật công tắc điện trên modem. Đèn PWD sẽ sáng. Gắn cáp ADSL và cáp USB. Đèn LINK bắt đầu nhấp nháy. Hộp thoại Found New Hardware xuất hiện và Windows bắt đầu quá trình nhận diện và nạp driver/phần mềm cho modem X5.

Bây giờ, bạn tiến hành cấu hình cho trình duyệt Web (ở đây tôi dùng Internet Explorer 6). Bạn vào Control Panel, mở Internet Options. Trên hộp thoại Internet Properties, chọn thẻ Connections và nhấn nút Setup trên thẻ này. Trên hộp thoại New (hay Internet) Connection Wizard, nhấn Next; chọn Connect to the Internet, nhấn Next; chọn Set up my connection manually, nhấn Next; chọn Connect using a broadband connection that is always on. Nhấn Finish để kết thúc.

Giờ thì bạn có thể cấu hình cho hệ thống ADSL của mình rồi. Nhấn vào icon Zoom Web Console trên desktop. Hộp thoại Connect to 10.0.0.2 xuất hiện. Bạn gõ username mặc định là admin và password mặc định là zoomadsl.

Trang Setup dạng Web Zoom DSL Modem Web-Console xuất hiện với 5 nút menu.

Bạn chọn ngay nút mở trang Basic Setup. Thông số VPI/VCI do nhà cung cấp dịch vụ ADSL cấp. Với MegaVNN, bạn thay thông số VPI từ 0 thành 8, thông số VCI giữ nguyên 35. Giữ nguyên các thông số mặc định (Encapsulation: PPPoE LLC, Bridge: Disable, Disconnect Timeout: 0, MRU: 1492, MTU: 1492, MSS 1432, Authentication: Auto, Service name: bỏ trống). Gõ username và password truy cập Internet mà nhà cung cấp dịch vụ ADSL cấp cho bạn. Xong xuôi, nhấn nút Save Changes rồi nút Write Settings to Flash and Reboot để lưu cấu hình vào bộ nhớ Flash.

Bạn chỉ cần cấu hình trang Basic Setup thôi. Các trang còn lại cứ để mặc định.

 Trang System Status: Hiển thị tình trạng hệ thống chung, như thông tin firmware, kết nối WAN và LAN, danh sách các client DHCP đã kết nối.

 Trang ADSL Status: Hiển thị thông tin thời gian thực về kết nối ADSL hiện thời của bạn.

 Trang Advanced Setup: Có nhiều tùy chọn cho bạn tự cấu hình một cách riêng biệt hay cao cấp. Trang này chỉ dành cho ai “siêu” về các thiết đặt DSL và mạng thôi.

Đến đây thì bạn đã có thể bắt đầu lướt trên Internet được rồi. Nhưng bạn phải chú ý: chỉ khi nào đèn LINK cháy sáng ổn định thì đường truyền giữa modem và ISP mới được thông.

Trong trường hợp muốn Reset modem về các thiết đặt mặc định của nhà sản xuất, bạn có hai cách:

 Truy cập vào Zoom Web-Console, mở trang Advanced Setup, chọn Reset to Default rồi nhấn nút Write Settings to Flash and Reboot để lưu.

 Nếu không thể truy cập Web- Console, bạn dùng cây kim kẹp giấy, cắm vào lỗ Reset trên modem, nhấn giữ và đếm tới 5 rồi thả tay ra. Đèn LINK tắt rồi nhấp nháy chậm, vài lần mỗi giây.

Chúng tôi đã chạy Zoom X5 với mạng ADSL của VNN. Mỗi khi mới mở máy tính hay bật công tắc modem, bạn sẽ phải chờ vài phút cho tới khi đèn LINK hết nhấp nháy mà chuyển sang sáng ổn định thì mới có thể truy cập Internet được. (Modem SpeedTouch của Alcatel không bị như vậy). Tốc độ download file khi thông thoáng nhất có thể lên tới 210KB/s.


Khi bạn không download được bất cứ thứ gì từ Internet



Bạn thường download tài liệu, phần mềm từ Internet nhưng có một ngày máy tính của bạn không tải được bất cứ thứ gì từ Internet. Nguyên nhân có thể do máy tính bị nhiễm Trojan W32.W3TC. Để khắc phục, bạn chỉ cần vào Regedit, tìm đến khóa HKEY_LOCAL_MACHINE\Software\Microsoft\Internet Explorer\ Plugins\Extension. Bạn nhấn chuột phải trên khóa này và xóa nó đi.












Modem


PC CARD MODEM

Àhá, modem là thứ quen lắm đây. Bất cứ ai có máy tính kết nối Internet (không qua mạng nội bộ) cũng đều phải sở hữu một “trự” modem và phải nhờ sự trợ giúp của nó mới có thể “nối mạng toàn cầu” được.

Coi đứng một mình bảnh bao vậy chứ modem (tiếng Anh đọc là “mo-đâm”) lại là một từ ghép xuất xứ từ modulator – demodulator (bộ điều biến và giải điều biến). Nên modem còn được gọi là “bộ điều giải”.

Modem là một thiết bị giúp cho máy tính có thể truyền dữ liệu số qua các đường dây cáp hay đường dây điện thoại. Thông tin máy tính được lưu trữ dưới dạng số (digital), trong khi thông tin truyền tải trên đường dây điện thoại lại phải dưới dạng các sóng tương tự (analog). Vì thế, người ta phải dùng modem làm công cụ trung gian chuyển đổi qua lại giữa hai dạng thông tin này.



Nói một cách i tờ, modem sẽ chuyển thông tin digital từ máy tính thành analog để có thể truyền ra ngoài theo đường dây điện thoại, và chuyển thông tin analog được truyền qua đường dây điện thoại thành thông tin số để máy tính có thể xử lý.

Cũng may mắn là có một giao diện tiêu chuẩn cho việc kết nối các modem gắn ngoài với máy tính gọi là RS-232. Nhờ vậy, bất cứ modem gắn ngoài nào cũng có thể gắn với bất cứ máy tính nào có cổng RS-232. Đây là cổng mà hầu như tất cả máy tính cá nhân (PC) đều được trang bị.
Về giao diện tiếp xúc, modem có hai loại chính:

 Gắn ngoài (external modem): hiện nay có hai giao diện là COM và USB.

 Gắn trong (internal modem): là một bo mạch để gắn vào một khe cắm mở rộng (như PCI, MiniPCI, CNR... phổ biến là PCI) trong máy tính.
Ngoài ra, còn có loại modem CardBus hay PC Card (gắn vào khe PCMCIA) dùng cho máy tính xách tay.

Về công nghệ sản xuất modem có hai loại:

 Modem phần cứng (hardware modem): đây là một modem hoàn chỉnh có bộ điều khiển on-board riêng và các mạch DSP. Nó tự xử lý các tác vụ kết nối và truyền tải, nhờ vậy hoạt động ổn định và nhanh hơn. Nó cũng chỉ cần nạp một driver nhỏ (thậm chí được tích hợp sẵn trong hệ điều hành) để hệ điều hành có thể nhận diện nó. Nhờ vậy mà hardware modem có thể sử dụng với các máy tính thế hệ cũ, tốc độ CPU yếu.

 Modem phần mềm (software modem): đây là một giải pháp để giảm chi phí thiết bị trong điều kiện các máy tính ngày càng mạnh hơn. Modem dạng này sử dụng sức mạnh của CPU và được điều khiển bằng một bộ phần mềm cài đặt vào hệ thống. Phần cứng của modem loại này thật ra chỉ là để gắn các cổng giao tiếp. Tuy rẻ và có thể “lên đời” dễ dàng qua phiên bản phần mềm, soft-modem chạy không ổn định, dễ làm nặng hệ thống khi tải dữ liệu lớn, dễ xảy ra xung đột với hệ điều hành hay các phần mềm ứng dụng... và nhất là có thể bị virus xơi tái làm cho quờ quạng. Một dạng mới hơn, tiên tiến hơn và có phần rẻ tiền hơn của soft-modem là modem nhúng (embedded modem) nhằm vào các ứng dụng Internet đang ngày càng phổ cập như các digital set-top box, các sản phẩm POS (point of sale), các thiết bị ngoại vi đa chức năng...

Bạn có thể phân biệt dễ dàng hai loại modem này: Hardware modem chỉ cần nạp driver là chạy. Software modem cần phải cài đặt bộ phần mềm điều khiển và khi hoạt động thường xuất hiện icon phần mềm này ở khay công cụ hệ thống. Hiện nay, hầu hết modem tích hợp trong máy tính xách tay và modem gắn trong thuộc dạng soft-modem.

Về công nghệ truyền dẫn, chúng ta có:
 Modem analog: modem thông dụng, kết nối dial-up.
 Modem digital: kết nối băng thông rộng, như ISDN, DSL...

Rối rắm nhất trong chuyện modem là có nhiều giao thức khác nhau cho việc định dạng dữ liệu để truyền qua đường dây điện thoại. Trong đó có một số là tiêu chuẩn chính thức (như CCITT V.34), còn lại thì được các công ty cá nhân phát triển. Vì thế, để có độ tương thích cao, hầu hết modem đều được trang bị khả năng hỗ trợ các giao thức phổ biến hơn và ít nhất là ở tốc độ truyền tải dữ liệu chậm, hầu hết modem có thể liên lạc được với nhau. Còn ở các tốc độ truyền tải cao cần phải có các giao thức đặc thù, kén cá chọn canh nên kém được tiêu chuẩn hóa.

Tùy theo công nghệ kết nối mà chúng ta phải sử dụng loại modem tương ứng (chớ hề xài qua xài lại được đâu!). Hiện nay trên thị trường Việt Nam có hai chuẩn modem chính: modem thường (dial-up) và modem băng thông rộng (ADSL).



Những kinh nghiệm trong lắp đặt và quản lý mạng Internet

Hiện nay, giá máy tính “se-cần-hen” và Internet đã rẻ đi rất nhiều, thêm nữa với đường truyền Internet tốc độ cao ADSL càng làm cho nhiều người muốn mở phòng máy tính kinh doanh Internet. Thế nhưng, cần mua máy thế nào, cấu hình ra sao, cài đặt những gì và quản lý làm sao là điều nhiều người đang quan tâm nhưng lại chưa tìm được câu trả lời thỏa đáng. Trong bài viết này, tôi sẽ trình bày những kinh nghiệm mà tôi đã đúc kết được từ thực tế làm việc để các bạn cùng tham khảo, từ đó hi vọng bạn sẽ rút ra được vài điều gì đó cho riêng mình.



1. Chọn mua máy đồng bộ:
Hãy trang bị cho mạng của mình máy đồng bộ. Điều đó sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc quản lí và bảo trì. Nếu có đủ tiềm lực về kinh tế để mua máy mới 100% thì thật tuyệt, còn không, có thể sử dụng máy cũ nguyên bản của IBM, DELL hoặc COMPACT. Cấu hình tối thiểu từ P2 400MHz, RAM 128MB trở lên.

2. Những phần mềm nên sử dụng:
Bạn nên cài hệ điều hành (HĐH) Window 2000/ XP hoặc 2003 (với cấu hình P2 400MHz, RAM 128, Windows XP vẫn chạy tốt), vì những HĐH này hỗ trợ nhiều cho mạng và đặc biệt là có phân quyền User giúp dễ dàng trong việc quản trị.

Đối với máy tính chỉ dùng truy cập Internet, bạn cần cài thêm một chương trình chống Virus (như Notron AntiVirus) và một chương trình chống Spyware (như Spybot - Search & Destroy). Ngoài ra, có thể cài thêm phần mềm Cafe Internet tùy ý bạn.



3. Phân quyền người dùng:
Hãy đặt một account (tài khoản) với quyền Administrator (quản trị) có đặt mật khẩu và một account User (người dùng) cho khách truy cập. Như vậy, mỗi khi trục trặc, bạn chỉ cần đăng nhập vào quyền Administrator và phục hồi lại là xong.



4. Sao lưu, phục hồi:
Sau khi lắp đặt và cài đặt hoàn chỉnh các phần mềm, bạn nên tạo một bản sao lưu dự phòng bằng phần mềm chuyên dụng (như Norton Ghost). Bản dự phòng nên để ở ổ đĩa khác với ổ C.

Đối với HĐH Windows 2000/ XP/2003, bạn nên bật System Restore và tạo điểm phục hồi tại ngày vừa cài đặt hoàn chỉnh các chương trình cần thiết.
Do máy sử dụng cho mạng Internet đều không có ổ CD và ổ đĩa mềm, bạn nên cài Ghost 2003 (phiên bản chạy trên Windows), hoặc có thể mua thêm một CD Box (hộp đựng ổ CD cắm ngoài qua cổng USB) để sử dụng trong những trường hợp có sự cố.



5. Nên đặt một Server:
Nếu phòng máy có từ 20 máy trở lên, bạn nên đầu tư một Server và cài đặt Windows 2000 Server hoặc 2003 Server, sẽ giúp cho mạng chạy nhanh hơn và việc quản lý cũng như bảo trì dễ dàng hơn.
Còn nếu khoảng dưới 10 máy thì chỉ cần lắp đặt mạng ngang hàng, sẽ tiết kiệm chi phí và tận dụng được hết công suất máy.



6. Tiết kiệm điện:
Tuy cước phí mạng tối đa chỉ là 1 triệu đồng/tháng (MegaVNN) nhưng tiền điện cũng là một khoản chi khá lớn nếu không biết tiết kiệm. Tắt và khởi động lại máy khi có khách không phải là một lựa chọn hay vì không những làm giảm tuổi thọ của ổ cứng mà cũng chẳng tiết kiệm điện hơn. Mặt khác, bắt khách phải chờ đợi lâu cũng không phải là điều tốt.
Bạn nên để chế độ tự động tắt Stanby và tắt màn hình sau 15 phút. Đặt chế độ tắt Hibernate (ngủ đông) vào những thời điểm vắng khách. Nếu mainboard có hỗ trợ thì nên đặt chế độ bật máy tính bằng phím Enter.



7. Đặt địa chỉ IP tĩnh:



Nên đặt địa chỉ IP tĩnh và cùng lớp, cùng nhóm thì mạng sẽ ổn định hơn. Nếu đặt IP động thì thỉnh thoảng sẽ gặp trường hợp vài máy không kết nối được (mất ổn định) và công việc quản trị cũng phức tạp hơn.



8. Quét định kỳ Virus và Spyware: Duyệt Web thường xuyên thì chuyện bị nhiễm virus và các chương trình cài lén vào máy (Spyware) là điều không thể tránh khỏi. Qua thời gian sử dụng, những chương trình này càng nhiều và chiếm hết bộ nhớ máy, lúc đó máy tính chạy như một con rùa bị ốm và liên tục treo cứng. Do đó, chạy chương trình quét thường xuyên 3 đến 5 ngày/lần là giải pháp tốt nhất.


tải về 3.64 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   26   27   28   29   30   31   32   33   34




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương