HƯỚng dẫn dạy và HỌc trong giáo dụC ĐẠi họC


Chuẩn bị để có sự khởi đầu tốt



tải về 1.84 Mb.
trang7/46
Chuyển đổi dữ liệu24.07.2016
Kích1.84 Mb.
#3936
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   46

2.2. Chuẩn bị để có sự khởi đầu tốt


Các mục tiêu tổng quát

Đến cuối này, bạn có khả năng:



  1. Trình bày các bước mà giảng viên đại học cần thực hiện để có được sự khởi đầu tiết giảng tốt; và

  1. Đưa ra các chi tiết mà người giáo viên cần phải tiến hành để thực hiện có hiệu quả ở mỗi bước.

Những gợi ý sau đây nhằm giúp bạn khởi đầu một tiết học tốt với việc thực hiện ba nhiệm vụ quan trọng trong ngày đầu tiên: làm chủ các vấn đề liên quan đến điều kiện phục vụ lớp học, tạo ra môi trường học tập cởi mở và thân thiện, và đặt ra các yêu cầu, tiêu chuẩn của khoá học.

Bạn hãy xem qua lớp học trước tiết giảng đầu tiên. Xác định vị trí và tìm hiểu về cách sử dụng thiết bị chiếu sáng, mành che và quạt. Kiểm tra tất cả các thiết bị nghe nhìn mà bạn sẽ sử dụng (micro, slide hoặc đèn chiếu). Tìm hiểu người phụ trách giảng đường và thiết bị là ai trong trường hợp cần có sự trợ giúp. Bạn có thể nói thử trong phòng để kiểm tra giọng nói của mình xem thế nào. Chữa viết trên bảng phải dễ đọc đối với sinh viên ngồi dãy cuố lớp.

Xây dựng bầu không khí thân thiện trong lớp học. Nói chung, sinh viên chăm chỉ học tập nhiều hơn nếu giảng viên khêu gợi sự tò mò và lôi cuốn họ tham gia tích cực vào bài giảng. Ngày đầu tiên, bạn hãy lập kế hoạch hoạt động để tạo ra những cơ hội cho sinh viên được nói với nhau hoặc giải quyết các vấn đề. Sinh viên cũng có xu hướng làm việc chăm chỉ và hưởng ứng tích cực hơn nếu như họ tin là giáo viên biết đến mình không phải là những con người thụ động. Từ tiết học đầu tiên và các tiết học tiếp theo bạn hãy cố gắng tìm hiểu về sinh viên của bạn và thể hiện sự quan tâm của bạn khi làm việc với họ trong suốt học kỳ.

Cần xem xét các mối lo âu của sinh viên. Các sinh viên bước vào lớp học mới với một số câu hỏi: liệu đây có phải là khoá học thật sự dành cho mình không? Giảng viên có giỏi chuyên môn và công bằng không? Yêu cầu học hành như thế nào? Thủ tục thi cử ra làm sao? Cần dùng ngày đầu tiên để giúp sinh viên hiểu được chương trình học tập sẽ đáp ứng các nhu cầu của họ như thế nào, và làm cho họ thấy bạn sẵn lòng giúp họ học tập.

Tỏ sự thân thiện với sinh viên khi họ bước vào lớp. Bắt đầu và kết thúc tiết giảng đúng giờ. Khuyến khích sinh viên hỏi và tạo cho sinh viên những cơ hội để nói. Hãy ở lại sau tiết giảng để trả lời các câu hỏi, hoặc cùng sinh viên đi bộ với bạn về văn phòng.



Quan tâm đến nhiệm vụ quản lý lớp học

Nắm được số người có mặt và vắng mặt. Cần có kế hoạch dự phòng nếu như số sinh viên vào lớp bạn nhiều hơn khả năng bạn có thể gánh được. Tìm hiểu xem khoa hoặc trường hiện có những chính sách nhập học ưu tiên nào không. Nếu môn học của bạn là môn tự chọn, hãy lập kế hoạch để tiếp nhận thêm một số sinh viên so với khả năng của bạn; một số nhỏ sinh viên trong lớp học sẽ làm lớp học rơi vào tình trạng nhàm chán.

Kiểm tra tất cả các điều kiện tiên quyết đối với môn học. Cho sinh viên biết những kỹ năng và kiến thức nào mà họ sẽ nhận được cũng như kế hoạch học tập. Liệu có khả năng giúp được những người chưa có đủ tất cả những kỹ năng yêu cầu không? Nếu việc làm trên máy tính là một phần môn học thì có cần phải bồi dưỡng thêm cho sinh viên hay không?

Cho sinh viên biết nhiệm vụ của họ cũng như những yêu cầu của bạn. Bên cạnh việc nộp tất cả những bài tập lớn và làm bài thi kiểm tra, bạn còn mong đợi điều gì nữa ở sinh viên trong quá trình học?

Phát đề cương hoặc nói tóm tắt chương trình môn học. Bạn có thể yêu cầu các sinh viên đọc bản chương trình và sau đó lập thành các nhóm để làm rõ các vấn đề về khoá học hoặc về giảng viên. Khi nghe những vấn đề này trong ngày đầu tiên sẽ giúp giảng viên nhận biết ngay những lo lắng nhất trong suy nghĩ của sinh viên.

Bạn có thể nhắc lại các nội quy an toàn. Nếu môn học của bạn yêu cầu làm việc trong phòng thí nghiệm hoặc làm việc tại hiện trường, hãy nhắc lại các qui định an toàn khi sử dụng thiết bị và các thủ tục cấp cứu. Làm mẫu cho sinh viên biết cách sử dụng thiết bị một cách an toàn và đúng đắn.

Cần cho sinh viên biết những thủ tục giải quyết tình trạng khẩn cấp như hoả hạn, cháy nổ. Cho sinh viên biết những điều cần làm trong trường hợp hoả hoạn, thiếu không khí, hoặc trong các trường hợp khẩn cấp khác.

Trong buổi học đầu tiên bạn hãy mang các bản copy của tài liệu và giáo trình liên quan đến môn học. Bạn có thể chỉ cho sinh viên của bạn biết cách tiếp cận đến những tài liệu mà bạn yêu cầu. Liệu các bản copy có sẵn chưa? Liệu sách giáo trình còn trong thư viện không?



Tạo ra môi trường tích cực trong lớp học

Tự giới thiệu mình với lớp. Thêm vào đó, hãy nói với sinh viên rằng bạn mong muốn nói đôi điều về mình như chuyên môn được đào tạo, bạn quan tâm đến môn học như thế nào, nó đã từng quan trọng đối với bạn ra sao, và tại sao bạn dạy môn học này. Hãy thể hiện sự nhiệt tình của bạn đối với chuyên ngành và môn học. Đối với nhiều sinh viên, sự nhiệt tình của giáo viên về nội dung môn học là động cơ thúc đẩy chính cho việc học tập.

Yêu cầu sinh viên điền vào thẻ giới thiệu để làm quen. Yêu cầu sinh viên chỉ rõ tên, địa chỉ, số điện thoại, địa chỉ email, sinh viên năm thứ mấy và ngành học của họ. Bạn có thể yêu cầu họ liệt kê những môn học có liên quan mà họ đã trải qua, những yêu cầu tiên quyết mà họ đã thực hiện, các môn học khác mà họ đang học trong học kỳ hiện tại, lý do khiến họ theo môn học của bạn, họ hy vọng học được cái gì trong khoá học, kế hoạch việc làm tương lai, và những mối quan tâm khác, những sở thích riêng, hoặc việc làm hiện thời của họ.

Biết tên sinh viên tạo cho bạn dễ gần với họ hơn. Nhờ đó, bạn có thể tạo ra không khí học tập tích cực, mọi sinh viên có điều kiện tham gia các hoạt động trao đổi giao tiếp với nhau. Biết tên sinh viên, người ta sẽ nghĩ rằng bạn đang quan tâm đến họ. Khi bạn nhắc tên sinh viên bạn nhớ gọi đúng tên và phát âm chuẩn xác vì người ta thường rất thích được gọi đúng tên. Nếu lớp của bạn có ít sinh viên, hãy làm quen tên trong vài buổi học để thuộc tên của họ. Trong suốt học kỳ, hãy gọi tên các sinh viên khi bạn trả bài tập hoặc thi vấn đáp, và sử dụng tên của họ thường xuyên trong lớp.



Đặt các yêu cầu và tiêu chuẩn của môn học

Thảo luận các mục tiêu của môn học. Bạn hãy nói cho sinh viên rõ ràng những điều mà bạn mong được thực hiện và giải thích tại sao, đồng thời bạn cũng cần hỏi những điều mà họ muốn học ở bạn và loại vấn đề nào họ muốn giải quyết. Bạn cần tiếp thu tất cả các ý kiến đóng góp, sự chú ý lắng nghe của bạn vè những ý kiến của sinh viên sẽ khuyến khích họ tham gia vào quá trình học tập một cách hiệu quả.

Bạn có thể yêu cầu sinh viên viết những mục tiêu mà họ hy vọng đạt được sau khi kết thúc môn học. Chia sinh viên thành các nhóm nhỏ hoặc từng các nhân một và yêu cầu các nhóm này viết từ ba đến năm mục tiêu khẳng định trên các mặt kiến thức, kỹ năng và thái độ. Sinh viên cũng có thể xếp các mục tiêu theo mức độ khó dễ khi thực hiện. Sau đó, bạn sử dụng kết quả làm việc của nhóm để xác định những quan tâm trong lớp của bạn và phạm vi các khó khăn lường trước. (Nguồn: Angelo and Cross, 1993)

Nói cho sinh viên của bạn biết về ý định thực hiện thời gian lớp học như thế nào? Kết cấu chương trình môn học ra sao? Liệu sinh viên có quyền hỏi bạn khi có thắc mắc hay không? Thời gian dành cho việc trả lời nên là bao lâu là vừa đủ?...

Bạn nêu ra cho sinh viên biết những ý tưởng về việc học và chuẩn bị như thế nào cho lớp học. Chiến lược (phương pháp ND.) học tập có vai trò đặc biệt quan trọng trong phần nhập môn. Bạn có thể cho sinh viên những câu hỏi mà họ có thể nghĩ tới hoặc phương pháp tiếp nguồn các tài liệu. Bạn cần bảo cho sinh viên biết môn học của bạn kéo dài trong bao lâu và cho họ biết về các dịch vụ giúp đỡ sinh viên học tập của trường.

Nếu có thể bạn hãy cho sinh viên một bài trắc nghiệm (test) chẩn đoán ngắn. Hãy giải thích rằng,“test“ này không phải để lấy điểm mà nhằm để cho bạn biết về mức độ nắm vững và những chỗ hổng kiến thức của sinh viên cần ôn tập lại. Bạn cũng có thể giới thiệu các khái niệm quan trọng, các sự kiện và các con số, hoặc những ý chính và yêu cầu sinh viên chỉ ra mức độ quen thuộc với từng nội dung. Trong phần học viết, bạn có thể giao cho sinh viên viết một bài luận ngắn nhờ đó bạn có thể phát hiỆn ra những điểm mạnh và yếu của sinh viên.



Một số gợi ý để cải thiện hồ sơ công tác của giáo viên

Một số những gợi ý để cải thiện hồ sơ công tác của giáo viên được chỉ ra sau đây.



Giải thích phải rõ ràng khúc triết

  • Sử dụng các ví dụ cụ thể, thực tế trong cuộc sống sinh động. Giới thiệu ứng dụng và những kinh nghiệm thực tế. Sử dụng các tranh vẽ, đồ thị, và hoạ đồ ở những nơi thích hợp. Sử dụng trợ giúp của phương tiện nghe nhìn thích hợp (fim, băng, bản đồ, slide v. v.). Sử dụng các hình tượng hoặc phép hoán dụ để giải thích những khái niệm khó. Hãy gợi ý các phương tiện trợ giúp trí nhớ để lưu lại các ý phức tạp. Giải thích bằng ngôn ngữ trong sáng dễ hiểu. Định nghĩa các thuật ngữ không quen thuộc. Viết những thuật ngữ chính lên bảng hoặc sử dụng overhead. Nhắc lại những vấn đề trừu tượng qua các cách khác nhau. Trình bày chậm hơn đối với các vấn đề khó hoặc quan trọng đặc biệt. Trước khi giảng tiếp, cần hỏi xem sinh viên có hiểu vấn đề mình vừa trình bày không.

Giảng bài rõ ràng (presentation)

  • Nói một cách rõ ràng, nhịp độ thích hợp, và diễn cảm. Sử dụng các phương tiện trợ giúp giảng dạy thích hợp và có hiệu quả (ví dụ bảng đen, đèn chiếu, tài liệu phát rời - handout,...).

  • Nói hiệu quả: Tốc độ nói vừa phải không quá nhanh hoặc quá chậm để sinh viên kịp hiểu và lược ghi. Nói đủ lớn để mọi sinh viên có thể nghe được. Phát âm rõ ràng. Lên giọng, xuống giọng hợp lý; nói truyền cảm không đơn điệu kiểu ru ngủ. Nói trôi chảy, không ngắt quãng hoặc dừng lại quá lâu hoặc “ậm à ậm ừ”. Nói tự nhiên đừng quá lệ thuộc vào bài giảng soạn sẵn (có thể dựa vào đề cương bài giảng).

Sử dụng hiệu quả ngôn ngữ phi lời nói (body language)

  • Ngôn ngữ phi lời nói bao gồm vẻ mặt (ví dụ, mỉm cười, tươi tỉnh), những động tác, điệu bộ của thân thể. Tránh những động tác làm sao nhãng (ví dụ, tung tung viên phấn, nhảy theo điệu nhạc rốc). Kiểm soát được lớp học. Di chuyển khắp trong lớp, đừng cố định ở bàn hoặc trên bục giảng. Biểu lộ tác phong thoải mái, hài hước. Dùng bảng, các phương tiện nghe nhìn và nhiều phương pháp khác. Hãy nhiệt tình và năng động.

Khuyến khích sự chú ý của sinh viên

  • Kể những kinh nghiệm cá nhân có liên quan. Nói các quan điểm của bạn về một số vấn đề. Thể hiện niềm say mê trong nội dung môn học và trong quá trình dạy. Giới thiệu các suy nghĩ còn trăn trở và các vấn đề phải đối mặt. Khảo sát các vấn đề còn tranh cãi. Giới thiệu các chủ đề trong tiểu thuyết và những điều lý thú (ví dụ, bí ẩn hoặc nghịch lý), chỉ ra ứng dụng thực tế và các ví dụ minh hoạ thú vị. Liên hệ nội dung môn học với các sự kiện hiện tại và những quan tâm của sinh viên hoặc các hoạt động. Động viên những ý tưởng mới từ sinh viên. Sử dụng nhiều dạng hoạt động, nhiều loại phương tiện, và nhiều dạng thức (ví dụ, mời giảng, bàn luận theo kiểu hội thảo).

Cởi mở với các ý nghĩ

  • Cởi mở với các ý kiến và các quan điểm khác nhau. Để sinh viên cảm thấy tự do hỏi bạn, suy nghĩ độc lập, và bày tỏ quan điểm khác thường. Trình bày và tìm hiểu các quan điểm khác với quan điểm của bạn. Hãy linh hoạt trong suy nghĩ của bạn. Hãy đối chiếu để làm rõ học thuyết khác nhau. Tạo điều kiên cho sinh viên sáng tạo (ví dụ, yêu cầu sinh viên giải thích). Làm rõ và khuyến khích những suy nghĩ độc lập và độc đáo.

Cải thiện mối quan hệ

  • Sẵn sàng với việc tư vấn. Nói chuyện với sinh viên trước, sau, và bên ngoài lớp học. Biết tên sinh viên (ví dụ, sử dụng các thẻ lớp học). Cho sinh viên thấy sự quan tâm của bạn đối với việc họ đang làm và những suy nghĩ của họ. Nhạy cảm với sự tiến bộ và động cơ học tập của sinh viên (ví dụ, biết khi nào sinh viên gặp khó khăn hoặc có nỗi buồn). Cho sinh viên biết mối quan tâm của bạn mà họ hiểu và học những nội dung môn học. Hành động khi sinh viên lơ là, không chú ý hoặc có những khó khăn quá mức (ví dụ, sử dụng nhiều ví dụ hơn, thể hiện yêu cầu bằng cách khác?). Làm cho sinh viên cảm thấy sự nồng hậu nơi bạn (ví dụ, sẵn sàng giúp đỡ, hay dễ gặp). Khi sinh viên tìm kiếm sự giúp đỡ, hãy hiểu, kiên nhẫn, giúp đỡ, và đừng chỉ trích gay gắt. Hãy rộng lượng với các quan điểm khác. Tạo ra những cơ hội để sinh viên đặt câu hỏi trong lớp. Giữ nguyên tắc hài hoà giữa cho và nhận. Thể hiện đồng thuận với những suy nghĩ tốt của sinh viên (ví dụ, những bình luận thiện chí, khen ngợi, mỉm cười, gật đầu). Tôn trọng các suy nghĩ, các ý kiến, quyền của sinh viên và các vấn đề khác.

Giao tiếp hiệu quả

  • Chuẩn bị mục đích rõ ràng của môn học. Hãy thông báo các mục tiêu, các yêu cầu của môn học, và cách thức cho điểm thi kiểm tra. Giảm bớt các rào chắn phụ cho việc học của sinh viên (ví dụ, giải thích tối nghĩa ngoài mong muốn). Hãy cung cấp đủ những thông tin cần thiết cho sinh viên để chuẩn bị cho việc đánh giá. Cung cấp những hướng dẫn chi tiết và những câu hỏi mẫu để đánh giá ở những nơi cần thiết và thích hợp. Có thể nhắc lại cho họ nhớ về ngày thi kiểm tra và xác định những nội dung quan trọng để đánh giá. Sử dụng các phương pháp đánh giá phù hợp và dễ hiểu. (ví dụ, những trắc nghiệm nội dung của môn học). Cho điểm bài tập lớn công bằng và nhất quán với tất cả các sinh viên. Chú ý về số lượng sinh viên trong lớp học, chấm điểm kịp thời và cho những ý kiến nhận xét bổ ích. Câu trả lời xem như những ý kiến nhận xét đối với những bài tập lớn. Sử dụng đủ các phiếu đánh giá thích hợp và đo lường chất lượng học tập của sinh viên.

Bài tập

Xem xét những nội dung dưới đây với một số đồng nghiệp của bạn và sinh viên. Sử dụng nó để bạn tự đánh giá, và đánh giá các giáo viên khác trong bộ môn của bạn.



Nội dung cần kiểm tra để đánh giá hồ sơ công tác của giáo viên trong giáo dục đại học

Nhạy cảm, quan tâm với, trình độ lớp học và sự tiến bộ:

  • Giảng viên thông tin một cách có hiệu quả ở trình độ thích hợp với tầm hiểu biết của sinh viên

  • Sách giáo trình là khá khó khăn đối với sinh viên

  • Giảng viên dường như có quan tâm đến việc sinh viên biết các tài liệu

  • Giảng viên xác định xem vấn đề của sinh viên này có giống với vấn đề mà các sinh viên khác gặp phải không

  • Giảng viên nhận biết được khi nào sinh viên lo âu hoặc không hiểu

Chuẩn bị; tổ chứcmôn học:

  • Giảng viên được đào tạo tốt cho lớp học

  • Giảng viên tổ chức lớp học theo trình tự lôgic

  • Việc tổ chức môn học giúp sinh viên phát triển các khái niệm cơ bản

  • Thông tin mới được giới thiệu lôgic, và có liên quan với các thông tin vừa trình bày xong

  • Sinh viên nhận thức giảng viên là người tổ chức tốt

  • Dễ nhận ra những nội dung chính trong các bài giảng

Kiến thức của môn học

  • Giảng viên cho thấy kiến thức rộng chắc chắn trong môn học của họ

  • Giảng viên biết những nghiên cứu và các công trình hiện thời trong lĩnh vực của họ

  • Giảng viên nắm chắc lĩnh vực chuyên môn của họ


Nhiệt tình (đối với môn học hoặc đối với bài giảng):

  • Giảng viên thể hiện hứng thú đối với việc dạy học;

  • Khả năng của giảng viên để chuyển tải sự quan tâm và lòng nhiệt tình đối với nội dung môn học;

  • Giảng viên năng động và đầy nghị lực.

Sự rõ ràng:

  • Giảng viên giải thích rõ ràng và cố gắng trả lời tất cảc các câu hỏi;

  • Sinh viên có khả năng bám sát và hiểu được các bài giảng ở lớp;

  • Các khái niệm được trình bày và liên hệ một cách hệ thống giúp cho dễ hiểu hơn;

  • Giảng viên sử dụng các ví dụ đã được chắt lọc để làm rõ các điểm;

  • Giảng viên tóm tắt các điểm chính;

  • Giảng viên giải thích các ý và các lý thuyết trừu tượng một cách rõ ràng.

Sẵn sàng giúp đỡ

  • Giảng viên khuyến khích sinh viên đến hỏi ý kiến khi gặp khó khăn;

  • Giảng viên sẵn sàng tư vấn cho sinh viên ngoài lớp học;

  • Giảng viên có quan hệ tốt với sinh viên ;

  • Những buổi học ‘phụ đạo nhóm’ đặc biệt cho những sinh viên nào cần nó;

  • Giảng viên chú trọng giữ hẹn với sinh viên;

  • Giảng viên sẵn lòng giúp đỡ cá nhân.

Sự đánh giá công bằng về sinh viên; chất lượng thi kiểm tra:

  • Những khái niệm được nhấn mạnh trong lớp là những khái niệm sẽ được chú trọng trong bài thi và kiểm tra;

  • Bài thi bao trùm các nội dung không đánh đố sinh viên;

  • Bài thi yêu cầu sinh viên động não nhiều hơn và không chỉ là nhớ lại thông tin thực tế;

  • Bài thi cho phép sinh viên chứng minh đầy đủ những điều học được trong môn học;

  • Bài thi đòi hỏi phải tổng hợp các phần khác nhau trong môn học;

  • Giảng viên nói cho sinh viên biết họ sẽ được đánh giá như thế nào trong khóa học;

  • Chấm điểm dựa trên sự đối chiếu hợp lý giữa yêu cầu và nội dung của khoá học

  • Sinh viên an tâm với cách mà họ được đánh giá

  • Sinh viên có thể được kiểm tra miệng thường xuyên

  • Giảng viên thông báo trước các buổi thi trắc nghiệm hoặc thi vấn đáp

  • Giảng viên sử dụng vài phương pháp đánh giá

Những gợi ý trên bạn cần lưu tâm đến khi thi kiểm tra giữa học kỳ vì nửa học kỳ sau bạn vẫn còn đủ thời gian để điều chỉnh khi cần thiết. Thu thập các ý kiến góp ý khi kết thúc môn học giúp bạn trong việc đánh giá, thế nhưng việc đánh giá giữa học kỳ rất có lợi để cải tiến công việc giảng dạy.

Каталог: UserFiles -> Hoc%20Lieu%20Mo
UserFiles -> PHƯƠng pháp viết nghiên cứu khoa họC Ứng dụng sư phạM
UserFiles -> 29 Thủ tục công nhận tuyến du lịch cộng đồng
UserFiles -> BÀi phát biểu củA ĐẠi diện sinh viên nhà trưỜng sv nguyễn Thị Trang Lớp K56ktb
UserFiles -> BỘ XÂy dựNG
UserFiles -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
UserFiles -> BỘ XÂy dựng số: 10/2013/tt-bxd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
UserFiles -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam kho bạc nhà NƯỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc
UserFiles -> MÔn toán bài 1: Tính a) (28,7 + 34,5) X 2,4 b) 28,7 + 34,5 X 2,4 Bài 2: Bài toán
UserFiles -> CỦa bộ trưỞng bộ VĂn hóa thông tin về việc thành lập tạp chí di sản văn hóa thuộc cục bảo tồn bảo tàng bộ trưỞng bộ VĂn hóa thông tin
Hoc%20Lieu%20Mo -> Lịch SỬ phát triển kiến trúc công nghiệp thế giớI

tải về 1.84 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   46




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương