HưỚng dẫn về mrl (MỨc giới hạn dư LƯỢng tốI Đa cho phéP) cho



tải về 1.74 Mb.
Chế độ xem pdf
trang9/30
Chuyển đổi dữ liệu12.07.2022
Kích1.74 Mb.
#52636
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   30
hngdnvmrlmcgiihndlngtiachophpchovicnhpkhuthuctrsu-220629033003-dce4a356
tailieuchung sunilkumar shirasangi and yashoda hegde 7336, 11.7.22. MAP-FAMIX 30EC - Tru co lua
Dư lượng Thuốc trừ sâu 
Dư lượng Thuốc trừ sâu nghĩa là bất cứ chất nào có trong hàng hóa thực phẩm, nông sản, hoặc thức ăn 
chăn nuôi do sử dụng thuốc trừ sâu. Thuật ngữ này bao gồm cả các dẫn xuất thuốc trừ sâu, ví dụ sản 
phẩm biến đổi, chất chuyển hóa, sản phẩm phản ứng, và các tạp chất được coi là có độc cao. 
Tác nhân chế biến 
Là tác nhân chế biến của một dư lượng thuốc trừ sâu, hàng hoá, chế biến thực phẩm, được tính bằng 
cách lấy mức dư lượng trong sản phẩm chế biến chia cho mức dư lượng trong hàng hóa trước khi chế 
biến. 
Dư lượng trung bình của kiểm nghiệm có giám sát (STMR) 
Là mức dư lượng dự kiến (tính bằng mg/kg) trong phần ăn được của một hàng hóa thực phẩm sử dụng 
thuốc trừ sâu theo các điều kiện GAP tối đa. STMR là giá trị trung bình của các giá trị dư lượng (mỗi 
kiểm nghiệm lấy một giá trị) lấy từ các kiểm nghiệm có giám sát được tiến hành theo các điều kiện 
GAP tối đa. 
STMR-P 
Là dư lượng trung bình của các kiểm nghiệm có giám sát trong một hàng hóa chế biến được tính bằng 
cách nhân STMR có trong hàng hóa chưa chế biến với tác nhân chế biến tương ứng, mỗi giá trị dựa 
trên xác định dư lượng cho việc đánh giá rủi ro chế độ ăn uống. 


 

PHẦN 1 
1.1 
Giới thiệu 
Từng nền kinh tế trong khu vực APEC đều đã xây dựng hệ thống quy phạm riêng để bảo vệ môi 
trường, sức khỏe cộng đồng và người tiêu dùng, dẫn đến sự khác biệt đáng kể trong chính sách và 
phương pháp tiếp cận việc thiết lập, tuân thủ và công nhận Giới hạn Dư lượng Tối đa (MRL) thuốc trừ 
sâu. Việc kinh doanh thực phẩm, trên toàn khu vực APEC, có thể bị gián đoạn nghiêm trọng nếu 
không tuân thủ các tiêu chuẩn của nền kinh tế nhập khẩu. Việc không tuân thủ có thể là do khác biệt 
về MRL xuất phát từ việc MRL được dựa trên những phương thức sử dụng khác nhau (GAP)
9
, hoặc 
do nền kinh tế nhập khẩu không có MRL. Việc giải quyết những vi phạm như vậy có thể khó khăn, 
đặc biệt là khi không có lo ngại về sức khỏe cộng đồng đối với phơi nhiễm tiềm tàng do chế độ ăn 
uống (an toàn thực phẩm). 
Để giảm thiểu sự khác biệt và để hỗ trợ thương mại, trong khi vẫn tiếp tục bảo vệ sức khỏe con người 
chống lại những rủi ro tiềm tàng từ thuốc trừ sâu, Diễn đàn Hợp tác An toàn Thực phẩm APEC đã xây 
dựng tài liệu này để hướng dẫn các phương pháp đạt được đồng bộ về MRL thuốc trừ sâu trong khu 
vực APEC. Lợi ích chủ yếu của hướng dẫn này là xây dựng một phương pháp quản lý tập trung, dựa 
trên các nguyên tắc đã thống nhất để cho phép các nền kinh tế cân bằng nhu cầu quản lý của mình với 
mục tiêu hỗ trợ thương mại. Các lợi ích quan trọng khác bao gồm cung cấp thông tin liên lạc cho 
những người hoạt động trong lĩnh vực này tại các nền kinh tế APEC và tăng cường cơ hội hợp tác, 
phối hợp và chia sẻ công việc. 
Tiêu chuẩn MRL của Codex 
Các tiêu chuẩn Codex quy định trong Hiệp định SPS (Vệ sinh An toàn Thực phẩm và Kiểm dịch Động 
Thực vật) của WTO là những tiêu chuẩn quốc tế để các nước Thành viên có thể dung hòa tối đa các 
biện pháp vệ sinh an toàn của mình nhằm hỗ trợ thương mại quốc tế trong lĩnh vực thực phẩm an 
toàn. Hiện nay, ở một mức độ nhất định, hầu hết các nền kinh tế APEC đều đã kết hợp hoặc công nhận 
MRL Codex trong các tiêu chuẩn MRL của mình. Một số nền kinh tế còn đương nhiên công nhận 
MRL Codex trong các tiêu chuẩn của mình (theo hình thức tham chiếu); tuy nhiên nhìn chung việc 
công nhận này chỉ được áp dụng khi không có MRL trong nước. Ở các nền kinh tế khác, MRL Codex 
có thể được tham khảo (nếu phù hợp) khi xem xét ban hành MRL trong nước, hoặc được công nhận là 
những tiêu chuẩn tham khảo không chính thức đối với thực phẩm nhập khẩu. Trong nhiều trường hợp, 
các nền kinh tế APEC áp dụng phương pháp luận của các tiêu chuẩn Codex trong việc xây dựng MRL 
trong nước. 
Thiết lập MRL 
Các hệ thống thiết lập MRL ở nhiều nền kinh tế APEC áp dụng phương pháp ‘danh mục cứng’, trong 
đó pháp luật quy định rằng nếu không có MRL trong nước (hoặc không có MRL Codex ở một số nền 
kinh tế khác) cho một tổ hợp thuốc trừ sâu-thực phẩm, thì dư lượng phải ‘bằng không’ (không phát 
hiện được hoặc không đo lường được), hoặc dưới một giới hạn mặc định nào đó (thường là 0,01 
mg/kg) hoặc dưới nồng độ gây rủi ro phơi nhiễm do chế độ ăn uống
10
. Ở những nền kinh tế không sử 
dụng phương pháp danh mục cứng, MRL Codex (và trong một số trường hợp là MRL của nền kinh tế 
xuất khẩu) thường được dùng làm tiêu chuẩn tham chiếu khi xem xét chấp thuận thực phẩm nhập khẩu 
được kiểm nghiệm và phát hiện có chứa những dư lượng không được pháp luật trong nước quy định. 
Tài liệu hướng dẫn này mong muốn cung cấp cơ sở để xây dựng và áp dụng thống nhất, minh bạch các 
tiêu chuẩn dựa trên khoa học tại các nền kinh tế APEC. 
9
Tính phức tạp của sâu bệnh/bệnh tật và những cân nhắc về sức khỏe cộng đồng, nghề nghiệp và môi trường trong nước 
có thể dẫn đến GAP khác nhau. 
10
Dưới ADI hoặc ARfD liên quan, và hầu như sẽ không gây lo ngại về sức khỏe cộng đồng. 



tải về 1.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   30




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương